Kết quả khảo sát các ngữ liệu về danh ngôn Việt Nam nói ở mục Đối
tượng nghiên cứu bước đầu cho chúng tôi một số nhận xét sau đây:
- Như đã nói, trong số 5120 lời danh ngôn Việt Nam được khảo sát thì có 370 lời danh ngôn có sử dụng phép so sánh với tần số sử dụng là 403 lượt.
- Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo hình thức, có thể chia các cấu trúc so sánh này thành 9 kiểu, đó là:
(1) Kiểu cấu trúc so sánh có mô hình: A + tss + B ; (2) Kiểu cấu trúc so sánh có mô hình: T +tss + B ; (3) Kiểu cấu trúc so sánh có mô hình: A + t + tss + B ;
(4) Kiểu cấu trúc so sánh có mô hình: Không có gì / không đâu + t + tss + B ; (5) Kiểu cấu trúc so sánh có mô hình: tss1 + A, tss 2+ A2, tss3 + A3 ; (6) Kiểu cấu trúc so sánh có mô hình: tss + B + A ;
(7) Kiểu cấu trúc so sánh có mô hình: A + tss1 + B + t1 + tss2 +B +t2 (8) Kiểu cấu trúc so sánh có mô hình: A + t + tss ;
(9) Kiểu cấu trúc so sánh có mô hình: t + (tss1 + B1) + (tss2 +B2) + (tss3 +B3)...
- Tần số sử dụng của các kiểu cấu trúc so sánh không giống nhau. Trong số 9 kiểu cấu trúc so sánh vừa liệt kê, kiểu cấu trúc A + tss + B có tần số sử dụng cao nhất (239/403), chiếm xấp xỉ 59,4% ; tiếp theo là kiểu cấu trúc t + tss + B có 98 trường hợp, chiếm xấp xỉ 24,3%. Các kiểu còn lại chiếm tỉ lệ lần lượt theo thứ tự: 9,9% (kiểu 3), 3% (kiểu 4), 2,5% (kiểu 5). Bốn kiểu còn lại (kiểu 6,7,8,9) đều chỉ có 1 lượt sử dụng, chiếm xấp xỉ 0,2%.
Có thể hình dung số lượng và tỉ lệ phần trăm của các kiểu cấu trúc so sánh được sử dụng trong các lời danh ngôn Việt Nam bằng bảng tổng kết 2.4 dưới đây:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.4: Bảng tổng kết các kiểu cấu trúc so sánh trong danh ngôn Việt Nam
STT Kiểu cấu trúc so sánh lượng Số Tỉ lệ %
1 A + tss + B 239 59,4
2 t + tss + B 98 24,3
3 A + t + tss + B 40 9,9
4 Không gì / không đâu + t + tss + B 12 3,0 5 tss1 + A1, tss2 + A2, tss3 + A3 10 2,5 6 tss + B + A 1 0,2 7 A + tss1 + B + t1 + tss2 +B +t2 1 0,2 8 A + t + tss 1 0,2 9 t + (tss1 + B1) + (tss2 + B2) + (tss3 + B3) 1 0,2 Tổng số 403 99,9