Mối quan hệ giữa EPS với EBIT và điểm bàng quan

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần h-pec việt nam (Trang 27 - 29)

Phân tích quan hệ EBIT – EPS là việc phân tích sự ảnh hưởng của những phương án tài trợ khác nhau đối với thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS). Từ phân tích này, doanh nghiệp sẽ xác định được một điểm tại đó EBIT của các phương án tài trợ đều mang lại EPS như nhau, điểm này được gọi là “điểm bàng quan” của EPS. Trong phân tích EBIT-EPS thường có hai cách để xác định điểm bàng quan đó là phương pháp đại số và phương pháp đồ thị.

Phƣơng pháp đồ thị:

Ví dụ minh họa về đồ thị xác định điểm bàng quan của các phương án tài trợ khác nhau: CP ưu đãi EPS ($) Nợ CP thường B A EBIT (triệu $)

Đồ thị 1.3. Điểm bàng quan của các phương án tài trợ

Trong đồ thị minh họa, ta có thể thấy, A là điểm bàng quan giữa hai phương án tài trợ là sử dụng nợ và phát hành cổ phiếu thường. Điểm A cho biết giới hạn trong việc ra quyết định nên sử dụng phương án tài trợ nào. Nếu EBIT vượt qua điểm bàng quan A thì phương án tài trợ bằng nợ sẽ mang lại EPS cao hơn phương án tài trợ bằng cổ phiếu thường, nhưng nếu EBIT nằm dưới điểm A thì phương án phát hành cổ phiếu thường lại mang đến EPS cao hơn là sử dụng nợ vay.

Tương tự, B là điểm bàng quan của phương án sử dụng cổ phiếu ưu đãi và sử

dụng cổ phiếu thường. Nếu EBIT nằm trên điểm B thì phương án tài trợ bằng cổ phiếu ưu đãi sẽ mang lại EPS cao hơn và ngược lại.

Phƣơng pháp đại số:

Để tìm được điểm bàng quan giữa hai phương án tài trợ ta áp dụng công thức (1.10) để tính EPS theo EBIT cho mỗi phương án, sau đó thiết lập phương trình cân bằng như sau: EPS1 = EPS2 (EBIT (EBIT12 - I1)(1 - t) - PD1 = 12 - I2)(1 - t) - PD2 (1.14) NS1 NS2

Trong đó: EBIT12 = EBIT bàng quan giữa hai phương án tài trợ 1 và 2 19

I1, I2 : Lãi vay phải trả hàng năm tương ứng với phương án tài trợ 1 và 2 PD1, PD2 : Cổ tức cổ phiếu ưu đãi hàng năm của phương án tài trợ 1 và 2 t : Thuế suất thuế TNDN

Như vậy, điểm bàng quan là một trong những căn cứ quan trọng để mỗi doanh nghiệp xác định được phương án tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình tùy theo từng mức EBIT. Từ đó, ta có thể thấy được mối quan hệ giữa đòn bẩy tài chính với điểm bàng quan:

Nếu EBIT của doanh nghiệp vượt qua được điểm bàng quan thì phương án tài trợ bằng cổ phiếu ưu đãi mang lại EPS cao hơn phương án tài trợ bằng cổ phiếu thường, việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ giúp doanh nghiệp và cổ đông có được lợi nhuận cao hơn.

Còn khi EBIT nằm thấp hơn điểm bàng quan thì doanh nghiệp không nên sử dụng đòn bẩy tài chính ở mức độ cao vì tại đó phương án tài trợ bằng vốn cổ phiếu thường sẽ mang đến EPS cao hơn.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần h-pec việt nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w