KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Đề tài xác định hàm lượng cu, zn trong rau cải mèo và su hào, từ đó so sánh với tiêu chuẩn việt nam (Trang 39 - 41)

1. KẾT LUẬN

Với mục đích ứng dụng kỹ thuật F-AAS để phân tích, đánh giá hàm lượng các kim loại nặng trong mẫu rau, Chúng tôi đã làm được những công việc sau:

1. Tìm hiểu đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.

2. Nghiên cứu các tài liệu liên quan và tham khảo các điều kiện tối ưu cho phép phân tích trên máy AAS ZEEnit 700.

3. Lập bản đồ lấy mẫu và kế hoạch lấy mẫu. 4. lấy mẫu và xử lí mẫu.

5. Phân tích mẫu, xác định được hàm lượng đồng, kẽm trong 10 mẫu rau cải mèo và 10 mẫu rau su hào ở Thành phố Sơn La sử dụng phương pháp đường chuẩn.

6. So sánh với tiêu chuẩn Việt Nam về hàm lượng tối đa kim loại nặng trong các mẫu rau. Chúng tôi thấy rằng, những mẫu cải mèo và su hào thuộc khu vực lấy mẫu thuộc thành phố Sơn La đều không vượt quá mức cho phép.

Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử trên máy Zeenit 700 hoàn toàn phù hợp với việc phân tích hàm lượng nhỏ các kim loại trong mẫu rau với độ chính xác cao, độ lặp lại tốt, độ chọn lọc cao.

2. KIẾN NGHỊ

Hàm lượng đồng và kẽm trong các mẫu rau cải mèo và su hào trồng trên địa bàn Thành phố Sơn La Tỉnh Sơn La đều nằm trong giới hạn cho phép. Do vậy, người dân có thể yên tâm khi sử dụng hai loại rau trên mà không sợ bị nhiễm độc kim loại đồng và kẽm.

Do thời gian có hạn, trong khuôn khổ của đề tài chúng tôi chỉ xác định hàm lượng hai kim loại đồng và kẽm hai loại rau cải mèo và su hào. Chúng tôi kiến nghị Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm Sơn La nên có những đánh giá thường xuyên về chất lượng các loại rau trồng trên địa bàn Thành phố Sơn La. Sự đánh giá nên mở rộng các chỉ tiêu và tập trung vào các chỉ tiêu gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Một phần của tài liệu Đề tài xác định hàm lượng cu, zn trong rau cải mèo và su hào, từ đó so sánh với tiêu chuẩn việt nam (Trang 39 - 41)