Như đã trình bày trong phần đánh giá chung về đòn bẩy tại công ty cổ phần H-
PEC Việt Nam, để nâng cao chất lượng của đòn bẩy hoạt động công ty cần quản lý, sử dụng thật tốt các khoản chi phí cố định và chi phí biến đổi để từ đó giúp khuếch đại lợi nhuận của công ty.
Giá bán và cung cấp sản phẩm là công cụ hữu hiệu mà các công ty thường dùng để nâng cao tính cạnh tranh cũng như thúc đẩy doanh thu tiêu thụ. Với những mức giá bán được phân cấp phù hợp: giá bán cho đại lý cấp 1, đại lý cấp 2, bán lẻ…công ty cần chú trọng hơn vào công tác quản lý, hoạch định giá thành, dự đoán trước sự tăng giảm của giá thành để có kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp cũng như những chính sách ưu đãi giảm giá đối với khách hàng. Để hạ giá thành sản phẩm công ty có thể áp dụng những biện pháp sau:
3.2.1. Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu đầu vào, hạ giá thành sản phẩm để tăng sức cạnh tranh, đẩy mạnh tiêu thụ
Đặc thù sản phẩm của công ty là sản phẩm điện tử nên chi phí nguyên vật liệu
chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm. Để giảm được giá thành sản phẩm công ty cần giảm chi phí nguyên vật liệu đầu vào bằng những cách như sau:
+ Tổ chức tốt công tác thu mua nguyên vật liệu đầu vào, công ty cần chọn cho
mình những đối tác cung cấp nguyên vật liệu chất lượng tốt, giá cả phù hợp, có những chính sách ưu đãi, chiết khấu cao khi lượng hàng nhập lớn và thường xuyên. Ngoài ra, chi phí vận chuyển hàng về kho, lượng hao hụt hỏng hóc thiết bị cần phải được tính toán kỹ lưỡng nhằm giảm chi phí cho công tác thu mua một cách tối thiểu. Hiện nay công ty đang nhập nguyên liệu của đối tác Đài Loan vì công nghệ sản xuất linh kiện hiện đại, giá cả phù hợp, chất lượng nguyên vật liệu khá tốt, trong thời gian tới công ty nên ký kết các hợp đồng nhập nguyên vật liệu dài hạn, thỏa thuận mức chiết khấu hợp lý để đảm bảo nguồn nguyên vật liệu luôn ổn định, tránh biến động giá về sau này. + Giảm chi phí lưu kho nguyên vật liệu. Công ty nên lập kế hoạch cụ thể cho
công tác sản xuất theo từng thời kỳ để qua đó nhập nguyên liệu với số lượng phù hợp, thường xuyên kiểm tra khối lượng nguyên vật liệu trong kho, dự trữ ở mức tối ưu, tránh tình trạng nguyên vật liệu lưu kho lâu ngày dẫn đến hỏng hóc vì nguyên vật liệu hầu hết là linh kiện điện tử.
+ Thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra để đảm bảo chất lượng, giảm chi phí phát sinh cho việc sửa chữa hay hàng bán bị trả lại.
72
+ Nâng cao tay nghề của công nhân cùng với đó giảm định mức tiêu hao nguyên vật liệu tối đa, đảm bảo tính chính xác cao trên từng sản phẩm như vậy sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí nguyên vật liệu, làm giảm được đáng kể giá thành sản phẩm.
3.2.2. Hạ thấp chi phí quản lý doanh nghiệp
Với mức chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí và đang có xu hướng tăng lên qua các năm trong thời gian tới công ty cần có những chính sách hợp lý để giảm chi phí quản lý doanh nghiệp đồng thời giảm tổng chi phí. Cụ thể năm 2011 là 18.307 triệu đồng, năm 2012 là 24.626 triệu đồng, năm 2013 là 23.092 triệu đồng tương ứng với tổng chi phí năm 2011 là 77.328 triệu đồng, năm 2012 là 122.665 triệu đồng, năm 2013 là 112.778 triệu đồng. Với mục tiêu tăng doanh thu và giảm chi phí trong giai đoạn tới công ty đạt ra kế hoạch mục tiêu giảm từ 5-10% chi phí quản lý doanh nghiệp. Giả sử, trong năm 2014 công ty tiến hành giảm chi phí quản lý doanh nghiệp đi 5% so với năm 2013, khi đó ta có:
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2014 = 23.092 * (1 – 5%) = 21.937 triệu đồng Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm đi kéo theo định phí cũng giảm, từ đó ta xác định được độ bẩy hoạt động và doanh thu hòa vốn năm 2014 như sau:
Bảng 3.1. Độ bẩy hoạt động dự tính khi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2014 ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch (%) Chỉ tiêu 2013 2014 (Dự tính) 2013 - 2014
Doanh thu tiêu thụ 113.056 113.056 0,00 Định phí 24.613 23.458 (4,69) Biến phí 83.672 83.672 0,00 Độ bẩy hoạt động (lần) 6,15 4,96 (19,35)
Doanh thu hòa vốn 94.665
78.193 (17,4)
(Nguồn: Số liệu tính toán được từ báo cáo tài chính)
Như vậy, khi chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 5% kéo theo định phí giảm
hoạt động giảm 19,35% so với năm 2013 xuống còn 4,96 lần. Độ bẩy hoạt động giảm điều này cho thấy mức độ nhạy cảm của lợi nhuận hoạt động do sự thay đổi trong doanh thu tiêu thụ giảm đi cùng với đó thì rủi ro công ty phải đối mặt cũng giảm xuống. Bên cạnh độ bẩy hoạt động giảm đi, việc giảm chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tác động làm giảm doanh thu hòa vốn. Cụ thể khi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp đi 5% kéo theo doanh thu hòa vốn giảm 17,4% (từ 94.665 triệu đồng xuống 73
còn 78.193 triệu đồng). Điều này có nghĩa là để bù đắp các chi phí bỏ ra, công ty chỉ cần có mức doanh thu ít hơn năm trước là 16.472 triệu đồng. Với mức doanh thu hòa vốn giảm như vậy trong khi giả định là doanh thu tiêu thụ không thay đổi so với năm 2013 thì mức doanh thu thuần an toàn của công ty tăng lên (từ 18.391 triệu đồng năm 2013 lên 34.863 triệu đồng năm 2014) sẽ kéo theo lợi nhuận công ty đạt được cũng sẽ tăng.
Để giảm thiểu tối đa chi phí quản lý doanh nghiệp trong thời gian tới, công ty có thể áp dụng những biện pháp cụ thể sau:
Chi phí nhân viên quản lý: việc tăng lương cơ bản theo các quy định của pháp
luật sẽ kéo theo sự tăng lên khá mạnh trong chi phí lương cho đội ngũ nhân viên quản lý của công ty. Do đó, công ty cần đưa ra các chính sách như cắt giảm những nhân viên quản lý không có năng lực, đưa ra các định mức về khối lượng công việc và lương cho nhân viên theo doanh thu của công ty.
Chi phí khác bằng tiền: đây là các khoản chi phí công ty phải bỏ ra cho các khoản như chi phí tiếp khách, hội nghị, công tác phí, chi phí tàu xe, các khoản chi cho lao động nữ,… Để cắt giảm các loại chi phí này công ty cần thắt chặt chi tiêu, thực hiện việc tiết kiệm cũng như có những biện pháp để hạn chế việc phát sinh các chi phí không cần thiết. Công ty cần thực hiện công tác lập ngân sách cho các khoản chi này một cách chính xác và hợp lý, đồng thời cũng có những quy định đối với nhân viên về công tác thu – chi trong các hoạt động như tiếp khách hay hội nghị phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh chung của công ty.
Tăng cường đầu tư cho các thiết bị quản lý thay thế cho việc sử dụng nhân viên. Ví dụ như công ty có thể đầu tư cho các phần mềm và thiết bị chấm công tự động bằng vân tay, thẻ quẹt để cắt giảm nhân viên chấm công ở phòng tổ chức, hay đầu tư cho các phần mềm kế toán để giảm số lượng nhân viên kế toán làm sổ sách chi tiết,… Khi đó, công ty có thể vừa cắt giảm chi phí nhân viên quản lý vừa có thể nâng cao chất lượng công việc cũng như sức cạnh tranh so với các công ty cùng ngành.
3.2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Tài sản cố định của công ty chiếm phần lớn là nhà cửa, vật kiến trúc và máy móc thiết bị. Để có thể giảm được chi phí khấu hao về nhà cửa trên thực tế là điều khá khó khăn vì tòa nhà hiện tại công ty đang sử dụng làm trụ sở chính đã được ký hợp đồng thuê dài hạn với mức tiền thuê đã định sẵn và tăng theo chu kỳ. Do vậy công ty cần phải tận dụng một cách tối đa giá trị sử dụng của tòa nhà đó, sắp xếp các phòng ban, kho để hàng, xưởng sản xuất sao cho thật hợp lý, tránh làm hư hại tới kiến trúc tòa nhà để giảm chi phí phát sinh sửa chữa lớn. Ngoài ra, trong sản xuất, nhân viên kỹ thuật
thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ máy móc để tránh chi phí sửa chữa làm 74
tăng chi phí và ngưng trệ sản xuất, tận dụng tối đa công suất máy móc để đạt sản lượng cao với chi phí thấp. Đối với những máy móc thiết bị không còn sử dụng được nữa, lỗi thời công ty nên bán thanh lý để thu hồi giá trị còn lại, tái đầu tư vào các thiết bị mới hiện đại.
Ngoài ra công ty cũng có thể giảm giá thành sản phẩm nhờ giảm chi phí nhân
công trực tiếp: khi công ty tăng cường đầu tư vào tài sản cố định mới với những công nghệ hiện đại hơn sẽ giúp công ty tăng năng suất đồng thời số lượng nhân công sử dụng cũng có thể giảm xuống, từ đó ta có thể giảm được biến phí trên doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, để việc đầu tư thực sự đạt hiệu quả cao, ngoài việc cắt giảm nhân công công ty cũng cần tập trung đào tạo nâng cao tay nghề cho các nhân công còn lại để sử dụng tốt nhất các trang thiết bị hiện đại, nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản phẩm. Do đó, công tác đào tạo, nâng cao tay nghề cho công nhân sản xuất cũng vô cùng cần thiết. Biện pháp này có thể trong ngắn hạn sẽ cần công ty phải bỏ ra một khoản chi phí phục vụ việc đào tạo, huấn luyện cho nhân viên, nhưng lợi ích đem lại sẽ có thể kéo dài và bền vững đối với công ty.
3.2.4. Các chính sách bán hàng: chiết khấu thương mại, quảng cáo, xúc tiến bán… Để khuyến khích các đại lý cũng như các bên đối tác khách hàng thân thiết nhập hàng thường xuyên với khối lượng lớn công ty cần có những chính sách chiết khấu hợp lý như sau:
Với doanh số mua hàng hàng quý đạt từ:
+ 500 triệu đồng đến dưới 2000 triệu đồng: chiết khấu 1% + 2000 triệu đồng đến dưới 5000 triệu đồng: chiết khấu từ 1,5% + trên 5000 triệu đồng: chiết khấu 2-3%
Riêng với các đại lý nhỏ có thể chiết khấu ngay trên từng sản phẩm nhằm khuyến khích mua hàng và hợp tác lâu dài.
Với mức chiết khấu như vậy, chi phí của công ty sẽ tăng lên, tuy nhiên sẽ thúc đẩy được việc tiêu thụ sản phẩm của công ty tốt hơn.
Trong nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, sản phẩm giá rẻ, chất lượng tốt, dịch vụ hoàn hảo thôi chưa đủ mà phải làm sao truyền tải được những lợi thế đó đến với người có nhu cầu sử dụng sản phẩm đó. Để làm tốt điều này công ty có thể áp dụng những biện pháp như: Tuyển chọn, đào tạo được đội ngũ nhân viên kinh doanh có trình độ cao, có thể tiếp cận tốt với khách hàng, hiểu được nhu cầu khách hàng và đáp ứng tốt nhu cầu đó. Ngoài ra, công ty cần tạo dựng được hình ảnh thương hiệu, uy tín riêng của mình để khách hàng dễ nhận biết, thường xuyên quảng cáo sản phẩm thông qua các kênh truyền thông như tivi, facebook, các web bán hàng trực tuyến, các 75
báo mạng, báo giấy. Hàng năm tổ chức các hội nghị khách hàng, tham gia các hội chợ thương mại, hội chợ về ngành giáo dục lớn để qua đó tìm những đối tác cũng như bạn hàng mới.
3.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính
Từ những phân tích ở chương II, ta đã thấy rằng trong giai đoạn 2011 - 2013 tại công ty cổ phần H-PEC Việt Nam các chỉ tiêu EPS và ROE đều tăng khi độ bẩy tài chính tăng và ngược lại tuy nhiên lợi nhuận của các cổ đông nhận được vẫn thấp do lợi nhuận sau thuế thấp và nợ vay cũng chưa đạt được hiệu quả sinh lời ở mức cao. Với mục tiêu chính của công ty chính là tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu hay chính là các cổ đông nên việc tối đa hóa EPS và ROE luôn được đặt lên hàng đầu. Do đó, công ty cần đưa ra biện pháp để nâng cao EPS và ROE thông qua đòn bẩy tài chính và một số giải pháp công ty có thể thực hiện đó là tăng hiệu quả sử dụng vốn vay.
Nâng cao hiệu quả sử dụng nợ vay
Sử dụng nợ vay cũng như đòn bẩy tài chính ở mức hợp lý có thể giúp tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Nhưng sử dụng nợ bao nhiêu mới là hợp lý chính là vấn đề đang được đặt ra cho công ty. Hiệu quả của việc sử dụng nợ vay cũng là một trong các yếu tố quan trọng quyết định đến tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE và thu nhập trên mỗi cổ phần thưởng EPS. Bên cạnh đó, khả năng sinh lời của mỗi đồng tài sản ROA cho biết việc sử dụng tài sản của công ty có hiệu quả hay không, như vậy thông qua ROA ta cũng có thể đánh giá hiệu quả của việc sử dụng vốn cho tổng tài sản.
Từ việc so sánh ROA của công ty với các công ty cùng ngành cũng như so sánh với trung bình ngành phần nào đó cho ta thấy hiệu quả sử dụng tổng tài sản của công ty hiện đang ở mức cao hay thấp. Ta có bảng số liệu về ROA của công ty và các công ty cùng ngành như sau:
Bảng 3.2. ROA của công ty và các công ty cùng ngành giai đoạn 2011 – 2013 ĐVT: % Năm Công ty 2011 2012 2013 Công ty H-PEC 0,29 0,37 0,28 Công ty P&T 0,53 0,77 0,84 Công ty HODACO 1,12 1,08 0,62 Trung bình ngành
0,65 0,74 0,58
(Nguồn: Số liệu tính toán được từ BCTC các công ty cùng ngành thu thập được) 76
Từ bảng số liệu trên ta thấy rõ ROA của công ty trong giai đoạn 2011 – 2013 ở mức rất thấp so với các công ty cùng ngành và so với trung bình ngành. Từ đó ta thấy được khả năng sinh lời trên tổng tài sản của công ty thấp, tức là mỗi đồng tài sản của công ty tạo ra số đồng lợi nhuận sau thuế thấp hơn so với các công ty khác cũng ngành. Do đó, công ty cần nâng cao tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của mình để đảm bảo khả năng sinh lời.
Giả sử, năm 2014 công ty tăng tỷ suất ROA của mình lên bằng mức trung bình
ngành của năm 2013 là 0,58% trong khi tỷ lệ vốn vay và tổng tài sản không đổi, tức là tỷ lệ D/E vẫn là 1,57 lần và tổng tài sản là 82.130.321.284 đồng. Từ đó EBIT tăng lên trong khi thuế TNDN không đổi, lợi nhuận sau thuế của công ty sẽ là:
EAT2014 = 0,58% * 82.130.321.284 = 476.355.863 đồng
Từ sự thay đổi của ROA ta có thể xác định được sự thay đổi của ROE và EPS như sau:
Bảng 3.3 Sự thay đổi của ROE và EPS khi ROA thay đổi năm 2014 (dự tính) ĐVT: VNĐ Năm Chênh lệch (%) Chỉ tiêu 2013 2014 (Dự tính) 2013 - 2014 Vốn chủ sở hữu 31.938.240.209 31.938.240.209 0,00 EAT 231.279.507 476.355.863 105,97 NS (số cổ phần) 3.000.000 3.000.000 0,00 ROA (%) 0,28 0,58
107,14 ROE (%) 0,72 1,49 106,94 EPS 77,09 158,79 105,97
(Nguồn: Số liệu tính toán được từ báo cáo tài chính)
Từ bảng số liệu trên, ta có thể thấy, khi ROA của công ty tăng 107,14% lên đến 0,58% kéo theo EAT tăng lên mạnh. Cụ thể EAT tăng từ 231.279.507 đồng năm 2012 lên đến 476.355.863 đồng năm 2013. Khi EAT tăng mạnh như vậy đã tác động làm cho ROE và EPS cũng tăng rất mạnh. ROE tăng từ 0,72% lên đến 1,49% tức là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu được đầu tư thì công ty thu về 1,49 đồng lợi nhuận sau thuế, hiệu quả sử dụng vốn nói chung và hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu nói riêng đạt hiệu quả