Tri thức văn hóa về tôn giáo, tín ngưỡng

Một phần của tài liệu phép so sánh trong danh ngôn việt nam (Trang 110 - 112)

Văn hóa tinh thần của người Việt cũng được phản ánh song song với văn hóa vật chất trong phép so sánh danh ngôn Việt Nam.

Tôn giáo, tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng. Cơ sở của mọi tôn giáo, tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng vọng của con người vào “siêu nhiên” (hay nói gọn lại là "cái thiêng") - cái đối lập với “trần tục” hiện hữu mà con người có thể nhận biết, quan sát được. Niềm tin vào "cái thiêng" thuộc về bản chất con người; nó ra đời và tồn tại, phát triển cùng với con người và loài người; nó là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người, cũng giống như đời sống vật chất, đời sống xã hội tinh thần, tư tưởng, đời sống tình cảm...

Tín ngưỡng, tôn giáo của một dân tộc thể hiện sâu sắc văn hóa của dân tộc ấy. Có nhiều câu danh ngôn Việt Nam thể hiện tín ngưỡng tôn giáo của người dân đất Việt qua phép so sánh. Xin trích dẫn một số ví dụ tiêu biểu dưới đây:

Ví dụ (23):

Lễ phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng giêng.

[43,73] Ví dụ (24):

Lòng làm lành đổi lòng làm dữ, tích ở nhu hơn tích ở cương.

[43,73] Ví dụ (25):

Tu đâu chẳng bằng tu nhà, ăn ở thật thà mới thật là tu.

[43,983] Có thể thấy đối với người Việt, đời sống tâm linh, tôn giáo tín ngưỡng của nhân dân được thể hiện qua hình ảnh: Phật, bụt, thần, tiên, và các hoạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đạo Phật đến nước ta khi nhân dân Việt Nam đang sống những tháng ngày nô lệ Bắc thuộc. Người dân Việt Nam lúc bấy giờ chỉ cầu mong một cuộc sống tự do, thanh bình, giải thoát khỏi những gông cùm ngoại quốc. Trong hoàn cảnh đó, Phật giáo đã xuất hiện và mau chóng trở thành chỗ dựa tinh thần cho một dân tộc đang bị mất nước. Phật giáo lấy lý tính làm chủ đạo, lấy sự giác ngộ để giải thoát, giải cứu, vì thế không có gì đáng ngạc nhiên khi Phật giáo hoà nhập vào tín ngưỡng dân gian, trở thành nơi gởi gắm niềm tin của nhân dân lao động. Từ một con người của tôn giáo, đức Phật trở thành một con người của dân gian, được dân gian âu yếm gọi bằng một cái tên thân thương, bình dân là “Bụt”, “Tiên”. Ông Bụt, ông Tiên ấy không mặc áo cà sa, không xuống tóc, không ngồi xếp bằng dưới bóng cây bồ đề, không còn là một đấng Thích Ca uy nghiêm trầm mặc ngự trên toà sen cao chín bệ ở trong các ngôi chùa nữa mà đã trở thành một vị thần của dân gian, một ông Bụt hiền, Bụt lành đầy quyền năng phép màu nhưng không cao siêu huyền bí mà gần gũi bên cạnh người dân:

Ví dụ (26):

Hiền như bụt.

[32,47] Ví dụ (27):

Có ông chồng siêng như có ông tiên nho nhỏ.

[8,916]

Theo quan niệm dân gian, Bụt, Tiên là một ông thần Thiện có quyền năng tuyệt đối, có thể nghe thấu được mọi ước vọng, mọi lời cầu xin của người bất hạnh, nghèo khổ. Ông Bụt, Tiên luôn luôn xuất hiện bên cạnh những người chân thật hiền lành, yếu đuối khi họ bị các thế lực mạnh hơn ức hiếp. Ông Bụt còn là vị quan toà đứng ra giải quyết mọi bất công trong xã hội dân gian xa xưa, trừng trị kẻ ác đem lại thanh bình yên vui cho người nghèo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khổ, hiền lành. Vì thế mà danh ngôn ví von hiền như bụt, và người phụ nữ nào may mắn lấy được anh chồng chịu thương chịu khó, siêng năng chăm chỉ thì giống như có ông bụt, ông tiên luôn bên cạnh giúp đỡ: Có ông chồng siêng như có ông tiên nho nhỏ.

Là một dân tộc chuộng cuộc sống hiền hòa, êm ấm, hướng theo lẽ phải, nên người dân Việt Nam cũng quan niệm sống ở đời phải tu nhân tích đức, càng làm được nhiều điều thiện càng có phúc về lâu về dài. Và cách người dân lựa chọn giữ gìn phẩm chất, đạo đức cũng thật bình dị chân phương: Tu

đâu chẳng bằng tu nhà, ăn ở thật thà mới thật là tu. [8,983] ; hay: Lòng làm

lành đổi lòng làm dữ, tích ở nhu hơn tích ở cương. [43,73].

Có thể nói, đời sống tâm linh tôn giáo tín ngưỡng của người dân Việt Nam đã phần nào được thể hiện qua các câu danh ngôn của người Việt. Đó là một lối sống tốt đời đẹp đạo, hướng mình theo điều thiện của giáo lý nhà Phật, nhưng cũng thật giản dị gần gũi trong việc lựa chọn cách tu dưỡng đời sống tâm hồn: ăn ở ngay thẳng, thật thà, hiền lành; coi trọng lối ứng xử ôn nhu hài hòa hơn hiếu chiến, thô bạo.

Một phần của tài liệu phép so sánh trong danh ngôn việt nam (Trang 110 - 112)