Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổphần H-PEC Việt Nam

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần h-pec việt nam (Trang 41 - 101)

2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Công ty Cổ phần H-PEC Việt Nam hoạt động theo mô hình hoạt động của Công ty cổ phần với điều lệ đã được thống nhất bởi Hội đồng cổ đông của Công ty. Theo điều lệ của công ty, để đảm bảo quản lý tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần HPEC Việt Nam được tổ chức như sau:

HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ SOÁT GIÁM ĐỐC CÁC VĂN PHÕNG ĐẠI CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC DIỆN/CHI NHÁNH CHỨC NĂNG CÁC PHÕNG BAN CHỨC NĂNG

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần H-PEC Việt Nam 2.1.2.2 Chức năng từng phòng ban

BAN GIÁM ĐỐC: Bao gồm Giám đốc và các Phó giám đốc chức năng

- Giám đốc giữ vai trò điều hành toàn bộ hoạt động của Công ty theo định hướng đã đưa ra của Hội đồng quản trị.

- Các phó giám đốc chức năng trợ giúp Giám đốc quản lý, điều hành các công việc chức năng riêng như:

+ Phó giám đốc phụ trách Kinh doanh: Phụ trách toàn bộ mảng kinh doanh của Công ty. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về hiệu quả của toàn bộ hoạt động kinh 31

doanh và các bộ phận Kỹ thuật bảo hành; Marketing; Nghiên cứu và Phát triển...., kể cả hoạt động kinh doanh của các chi nhánh, văn phòng đại diện.

+ Phó giám đốc Hành chính - Pháp lý: Phụ trách toàn bộ mảng quản trị hành chính văn phòng bao gồm các bộ phận: Hành chính - Nhân sự; Kế toán; Xuất nhập

khẩu; Chịu trách nhiệm về hiệu quả của bộ phận hành chính; Quan hệ với các cơ quan chức năng; Hỗ trợ bộ phận kinh doanh...

CÁC PHÕNG BAN CHỨC NĂNG:

- Bộ phận kinh doanh: Bộ phận kinh doanh của H-PEC Việt Nam được chia thành các mảng như sau:

+ Phòng phân phối Miền Bắc: Phụ trách toàn bộ mảng thị trường là các công ty, đại lý phân phối tại các tỉnh phía Bắc

+ Phòng phân phối Thương hiệu: Phụ phân phối các sản phẩm thuộc các thương hiệu khác.

+ Phòng Dự án - Khách lẻ:

Mảng dự án: Quản lý, xây dựng dự án, phát triển dự án, hỗ trợ dự án, thực hiện dự án, tìm kiếm, xây dựng và thực hiện các dự án, đấu thầu các sản phẩm thuộc lĩnh vực Công ty kinh doanh. Duy trì và phát triển mối quan hệ với cơ quan Bộ giáo dục đào tạo, sở giáo dục đào tạo Hà nội, toàn bộ 29 phòng giáo dục của Hà nội, ban điều phối các dự án hợp tác quốc tế.

Mảng khách lẻ: Phụ trách mảng thị trường bao gồm hệ thống các trường học, cơ quan ban ngành.

+ Miền Trung và Miền Nam: Bao quát toàn bộ thị trường Miền Trung và Miền Nam.

+ Kinh doanh trực tuyến: Thực hiện hoạt động kinh doanh trực tuyến, kinh doanh đa dạng hoá sản phẩm.

- Phòng Kế toán: Quản lý, theo dõi, giám sát các hoạt động tài chính kế toán của Công ty. Thực hiện công tác quản trị được phân công theo chuyên môn nghiệp vụ. - Phòng Hành chính - Nhân sự: Chịu trách nhiệm về các vấn đề Tuyển dụng.

Tổ chức và thực hiện công tác đào tạo. Xây dựng quy chế nhân sự, tổ chức. Thực hiện các chế độ cho người lao động. Thực hiện các công tác Hành chính, pháp lý văn phòng...

- Phòng Xuất nhập khẩu - Đối ngoại: Thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu hàng hoá. Thực hiện giao dịch, đàm phán với các đối tác cung cấp.

32

2.1.2.3. Tình hình kinh doanh

Với hành trình 11 năm hoạt động của công ty, tình hình kinh doanh cũng có những sự thay đổi nhất định qua các thời kỳ như sau:

Thời kỳ đầu công ty mới thành lập, lượng khách hàng vẫn còn hạn chế, khả năng tài chính, kỹ thuật, nhân sự vẫn còn thiếu sót nên tình hình tài chính của công ty không ổn định, doanh thu tăng giảm không đều qua các năm.

Trong giai đoạn phát triển, tình hình kinh doanh của công ty có rất nhiều sự

chuyển biến mạnh mẽ và tích cực. Cụ thể, số lượng khách hàng tăng lên nhanh chóng, số lượng khách hàng thân thiết thường xuyên giao dịch đạt tỷ lệ cao, thực hiện được nhiều dự án giáo dục lớn, doanh thu bán hàng tăng cao qua các năm. Hệ thống phân phối rộng khắp 63 tỉnh thành trên toàn quốc với mức doanh số chiếm 70% - 80% doanh số toàn công ty, ngoài trụ sở chính ở miền Bắc công ty đã có thêm 2 chi nhánh tại miền Trung và miền Nam. Ngoài ra, công ty đã thực hiện thành công nhiều dự án, đặc biệt là các dự án với sở và phòng giáo dục trên nhiều tỉnh thành trên cả nước, cũng

như hỗ trợ đại lý thực hiện thành công nhiều dự án lớn. Hiện tại, ngoài các mảng kinh doanh chính như: mảng phân phối, mảng dự án và mảng bán lẻ, trong tương lai H-PEC sẽ phát triển thêm mảng kinh doanh trực tuyến được xây dựng trên mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm, tận dụng năng lực sẵn có của công ty, phù hợp với tốc độ phát triển công nghệ thông tin và cách thức mua hàng mới của người tiêu dùng hứa hẹn tình hình kinh doanh sẽ chuyển biến mạnh mẽ và đạt hiệu quả cao.

Sau đây là bảng số liệu thể hiện tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2011 – 2013: 33

Bảng 2.1. Bảng doanh thu, chi phí, lợi nhuận giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị tính: đồng Năm Chênh lệch (%) Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2011 - 2012 2012 - 2013 1. Tổng 77.505.566.074 122.914.051.999 113.056.335.803 58,59 (8,02) doanh thu 2. Tổng chi phí 77.328.348.159 122.664.933.934 112.778.102.375 58,63 (8,06)

- Giá vốn hàng bán 55.671.483.717 91.972.152.944 85.193.454.977 65,21 (7,37) - Chi phí quản lý và 18.307.087.317 24.626.022.279 23.091.528.257 34,52 (6,23) bán hàng - Chi phí tài chính 3.349.777.125 6.066.758.711 4.493.119.141 81,11 (25,94) 3. Lợi nhuận sau 149.809.253 281.609.163 231.279.507 87,98 (17,87) thuế

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính)

Tổng doanh thu

Nhìn chung tình hình doanh thu của công ty trong giai đoạn 2011 – 2013 không ổn định. Cụ thể năm 2012 tổng doanh thu đạt mức 122.914.051.999 đồng tăng mạnh so với năm 2011, tương ứng với tỷ lệ tăng 58,59%. Năm 2012, sở giáo dục đào tạo đưa ra các dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo mở rộng, đầu tư trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật cao chuyên sâu trong giáo dục ở các thành phố lớn trên toàn quốc và đặc biệt đầu tư chú trọng vào các trường ở địa bàn Hà Nội. Với tiềm lực tài chính tốt, sản phẩm chất lượng cao, bộ máy phục vụ chuyên nghiệp, kinh nghiệm lâu năm thực hiện các dự án công ty đã đấu thầu thành công một số dự án lớn cung cấp thiết bị máy chiếu, phòng học ngoại ngữ, thiết bị dạy học đa năng cho các trường trong địa bàn thành phố. Đó chính là nguyên nhân khiến tổng doanh thu của công ty tăng vọt trong năm 2012. Sang đến năm 2013, tổng doanh thu giảm 8,02% so với năm 2012, chỉ đạt ở mức 112.778.102.375 đồng. Điều này được lý giải bởi năm 2013 tình hình kinh tế gặp phải những khó khăn, vốn đầu tư cho giáo dục giảm nhẹ so với năm 2012, các dự án đầu tư không được dồi dào như giai đoạn trước chính điều này cũng làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của các công ty cùng ngành nói chung và công ty H-PEC nói riêng. Bên cạnh đó phát sinh một lô hàng bị lỗi khiến cho hàng trả lại tăng lên tương ứng với

34

42.317.637 đồng cũng là yếu tố gây ảnh hưởng đến tổng doanh thu của công ty trong năm này.

Tổng chi phí

Giai đoạn 2011 – 2012 cùng với sự tăng mạnh của doanh thu 58,59% tổng chi phí cũng tăng mạnh ở mức 58,63%. Năm 2011 tổng chi phí là 77.328.348.159 đồng sang năm 2012 tổng chi phí tăng 45.336.585.775 đồng so với năm trước lên đến 122.664.933.934 đồng. Trong năm giá vốn hàng bán tăng mạnh so với năm 2011 lên đến 91.972.152.944 đồng, tương ứng với mức tăng 65,21% và chi phí tài chính chủ yếu là chi phí lãi vay tăng từ 3.349.777.125 đồng lên đến 6.066.758.711 đồng tương ứng với mức tăng 81,11%. Với những yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm của các dự án lớn đòi hỏi công ty phải có những biện pháp nâng cao chất lượng nguyên vật liệu đầu vào khiến cho giá cả đầu vào tăng cao trong năm 2012 đã đẩy giá vốn tăng mạnh so với năm 2011. Bên cạnh đó để có đủ vốn phục vụ sản xuất kinh doanh cũng như đáp ứng đủ yêu cầu về vốn đối ứng cho các dự án lớn công ty đã sử dụng nhiều nợ vay hơn khiến cho chi phí lãi vay cũng tăng đáng kể, kéo theo chi phí tài chính tăng. Đó là những nguyên nhân giải thích cho sự tăng lên mạnh mẽ của tổng chi phí năm 2012 so với năm 2011.

Giai đoạn 2012 – 2013 tổng chi phí giảm xuống chỉ còn 112.778.102.375 đồng tương đương với mức giảm 8,06%. Do tình hình kinh tế khó khăn, các dự án đầu tư cho giáo dục trong năm này cũng giảm, doanh thu về bán lẻ các sản phẩm giảm dẫn đến giá vốn hàng bán cũng giảm theo xuống chỉ còn 85.193.454.977 đồng năm 2013. Ngoài ra chi phí tài chính cũng là yếu tố tác động mạnh đến mức giảm tổng chi phí của công ty năm 2013, với những chính sách quản lý chặt chẽ chi phí công ty đã có quyết định giảm nợ vay khiến chi phí tài chính giảm xuống còn 4.493.119.141 đồng nhằm giảm tổng chi phí cũng như hạn chế rủi ro của công ty.

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Với sự tăng lên, giảm xuống không ổn định của doanh thu cũng như tổng chi phí cũng tác động làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty tăng giảm không ổn định trong giai đoạn 2011 – 2013.

Năm 2011 lợi nhuận sau thuế của công ty là 149.809.253 đồng nhưng đến năm 2012 đã tăng lên đến mức là 281.609.163 đồng (tương ứng với tỷ lệ tăng 87,98%). Mặc dù tốc độ tăng của doanh thu là 58,59% nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí là

58,63% nhưng trong năm 2012 công ty không phát sinh khoản giảm trừ doanh thu nào (năm 2011 giảm trừ doanh thu là 162.603.333 đồng) và có khoản lợi nhuận khác tăng từ 3.300.315 đồng lên 4.635.827 đồng năm 2012 nên lợi nhuận sau thuế vẫn tăng. 35

Sang năm 2013 lợi nhuận sau thuế lại giảm xuống chỉ còn 231.279.507 đồng

(tương ứng với mức giảm 17,87% so với năm 2012). Nguyên nhân của hiện tượng này là do trong năm 2013 tổng doanh thu giảm so với năm 2012 và phát sinh hàng bán bị lỗi khách hàng trả lại công ty là 42.317.637 đồng. Bên cạnh đó khoản doanh thu từ hoạt động tài chính giảm mạnh từ 88.330.505 đồng xuống chỉ còn 20.85.810 đồng năm

2013 cũng tác động mạnh mẽ đến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Năm 2013 công ty không còn được hưởng mức thuế ưu đãi như các năm trước nữa nên chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tăng. Đó chính là những nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận sau thuế năm 2013 giảm đi so với năm 2012.

2.2. Thực trạng sử dụng đòn bẩy hoạt động tại công ty Cổ phần H-PEC Việt Nam

2.2.1. Phân tích điểm hòa vốn

Công ty cổ phần H-PEC Việt Nam chuyên sản xuất và cung cấp thiết bị giáo dục điển hình như: Thiết bị Trình chiếu, nghe nhìn; Thiết bị Phòng học đa chức năng (LAB); Thiết bị Âm thanh học đường; Thiết bị Hội họp trực tuyến….Với đặc thù kinh doanh nhiều loại sản phẩm nên ta không thể xác định điểm hòa vốn qua sản lượng tiêu thụ mà ta phải xác định điểm hòa vốn thông qua doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty. Dưới đây là bảng số liệu tính toán doanh thu hòa vốn của công ty:

36

Bảng 2.2. Doanh thu hòa vốn giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị: Triệu đồng Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2011 - 2012 2012 - 2013 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % I. Định phí 19.561 26.360 24.613 6.799 34,76 (1.747) (6,63)

1. Chi phí sản xuất chung cố định 1.254

1.734 1.521 481 38,33

(213) (12,28)

- Chi phí khấu hao tài sản cố định 820 1.120 970 300 36,54 (151) (13,45) phục vụ sản xuất

- CP nhân viên phân xưởng 433 614 552 181 41,72 (62) (10,13) 2. CP quản lý DN 18.307 24.626 23.092 6.319 34,52 (1.534) (6,23) II. Giá vốn hàng bán 55.671 91.972 85.193 36.301 65,21 (6.779) (7,37) III. Tổng biến phí 54.418 90.238 83.672 35.820 65,82 (6.566) (7,28)

IV. Doanh thu tiêu thụ

77.506 122.914

113.056 45.408 58,59 (9.858) (8,02)

V. Biến phí/ Doanh thu (VC/S)

0,7 0,73 0,74 4,56 0,81

VI. Doanh thu hòa vốn

65.203 97.630 94.665 32.427 49,73 (2.965) (3,04)

VII. Doanh thu thuần an toàn

12.303 25.284 18.391 12.981 105,51 (6.893) (27,26)

(Nguồn: Số liệu tính toán được từ báo cáo tài chính) 37

Để thấy rõ được chất lượng hoạt động kinh doanh của công ty, trước tiên ta sẽ đi phân tích điểm hòa vốn qua từng bước như sau:

Bƣớc 1: Đánh giá khái quát điểm hòa vốn:

Bảng 2.3. Các chỉ tiêu đánh giá khái quát điểm hòa vốn

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Hệ số công suất hoạt động hòa vốn (lần) 0,841

0,837

Tổng doanh thu thuần an toàn (Triệu đồng) 12.303

25.284 18.391

(Nguồn: Số liệu tính được từ báo cáo tài chính)

Hệ số công suất hoạt động:

Năm 2012 hệ số công suất hoạt động đạt 0,794 lần giảm 0,047 lần so với năm 2011, điều này có nghĩa là năm 2012 chất lượng hoạt động kinh doanh đã được cải thiện. Xét một cách tương đối thì trong năm 2012 doanh nghiệp tiêu thụ lượng hàng hóa nhỏ hơn đã đảm bảo hòa vốn. Hệ số công suất hoạt động năm 2012 giảm so với năm 2011 là do tốc độ tăng của doanh thu tiêu thụ là 58,59% lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu hòa vốn là 49,73%. Doanh thu tiêu thụ năm 2012 tăng do các dự án cung cấp máy chiếu và thiết bị đa năng cho các trường học trên địa bàn Hà Nội tăng lên với số lượng lớn. Bên cạnh sự tăng mạnh của doanh thu tiêu thụ thì doanh thu hòa vốn cũng tăng, nguyên nhân chính do định phí tăng mạnh từ 19.561 triệu đồng năm 2011 lên 26.360 triệu đồng năm 2012, tương ứng với mức tăng 34,76%, tỷ số VC/S cũng có sự tăng lên 4,56% do biến phí có mức tăng 65,82% lớn hơn mức tăng của doanh thu tiêu thụ 58,59%.

Sang đến năm 2013 hệ số công suất hoạt động tăng lên đến 0,837 lần, tương

đương tăng 0,043 lần so với năm 2012, điều này cho thấy chất lượng kinh doanh của công ty giảm so với năm trước. Sự tăng lên của hệ số công suất hoạt động được giải thích bởi doanh thu tiêu thụ giảm từ 122.914 triệu đồng năm 2012 xuống còn 113.056 triệu đồng năm 2013 (giảm 8,02%) trong khi doanh thu hòa vốn chỉ giảm từ 97.630 triệu đồng xuống còn 94.665 triệu đồng (giảm 3,04%), tức là tốc độ giảm của doanh thu tiêu thụ lớn hơn tốc độ giảm của doanh thu hòa vốn. Năm 2013 tình hình kinh tế không thuận lợi cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty, nguồn hỗ trợ cho giáo dục giảm, các trường học cũng giảm mức đầu tư cho các thiết bị chức năng như phòng học ngoại ngữ, máy chiếu đa năng… chính vì thế doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty giảm xuống còn 113.056 triệu đồng. Cũng trong năm, tổng định phí của công ty giảm từ 26.360 triệu đồng xuống còn 24.613 triệu đồng, giảm 6,63% so với năm 2012 do công ty bán thanh lý một chiếc xe tải chở hàng không còn sử dụng được nữa và một số máy vi tính cũ, lỗi khiến chi phí khấu hao tài sản cố định giảm 38

trong khi tỷ số VC/S tăng lên đã khiến doanh thu hòa vốn giảm 2.965 triệu đồng so với năm 2012.

Tổng doanh thu thuần an toàn:

Năm 2012, tổng doanh thu thuần an toàn đạt 25.284 triệu đồng cao hơn mức

doanh thu thuần an toàn năm 2011 là 12.303 triệu đồng và là mức cao nhất trong cả 3 năm. Điều này cho ta biết năm 2012 hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao nhất, mức an toàn của hoạt động kinh doanh cũng cao nhất trong cả 3 năm và rủi ro là thấp nhất. Tổng doanh thu thuần tăng cao như vậy được giải thích bởi tốc độ tăng

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tại công ty cổ phần h-pec việt nam (Trang 41 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w