Chỉ tiêu quản lý nợ Bảng 2.14. Hệ số nợ giai đoạn 2011 – 2013 ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng nợ (VNĐ) 35.095.828.716 57.894.876.650 50.192.081.075
Tổng tài sản (VNĐ) 51.956.600.224 75.227.141.146 82.130.321.284 Hệ số nợ (%) 0,68 0,77 0,61
(Nguồn: Số liệu được tính toán từ báo cáo tài chính)
Nhìn chung chỉ tiêu hệ số nợ trong giai đoạn 2011 – 2013 ở mức tương đối cao.
Điều này có nghĩa là công ty đang sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức cao. Hệ số nợ năm 2012 tăng so với năm 2011, cụ thể tăng từ 0,68% năm 2011 lên 0,77% vào năm 2012. Năm 2012 để đáp ứng nhu cầu sản phẩm cung ứng cho các dự án lớn mà công ty đã đấu thầu được công ty đã tăng nguồn vốn bằng các chính sách tăng cường sử dụng nợ vay, tốc độ tăng cường sử dụng nợ đã nhanh hơn so với tốc độ tăng của tổng tài sản khiến cho hệ số nợ tăng, việc gia tăng sử dụng nợ cho ta thấy độ bẩy của đòn bẩy tài chính năm 2012 mạnh mẽ hơn năm 2011. Năm 2013 hệ số nợ lại giảm so với năm 2012, đạt ở mức 0,61%. Trong năm, ngoài nợ ngắn hạn công ty còn phát sinh nợ dài hạn, tuy nhiên nợ ngắn hạn của công ty giảm với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của nợ dài hạn nên đã làm cho nợ phải trả giảm đi so với năm 2012 từ 58.046.832.635 đồng xuống chỉ còn 46.961.097.719 đồng. Thêm vào đó, tổng tài sản của công ty tăng lên do công ty đầu tư thêm một số máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, thiết bị dụng cụ quản lý như: máy check in – check out, lắp thêm hệ thống camera ở các phòng làm việc. Việc giảm các khoản nợ vay và tăng tổng tài sản khiến cho độ bẩy tài chính cũng giảm theo từ đó làm cho hiệu quả sử dụng đòn bẩy bị suy giảm. Qua sự tăng giảm số lượng nợ không ổn định qua các năm ta nhận thấy chính sách sử dụng nợ vay của công ty thiếu tính ổn định, công ty cần có những chính sách hợp lý để tăng độ bẩy tài chính nhờ đó tác động tích cực đến lợi nhuận trước thuế và lãi vay, khuếch đại được thu nhập trên mỗi cổ phần.
Chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán lãi vay
Khả năng thanh toán lãi vay là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn vay cũng như hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính 58
nói riêng. Khả năng thanh toán lãi vay cao hay thấp đều ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của DN, chính vì thế chỉ tiêu này cũng được các nhà quản trị quan tâm. Bảng 2.15. Khả năng thanh toán lãi vay giai đoạn 2011 – 2013
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012
Năm 2013 EBIT (VNĐ) 2.139.136.619 6.205.615.416 4.801.491.817 Lãi vay (VNĐ) 1.957.549.646 5.863.531.019 4.493.119.141 Khả năng thanh toán lãi vay (lần) 1,09
1,06 1,07
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính)
Hệ số khả năng chi trả lãi vay của cả ba năm đều lớn hơn 1, tức là mức độ sử
dụng đòn bẩy tài chính đều ở mức dương, DN kinh doanh có lãi, khả năng thanh toán lãi vay được đảm bảo nhưng hệ số này lại biến động và có xu hướng tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2012, mặc dù lợi nhuận trước thuế lãi vay và chi phí lãi vay tăng vọt so với năm 2011 nhưng khả năng thanh toán lãi vay của công ty giảm xuống còn 1,06 lần do nhu cầu nợ vay tăng cao đã kéo theo lãi vay tăng, tốc độ tăng của chi phí lãi vay nhanh hơn tốc độ tăng của EBIT. Năm 2013 khả năng thanh toán lãi vay lại tăng nhẹ so với năm 2012, nguyên nhân chính do EBIT giảm 22,62% trong khi lãi vay giảm 23,37%. Với mức nợ vay công ty đang sử dụng ở mức khá cao khiến đòn bẩy tài chính cũng ở mức tương đối cao, tức là rủi ro tài chính công ty đang phải đối mặt cũng khá cao. Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty ở mức an toàn công ty cần có những biện pháp, chính sách sử dụng nợ vay hợp lý nhờ đó tối đa hóa lợi ích của đòn bẩy tài chính, giúp công ty tăng trưởng và phát triển ổn định trong thời gian tới.
Tỷ suất sinh lời của tiền vay
Bảng 2.16. Tỷ suất sinh lời của tiền vay giai đoạn 2011 – 2013 ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Lợi nhuận sau thuế (VNĐ) 149.809.253 281.609.163 231.279.507 Nợ phải trả (VNĐ) 35.095.828.716
57.894.876.650 50.192.081.075 Tỷ suất sinh lời của tiền vay (%) 0,43
0,49 0,46
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính) 59
Tỷ suất sinh lời của tiền vay năm 2011 là 0,43% có nghĩa là khi công ty sử dụng 100 đồng tiền vay phục vụ cho hoạt động kinh doanh thì thu được 0,43 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2012 tỷ suất này tăng 13,95% so với năm 2011 đạt mức 0,49%, nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng này chính là do trong nợ phải trả của công ty tăng từ 35.095.828.716 đồng lên 57.894.876.650 đồng (tăng 64,96%) do nhu cầu huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh đồng thời tình hình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao làm cho lợi nhuận sau thuế tăng mạnh 87,97%. Sang đến năm 2013 do công ty không còn được hưởng mức lãi suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi như 2 năm trước, thu nhập trước thuế và lãi vay cũng giảm so với năm 2012 nên lợi nhuận sau thuế giảm xuống chỉ còn 231.279.507 đồng trong khi nợ phải trả vẫn tăng lên
50.192.081.075 đồng. Chính vì vậy tỷ suất sinh lời của tiền vay trong năm 2013 giảm so với năm 2012.
ROS -Tỷ suất sinh lời trên doanh thu
Khả năng tạo ra doanh thu của DN là những chiến lược dài hạn, quyết định tạo ra lợi nhuận và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Song mục tiêu cuối cùng của nhà quản trị không phải là doanh thu mà là lợi nhuận sau thuế. Do vậy, để tăng lợi nhuận sau thuế cần phải duy trì tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí, khi đó mới có sự tăng trưởng bền vững. Mặt khác, chỉ tiêu này cũng thể hiện trình độ kiểm soát chi phí của các nhà quản trị nhằm tăng sự cạnh tranh trên thị trường.
Bảng 2.17. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh thu thuần 77.505.566.074 122.914.051.999 113.056.335.803 (VNĐ)
149.809.253 281.609.163 231.279.507 thuế (VNĐ) Tỷ suất sinh lời 0,19
0,23 0,20
trên doanh thu (%)
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính)
Qua bảng số liệu tính toán trên ta có thể thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
biến động không đều qua các năm. Cụ thể ta thấy năm 2012 chỉ tiêu này có giá trị lớn nhất là 0,23%, nhưng năm 2011 giảm chỉ còn 0,19% và 2013 là 0,20%. Nguyên nhân của sự biến động này là do tốc độ tăng của doanh thu và tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế không đều qua các năm.
60
Năm 2012 với việc doanh thu tăng vọt lên mức 122.914.051.999 đồng so với năm 2011 nhưng trong năm giá vốn hàng bán và tổng chi phí của công ty cũng gia tăng nhưng tốc độ gia tăng chậm hơn doanh thu nên lợi nhuận sau thuế trong năm cũng vẫn tăng từ mức 149.809.253 đồng năm 2011 lên 281.609.163 đồng năm 2012. Với những dự án lớn công ty thực hiện năm nay đòi hòi chất lượng sản phẩm cao, đạt tiêu chuẩn của nhà đầu tư nên công ty phải tăng chất lượng nguyên vật liệu đầu vào khiến giá vốn hàng bán tăng lên nhưng mức doanh thu mà doanh nghiệp đạt được từ những dự án đó lại tăng lên đáng kể làm cho EBIT tăng. Tốc độ gia tăng của lợi nhuận sau thuế là 87,98% trong khi tốc độ gia tăng của doanh thu thuần chỉ là 58,59%, điều này đã làm cho tỷ suất sinh lời trên doanh thu của năm 2012 tăng so với năm 2011 đạt mức 0,23%. Tức là cứ 100 đồng doanh thu chỉ tạo ra 0,23 đồng lợi nhuận sau thuế. Năm 2013 tỷ suất sinh lời trên doanh thu giảm xuống chỉ còn 0,20%. Con số này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần tạo ra được 0,2 đồng lợi nhuận sau thuế. Trong năm doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đều giảm so với năm 2012, tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế nhanh hơn tốc độ giảm của doanh thu thuần chính là nguyên nhân làm cho tỷ suất sinh lời giảm.
Nhìn chung tỷ suất sinh lời trên doanh thu vẫn ở mức thấp, không ổn định trong cả giai đoạn 2011 -2013, sự giảm đi của chỉ tiêu này giai đoạn 2012-2012 so với giai đoạn 2011-2012 là tín hiệu không tốt cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty có chiều hướng giảm đi. Vì vậy, trong thời kỳ kinh tế khó khăn hiện nay đòi hỏi công ty cần phải có những chính sách kinh doanh tốt để tăng daonh thu đồng thời quản lý tốt các khoản chi phí để tạo lợi nhuận tốt hơn cho những kỳ kinh doanh sau.
ROA - Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
Bảng 2.18. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị tính: Đồng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tổng tài sản 51.956.600.224 75.227.141.146 82.130.321.284 (VNĐ)
Lợi nhuận sau thuế 149.809.253 281.609.163 231.279.507 (VNĐ)
Tỷ suất sinh lời trên 0,29
0,37 0,28
tổng tài sản (%)
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính) 61
Từ năm 2011 đến năm 2013, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản cũng biến động không ổn định. Năm 2011, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của công ty là 0,29%, sang năm 2012 thì tỷ suất này tăng lên mức 0,37%, tức là cứ 1 đồng tài sản được đầu tư thì công ty thu về 0,0037 đồng lợi nhuận ròng. Nguyên nhân chính dẫn đến việc tăng này là do tốc độ tăng của lợi nhuận thuần (87,97% ) nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản (44,79%).
Năm 2013, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản giảm mạnh so với năm 2012, ở mức 0,28 lần thấp nhất trong cả 3 năm. Việc giảm khả năng sinh lời trên đã cho thấy trong giai đoạn 2012-2013 với số vốn công ty bỏ ra nhiều hơn nhưng lợi nhuận thu lại lại ít hơn dẫn đến tỷ suất sinh lời giảm cho thấy hiệu quả sử dụng vốn đang bị giảm sút. Trong năm 2013, ngoài khoản đầu tư cho tài sản cố định hữu hình công ty còn đầu tư cho tài sản cố định vô hình thông qua việc tăng lên của quyền sử dụng đất khiến cho tổng tài sản tăng lên, trong khi đó tình hình kinh doanh kém hiệu quả hơn so với năm 2012 chính là nguyên nhân khiến tỷ suất này giảm. Cụ thể, tổng tài sản tăng ở tốc độ là 9,17% nhưng tốc độ giảm của lợi nhuận sau thuế lại cao hơn, giảm ở mức 17,87%. Trong cả giai đoạn 2011- 2013 tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của công ty vẫn ở mức rất thấp vì vậy công ty cần có những biện pháp khai thác năng lực sản xuất của tài sản để đạt hiệu quả tối đa cao hơn.
Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản thông qua mô hình Dupont
Để đưa ra được các quyết định sáng suốt nhằm đạt được lợi nhuận mong muốn dựa trên các tài sản đầu tư của công ty các nhà quản trị phải phân tích được mối quan hệ mật thiết giữa lợi nhuận ròng, doanh thu và tổng tài sản của công ty. Việc phân tích
bằng phương pháp Dupont sẽ giúp ta thấy rõ điều đó.
Bảng 2.19. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh thu thuần 77.505.566.074 122.914.051.999 113.056.335.803 (VNĐ) Tổng tài sản 51.956.600.224 75.227.141.146 82.130.321.284 (VNĐ) HS sử dụng tổng 1,49 1,63 1,38 tài sản (lần)
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính) 62
Ta có thể phân tích mức độ ảnh hưởng của ROS và hiệu suất sử dụng tài sản lên ROA thông qua bảng dưới đây:
Bảng 2.20. Mức độ ảnh hưởng của ROS và Hiệu suất sử dụng tài sản lên ROA giai đoạn 2011 - 2013 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 ROS (%) 0,19 0,23 0,20
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (Lần) 1,49 1,63 1,38 ROA (%) 0,29 0,37
0,28 ROA (%) 0,08 (0,09) Ảnh hưởng ROS (%) 0,06 (0,05) Ảnh hưởng của HS sử dụng tổng TS (%) 0,03 (0,05)
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính)
Giai đoạn 2011 – 2012: ROA tăng từ 0,29% năm 2011 lên đến 0,37% vào năm
2011. Năm 2011, do tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) và số vòng quay tổng tài sản đều tăng đã giúp cho một đồng tài sản đầu tư tại công ty đem lại 0,0037 đồng lợi nhuận. Trong năm 2012, ngoài việc đầu tư cơ sở vật chất thiết bị giáo dục ở khu vực các thành phố lớn, bộ giáo dục đã triển khai đầu tư mở rộng thêm ở các tỉnh trên khắp cả nước nhằm nâng cao và phát triển ngành giáo dục hiện đại hơn, tiếp cận được với các dự án giáo dục mở rộng cộng với sự quản lý sát sao, hiệu quả về các mặt nên công ty tăng được doanh thu và lợi nhuận ở mức cao. Bằng chứng chính là ROS năm 2012 tăng đến 0,23% làm cho hiệu quả sinh lời trên tổng tài sản tăng lên 0,06%, mặt khác, cũng trong năm 2012, khả năng quản lý tài sản của công ty cũng tăng, hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng lên mức 1,63 lần cũng giúp cho ROA tăng 0,03%. Tác động tổng hợp của cả ROS tăng và hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng làm cho hiệu quả sinh lời tài sản của công ty tăng với mức tăng 0,08 lần hay 100 đồng tài sản năm 2012 đã tạo ra nhiều hơn năm 2011 là 0,08 đồng lợi nhuận.
Năm 2013, tình hình kinh doanh của công ty gặp khó khăn, doanh thu giảm lại phát sinh thêm khoản giảm trừ do bị trả lại hàng bán làm cho lợi nhuận giảm so với năm trước (năm 2013 lợi nhuận sau thuế giảm 17,87% so với năm 2012). Chính điều đó đã khiến ROS giảm từ 0,23% xuống còn 0,20% chứng tỏ khả năng kiểm soát chi phí kém, ROS giảm tác động khiến cho ROA giảm 0,05% hay một đồng tài sản doanh nghiệp đầu tư đã tạo ra ít hơn năm 2012 là 0,0005 đồng lợi nhuận. Bên cạnh đó, tình hình quản lý tài sản của công ty cũng không mấy khả quan khi hiệu suất sử dụng tài sản giảm từ 1,63 lần xuống còn 1,38 lần, điều này đã tác động làm ROS giảm 0,05%, 63
lúc này 1 đồng tài sản bỏ ra, thu được ít đồng doanh thu thuần hơn. Việc giảm đồng thời của ROS và Hiệu suất sử dụng tổng tài sản khiến cho hiệu quả đầu tư vào tài sản giảm 0,09% so với năm 2012.
Tóm lại, phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp qua phân tích
định qua các năm, điều này bị ảnh hưởng bởi cả hai nhân tố là ROS và hiệu suất sử dụng tổng tài sản ( số vòng quay của tài sản bình quân). Nguyên nhân ảnh hưởng đến hai yếu tố trên có thể giải thích do ảnh hưởng của cả yếu tố khách quan và nội tại bên trong doanh nghiệp, cụ thể: Do tình trạng kinh tế không ổn định, giá nguyên vật liệu đầu vào có xu hướng tăng giảm mạnh qua các năm khiến cho chi phí giá vốn tăng (giảm) nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu, hiệu quả sử dụng chi phí của công ty trong từng giai đoạn có sự thay đổi. Để nâng cao tỷ suất sinh lời của tổng tài sản, nhà quản trị cần chỉ ra và phân tích rõ từng nguyên nhân chi tiết tác động đến ROA để có biện pháp phù hợp nâng cao lợi nhuận cho công ty.
ROE - Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Bảng 2.21. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: Đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Vốn chủ sở hữu (VNĐ) 16.860.771.508 17.332.264.496 31.938.240.209 Lợi nhuận sau thuế 149.809.253 281.609.163 231.279.507 (VNĐ)
Tỷ suất sinh lời trên vốn 0,89
1,62 0,72
chủ sở hữu (%)
(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính)
Cũng giống như các chỉ số đánh giá khái quát khả năng sinh lời đã phân tích ở
trên, ta cũng dễ thấy tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cũng không ổn định trong giai đoạn 2011 – 2013. Cụ thể:
Năm 2012 tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu là 1,62% cao nhất trong cả 3 năm,