Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 43 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
43
Dung lượng
4,11 MB
Nội dung
MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Xã hội ngày càng phát triển, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Vì thế nhu cầu về thực phẩm sạch, đảm bảo sức khỏe đã trở thành nhu cầu thiết yếu, cấp bách và được xã hội quan tâm hàng đầu. Ở nước ta, sự bùng nổ dân số cùng tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh chóng đã tạo ra một sức ép lớn đến môi trường sống Việt Nam. Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với nông sản nhất là rau, củ, quả đang được cả xã hội quan tâm. Trong đó, rau cải mèo và su hào là nguồn thực phẩm thiết yếu trong mỗi bữa ăn hằng ngày, là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, vi lượng, chất xơ,… cho cơ thể con người. Ngoài ra nó còn được dùng như một loại thuốc chữa các bệnh thông thường: rau cải mèo chữa nhiệt miệng, trị ho, trị sỏi mật,…; su hào tốt cho tim mạch, ngăn ngừa lão hóa, tăng cường trí nhớ,…Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn thành phố Sơn La nhiều khu vực trồng nông sản đang bị đe dọa ô nhiễm bởi chất thải của các khu dân cư cùng với việc sử dụng phân bón một cách thiếu khoa học dẫn đến một số loại nông sản (rau cải mèo, su hào,…). Có thể bị nhiễm kim loại nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người . Đồng (Cu) và kẽm (Zn) là những nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể con người. Tuy nhiên, khi hàm lượng của chúng vượt quá ngưỡng cho phép, chúng bắt đầu gây độc. Việc xác định hàm lượng các kim loại nặng có trong rau cải mèo và su hào có thể xác định bằng nhiều phương pháp: Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử, phương pháp trắc quang, phương pháp cực phổ,…Trong đó, phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử là một trong những phương pháp có độ chọn lọc và độ chính xác cao phù hợp cho việc xác định lượng vết các kim loại nặng trong thực phẩm. Vì thế việc xác định hàm lượng Cu và Zn trong rau cải mèo và su hào là rất cần thiết. Vì những lí do trên đây, chúng tôi chọn đề tài: Xác định hàm lượng kim loại Cu, Zn trong rau cải mèo, su hào trên địa bàn thành phố Sơn La - Tỉnh Sơn La bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC ĐỀ TÀI Việc xác định hàm lượng các kim loại trong các mẫu phân tích bằng các phương pháp khác nhau đã được nghiên cứu nhiều trong cả nước. Năm 2006, Đào Thu Hà đã nghiên cứu các điều kiện tối ưu, đánh giá một số ion kim loại nặng Cu, Pb, Cd trong nước sinh hoạt và nước bề mặt ở một số sông hồ khu vực Hà Nội bằng phương pháp hấp thụ phổ nguyên tử dùng ngọn lửa F-AAS. Năm 2009, Hoàng Ngọc Chức đã nghiên cứu phân tích hàm lượng một số kim loai nặng trong nước sinh hoạt Từ Liêm - Hà Nội bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử. Năm 2010, Vũ Thị Thu Lê đã phân tích và đánh giá hàm lượng các kim loại nặng Cu, Pb, Cd, Zn trong nước mặt sông cầu thuộc thành phố Thái Nguyên bằng phương pháp hấp thụ phổ nguyên tử. Trên địa bàn tỉnh Sơn La thạc sĩ Lê Quốc Khánh đã xác định hàm lượng kim loại nặng (Cu, Cd, Pb, Zn) trong một số mẫu rau trồng trên địa bàn TP Sơn La bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử. Thạc sĩ Doãn Văn Kiệt, thạc sĩ Hoàng Thị Nguyệt, thạc sĩ Vi Hữu Việt năm 2012 đã xác định hàm lượng một số kim loại nặng trong nguồn nước sinh hoạt tại thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La. Thạc sĩ Lê Sỹ Bình năm 2011 đã đánh giá hàm lượng kim loại Ni, Pb trong một số mẫu nước xã Thạch Sơn – Lâm Thao – Phú Thọ bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử. 3. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI Xác định hàm lượng Cu, Zn trong rau cải mèo và su hào, từ đó so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam để đánh giá hàm lượng Cu, Zn trong rau cải mèo và su hào, đưa ra khuyến cáo đến người sử dụng. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử. 5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Rau cải mèo và su hào trên địa bàn thành phố Sơn La – Tỉnh Sơn La. NỘI DUNG CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN TỐ ĐỒNG VÀ KẼM 1.1.1. Đồng trong tự nhiên và tác dụng hóa sinh của đồng 1.1.1.1. Đồng trong tự nhiên [ 7 ] Đồng chiếm khoảng 1.10 -20 (%) khối lượng vỏ trái đất. Đồng có 11 đồng vị từ 58 Cu đến Cu 68 nhưng chỉ có 2 đồng vị thiên nhiên là 63 Cu (69,1%) và 65 Cu (30,9%) còn lại là đồng vị phóng xạ. Quặng đồng thường ở dạng sunfua: cancopirit (CuFeS 2 ), cancozin (CuS 2 ), borit (Cu 5 FeS 4 ) và không sunfua như malachit [Cu(OH) 2 CO 3 ], cuprit (Cu 2 O), fenozit (CuO), tetrahedrit (Cu 8 Sb 2 O 7 ). 1.1.1.2. Tác dụng hóa sinh của đồng [ 7 ] Trong đời sống và công nghiệp, đồng có ứng dụng rất quan trọng và phổ biến. Trong nước sinh hoạt thì đồng có nguồn gốc từ đường ống dẫn nước làm bằng hợp kim và các thiết bị nội thất khác, nồng độ của đồng trong nước có thể đạt tới vài mg/l nếu nước tiếp xúc lâu dài với các thiết bị bằng đồng. Trong nước tự nhiên, đồng tồn tại ở trạng thái hóa trị +1, +2 và đồng tích tụ trong các hạt sa lắng và phân bố lại vào môi trường nước ở dạng phức chất với các hợp chất hữu cơ tự nhiên tồn tại trong nước. Với cơ thể con người, đồng là một nguyên tố vi lượng cần thiết và có vai trò sinh lí quan trọng, nó tham gia vào quá trình tái tạo hồng cầu, bạch cầu và là thành phần của nhiều enzim, đồng hấp thu vào máu tại dạ dày và phần trên của ruột non. Khoảng 90% đồng trong máu kết hợp với chất đạm ceruloplasmin và được vận chuyển vào trong tế bào dưới hình thức thẩm thấu, một phần nhỏ dưới hình thức vận chuyển mang theo chất đạm. Phần lớn đồng được bài tiết theo mật và qua đường phân. Số nhỏ được bài tiết qua nước tiểu, mồ hôi, tóc và móng tay, móng chân. Đồng cần thiết cho chuyển hóa sắt và lipid, có tác dụng bảo trì cơ tim, cần cho hoạt động của hệ thần kinh và hệ miễn dịch, góp phần bảo trì màng tế bào hồng cầu, góp phần tạo xương và biến cholestrol thành vô hại. Trong cơ thể người có khoảng từ 80mg đến 99,4mg đồng, nó hiện diện trong bắp thịt, da, tủy xương, xương, gan, và não bộ. Trẻ em sơ sinh có khoảng 15mg đồng trong cơ thể. Người ta ghi nhận thiếu đồng gây bệnh lý thiếu máu, ỉa chảy, suy dinh dưỡng, chậm lớn, kém thông minh, da, tóc bị mất sắc tố (bạch tạng). Với trường hợp bệnh lý Wilson sinh ra bởi các cơ thể mà đồng bị giữ lại mà không được tiết ra bởi gan vào trong mật, nếu không được điều trị có thể dẫn tới tổn thương não và gan, làm viêm gan và các cơ sẽ không phối hợp hoạt động được. Tiêu chuẩn RDA của Mỹ về đồng đối với người lớn khỏe mạnh là 0,9mg/ngày. Mọi hợp chất của đồng với cơ thể người đều là chất độc, khoảng 30g CuSO 4 có khả năng gây tử vong với người. Nồng độ an toàn của đồng trong nước uống đối với con người dao động theo từng nguồn, khoảng 1 đến 2mg/l. Con người thường bị nhiễm độc Cu có thể là do: Uống nước thông qua hệ thống ống dẫn nước bằng Cu, ăn thực phẩm có chứa lượng Cu cao như Chocolate, nho, nấm, tôm,…bơi trong các hồ nước có sử dụng thuốc diệt tảo (Algaecides) có chứa Cu để làm vệ sinh hồ, uống bia hay rượu mà cả hai được lọc với đồng sunfua. Đây là chất độc với động vật: Đối với người 1g/1kg thể trọng đã gây tử vong, 60 - 100mg/1kg gây buồn nôn. 1.1.2. Kẽm trong tự nhiên và tác dụng hóa sinh của kẽm 1.1.2.1. Kẽm trong tự nhiên [ 7 ] Từ xa xưa, con người đã làm quen với quặng kẽm: Ngay từ thời cổ đại, hơn ba ngàn năm về trước, nhiều dân tộc đã biết luyện đồng thau là hợp kim của đồng với kẽm. Trong vỏ trái đất kẽm chiếm khoảng 5.10 -3 (%) về khối lượng, kẽm tồn tại trong các khoáng vật như quặng blend kẽm (ZnS), calamin (ZnCO 3 ), phranclinit hay ferit kẽm (Zn(FeO 2 ) 2 ), ngoài ra còn có zincit(ZnO). Trong nước, kẽm tích tụ ở phần chất sa lắng, chiếm 45% đến 60%, nhưng nếu ở dạng phức chất thì có thể tan trở lại và phân bố đều trong nước. Trong nước máy nồng độ kẽm có thể cao do sự hòa tan từ các đường ống dẫn và thiết bị bằng kẽm. Kẽm oxit, kẽm cacbonat hầu như không tan trong nước, trong khi đó kẽm clorua rất dễ tan (3,67mg/l). 1.1.2.2. Tác dụng sinh hóa của kẽm [ 7 ] Nhu cầu kẽm hàng ngày của một người khoảng 10mg đến 15mg. Nguồn thức ăn nhiều kẽm là từ động vật như sò, thịt, sữa, trứng, thịt gà, cá, tôm,cua,… Kẽm rất cần thiết cho cơ thể, toàn bộ cơ thể chứa khoảng 2 – 2,5 gam kẽm, gần bằng lượng sắt, gấp 20 lần lượng đồng trong cơ thể. Chính vì vậy kẽm đóng vai trò không thể thiếu đối với sức khỏe con người. Trong sản xuất, kẽm chủ yếu dùng để làm lớp phủ bảo vệ sắt, thép và chế tạo hợp kim, sản suất pin, tấm in, chất khử trong tinh chế vàng, bạc. Hợp chất của kẽm được dùng trong y học như thuốc gây nôn, giảm đau, chữa ngứa, thuốc sát trùng. Kẽm tham gia vào thành phần cấu trúc tế bào và đặc biệt tác dụng đến hầu hết đến các quá trình sinh học trong cơ thể. Kẽm có trong thành phần 80 loại enzim khác nhau, đặc biệt trong hệ thống enzim vận chuyển, thủy phân, xúc tác phản ứng gắn kết các chuỗi trong phân tử ADN, ngoài ra kẽm còn hoạt động nhiều enzim khác nhau amylase, pencreatine Kẽm vừa có cấu trúc vừa tham gia duy trì chức năng của hàng loạt cơ quan quan trọng, có độ tập trung cao trong não, vỏ não, bó sợi rêu. Nếu thiếu kẽm ở cấu trúc thần kinh, có thể dẫn đến nhiều rối loạn thần kinh và có thể là yếu tố góp phần phát sinh bệnh tâm thần phân liệt. Một vai trò quan trọng nữa của kẽm là tham gia vào điều hòa chức năng của hệ thống nội tiết và có trong thành phần của hormon. Hệ thống này có vai trò quan trọng trong việc phối hợp với hệ thần kinh trung ương, điều hòa hoạt động sống trong và ngoài cơ thể, phản ứng với các kích thích từ môi trường và xã hội, làm cho con người phát triển và thích nghi với từng giai đoạn và các tình huống phong phú của cuộc sống. Vì thế thiếu kẽm có thể ảnh hưởng tới quá trình thích nghi và pháp triển của con người. Ngoài ra các nghiên cứu còn cho thấy kẽm có vai trò giảm độc tính của các nguyên tố như asen, cađimi, góp phần vào quá trình làm giảm lão hóa. Khả năng miễn dịch của cơ thể được tăng cường nhờ kẽm. Vì vậy khi thiếu kém nguy cơ nhiễm bệnh của con người càng cao hơn. Kẽm không chỉ quan trọng trong hoạt động sống với vai trò độc lập, mà còn quan trọng hơn khi có mặt nó sẽ giúp quá trình hấp thu và chuyển hóa các nguyên tố cho sự sống như đồng, mangan, Do vậy, khi cơ thể thiếu kẽm sẽ kéo theo sự rối loạn chuyển hóa của nhiều yếu tố, ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng sức khỏe. Người trưởng thành cần hấp thu 15 – 20mg kẽm mỗi ngày. Tuy chỉ là vi lượng nhưng thiếu kẽm sẽ gây ra một số bệnh lý: - Chán ăn, thay đổi vị giác. - Chậm sinh trưởng, hư hại do nghèo khoáng ở xương, tăng kerain hóa (sừng hóa) các tổ chức - Thiểu năng hoặc mất khả năng sinh dục nam, giảm khả năng sinh sản ở cả hai giống đực, cái, dị bào thai - Suy giảm miễn dịch, dễ viêm loét chậm lành vết thương, tổn thương ở mắt, tiêu chảy, rối loạn chuyển hóa glucid, protit, hệ thần kinh suy nhược. Ngoài vai trò to lớn đối với cơ thể kẽm cũng là một trong bảy nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho cơ thể động và thực vật. Ở động vậtsự thiếu kẽm sẽ dẫn đến các dị tật ở mặt, tim, xương, não, hệ thần kinh Vì thiếu kẽm hay gặp trong chế độ dinh dưỡng nên người ta làm những viên thuốc bổ sung các vi lượng dạng uống, trong đó có những hợp chất của Zn 2+ : - Kẽm oxit ZnO: Dạng thuốc mỡ, hồ bôi, bột rắc điều trị bệnh nhiễm khuẩn ở da, vết bỏng nông, khô da. Hỗ trợ điều trị các bệnh trên da (eczima, zona thần kinh). - Kẽm sunfat ZnSO 4 .7H 2 O: Dùng làm thuốc nhỏ mắt, sát trùng. Lượng kẽm cao sẽ làm giảm lượng đồng trong cơ thể. Vì vậy, chỉ bổ sung kẽm khi đã đủ lượng đồng. Người ta chưa thấy sự ngộ độc do kẽm qua thức ăn và nước uống, mà chỉ thấy sự gây độc do hơi kẽm với người đúc và nấu kẽm, hàn xì… Lượng kẽm lớn qua đường miệng gây hại dạ dày. Các nguồn thức ăn giàu kẽm là sò huyết, các loại thịt màu đỏ, các loại quả có nhân, ngũ cốc nguyên vẹn, hạt bí, hạt hướng dương 1.2. TỔNG QUAN VỀ RAU CẢI MÈO VÀ SU HÀO 1.2.1. Giới thiệu về rau cải mèo [ 10 ] Rau cải mèo (Brassica juncea L.), thuộc họ cải (Brassicaceae), trong bộ màn màn (capparales). Rau cải mèo có bẹ, lá dài xanh đậm, viền lá xoăn cảm giác như có gai. Rau cải mèo có 2 loại: Một loại lá có lông nhỏ hơn và loại lá trơn và to hơn. Hình 1.1. Rau cải mèo Thực ra, rau cải mèo là một loại rau sạch tự nhiên ăn ngon và giòn. Vì là giống cải được tự nhiên khắt khe chọn lọc nên cải mèo có sức sống mãnh liệt, sinh trưởng và phát triển khỏe, sức chống chịu sâu bệnh tốt. Chúng có thể trồng trên nhiều chất đất, nhất là những đất đồi thấp, đất xấu cây cũng mọc được. 1.2.2. Giới thiệu về su hào [ 12 ] Su hào (Brassica oleracea var), thuộc họ Thập tự (Cruciferae), trong bộ Màn màn (Capparales) là một giống cây trồng thân thấp và mập của cải bắp dại, được chọn lựa vì thân mập, gần như có dạng hình cầu, chứa nhiều nước. Su hào được tạo ra từ quá trình chọn lọc nhân tạo để lấy phần tăng trưởng của mô phân sinh ở thân mà trong đời thường được gọi là củ. Nguồn gốc tự nhiên của nó là cải bắp dại. Hình 1.2. Su hào Mùi vị và kết cấu của su hào là tương tự như của thân cải bông xanh hay phần lõi của cải bắp (cả hai loại này là cùng một loại với su hào nhưng khác nhóm giống cây trồng), nhưng nhẹ hơn và ngọt hơn, với tỉ lệ phần cùi thịt trên vỏ cao hơn. Ngoại trừ nhóm giống Gigante, thì các giống su hào trồng vào mùa xuân ít có kích thước trên 5cm, do chúng có xu hướng bị sơ hóa, trong khi đó các giống cây trồng vào mùa thu lại có kích thước trên 10 cm, giống gigante có thể có kích thước lớn hơn mà vẫn giữ được chất lượng tốt để ăn. Su hào có thể ăn sống cũng như được đem luộc, nấu. Su hào chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa cũng như chứa các chất như: Vitamin C, K, Mg, Cu. 1.3. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU [ 11 ] 1.3.1. Vị trí địa lí Thành phố Sơn La nằm ở tọa độ 2115’- 2131 ’ Bắc và 10345 ’ - 10500 ’ Đông. Cách Hà Nội khoảng 302 km về phía Bắc. Phía Tây và Phía Bắc giáp Huyện Thuận Châu phía Đông giáp Huyện Mường La, phía Nam giáp Huyện Mai Sơn. 1.3.2. Diện tích, dân số Thành phố Sơn La rộng 32 493 km 2 , dân số 95 000 người 1.3.3. Địa hình Thành phố Sơn La nằm trong vùng kaste hóa mạnh, địa hình chia cắt phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi, thung lũng, lòng chảo. Diện tích đất canh tác nhỏ hẹp, thế đất dốc dưới 250 chiếm tỉ lệ thấp. Một số khu vực có các phiên bãi tương đối bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Độ cao trung bình từ 700 – 800 m so với mực nước biển. 1.3.4. Khí hậu Khí hậu thành phố chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông khô hanh ít mưa. Nhiệt độ trung bình 22, độ ẩm không khí trung bình 81%, lượng mưa bình quân 1299 mm/năm CHƯƠNG 2. HÓA CHẤT, DỤNG CỤ, MÁY MÓC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. HÓA CHẤT, DỤNG CỤ VÀ MÁY MÓC 2.1.1. Hóa chất - Dung dịch HNO 3 65 – 68%, dung dịch H 2 SO 4 98%, KNO 3 . 2.1.2. Dụng cụ, máy móc 2.1.2. 1. Dụng cụ - Bình định mức các loại: 1000 ml; 100 ml; 50 ml; 25 ml; - Pipet các loại: 25 ml; 10 ml; - Cốc thủy tinh chịu nhiệt các loại: 100 ml; 250 ml; 500 ml; - Cối sứ chày sứ, dao, thớt; - Giấy lọc, phễu, đũa thủy tinh; 2.1.2. 2. Máy móc - Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử ZEEnit 700 của Đức; - Cân phân tích Statorius có độ chính xác 0,1mg; - Máy cất nước; - Hệ thống Kendan để phá mẫu; - Bếp điện; tủ sấy; Hình 2.1.Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử ZEEnit 700 của Đức. Hình 2.2.Sơ đồ hệ thống máy hấp thụ nguyên tử 1. Nguồn phát xạ tia bức xạ đơn sắc (đèn catôt rỗng) 2. Bộ phận nguyên tử hoá mẫu 3. Hệ thống đơn sắc và detector 4. Bộ khuyếch đại và chỉ thị kết quả của phép đo 5. Đèn bức xạ liên tục bổ chính nền bằng hiệu ứng Zeeman [...]... xác định hàm lượng các kim loại năng đồng và kẽm trong mẫu cải mèo và su hào Chúng tôi áp dụng phương pháp đường chuẩn để xác định các kim loại nặng trong hàng loạt rau cải mèo và su hào Nguyên tắc của phương pháp này là dựa vào phương trình cơ bản của phép đo A = K.C và một dãy mẫu đầu để dựng đường chuẩn, sau đó nhờ đường chuẩn này và giá trị Aλ để xác định nồng độ Cx của nguyên tố cần xác định trong. .. thích: Dấu “-” hàm lượng nằm ngoài giới hạn xác định 3.4.3.2 Hàm lượng kẽm - Tính hàm lượng kẽm trong 5 gam mẫu khô (100 ml dung dịch) 5 là hệ số pha loãng - Tính hàm lượng đồng trong 100 gam mẫu tươi (tương ứng với m gam mẫu khô) - Tính hàm lượng đồng trong 1000 gam (1 kg) mẫu tươi (mg/ kg tươi) Bảng 3.31 Hàm lượng kẽm trong mẫu cải mèo và su hào STT Mẫu Nồng độ C (mg/l) m1 m2 Hàm lượng kẽm m3 (mg/kg... thêm chuẩn không thuận lợi cho phân tích hàng loạt, nhưng lại loại trừ được yếu tố phông nền Trong đề tài này chúng tôi tiến hành phương pháp đường chuẩn 3.4.1 Lấy mẫu và bảo quản mẫu Lấy các mẫu rau cải mèo và su hào cho vào túi bóng, ghi kí hiệu, đem về phòng thí nghiệm để xử lí ngay Bảng 3.28 Các mẫu rau cải mèo và su hào khu vực thành phố Sơn La Mẫu rau Kí hiệu 1 Cải mèo 1 CM1 2 Cải mèo 2 CM2 3 Cải. .. HNO 3 6368%) trong bình 100 ml Đo hàm lượng đồng trong các mẫu đều nằm trong khoảng tuyến tính Hàm lượng kẽm vượt quá khoảng tuyến tính, nên chúng tôi pha loãng 5 lần Lấy 5 ml dung dịch gốc (đã định mức ở bình 100 ml) định mức bằng HNO3 2% đến vạch 25 ml 3.4.3 Kết quả xác định hàm lượng kim loại đồng, kẽm trong mẫu theo phương pháp đường chuẩn 3.4.3.1 Hàm lượng đồng - Tính hàm lượng đồng trong 5 gam... môi trường hấp thụ, sẽ hướng vào khe máy và vào hệ chuẩn trực, rồi vào bộ phận tán sắc, vào hệ hội tụ để chọn một tia cần đo Như vậy chùm sáng đa sắc được chuẩn trực, được phân li và sau đó chỉ một vạch phổ cần đo được chọn và hướng vào khe đo để tác dụng với nhân quang điện để phát hiện và xác định cường độ của vạch hấp thụ đó Để vạch phổ không bị nhiễu, chen lẫn với với vạch phổ khác, khe sáng phải... Vườn rau nhà bà Quàng Thị Ing Bản Cọ - Chiềng An Vườn rau nhà bà Lù Thị Thanh Bản Cá – Chiềng An Ngày lấy mẫu 03/03/2014 03/03/2014 03/03/2014 03/03/2014 03/03/2014 05/03/2014 05/03/2014 05/03/2014 9 Cải mèo 9 CM9 10 Cải mèo 10 CM10 11 Su hào 1 SH1 12 Su hào 2 SH2 13 Su hào 3 SH3 14 Su hào 4 SH4 15 Su hào 5 SH5 16 Su hào 6 SH6 17 Su hào 7 SH7 18 Su hào 8 SH8 19 Su hào 9 SH9 20 Su hào 10 SH10 Vườn rau. .. có độ chính xác cao Ngoài ra phương pháp này còn có độ nhạy và độ chọn lọc cao, phù hợp với xác định vi lượng các nguyên tố Khi sử dụng phương pháp này trong nhiều trường hợp không cần phải làm giàu nguyên tố cần xác định trước khi phân tích nên tốn ít mẫu và thời gian Phương pháp này còn cho phép xác định đồng thời nhiều nguyên tố Phù hợp cho việc xác định hàm lượng các kim loại nặng trong các trường... Cải mèo 2 CM2 3 Cải mèo 3 CM3 4 Cải mèo 4 CM4 5 Cải mèo 5 CM5 6 Cải mèo 6 CM6 7 Cải mèo 7 CM7 8 Cải mèo 8 CM8 STT Địa điểm lấy mẫu Vườn rau nhà bà Lèo Thị Thương Bản Dửn-Chiềng Ngần Vườn rau nhà ông Lò Văn Cu Bản Dửn-Chiềng Ngần Vườn rau nhà ông Vũ Hồng Long Bản Dửn-Chiềng Ngần Vườn rau nhà ông Hoàng Thị Thu Bản Dửn – Chiềng Ngần Vườn rau nhà bà Lò Thị Miêng Bản Cọ - Chiềng An Vườn rau nhà bà Lò Thị... 3.4.3.1 Hàm lượng đồng - Tính hàm lượng đồng trong 5 gam mẫu khô (100 ml dung dịch) - Tính hàm lượng đồng trong 100 gam mẫu tươi (tương ứng với m gam mẫu khô) - Tính hàm lượng đồng trong 1000 gam (1 kg) mẫu tươi (mg/ kg tươi) Bảng 3.30 Hàm lượng đồng trong mẫu cải mèo và su hào STT Mẫu Nồng độ C (mg/l) m1 (mg) m2 (mg) Hàm lượng đồng m3 (mg/kg tươi) 1 CM1 0,4499 0.04499 0,09508 0,9508 2 CM2 0,4337 0,04337... tích Nồng độ các dung dịch để xây dựng đường chuẩn được chuẩn bị chính xác khác nhau và tăng dần trong phạm vi tuyến tính đã khảo sát với nền axit đã được lựa chọn Dựa vào đường chuẩn được thiết lập chúng ta xác định được nồng độ các ion kim loại trong mẫu Kết quả phân tích sẽ có độ chính xác cao nhất khi nồng độ mỗi kim loại nằm trong khoảng tuyến tính Do đó trong quá trình xử lý mẫu, chúng ta phải đưa . nguyên tử. 3. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI Xác định hàm lượng Cu, Zn trong rau cải mèo và su hào, từ đó so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam để đánh giá hàm lượng Cu, Zn trong rau cải mèo và su hào, đưa ra khuyến. (F- AAS) để xác định hàm lượng các kim loại năng đồng và kẽm trong mẫu cải mèo và su hào. Chúng tôi áp dụng phương pháp đường chuẩn để xác định các kim loại nặng trong hàng loạt rau cải mèo và su hào. Nguyên. pháp có độ chọn lọc và độ chính xác cao phù hợp cho việc xác định lượng vết các kim loại nặng trong thực phẩm. Vì thế việc xác định hàm lượng Cu và Zn trong rau cải mèo và su hào là rất cần thiết. Vì