Rủi ro tài chính chỉ tính khả biến tăng thêm của thu nhập mỗi cổ phần và xác suất mất khả năng thanh toán khi một DN sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí tài chính cố định như sử dụng nợ và cổ phần ưu đãi trong cơ cấu nguồn vốn của mình.
Các chi phí sử dụng vốn như lãi vay và cổ tức ưu đãi tượng trưng cho các nghĩa vụ theo hợp đồng một DN phải đáp ứng bất kể mức độ thu nhập trước thuế và lãi vay như thế nào. Việc gia tăng sử dụng nợ và cổ phần ưu đãi sẽ làm tăng chi phí tài chính cố định của DN. Các chi phí này lại làm tăng mức độ thu nhập trước thuế và lãi vay mà DN phải đạt được để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính và duy trì hoạt động. Một doanh nghiệp mất khả năng chi trả khi doanh nghiệp đó không thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng như thanh toán lãi vay, gốc vay, thanh toán các khoản phải trả cũng như việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp khi đến thời gian đáo hạn.
Từ công thức (1.11) ta có thể suy ra độ lệch chuẩn của EPS như sau:
δEBIT (1 - t) δ EPS = (1.13) NS
(Nguồn: Trang 211, Giáo trình Tài chính DN, Nguyễn Minh Kiều)
Như vậy, độ lệch chuẩn của EPS có phụ thuộc vào độ lệch chuẩn của EBIT, như ta biết δEBIT phản ánh rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó ta cũng thấy được rủi ro tài chính có mối liên hệ mật thiết với chính những rủi ro kinh doanh của doanh
nghiệp. Khi δEBIT càng lớn thì δEPS càng lớn, tức là mức độ biến động của EPS tương ứng với sự biến động trong EBIT càng lớn và ngược lại. Theo nguyên tắc đánh đổi rủi ro và lợi nhuận, khi δEPS càng lớn, thu nhập mà mỗi cổ đông nhận được trên mỗi cổ phần cũng càng cao nhưng đồng thời rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp cũng càng cao.
Việc lựa chọn δEPS của doanh nghiệp cũng chịu sự phụ thuộc của việc lựa chọn δEBIT, tức là một doanh nghiệp đã chấp nhận mạo hiểm trong kinh doanh sẽ có sự biến thiên trong EBIT là nhiều và đồng thời các cổ đông cũng có thể nhận được EPS lớn bên cạnh tính rủi ro cao và ngược lại.