1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần h-pec việt nam

101 689 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 208,39 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG o0o KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÕN BẨY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN H-PEC VIỆT NAM SINH VIÊN THỰC HIỆN : PHẠM THỊ THÙY LINH MÃ SINH VIÊN : A16848 CHUYÊN NGÀNH : TÀI CHÍNH HÀ NỘI – 2014 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG o0o KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÕN BẨY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN H-PEC VIỆT NAM Giáo viên hƣớng dẫn : Th.s Chu Thị Thu Thủy Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Thùy Linh Mã sinh viên : A16848 Chuyên ngành : Tài chính HÀ NỘI – 2014 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, với tình cảm chân thành, em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo trường Đại Học Thăng Long, đặc biệt là Cô giáo Th.s Chu Thị Thu Thủy đã trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo giảng dạy trong nhà trường đã truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức bổ ích để thực hiện khóa luận và cũng như có được hành trang vững chắc cho sự nghiệp trong tương lai. Do giới hạn về kiến thức, sự hiểu biết, khả năng lý luận của bản thân còn nhiều hạn chế và thiếu sót, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp của các thầy cô giáo để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 6 tháng 7 năm 2014 Sinh viên Phạm Thị Thùy Linh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp này là do tự bản thân thực hiện có sự hỗ trợ từ giáo viên hướng dẫn và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Các dữ liệu thông tin thứ cấp sử dụng trong Khóa luận là có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này! Hà Nội,ngày… tháng…. năm 20…. Sinh viên Phạm Thị Thuỳ Linh MỤC LỤC CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÕN BẨY VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÕN BẨY 1 1.1. Tổng quan chung về Đòn bẩy 1 1.1.1. Khái niệm đòn bẩy 1 1.1.2. Các loại đòn bẩy 1 1.2. Đòn bẩy hoạt động 2 1.2.1. Khái niệm và ý nghĩa của đòn bẩy hoạt động 2 1.2.1.1. Khái niệm đòn bẩy hoạt động 2 1.2.1.2. Ý nghĩa của đòn bẩy hoạt động 2 1.2.2. Phân tích điểm hòa vốn 3 1.2.2.1. Khái niệm điểm hòa vốn và phân tích điểm hòa vốn 3 1.2.2.2. Phương pháp phân tích điểm hòa vốn 6 1.2.2.3 Ý nghĩa của phân tích điểm hòa vốn 10 1.2.3. Độ bẩy hoạt động 11 1.2.3.1. Khái niệm về độ bẩy hoạt động và công thức tính độ bẩy hoạt động 11 1.2.3.2. Mối quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và điểm hòa vốn 12 1.2.3.3. Mối quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và rủi ro kinh doanh 14 1.2.3.4. Ý nghĩa của độ bẩy hoạt động với quản trị tài chính 15 1.3. Đòn bẩy tài chính 16 1.3.1. Khái niệm đòn bẩy tài chính và ý nghĩa của đòn bẩy tài chính 16 1.3.1.1 Khái niệm của đòn bẩy tài chính 16 1.3.1.2 Ý nghĩa của đòn bẩy tài chính 16 1.3.2. Độ bẩy tài chính 17 1.3.2.1. Khái niệm và công thức tính độ bẩy tài chính 17 1.3.2.2. Mối quan hệ giữa độ bẩy tài chính và rủi ro tài chính 18 1.3.3. Mối quan hệ giữa EPS với EBIT và điểm bàng quan 18 1.4. Đòn bẩy tổng hợp 20 1.4.1. Khái niệm và ý nghĩa của đòn bẩy tổng hợp 20 1.4.1.1 Khái niệm đòn bẩy tổng hợp 20 1.4.1.2 Ý nghĩa của đòn bẩy tổng hợp 20 1.4.2. Độ bẩy tổng hợp 20 1.5. Hiệu quả sử dụng đòn bẩy trong công ty 21 1.5.1. Khái niệm hiệu quả và hiệu quả sử dụng đòn bẩy 21 1.5.2. Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng đòn bẩy 22 1.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy trong công ty 25 1.6.1 Các nhân tố chủ quan 25 1.6.2 Các nhân tố khách quan 27 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÕN BẨY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN H-PEC VIỆT NAM 29 2.1. Giới thiệu chung về công ty Cổ phần H-PEC Việt Nam 29 2.1.1 Lịch sử hình thành phát triển 29 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần H-PEC Việt Nam 31 2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 31 2.1.2.2 Chức năng từng phòng ban 31 2.1.2.3. Tình hình kinh doanh 33 2.2. Thực trạng sử dụng đòn bẩy hoạt động tại công ty Cổ phần H-PEC Việt Nam 36 2.2.1. Phân tích điểm hòa vốn 36 2.2.2. Phân tích thực trạng sử dụng độ bẩy hoạt động 43 2.2.2.1 Phân tích mức độ sử dụng đòn bẩy hoạt động 43 2.2.2.2. Mối quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và điểm hòa vốn 46 2.2.2.3 Mối quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và rủi ro kinh doanh 48 2.3. Phân tích thực trạng sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty Cổ phần H-PEC Việt Nam 50 2.3.1. Phân tích độ bẩy tài chính 50 2.3.1.1 Phân tích mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính 50 2.3.1.2 Mối quan hệ giữa độ bẩy tài chính và rủi ro tài chính 54 2.3.2. Mối quan hệ giữa EPS với EBIT và điểm bàng quan 55 2.4. Phân tích thực trạng sử dụng đòn bẩy tổng hợp trong công ty Cổ phần HPEC Việt Nam 56 2.5. Phân tích hiệu quả sử dụng đòn bẩy trong công ty Cổ phần H-PEC Việt Nam 58 2.6. Đánh giá về tình hình sử dụng đòn bẩy tại công ty Cổ phần H-PEC Việt Nam 67 2.6.1. Đòn bẩy hoạt động 67 2.6.2. Đòn bẩy tài chính 68 2.6.3. Đòn bẩy tổng hợp 69 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÕN BẨY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN H-PEC VIỆT NAM 71 3.1. Định hƣớng phát triển của công ty Cổ phần H-PEC Việt Nam 71 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động 72 3.2.1. Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu đầu vào, hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh, đẩy mạnh tiêu thụ 72 3.2.2. Hạ thấp chi phí quản lý doanh nghiệp 73 3.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định 74 3.2.4. Các chính sách bán hàng: chiết khấu thương mại, quảng cáo, xúc tiến bán… 75 3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính 76 KẾT LUẬN DANH MỤC VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ DN Doanh nghiệp VCSH Vốn chủ sở hữu DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1. Bảng doanh thu, chi phí, lợi nhuận giai đoạn 2011 – 2013 34 Bảng 2.2. Doanh thu hòa vốn giai đoạn 2011 – 2013 37 Bảng 2.3. Các chỉ tiêu đánh giá khái quát điểm hòa vốn 38 Bảng 2.4. Ảnh hưởng của định phí, biến phí, doanh thu thuần đến điểm hòa vốn 39 Bảng 2.5. Mức độ sử dụng đòn bẩy hoạt động giai đoạn 2011 – 2013 43 Bảng 2.6. Độ bẩy hoạt động giai đoạn 2011 – 2013 45 Bảng 2.7. Số liệu về doanh thu, chi phí, EBIT giai đoạn 2011 – 2013 48 Bảng 2.8. Quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và rủi ro kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 – 2013 49 Bảng 2.9. Mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính giai đoạn 2011 – 2013 50 Bảng 2.10. EPS của công ty trong giai đoạn 2011 – 2013 52 Bảng 2.11. Độ bẩy tài chính giai đoạn 2011 – 2013 53 Bảng 2.12. Các phương án tài trợ EPS giai đoạn 2011 – 2013 55 Bảng 2.13. Độ bẩy tổng hợp giai đoạn 2011 – 2013 57 Bảng 2.14. Hệ số nợ giai đoạn 2011 – 2013 58 Bảng 2.15. Khả năng thanh toán lãi vay giai đoạn 2011 – 2013 59 Bảng 2.16. Tỷ suất sinh lời của tiền vay giai đoạn 2011 – 2013 59 Bảng 2.17. Tỷ suất sinh lời trên tổng doanh thu (ROS) giai đoạn 2011 – 2013 60 Bảng 2.18. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) giai đoạn 2011 – 2013 61 Bảng 2.19. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản giai đoạn 2011 – 2013 62 Bảng 2.20. Mức độ ảnh hưởng của ROS và hiệu suất sử dụng tài sản lên ROA giai đoạn 2011 – 2013 63 Bảng 2.21. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) giai đoạn 2011 – 2013 64 Bảng 2.22. Phân tích ROE theo mô hình Dupont giai đoạn 2011 – 2013 65 Bảng 3.1. Độ bẩy hoạt động dự tính khi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2014 73 Bảng 3.2. ROA của công ty và các công ty trong nghành giai đoạn 2011 – 2013 76 Bảng 3.3. Sự thay đổi ROE và EPS khi ROA thay đổi năm 2014 77 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần H-PEC Việt Nam 31 Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện doanh thu tiêu thụ và doanh thu hòa vốn giai đoạn 2011 – 2013 42 Biểu đồ 2.2. Mối quan hệ giữa độ bẩy hoạt động và điểm hòa vốn giai đoạn 2011 – 2013 47 Biểu đồ 2.3. Xu hướng thay đổi của EPS và DFL giai đoạn 2011 – 2013 53 Đồ thị 1.1. Phân tích điểm hoà vốn 8 Đồ thị 1.2. Quan hệ giữa sản lương tiệu thụ và độ bẩy hoạt động 13 Đồ thị 1.3 Điểm bàn quan của các phương án tài trợ 19 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Trong thời kì hội nhập nền kinh tế thị trường như hiện nay, môi trường kinh doanh càng ngày càng được mở rộng, sức mạnh cạnh tranh của một sản phẩm hay của một doanh nghiệp được tạo nên bởi nhiều yếu tố, trong đó việc sử dụng vốn có hiệu quả như là một yếu tố tổng hợp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Vốn được coi là 1 trong 4 nguồn lực của nền kinh tế quốc dân nói chung và đối với mỗi DN nói riêng. Vốn là tiền đề không thể thiếu cho quá trình sản xuất kinh doanh, vốn quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của DN. Vì vậy mỗi DN cần phải có chính sách quản lý tài chính doanh nghiệp hợp lý để đạt hiệu quả sinh lời tối đa trong việc khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn của DN. Từ đó, vai trò của quản lý tài chính trong quản lý doanh nghiệp luôn được chú trọng và đặt lên hàng đầu vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Các DN cần đổi mới trong quản lý tài chính để phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh cũng như chính sách mới của Đảng và Nhà nước. Nhận biết được tầm quan trọng đó Công ty Cổ phần H-PEC Việt Nam cũng đang dần tự hoàn thiện để ổn định tài chính và đưa công ty phát triển ngày càng bền vững hơn. H- PEC cùng với các sản phẩm thiết bị công nghệ cao phục vụ cho giáo dục đào tạo, hội thảo, hội họp, trình chiếu, nghe nhìn cùng chất lượng, kiểu dáng, tính năng vượt trội đã cung cấp cho thị trường các sản phẩm đầy ấn tượng và tiện ích. Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh cũng như năng lực tài chính vững mạnh, sự có mặt của H-PEC trên thị trường Việt Nam đã giành được sự tín nhiệm, tin tưởng và ủng hộ nhiệt tình của khách hàng. Phương châm kinh doanh “Lấy chất lượng làm chiến lược” H-PEC đang ngày một khẳng định được vị thế thương hiệu cũng như giá trị đích thực của sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh và tạo nên sự khác biệt cho riêng mình. Trong cơ học chúng ta đã quen thuộc với khái niệm đòn bẩy như là một công cụ để khuếch đại lực dựa trên một điểm tựa nhằm biến một lực nhỏ thành một lực lớn hơn tác động vào vật cần dịch chuyển. Nhưng trong kinh doanh thuật ngữ “đòn bẩy” lại được dùng để ám chỉ việc sử dụng chi phí cố định và nợ làm gia tăng khả năng sinh lợi của công ty. Với đề tài nghiên cứu “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại Công ty Cổ phần H-PEC Việt Nam ” ta sẽ có cái nhìn toàn diện về hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính nhằm tối đa hóa lợi nhuận của công ty và phần nào đưa ra một số giải pháp tác động tốt tới hướng phát triển của công ty. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Tổng hợp những kiến thức, lý thuyết đã tích lũy được trong quá trình học tập để từ đó nghiên cứu, phân tích tình hình sử dụng đòn bẩy tài chính tại Công ty Cổ phần H-PEC Việt Nam và đưa ra một số giả pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính cho Công ty. Mục tiêu cụ thể: - Phân tích, đo lường tác động của đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính của Công ty - Đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy, ảnh hưởng của đòn bẩy đến khả năng sinh lời và rủi ro của Công ty. - Qua phân các chỉ tiêu, tác động của đòn bẩy chỉ ra những thuận lợi, khó khăn, ưu điểm và hạn chế của công ty từ đó đề xuất một số biện pháp thay đổi, cải thiện tình hình tài chính thích hợp cho doanh nghiệp. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tình hình sử dụng đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính doanh nghiệp, cụ thể với doanh nghiệp thuộc thương mại chuyên nhập khẩu và phân phối thiết bị giáo dục. Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận sẽ đi sâu phân tích tình hình sử dụng đòn bẩy tài chính của Tổng công ty Cổ phần H-PEC Việt Nam giai đoạn 2010-2012 thông qua các báo cáo tài chính và một số chỉ tiêu tài chính của Công ty trong giai đoạn này. Qua đó, ta sẽ có những đánh giá, cái nhìn tổng quát về sự cân bằng tài chính, về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình sử dụng đòn bẩy, tình hình sử dụng tài sản – nguồn vốn,… 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng cơ sở lý thuyết về tài chính doanh nghiệp và phân tích tài chính doanh nghiệp. Phương pháp thu thập các số liệu từ các báo cáo tài chính của công ty qua các năm và ý kiến đánh giá của những người có thẩm quyền. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện chủ yếu là các phương pháp so sánh, phương pháp tỷ lệ, phân tích thống kê, phương pháp phân loại, tính toán các chỉ tiêu tài chính…kết hợp với những kiến thức đã học cùng với thông tin thu thập từ thực tế, mạng xã hội và các tài liệu tham khảo khác để phân tích, tổng hợp thông tin để đưa ra các giải pháp hợp lý… 5. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu chính của khóa luận được chia thành ba chương như sau: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về đòn bẩy và hiệu quả sử dụng đòn bẩy. Chƣơng 2: Thực trạng về hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại Công ty cổ phần H-pec Việt Nam. Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại Công ty cổ phần H-pec Việt Nam. CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÕN BẨY VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÕN BẨY 1.1. Tổng quan chung về Đòn bẩy 1.1.1. Khái niệm đòn bẩy Theo cơ học, đòn bẩy như là một công cụ để khuếch đại lực nhằm biến lực nhỏ thành một lực lớn hơn tác động vào một vật cần dịch chuyển nhờ vào cánh tay đòn và điểm tựa. Trong kinh tế thuật ngữ “đòn bẩy” được giải thích bằng việc sử dụng chi phí hoạt động và chi phí tài chính cố định để gia tăng khả năng sinh lợi cũng như thể hiện tình hình rủi ro của DN. (Nguồn: Trang 195, Giáo trình Tài chính DN, Nguyễn Minh Kiều) Đòn bẩy xuất hiện khi doanh nghiệp sử dụng tài sản hay vốn có chi phí hoạt động hay chi phí tài chính cố định nhằm tối đa hóa tỷ suất sinh lời cho doanh nghiệp. Tuy nhiên việc sử dụng đòn bẩy là con dao hai lưỡi đối với mỗi doanh nghiệp bởi khi sử dụng đòn bẩy tăng lên thì rủi ro của doanh nghiệp cũng sẽ tăng. Nếu doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy quá mức sẽ làm tăng chi phí hoạt động và tài chính cố định, điều này làm giảm lợi nhuận đạt được từ việc sử dụng đòn bẩy. Việc lạm dụng đòn bẩy còn có thể làm sụt giảm giá cổ phiếu trên thị trường, không những không gia tăng được khả năng sinh lời mà còn làm doanh nghiệp đứng trước tình thế khó khăn. Các nhà đầu tư cần cân nhắc và đưa ra quyết định phù hợp nhất cho doanh nghiệp, cân bằng giữa mức độ rủi ro và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. 1.1.2. Các loại đòn bẩy Đòn bẩy được chia thành 3 loại: đòn bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính và đòn bẩy tổng hợp Đòn bẩy hoạt động cho nhà quản trị tài chính biết được sự thay đổi của cơ cấu chi phí, doanh thu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính giúp cho các nhà quản trị tài chính thấy được tác động của việc sử dụng nợ vay lên thu nhập trên một cổ phần của cổ đông thường. Đòn bẩy tổng hợp là sự kết hợp của đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính trong nỗ lực gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập cho cổ đông. Như vậy khi sử dụng đòn bẩy tổng hợp đồng nghĩa với việc công ty sử dụng kết hợp cả chi phí hoạt động và chi phí tài trợ cố định. Đòn bẩy tổng hợp là một thước đo cho phép đánh giá mức độ rủi ro tổng thể của doanh nghiệp bao gồm cả rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. 1 1.2. Đòn bẩy hoạt động 1.2.1. Khái niệm và ý nghĩa của đòn bẩy hoạt động 1.2.1.1. Khái niệm đòn bẩy hoạt động “Đòn bẩy hoạt động mức độ sử dụng chi phí hoạt động cố định của DN (thường được tính toán trong ngắn hạn vì trong dài hạn tất cả các chi phí đều thay đổi). Chi phí cố định là chi phí không thay đổi khi số lượng sản phẩm thay đổi như: chi phí khấu hao, bảo hiểm, chi phí quản lý… Chi phí biến đổi là chi phí thay đổi khi số lượng sản phẩm thay đổi như: chi phí nguyên vật liệu, lao động trực tiếp, hoa hồng bán hàng…” (Nguồn: Trang 195, Giáo trình Tài chính DN, Nguyễn Minh Kiều) Trong kinh doanh doanh nghiệp đầu tư chi phí cố định với mong muốn số lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ tạo ra doanh thu đủ lớn để trang trải chi phí cố định và chi phí biến đổi. Trong khái niệm đòn bẩy hoạt động, chi phí cố định chính là điểm tựa để khuếch đại sự thay đổi của lợi nhuận (hoặc lỗ) thông qua sự thay đổi trong số lượng tiêu thụ sản phẩm. Ảnh hưởng của đòn bẩy thể hiện ở chỗ sự biến đổi nhỏ về doanh thu hoặc sản lượng sẽ làm phát sinh sự biến đổi lớn về lợi nhuận. Các yếu tố ảnh hưởng đến đòn bẩy hoạt động gồm có: đặc điểm về ngành nghề kinh doanh, quy mô doanh nghiệp, yếu tố công nghệ và các quy định của pháp luật…Cụ thể, đối với các ngành nghề có mức độ đầu tư vào tài sản cố định và chi phí hoạt động cố định khác lớn như các DN sản xuất thì việc sử dụng đòn bẩy hoạt động là điều khá dễ hiểu. Còn các DN thương mại, dịch vụ đầu tư cho các chi phí cố định ở mức thấp sẽ khá khó khăn trong việc tận dụng đòn bẩy hoạt động. 1.2.1.2. Ý nghĩa của đòn bẩy hoạt động Đòn bẩy hoạt động phản ánh nhiều điều về DN đó cũng như mức độ rủi ro của nó. Về thực chất, đòn bẩy hoạt động phản ánh tỷ lệ thay đổi về lợi nhuận trước thuế và lãi vay phát sinh do sự thay đổi về sản lượng tiêu thụ. Đòn bẩy hoạt động cho biết khi doanh thu tăng hoặc giảm x% thì EBIT có chiều hướng tăng hoặc giảm x% DOL điều đó giúp nhà quản trị thấy được ở một mức định phí nào đó, tác động của lợi nhuận trước doanh số ra sao. Đòn bẩy hoạt động sẽ rất lớn trong các DN có tỷ trọng chi phí cố định cao hơn so với chi phí biến đổi, điều này có nghĩa là công ty đang sử dụng nhiều tài sản cố định hơn trong hoạt động của mình. Và ngược lại đòn bẩy hoạt động sẽ thấp khi tỷ trọng chi phí cố định nhỏ hơn chi phí biến đổi. Khi đòn bẩy hoạt động cao, chỉ cần một sự thay đổi nhỏ về sản lượng tiêu thụ cũng làm thay đổi lớn về lợi nhuận, nghĩa là lợi nhuận [...]... trước chứng tỏ DN đã nâng cao được hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính, tiến bộ hơn trong quản lý tài chính Đây là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính vì thu nhập trên mỗi cổ phần thường chính là mục tiêu của việc sử dụng đòn bẩy tài chính 1.6 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy trong công ty 1.6.1 Các nhân tố chủ quan Tâm lý của nhà quản trị tài chính:... bỏ ra thì hiệu quả sử dụng đòn bẩy càng cao, nó thể hiện thông qua hệ thống các chỉ tiêu về mức sinh lời trên tổng tài sản, trên doanh thu, trên vốn chủ sở hữu, vốn cổ phần thường và một số chỉ tiêu liên quan 1.5.2 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng đòn bẩy Chỉ tiêu quản lý nợ Tổng nợ Hệ số nợ = Tổng tài sản Hệ số nợ phản ánh mức độ sử dụng nợ của công ty Hệ số này cho biết mức độ sử dụng nợ để... trên cổ phần thường (EPS) tăng lên hay giảm đi bao nhiêu % Vì vậy, khi xem xét, đánh giá DTL nhà quản trị cần phối hợp DOL và DFL để làm EPS tăng lên nhưng đồng thời phải đảm bảo tài chính cho DN 1.5 Hiệu quả sử dụng đòn bẩy trong công ty 1.5.1 Khái niệm hiệu quả và hiệu quả sử dụng đòn bẩy Hiệu quả là một đại lượng tương đối so sánh giữa kết quả với chi phí bỏ ra để có được kết quả đó (Nguồn: Quản... Khái niệm và ý nghĩa của đòn bẩy tổng hợp 1.4.1.1 Khái niệm đòn bẩy tổng hợp Trong thực tế, các doanh nghiệp không chỉ sử dụng đơn thuần một đòn bẩy hoạt động hoặc đòn bẩy tài chính, mà thường sử dụng kết hợp cả 2 đòn bẩy trong nỗ lực gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu hay thu nhập cho cổ đông “Khi đòn bẩy tài chính được sử dụng kết hợp với đòn bẩy hoạt động chúng ta có đòn bẩy tổng hợp (Combined... mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính cũng khác nhau Vì thế sẽ tạo nên ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp Tình hình tiêu thụ sản phẩm và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Khi doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều sản phẩm khi đó doanh thu sẽ tăng, làm cho đòn bẩy hoạt động được sử dụng có hiệu quả Từ đó làm cho hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính được nâng. .. dụng đòn bẩy là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ, năng lực của DN trong việc sử dụng chi phí cố định (gồm: chi phí hoạt động cố định và chi phí tài chính cố định) để gia tăng khả năng sinh lợi cũng như thể hiện tình hình rủi ro của DN Hiệu quả sử dụng đòn bẩy phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được do việc sử dụng đòn bẩy và chi phí phải bỏ ra khi sử dụng đòn bẩy đó Kết quả thu được càng cao. .. cương) Hiệu quả sản xuất kinh doanh của một DN là thước đo để đánh giá trình độ quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của DN đó Hiệu quả sản xuất kinh doanh được đánh giá trên hai mặt: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội Trong phạm vi quản lý DN thì hiệu quả kinh tế được quan tâm hơn hết Nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của DN để hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất 21 Hiệu quả sử. .. bẩy tài chính sẽ giảm độ bẩy của nó trong doanh nghiệp đó Việc sử dụng đòn bẩy hoạt động: Đòn bẩy hoạt động là nhân tố tác động rất lớn đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính Đòn bẩy hoạt động phản ánh mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi Mức độ ảnh hưởng của đòn bẩy hoạt động sẽ rất lớn ở những doanh nghiệp có chi phí cố định cao hơn chi phí biến đổi Nhưng đòn bẩy hoạt động chỉ tác động... biện pháp nâng cao số vòng quay của tài sản bình quân, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần (ROS) càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng tốt Trên cơ sở đó, DN muốn tăng sức sinh lời của doanh thu thuần cần có các biện pháp giảm chi phí bằng cách phân tích những nhân tố cấu thành đến tổng chi phí để có biện pháp phù hợp Đồng thời tìm mọi biện pháp để nâng cao. .. thƣờng Lợi nhuận ròng EAT - Cổ tức trả cho cổ phiếu ƣu đãi PD EPS = Số cổ phiếu thƣờng NS Thu nhập trên mỗi cổ phần thường là một yếu tố rất quan trọng, nó quyết định đến giá trị của cổ phần bởi vì nó đo lường thu nhập của nhà đầu tư có được khi sở hữu cổ phần Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ DN sử dụng đòn bẩy tài chính càng hiệu quả Để thấy rõ được mức độ hiệu quả của chỉ tiêu này ta so sánh với chỉ tiêu . hiệu quả sử dụng đòn bẩy. Chƣơng 2: Thực trạng về hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại Công ty cổ phần H-pec Việt Nam. Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại Công ty cổ. lợi của công ty. Với đề tài nghiên cứu “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại Công ty Cổ phần H-PEC Việt Nam ” ta sẽ có cái nhìn toàn diện về hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài. SỬ DỤNG ĐÕN BẨY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN H-PEC VIỆT NAM 71 3.1. Định hƣớng phát triển của công ty Cổ phần H-PEC Việt Nam 71 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy hoạt động

Ngày đăng: 18/12/2014, 08:41

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w