“Độ bẩy tài chính (Degree of financial leverage – DFL) là một chỉ tiêu định
lượng dùng để đo lường mức độ biến động của EPS khi EBIT thay đổi. Độ bẩy tài chính ở một mức độ EBIT nào đó được xác định như là phần trăm thay đổi của EPS khi EBIT thay đổi 1%” (Nguồn: Trang 208, Giáo trình Tài chính DN, Nguyễn Minh Kiều)
Công thức độ bẩy tài chính:
Phần trăm thay đổi EPS ∆EPS/EPS
Độ bẩy tài chính (DFL) ở mức EBIT = =
Phần trăm thay đổi EBIT ∆EBIT/EBIT
EBIT
DFLEBIT =
(1.10)
EBIT - I - [PD/(1 - t)]
Độ bẩy tài chính là công cụ để ước tính ở một mức định phí tài trợ nào đó, sự
thay đổi lợi nhuận trước thuế và lãi vay sẽ ảnh hưởng thế nào đến lợi nhuận trên mỗi cổ phần. Khi EBIT tăng hay giảm X% thì EPS có chiều hướng tăng hay giảm
X%×DFL. Nếu DN có độ bẩy tài chính cao thì sự biến động nhỏ của EBIT sẽ gây ảnh hưởng lớn đến EPS.
EPS được xác định bởi công thức sau:
(EBIT - I)(1 - t) - PD EPS =
(1.11) NS
Trong đó: I : Lãi suất phải trả PD : Cổ tức cổ phiếu ưu đãi t : Thuế suất thuế thu nhập DN NS : Số lượng cổ phần thông thường
Từ công thức 1.10 trên ta có thể xác định được ∆EPS như sau:
(∆EBIT - ∆I)(1 - t) - ∆PD ∆EPS =
NS
Do lãi vay và cổ tức cổ phiếu ưu đãi là cố định hàng năm nên ta có:
∆EBIT(1 -t) ∆EPS = (1.12) NS
Sự phối hợp các phương án tài trợ sẽ làm thay đổi lãi vay, cổ tức và số lượng cổ phần dẫn đến thay đổi EPS kỳ vọng. Công thức tính EPS được xác định trong mối quan hệ EBIT và các yếu tố trên là cơ sở phối hợp các phương án tài trợ để đem lại lợi nhuận trên vốn cổ phần cao nhất.
17