0
Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN H-PEC VIỆT NAM (Trang 36 -37 )

Thị trường tài chính: Nếu doanh nghiệp đang ở trong một thị trường tài chính

tương đối phát triển thì việc huy động vốn sẽ có rất nhiều thuận lợi. Điều này tạo điều kiện tốt cho việc doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính từ đó nó có tác động tốt đến hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Giả sử như doanh nghiệp đang ở trong một thị trường tài chính chưa phát triển thì sẽ khó khăn trong việc huy động nợ, cổ phần ưu đãi gây nên một tâm lý lo lắng cho các nhà quản lý tài chính trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính.

Chi phí lãi vay: Đây là nhân tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến số lượng sử

dụng nợ của doanh nghiệp. Khi chi phí nợ thấp thì doanh nghiệp sẽ dùng nhiều nợ hơn để tài trợ cho các hoạt động của mình, khi đó mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp sẽ cao lên. Ngược lại khi chi phí nợ mà cao thì doanh nghiệp phải giảm việc sử dụng nợ, từ đó mà làm cho mức độ bẩy của đòn bẩy tài chính giảm sút. Nếu với cùng một lượng nợ như nhau nhưng chi phí nợ giảm đi thì hiển nhiên thu nhập trước thuế sẽ tăng lên làm cho thu nhập trên cổ phần thường được khuyếch đại lớn hơn.

27

Chính sách, luật pháp Nhà nước: Trong các chính sách vĩ mô của Nhà nước thì doanh nghiệp luôn bị chi phối bởi chúng. Cụ thể là chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu thuế thu nhập doanh nghiệp càng cao thì càng khuyến khích doanh nghiệp dùng nhiều nợ, khi ấy thì doanh nghiệp sẽ có phần tiết kiệm được nhờ thếu là lớn. Khi nó khuyến khích doanh nghiệp dùng nhiều nợ thì cũng đồng nghĩa với việc khuyến khích doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều hơn.

Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: Như phần trước có đề cập đến vấn đề sử

dụng đòn bẩy hoạt động, nó phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động. Mặt khác, tuỳ từng lĩnh vực mà mức độ rủi ro doanh nghiệp phải ghánh chịu là khác nhau, nên mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính cũng khác nhau. Vì thế sẽ tạo nên ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính trong doanh nghiệp.

Tình hình tiêu thụ sản phẩm và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Khi doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều sản phẩm khi đó doanh thu sẽ tăng, làm cho đòn bẩy hoạt động được sử dụng có hiệu quả. Từ đó làm cho hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính được nâng lên. Trong trường hợp doanh nghiệp bị ế ẩm thì vốn bị ứ đọng trong khi chi phí tài chính cố định vẫn phải thanh toán, làm cho tăng chi phí, chi phí lãi vay, từ đó mà làm cho thu nhập trước thuế bị giảm sút. Hay chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay giảm, và điều này là không tốt với hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính. Thực trạng của nền kinh tế: Đây là nhân tố ảnh hưởng đến tất cả các doanh

nghiệp, nếu nền kinh tế đang trong tình trạng hưng thịnh thì các doanh nghiệp sẽ có được kết quả kinh doanh tốt từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính, ngược lại nếu nền kinh tế đang ở trong điều kiện suy thoái thì các doanh nghiệp lại bị trì trệ trong hoạt động của mình và điều này là hoàn toàn không có lợi cho việc sử dụng đòn

bẩy tài chính.

Các nhân tố khách quan khác: Chẳng hạn như thiên tai, lũ lụt, hoả hoạn, động đất…

28

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÕN BẨY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN H-PEC VIỆT NAM

2.1. Giới thiệu chung về công ty Cổ phần H-PEC Việt Nam

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐÒN BẨY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN H-PEC VIỆT NAM (Trang 36 -37 )

×