Phép so sánh có đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh đều

Một phần của tài liệu phép so sánh trong danh ngôn việt nam (Trang 89 - 90)

như: đàn bà, đàn ông, vợ chồng, mẹ già, anh em...hay những từ chỉ hành động của con người như: trồng( cây), buôn bán, dạy (trẻ), ...) ; yếu tố so sánh thường là những sự vật thuộc thế giới tự nhiên, xã hội (giếng khơi, cơi đựng

trầu, đũa, ngọc không mài, hoa,...).

2.3.2. Phép so sánh có đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh đều nói về con người về con người

Đây là kiểu so sánh có tương quan ngữ nghĩa giữa yếu tố được so sánh và yếu tố so sánh đều thuộc về phạm trù con người, hành động, tính cách, phẩm chất và bộ phận của cơ thể người. Dưới đây là một số ví dụ:

Ví dụ (79):

Lời nói nhỏ quan trọng hơn lời nói lớn. Việc quan trọng người ta thường

nói nhỏ.

[32,330]

Phân tích ví dụ vừa dẫn, có thể thấy đối tượng được so sánh là lời nói nhỏ; đối tượng so sánh là lời nói lớn. Như vậy, cả vế A và vế B đều là các từ ngữ chỉ hoạt động của con người.

Câu danh ngôn là lời khuyên thấm thía về bài học ứng xử của con người trong cuộc sống: Việc quan trọng người ta thường nói nhỏ.

Tương tự, ví dụ (80):

Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh. Học cái xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuốn vực sâu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ví dụ (80) là lời dạy sâu sắc của Bác Hồ về đạo đức lối sống. Con người ta học cái tốt thì khó khăn, gian nan ví như người ta leo núi phải vất vả,

khó nhọc mới lên đến đỉnh ; còn nhiễm thói hư tật xấu thì dễ dàng vô cùng,

như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu. Ở ví dụ này

chúng ta thấy, đối tượng được so sánh Học cái tốt, Học cái xấu và đối tượng được so sánh như người ta leo núi phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh,

như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu. Cả hai vế đều

là các yếu tố thuộc con người, chỉ các hoạt động của con người.

Theo kết quả khảo sát của chúng tôi, phép so sánh có tương quan ngữ nghĩa giữa yếu tố được so sánh và yếu tố so sánh thuộc trường nghĩa chỉ người sử dụng trong danh ngôn Việt Nam có 104 lượt, chiếm xấp xỉ 37,01% (104/281).

Các yếu tố được so sánh và yếu tố so sánh ở đây đều là những từ ngữ chỉ con người hoặc hành động, tính cách, phẩm chất của người.

Một phần của tài liệu phép so sánh trong danh ngôn việt nam (Trang 89 - 90)