Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả sử dụng đòn bẩy

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần h-pec việt nam (Trang 31 - 34)

Chỉ tiêu quản lý nợ Tổng nợ

Hệ số nợ = Tổng tài sản

Hệ số nợ phản ánh mức độ sử dụng nợ của công ty. Hệ số này cho biết mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản của công ty, nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của công ty. Các chủ nợ thường thích một số nợ vừa phải, tỷ số nợ càng thấp món nợ càng được bảo đảm và có cơ sở tin tưởng vào sự đáo hạn của con nợ. Ngược lại các nhà quản trị DN thường thích hệ số nợ cao bởi vì tỷ số nợ càng cao nghĩa là công ty chỉ cần góp một phần nhỏ trên tổng số vốn và sự rủi ro trong kinh doanh chủ yếu do các chủ nợ gánh chịu. Mặt khác, các nhà quản trị DN chỉ đưa ra một lượng vốn nhỏ nhưng lại được sử dụng một lượng tài sản lớn và DN tạo ra lợi nhuận trên tiền vay nhiều hơn so với số tiền lãi phải trả thì phần lợi nhuận dành cho các chủ sở hữu tăng rất nhanh. Nhưng tỷ số nợ càng cao thì mức độ an toàn trong kinh doanh càng thấp cụ thể làm cho độ bẩy tài chính và rủi ro tài chính DN càng tăng lên, vì chỉ cần một khoản nợ tới hạn không trả được sẽ dễ làm cho cán cân thanh toán mất cân bằng, xuất hiện nguy cơ phá sản cao. Hệ số nợ kết hợp với chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần thường để đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. Nếu hệ số nợ tăng nhanh mà tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, thu nhập trên vốn cổ phần thường tăng chậm so với các năm trước thể hiện hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính không tốt.

Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán lãi vay EBIT

Khả năng thanh toán lãi vay = Lãi vay

Chỉ tiêu này cho biết bằng toàn bộ lợi nhuận trước thuế và lãi vay sinh ra trong mỗi kì có thể đảm bảo cho doanh nghiệp thanh toán được bao nhiêu lần tổng lãi vay phải trả từ huy động nguồn vốn nợ. Chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay thể hiện đòn bẩy tài chính là đòn bẩy tài chính âm hay dương. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 tức là DN có được đòn bẩy tài chính dương khi đó DN có lãi và đòn bẩy tài chính khuếch đại 22

mức độ lãi cho DN chứng tỏ hoạt động kinh doanh có khả năng sinh lời cao và đó là cơ sở đảm bảo cho tình hình thanh toán của doanh nghiệp lành mạnh. Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 tức là DN có đòn bẩy tài chính âm tức là khi đó DN đang bị lỗ và đòn bẩy tài chính khuếch đại mức độ lỗ của DN, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp kém hiệu quả là nguyên nhân khiến cho tình hình tài chính bị đe dọa. Kết hợp với các chỉ tiêu đo lường khác, nếu chỉ tiêu này càng lớn thể hiện mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính càng hiệu quả, mang đến lợi nhuận cao cho DN.

Tỷ suất sinh lời của tiền vay Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất sinh lời của tiền vay = Nợ phải trả

x 100

Chỉ tiêu này cho biết khi DN sử dụng 100 đồng tiền vay phục vụ cho hoạt động kinh doanh thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất sinh lời của tiền vay càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh tốt, đó là nhân tố hấp dẫn nhà quản trị đưa ra quyết định vay tiền đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này cũng chứng tỏ tốc độ tăng trưởng của DN, tỷ suất sinh lời càng cao chứng tỏ tốc độ phát triển kinh doanh của DN rất nhanh và ngược lại.

ROS -Tỷ suất sinh lời trên doanh thu Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu ROS = Doanh thu thuần

Chỉ tiêu này cho biết với 1 đồng doanh thu hoặc doanh thu thuần DN thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí càng tốt, điều này giúp nhà quản trị đưa ra các mục tiêu để mở rộng thị trường, tăng doanh

thu. Ngược lại chỉ tiêu này càng thấp nhà quản trị cần tăng cường kiểm soát chi phí của các

bộ phận để tiết kiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

ROA - Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

( )

= Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) x Số vòng quay của tài sản bình quân (SOA)

Từ mô hình phân tích trên, ta thấy tác động đến ROA là chỉ tiêu ROS và chỉ tiêu số vòng quay của tài sản bình quân SOA (hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp). 23

Số vòng quay của tài sản bình quân (SOA) càng cao chứng tỏ sức sản xuất của các tài sản càng nhanh, đó là nhân tố để tăng sức sinh lời của tài sản. Vòng quay của tài sản bình quân bị ảnh hưởng bởi những nhân tố: Tổng doanh thu thuần càng lớn số

vòng quay càng nhiều, tài sản bình quân càng nhỏ số vòng quay càng nhiều. Song tổng doanh thu thuần và tổng tài sản bình quân có quan hệ mật thiết với nhau, trong thực tế 2 chỉ tiêu này thường quan hệ cùng chiều, khi tổng tài sản bình quân tăng thì tổng doanh thu thuần cũng tăng. Trên cơ sở đó nếu DN muốn tăng vòng quay của tài sản thì cần phân tích các nhân tố có liên quan, phát hiện các mặt tích cực, tiêu cực của từng nhân tố để có biện pháp nâng cao số vòng quay của tài sản bình quân, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Tỷ suất sinh lời của doanh thu thuần (ROS) càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng tốt. Trên cơ sở đó, DN muốn tăng sức sinh lời của doanh thu thuần cần có các biện pháp giảm chi phí bằng cách phân tích những nhân tố cấu thành đến tổng chi phí để có biện pháp phù hợp. Đồng thời tìm mọi biện pháp để nâng cao doanh thu, giảm các khoản giảm trừ.

Khi nghiên cứu khả năng sinh lời của tài sản cũng cần phải quan tâm đến mức tăng của vốn chủ sở hữu bởi số vòng quay của tài sản bình quân và sức sinh lời của doanh thu thuần là 2 nhân tố không phải lúc nào cũng tăng ổn định. Mặt khác, để tăng lợi nhuận trong tương lai cũng cần phải đầu tư thêm. Việc tăng vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào lợi nhuận thuần và chính sách phân phối lợi nhuận của DN. Do vậy cần phải kết hợp tăng vốn chủ sở hữu và tăng những nguồn tài trợ từ bên ngoài.

Tóm lại, phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của DN dựa vào mô hình tài chính Dupont đã đánh giá đầy đủ hiệu quả trên mọi phương diện đồng thời phát hiện các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản để từ đó có các biện pháp nâng cao lợi nhuận cho DN.

ROE - Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu

( )

= Tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS) x Số vòng quay của tài sản (SOA) x Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu (AOE)

Từ mô hình này, ta cũng có thể thấy ảnh hưởng tới khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) là tỷ suất sinh lời của doanh thu (ROS), hiệu suất sử dụng tài sản (SOA) và tỷ trọng tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu (AOE – đòn bẩy tài chính). Công ty phải tìm những biện pháp để nâng cao khả năng sinh lời của quá trình sử dụng vốn chủ sở 24

hữu của doanh nghiệp để nâng cao khả năng sinh lời của một đồng vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng.

Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn bỏ ra tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ

sở hữu nên đã khuếch đại được tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu. Để đánh giá chỉ tiêu này ta có thể so sánh với chỉ tiêu này của năm trước hay với mức trung bình của ngành. Nếu tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu cao và tăng nhanh qua các năm chứng tỏ DN đang sử dụng rất hiệu quả đòn bẩy tài chính và ngược lại. Đây là nhân tố giúp nhà quản trị tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Phân tích tài chính dựa trên mô hình Dupont có ý nghĩa rất lớn với việc quản trị doanh nghiệp. Nhà quản trị không những có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách sâu sắc toàn diện mà còn có thể đánh giá đầy đủ, khách quan những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó có thể đưa ra được những biện pháp điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.

Chỉ tiêu thu nhập trên mỗi cổ phần thƣờng

Lợi nhuận ròng EAT - Cổ tức trả cho cổ phiếu ƣu đãi PD EPS =

Số cổ phiếu thƣờng NS

Thu nhập trên mỗi cổ phần thường là một yếu tố rất quan trọng, nó quyết định

đến giá trị của cổ phần bởi vì nó đo lường thu nhập của nhà đầu tư có được khi sở hữu cổ phần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ DN sử dụng đòn bẩy tài chính càng hiệu quả. Để thấy rõ được mức độ hiệu quả của chỉ tiêu này ta so sánh với chỉ tiêu này của năm trước đó. Nếu chỉ tiêu này lớn hơn so với năm trước chứng tỏ DN đã nâng cao được hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính, tiến bộ hơn trong quản lý tài chính. Đây là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính vì thu nhập trên mỗi cổ phần thường chính là mục tiêu của việc sử dụng đòn bẩy tài chính.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần h-pec việt nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w