Đánh giá về tình hình sử dụng đòn bẩy tại công ty Cổphần H-PEC Việt

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần h-pec việt nam (Trang 88 - 92)

2.6.1. Đòn bẩy hoạt động

Từ những số liệu đã phân tích cụ thể ở trên, ta có thể thấy việc sử dụng đòn bẩy hoạt động tại công ty cổ phần H-PEC Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2013 có những ưu điểm và hạn chế sau:

Ƣu điểm:

Với tỷ trọng định phí thấp trong tổng chi phí, trung bình của 3 năm ở mức

23,93% nên mức độ sử dụng đòn bẩy hoạt động của công ty ở mức thấp giúp cho công ty có mức độ rủi ro về kinh doanh thấp, cũng như khả năng linh hoạt trong việc quản lý thu chi của công ty trong tình hình kinh tế thị trường biến động như hiện nay tăng lên.

Hạn chế:

Giai đoạn 2011 – 2012 doanh thu tiêu thụ của công ty tăng trưởng mạnh (tăng

58,59%) nhưng giai đoạn 2012 – 2013 lại giảm (8,02%) cho ta thấy tốc độ tăng trưởng của doanh thu không ổn định qua các năm chứng tỏ công ty chưa có chính sách bán hàng, kinh doanh hợp lý. Sự tăng giảm không ổn định của doanh thu thuần kéo theo doanh thu hòa vốn cũng không ổn định. Doanh thu hòa vốn tăng giảm chủ yếu do tác động của các loại chi phí, đặc biệt là biến phí vì biến phí chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí.

nghiệp vì chi phí này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng định phí, ngoài ra chi phí khấu hao tài sản cố định cũng có tác động không nhỏ đến sự thay đổi của định phí. Giai đoạn 2011 – 2012, công ty có sự điều chỉnh tăng lương của bộ phận nhân viên quản lý doanh nghiệp khiến cho chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh từ 18.307 triệu đồng lên đến 24.626 triệu đồng năm 2012 và cũng trong năm 2012 công ty có sự đầu tư khá lớn vào các tài sản cố định khiến chi phí khấu hao tài sản cố định tăng lên 36,54%, tuy nhiên đến giai đoạn 2012 – 2013 chi phí quản lý doanh nghiệp giảm nhẹ 6,23% và chi 67

phí khấu hao tài sản giảm 13,45% cho thấy chính sách quản lý chi phí doanh nghiệp cũng như đầu tư vào tài sản cố định của công ty chưa ổn định.

+ Sự tăng giảm của biến phí phụ thuộc rất nhiều vào sự tăng giảm của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Năm 2012 tổng biến phí tăng cao so với năm 2011 tương đương với mức tăng 65,82% do công ty đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm đầu ra vì vậy sản phẩm đầu vào được chọn lựa kĩ càng hơn, chất lượng tốt hơn khiến giá thành cũng từ đó mà tăng cao. Năm 2013 tổng biến phí lại giảm xuống còn 83.672 triệu đồng do công ty ký kết hợp đồng dài hạn nhập nguyên liệu với đối tác mới nên giá thành nguyên vật liệu giảm đi do được chiết khấu. Qua đó ta thấy tình hình quản lý chi phí nguyên vật liệu nói riêng, biến phí nói chung chưa đạt được hiệu quả tích cực. Với sự tăng giảm không ổn định của các chi phí cố định và chi phí biến đổi, doanh thu hòa vốn năm 2012 cũng tăng vọt so với năm 2011 (tăng 51%) nhưng lại giảm vào năm 2013 (giảm 4,5%). Doanh thu hòa vốn càng cao thì càng không tốt vì khi đó công ty phải đạt được mức doanh thu cao mới đủ bù đắp được các chi phí đã bỏ ra.

2.6.2. Đòn bẩy tài chính

Ƣu điểm:

Độ bẩy tài chính của công ty đang ở mức khá cao trung bình trong cả giai đoạn

2011 – 2013 là 11,12 lần. Điều này cho thấy sự thay đổi của lợi nhuận trước thuế và lãi vay sẽ ảnh hưởng khá lớn đến lợi nhuận trên mỗi cổ phần. EBIT của công ty có chiều hướng tăng trong giai đoạn 2011 – 2012 đã tác động làm tăng lợi nhuận trên mỗi cổ phần của công ty tăng lên mạnh từ mức 99,87 đồng năm 2011 lên 187,74 đồng năm 2012, năm 2013 giảm xuống còn 77,09 đồng một phần do EBIT giảm, một phần do vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng lên khiến số lượng cổ phần tăng từ 1,5 triệu lên 3 triệu cổ phần. Nhìn chung thì đây cũng là dấu hiệu tích cực cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh đang trên đà tăng, công ty cần có những chính sách hợp lý để tăng EBIT khiến cho EPS tăng góp phần nâng cao giá trị doanh nghiệp để thu hút vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, độ bẩy tài chính ở mức cao còn giúp công ty tận dụng được lợi ích từ lá chắn thuế của nợ vay, góp phần làm tăng lợi nhuận ròng của công ty.

Hạn chế:

Chính độ bẩy tài chính ở mức cao khiến công ty phải đối mặt với rủi ro tài chính ở mức cao, nếu không quản lý tốt nợ vay thì rủi ro mất khả năng thanh khoản của công ty là rất cao.

68

Khi so sánh các chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cũng như tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản qua các năm với nhau thì ta thấy rằng khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu cũng như trên tài sản còn thấp. Ngoài ra, chênh lệch giữa tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu với tỷ suất sinh lời trên tài sản không lớn cho thấy khả năng sử dụng nợ của công ty kém hiệu quả. Cụ thể, ta lấy tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu trừ đi tương ứng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của các năm ta được kết quả như sau: Năm 2011 là 0,60%, năm 2012 là 1,25%, năm 2013 là 0,44%. Từ đây ta thấy rõ với mức chênh lệch tương đối nhỏ như vậy, đến năm 2013 lại giảm so với năm 2012 phản ánh hiệu quả sử dụng vốn vay của công ty không những không đạt hiệu quả cao lại còn đang giảm sút.

Nhìn chung việc sử dụng đòn bẩy tài chính tại công ty vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn, công ty cần đề ra những biện pháp thích hợp về việc sử dụng nợ vay để tăng hiệu quả của đòn bẩy tài chính trong thời gian tới.

2.6.3. Đòn bẩy tổng hợp

Trong giai đoạn 2011 – 2013, đòn bẩy tổng hợp của công ty ở mức khá cao, có xu hướng tăng dần qua các năm và đang chịu ảnh hưởng chủ yếu từ độ bẩy tài chính. Sự tăng mạnh 521,15% của độ bẩy tài chính trong giai đoạn 2011 - 2012 cho thấy mức độ rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải đang ở mức cao, năm 2013 độ bẩy tài chính tăng lên đạt ở mức 17,17%, nguyên nhân chính của sự tăng lên do công ty sử dụng ít nợ vay hơn trong nguồn vốn chủ sở hữu nhưng tốc độ giảm của EBIT trong năm này lớn hơn tốc độ giảm của lãi vay vì vậy không những không hạn chế được rủi ro mà rủi ro công ty gặp phải còn tăng lên. Bên cạnh đó sự thay đổi của độ bẩy hoạt động cũng tác động không nhỏ đến đòn bẩy tổng hợp. Cụ thể trong giai đoạn 2012 – 2013 độ bẩy hoạt động tăng lên ở mức 19,15% và độ bẩy tài chính tăng 22,99% đã tác động làm cho độ bẩy tổng hợp tăng.

Như chúng ta đã biết, đòn bẩy tổng hợp của công ty là sự kết hợp giữa đòn bẩy hoạt động và đòn bẩy tài chính, hiện tại, để khắc phục mức rủi ro tài chính cao với độ bẩy tài chính lớn công ty đang duy trì một độ bẩy hoạt động ở mức thấp hơn. Trong bối cảnh nền kinh tế những năm gần đây có rất nhiều khó khăn, các đối thủ kinh doanh của công ty ngày càng nhiều và mạnh khiến công ty phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Do đó, mục tiêu mà công ty đặt ra trước mắt đó là phải giảm thiểu rủi ro cũng như thua lỗ có thể gặp phải, chính vì vậy, công ty cần tìm các biện pháp để có được hiệu quả tối đa nhất khi sử dụng đòn bẩy, cùng với đó cân nhắc giữa lợi nhuận và rủi ro để điều chỉnh độ bẩy của đòn bẩy ở mức hợp lý. Bên cạnh đó với chính sách về đòn bẩy công ty đang thực hiện, công ty tận dụng hết sức, khai thác được những lợi ích của đòn bẩy mang lại để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Kết luận chung: trong chương II, ta đã tiến hành phân tích tình hình sử dụng đòn

bẩy hoạt động, đòn bẩy tài chính và đòn bẩy tổng hợp của công ty, bên cạnh đó cũng xác định được hiệu quả sử dụng đòn bẩy cũng như mức độ rủi ro mà công ty đang phải đối mặt. Từ đó, thấy được những ưu điểm và những hạn chế trong công tác sử dụng đòn bẩy tại công ty. Những hạn chế mà công ty đang gặp phải sẽ là cơ sở cho những giải pháp được trình bày ở chương III.

70

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÕN BẨY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN H-PEC VIỆT NAM

3.1. Định hƣớng phát triển của công ty Cổ phần H-PEC Việt Nam

Trên cơ sở phân tích những kết quả đạt được, những ưu điểm cũng như hạn chế, khó khăn còn tồn tại cũng với những nhận định về cơ hội và thách thức trong những năm tới, công ty đã xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong những năm sắp tới nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thay đổi không ngừng của nền kinh tế. Dưới đây là những định hướng và mục tiêu phát triển của công ty.

Định hƣớng phát triển

Trong những năm tới, công ty vẫn tiếp tục phối hợp cùng các đối tác thực hiện

các dự án cung cấp thiết bị giáo dục với các sở và phòng giáo dục trên nhiều tỉnh thành trên cả. Bên cạnh đó HPEC cũng đã, đang tham gia và hỗ trợ đại lý thực hiện các gói thầu cung cấp thiết bị nghe nhìn, trình chiếu, thiết bị hỗ trợ đa năng cho các Bộ, các sở cũng như các ngân hàng trên khắp cả nước. Một số định hướng cụ thể khác như sau: Không ngừng đầu tư áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại vào sản xuất kinh doanh; Luôn đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ sau bán hàng là tiêu chí được đặt lên hàng đầu cho các hoạt động của công ty; Bằng việc nhấn mạnh tầm quan trọng của chất lượng và uy tín, sự liên kết với những nhà sản xuất, cung cấp nguyên vật liệu hàng đầu trên thế giới, nâng cao vị thế cạnh tranh của công ty hướng công ty tới một tầm nhìn gần gũi hơn với khách hàng, chia sẻ, tìm kiếm tư vấn những giải pháp tối ưu trên cơ sở mang lại lợi ích thiết thực cho khách hàng; Nâng cao chất lượng bảo hành, bảo trì sản phẩm sau bán tạo uy tín, niềm tin đối với khách hàng Từng bước nâng cao tỷ lệ vốn chủ sở hữu, giảm dần tỷ lệ nợ phải trả; Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty; Đảm bảo tình hình kinh doanh đạt hiệu quả, kinh doanh có lãi, tốc độ phát triển ổn định.

Mục tiêu chiến lƣợc

Phấn đấu đến năm 2015 đạt mức doanh thu trên 2000 tỷ đồng và các năm tiếp theo doanh thu tiếp tục tăng so với năm trước cùng với đó giảm chi phí để tăng lợi nhuận sau thuế.

Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý năng động, nhiệt tình, có trình độ cũng như tinh thần trách nhiệm cao.

Xây dựng hình ảnh thương hiệu H-PEC được nhiều khách hàng biết đến và tin tưởng hợp tác.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần h-pec việt nam (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w