Phép so sánh có đối tượng được so sánh nói về người, đối tượng

Một phần của tài liệu phép so sánh trong danh ngôn việt nam (Trang 87 - 89)

sánh không nói về người

Đây là nội dung so sánh giữa yếu tố được so sánh là con người, những hành động, phẩm chất, bộ phận của cơ thể người với yếu tố so sánh là những sự vật hiện tượng cụ thể hoặc trừu tượng thuộc thế giới tự nhiên, xã hội.

Xin trích dẫn một vài ví dụ tiêu biểu dưới đây: Ví dụ (76):

Đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ví dụ (76) là một câu ví quen thuộc của dân gian, người xưa vẫn thường nói: Đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu. Ai đã từng sống ở nông thôn, chắc hẳn đều quen thuộc với hình ảnh “giếng khơi” và “cơi đựng trầu” trông như thế nào. Giếng khơi dùng để chứa nước, được đào sâu dưới lòng đất. Còn cơi đựng trầu thường được làm bằng đồng, dùng để đựng trầu cau, có nắp đậy và “nông” lòng. Hình ảnh so sánh đàn ông-

giếng khơi, đàn bà- cơi đựng trầu mang hàm ý: Đứng trước một vấn đề nào

đó, đàn ông dù xốc nổi, hời hợt, thiếu cân nhắc đến mấy thì suy nghĩ và quyết định của họ vẫn cứ sâu sắc, được coi trọng. Còn chị em phụ nữ, tuy có cẩn trọng và chỉn chu nhưng mọi suy xét của họ đều bị coi là nông cạn, hời hợt, thiếu chiều sâu. Đây là một lời danh ngôn mang nặng tư tưởng phong kiến trọng nam khinh nữ. Xét về nội dung ý nghĩa của các vế, chúng ta thấy đối tượng được so sánh trong ví dụ trên: đàn ông, đàn bà – là các yếu tố thuộc con người; còn đối tượng so sánh: giếng khơi, cơi đựng trầu là các sự vật hiện tượng tồn tại bên ngoài con người.

Tương tự, ở ví dụ (77) và ví dụ (78): Ví dụ (77):

Người đẹp mà thiếu khôn ngoan, cũng như một cánh hoa lan vùi bùn

[8,963] Ví dụ (78):

Người không học như ngọc không mài

[8,964]

Ở hai ví dụ này, đối tượng được so sánh là người đẹp, người không học.

Cả hai đối tượng được so sánh (A) này đều chỉ con người và đều được so sánh với vế B – đối tượng so sánh không phải là cái nói về người: cánh hoa lan vùi

bùn, ngọc không mài. Nói cách khác, B ở đây là những yếu tố chỉ sự vật hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Kết quả khảo sát tư liệu của chúng tôi cho thấy, tương quan ngữ nghĩa giữa yếu tố được sánh thuộc trường nghĩa con người và yếu tố so sánh thuộc trường nghĩa ngoài con người được sử dụng 116 trường hợp, chiếm xấp xỉ 41,28% (116/281).

Một phần của tài liệu phép so sánh trong danh ngôn việt nam (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)