khảo sát truyền thuyết và lễ hội về cuộc khởi nghĩa của hai bà trưng ở hưng yên

125 1.4K 5
khảo sát truyền thuyết và lễ hội về cuộc khởi nghĩa của hai bà trưng ở hưng yên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài 1. Trong quá trình hình thành và phát triển của quốc gia – dân tộc ta, trải qua mấy ngàn năm lịch sử. Mỗi một thời kì lịch sử là một mảnh ghép hết sức quan trọng tạo nên một bước phát triển mới trong lịch sử nước nhà. Trong đó phải kể đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng từ những năm 40 – 43 TCN. 2. Nói đến văn học dân gian Việt Nam thì truyền thuyết được coi là một trong những thể loại văn học độc đáo của dân tộc và nú cú một vị trí hết sức đặc biệt. Với đặc trưng thể loại của mình truyền thuyết đã cho ta thấy được những giá trị to lớn trong việc lưu truyền lịch sử văn hoá của dân tộc. Trong kho tàng truyền thuyết giàu có và phong phú của dân tộc ta thì mảng truyền thuyết về các anh hùng đặc biệt là các anh hùng chống ngoại xâm vẫn nổi trội hơn cả, tiêu biểu là truyền thuyết cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng có một vị trí hết sức quan trọng trong lịch sử dân tộc, thấm sâu vào đời sống tinh thần của nhân dân Việt Nam. Lần đầu tiên dưới sự lãnh đạo của những người phụ nữ, nhân dân ta nhất tề đứng dậy, đoàn kết một lòng, dũng cảm chống giặc ngoại xâm, giành độc lập dân tộc. Nghiên cứu truyền thuyết Hai Bà Trưng nói chung không chỉ có ý nghĩa về mặt lịch sử mà còn đem lại giá trị to lớn về tư tưởng, chính trị, văn hóa, đặc biệt với chuyên ngành văn học dân gian 3. Qua truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chúng ta càng thấy tự hào hơn về ý thức độc lập dân tộc, khát khao về quyền tự chủ, khát khao ý thức bảo vệ chủ quyền tổ quốc có ý nghĩa to lớn biết nhường nào. Từ ý thức cộng đồng đã phát triển thành ý thức giống nòi, tinh thần dân tộc mạnh mẽ. Cũng qua những câu chuyện đó, chúng ta thấy được những trang sử thi hào hùng của ông cha ta trong việc đấu tranh chống ngoại xâm. Chỉ có khoảng gần ba năm thôi những gì mà Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh của Hai Bà càng làm cho chúng ta tự hào và nhớ ơn về những người anh hùng dân tộc, những người phụ nữ luôn “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang” mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã trân trọng trao tặng. 1 4. Hiện nay nhân dân tỉnh Hưng Yên vẫn còn lưu lại một kho tàng truyền thuyết quý báu về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Hệ thống truyền thuyết này đã phản ánh khá đầy đủ và chi tiết về cuộc đời và sự nghiệp của các tướng lĩnh với những câu chuyện đầy thú vị và ý nghĩa trong những ngày cả dân tộc ta đang sục sôi chống quân Nam Hán để bảo vệ bờ cõi. Những câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của hai Bà và các tướng lĩnh mang một ý nghĩa to lớn trong việc tạo nên hệ thống truyền thuyết về Hai Bà Trưng nói chung. Vì vậy hệ thống truyền thuyết này cần phải được khảo sát và quan tâm, mô tả một cách khách quan khoa học, không những sẽ giúp cho việc giảng dạy tốt hơn các tiết học truyền thuyết ở phổ thông, mà còn giỳp ích cho việc học tập môn tự chọn Ngữ văn trong chương trình một cách hiệu quả. Bên cạnh đó còn khơi dậy tinh thần yêu nước, yêu dân tộc của nhân dân Hưng Yên nói riêng và con người Việt Nam nói chung. Như chóng ta đã biết, trước đây việc nghiên cứu truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh của Hai Bà đã được một số nhà nghiên cứư quan tâm đến nhưng việc nghiên cứu đó chưa được xem xét một cách đầy đủ và hệ thống.Đõy cũng là một điểm rất thiệt thòi cho chuỗi truyền thuyết này. Là một người con của quê hương giàu truyền thống cách mạng, nơi đã sản sinh biết bao anh hùng dân tộc, đồng thời cũng là nơi sản sinh ra đầy ắp các truyền thuyết về thời Hai Bà Trưng đánh giặc giữ nước giữ nước. Vì vậy bản thân tôi cũng muốn gúp thờm một chút sức nhỏ của mình trong việc nghiên cứu, tìm hiểu và khảo sát một hệ thống truyền thuyết quý giá của địa phương mà hiện nay vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức, còn bỏ ngỏ. Đặc biệt các di sán đó còn liên quan tới cả việc thờ cúng, tín ngưỡng và bảo vệ các di tích lịch sử quý báu còn tồn tại ở tỉnh Hưng Yờn. Với những lí do trên, tụi đã lựa chọn đề tài “khảo sát truyền thuyết và lễ hội về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở Hưng Yờn” để khảo sát và nghiên cứu. II. Lịch sử vấn đề Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng cho đến nay đã trải qua được gần 2000 năm trong lịch sử dân tộc. Tuy chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn nhưng ý nghĩa lịch sử của nó thất là to lớn. Sử sách trong nước và nước ngoài đã nói rất nhiều cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng và các nữ tướng của hai Bà. 2 1. Việc nghiên cứu truyền thuyết Hai Bà Trưng ở nước ngoài. Biên niên sử Trung Hoa như “Hậu Hán Thư” hay “Thuỷ Kinh Chu”đó dành những trang rất quan trọng ghi lại cuộc khởi nghĩa này. Tác giả cũng đã dành những lời đánh giá, bình luận rất sâu sắc về cuộc khởi nghĩa. Tiếp đó là bộ lịch sử của Lịch Đạo Nguyên viết thời Bắc Nguỵ (515 – 516 SCN) đã dẫn lời Giao Châu Ngoại Vực thế kỉ IV – V là “Trưng Trắc là con gái lạc tướng huyện Mê Linh và Thi Sách là con của lạc tướng huyện Chu Diên đời Hán. Hai dòng lạc tướng này đã kết mối thông gia và bà Trưng Trắc đó cựng con (Trưng Nhị) và chồng khởi nghĩa, công phá cỏc chõu, quận thuộc quyền cai trị của đế chế Hán ở phương Nam”. Như vậy cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng tuy ngắn ngủi những những gì sử sách nước ngoài viết về cuộc khởi nghĩa thì chúng ta có thể khẳng định đây là cuộc khởi nghĩa hoàn toàn có thật chứ không phải là huyền thoại. 2. Ở trong nước. Trải qua các triều đại Lý - Trần – Lê - Nguyễn cũng đã có nhiều văn bản được tuyển chọn và giới thiệu về các truyền thuyết này như: Cuốn “Việt Điên U Linh” của Lí Tế Xuyên biên soạn khoảng thế kỉ XIV đời nhà Trần, chép lại những chuyện vốn lưu hành về các vị thần thiêng ở nước ta cú chộp chuyện Hai Bà Trưng. Trong cuốn sách này ta biết rằng: “sau khi Hai Bà Trưng tử trận, dân địa phương thương xót, lập đền thờ, nhiều lần hiển linh, nay đền ở huyện An Hát”. Như vậy dưới nhà Trần việc thờ phụng các vị thần linh thiờng đó rất được coi trọng, trong đó có Hai Bà Trưng, bởi lẽ theo sách này thỡ vựng An Hỏt chớnh là vùng đất mà Hai Bà cai quản khi xưa và dưới triều vua Lý Anh Tông, đền thờ Hai Bà Trưng đã được lập và nhà vua hay đến vùng đất này cầu mưa mỗi khi trời gặp đại hạn. Cuốn “Lĩnh Nam chớch quỏi”, cuốn sách tập hợp các ý kiến của các tác giả đời Lý - Trần – Lê sưu tập và sau cùng là do Trần Thế Pháp biên soạn và hoàn thành vào cuối thế kỉ XV thì trong 23 truyện cơ bản của sỏch “đó cố định hoỏ” Vũ Quỳnh viết lời tựa năm 1493 đã đánh giá: “Hai Bà Trưng trọng nghĩa, khi chết thành thần minh, treo cờ mà biểu dương, ai dỏm núi không được”. Còn truyện “Hai Bà Trinh linh phu nhân họ Trưng” trong “Lĩnh Nam chớnh quỏi” đó xác định rõ sau 3 khi Hai Bà tử trận “người trong châu thương cảm, lập miếu ở sụng Hỏn Giang để thờ phụng”. Sau nữa là cuốn “Tõn Lĩnh Nam chớnh quỏi” – tác phẩm gồm 25 truyện do Vũ Quỳnh (1453 – 1516) biên soạn trên cơ sở của cuốn “Lĩnh Nam chớnh quỏi” và “Việt điện U Linh” cùng nhiều tài liệu khác, ụng đã biên soạn thành một tác phẩm mới. Ở đây, tác giả đã quan tâm nhiều đến phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam thuỷ chung, son sắc, anh hùng, bất khuất, nhưng truyện của ông vẫn mang phong cách chép thần phả. Khi ca ngợi khí phách anh hùng của Hai Bà Trưng, nhà sử học Ngô Sĩ Liên trong cuốn “Đại Việt sử kí toàn thư” biên soạn năm 1479 đã đưa những truyện dân gian chép trong cỏc sỏch vào quốc sử chủ yếu là những sự kiện chính và ca ngợi khí phách của Hai Bà. Tiếp nữa trong cuốn sách diễn ca lịch sử khuyết danh “Thiờn Nam ngũ lục” viết bằng chữ Nôm, ra đời vào thế kỉ XVII, trong 8136 câu thơ lục bát, tác giả dân gian đã dành hơn 455 câu thơ giới thiệu thân thế, sự nghiệp anh hùng của Hai Bà Trưng. Nhưng trong tác phẩm này, tác giả đó dựng ngòi bút lãng mạn bay bổng khi kết thúc truyện và kết thúc có hậu. Như vậy, sử gia phong kiến khi nói về các vị thần linh thiêng cũng đã rất quan tâm đến Hai Bà Trưng, đã đề cao Hai Bà như những vị thần linh thiêng khác để thờ phụng. Điều đó chứng tỏ rằng Hai Bà Trưng dưới thời phong kiến đã được đề cao và trân trọng. Từ sau cách mạng tháng 8 – 1945 cho đến nay, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời đã đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc. Có một đội ngũ nhà nghiên cứu Văn học dân gian chuyờn sõu như: Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Đổng Chi, Bùi Văn Nguyên, Cao Huy Đỉnh, Bùi Mạnh Nhị, Kiều Thu Hoạch, Trần Gia Linh, Hoàng Tiến Tựu, Nguyễn Khắc Xương, đã rất quan tâm và nghiên cứu về truyền thuyết Hai Bà Trưng. Có thể nói đây là một đội ngũ chuyên gia rất giàu kinh nghiệm và nghiên cứu một cách tỉ mỉ, khoa học. Vì vậy các công trình nghiên cứu của các tác giả đã đem lại một giá trị khoa học to lớn cho ngành Văn học dân gian nói riêng và ngành Văn học nước nhà nói chung, từ đó còn thu hút không chỉ những người nghiên cứu Văn học mà còn thu hút cả những người thuộc các chuyên ngành khác như Khảo cổ học, Dân tộc học, Kiến trúc, Hội hoạ. 4 Cụng trình nghiên cứu của Minh Khanh “Sơ khảo lịch sử Việt Nam” – NXB Giáo dục 1954, đã nêu lên những nét khái quát một số sử liệu chính và từ đó tác giả đi vào phân tích nguyên nhân sâu sa và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng trên quan điểm Macxit. Tác giả Đào Duy Anh trong cuốn “Lịch sử Việt Nam đến cuối thế kỉ XIX quyển thượng” - tập san Đại học Sư phạm 1956 trang 37 – 41 phần viết về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, tác giả đã phân tích nguyên nhân sâu sa và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc khởi nghĩa và ý nghĩa của nó. Tác giả đã nhận dạng “biểu hiện cái ý chí bất khuất của toàn thể nhân dân đối với ách áp bức của ngoại bang và cái mầm mống tinh thần dân tộc tự cường”. Có lẽ đây là một lời nhận định rất hay, rất sát thực với tinh thần chung của cuộc khởi nghĩa. Giáo sư Minh Hà có công trình “Hai Bà Trưng và Bà Triệu” – NXB phụ nữ ấn hành 1962, ụng đã khái quát về thân thế, sự nghiệp của Hai Bà Trưng, Bà Triệu, khẳng định ý nghĩa to lớn của cuộc khởi nghĩa đối với dân tộc trong công cuộc đấu tranh giải phóng. Điều này ụng đó dựa vào những văn bản đã có trước. Trong cuốn “Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam” - tập I, NXB Giáo dục 1903 trong mục “Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng” Giáo sư Trần Quốc Vượng và Giáo sư Hà Văn Tấn đã mô tả rất cụ thể và tỉ mỉ về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà, ụng đã mạnh dạn lên án những quan điểm sai lầm của học giả Nguyễn Tế Mỹ trong “Hai Bà Trưng khởi nghĩa” – NXB Hàn Thuyên 1944 và khẳng định “Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa của nhân dân Lạc Việt chống lại ách áp bức, bóc lột của bọn phong kiến Hán tộc, tính chất tiến bộ của cuộc khởi nghĩa là ở chỗ đú”. Ngoài ra còn có rất nhiều ấn phẩm đã được sưu tầm ở Hà Tây (cũ), Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, thật phong phú và đa dạng, trong đó phải kể đến một số ấn phẩm: Cuốn “Truyền thuyết Trưng Vương” của chi hội văn nghệ dân gian Vĩnh Phúc xuất bản năm 1975 đã giới thiệu được hai truyền thuyết. Ấn phẩm của ty văn hoá Hà Tây (Hà Sơn Hoà Bình) “Một số truyền thuyết về tướng lĩnh Hai Bà Trưng” - nhiều tác giả 1979. Các ấn phẩm này đã giới thiệu được truyền thuyết về Hai Bà Trưng cùng các vị tướng lĩnh nổi tiếng của Hai Bà trong cuộc khởi nghĩa chống quân Đông Hán đầu công nguyên. 5 Tác giả Bùi Thiết năm 1987 đã cho ra đời cuốn “Trảy hội non sụng” giới thiệu với độc giả gương mặt nữ tướng anh hùng Hai Bà trong đó có các nữ tướng ở Hưng Yên. Tác giả Phạm Ngọc Phụng có tác phẩm “Hai Bà Trưng” – NXB Phụ nữ 1975, với các số hiệu có trước, tác giả đã dựng lại cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng trong những năm 40 – 43 “một cuộc khởi nghĩa vũ trang của toàn dân như chớp giật, bùng nổ trên cả nước, làm chấn động toàn bộ Phương Nam của miền Đông Á. Như nước vỡ bờ, dũng thác cách mạng giải phóng dân tộc phút chốc đập tan tành ách thống trị của đế chế Hán trên đất nước ta. Sau 219 năm tủi nhục mất nước, lá cờ độc lập tự do lại tung bay trước gió xuân, trên đỉnh thành Luy Lõu và 65 huyện thành của non sông gấm vóc Phương Nam” (trang 5). Ngoài ra, chúng ta phải nói đến các bài viết của Tầm Vu, Phan Trần cũng đã nói về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng và các nữ tướng của Hai Bà trong bài viết “Tư tưởng chủ yếu của người Việt cổ qua những chuyện đứng đầu thần thoại và truyền thuyết” và bài “Tinh thần dân tộc qua các truyền thuyết lịch sử”. Trong mỗi bài viết của mình, hai ụng đó cú những lời nhận xét rất sỏt đỏng về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng như “Hai Bà Trưng khởi nghĩa là một đoạn quốc sử vẻ vang. Truyền thuyết về Hai Bà Trưng tô đậm thêm vẻ đẹp cho lịch sử, chứng tỏ một trình độ chính trị cao của quần chúng và chứng tỏ một truyền thống yêu nước nồng nàn của ông cha ta” và “đó có bao trang sách nói về sự nghiệp hiển hách của Hai Bà, hà tất phải nhắc lại. Song cái hay là nếu sử sách chỉ ghi chép về bản thân sự nghiệp của Hai Bà thì truyền thuyết lại lưu truyền đến ngày nay cho chúng ta rất nhiều tướng tá anh hùng: nam có, nữ có Nữ tướng của Hai Bà không phải là ít, họ đều làm những chiến công hiển hách làm rạng rỡ truyền thống anh hùng bất khuất của người phụ nữ nước nhà”. Tuy nhiên qua hai bài viết trên, ta nhìn thấy hai tác giả mới chỉ nhìn nhận về truyền thuyết ở phương diện nghệ thuật (đặc điểm thi pháp) của các truyền thuyết mà chưa đi sâu vào nội dung, sự phong phú của các truyền thuyết đú.Chưa làm nổi bật được đặc trưng thể loại cũng như các đóng góp của nhóm truyền thuyết này trong thể loại văn học dân gian nói riêng và văn học dân tộc nói chung. Nhóm tác giả Lê Trung Vũ (chủ biên) cùng với Nguyễn Xuân Kớnh, Lê Văn cho ra đời công trình “Lễ hội cổ truyền” – NXBKH Xã hội và nhân văn 1992. Công 6 trình này đã có giá trị hết sức to lớn trong việc phân tích, đánh giá phân loại các lễ hội cổ truyền của dân tộc, mối quan hệ lễ hội và truyền thuyết. Công trình đã tạo điều kiện rất tốt trong việc nhìn nhận một cách sâu sắc hơn các truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà và tập tục thờ cúng ở địa phương và là nguồn tư liệu rất tốt cho các nhà nghiên cứu Văn học dân gian, dân tộc học, văn hoá học, Trên cơ sở đó, năm 1995 nhà nghiên cứu dân tộc học Lê Trung Vũ cùng với Thạch Phương lại xuất bản tiếp cuốn “Sỏu mươi lễ hội truyền thống Việt Nam” NXB Khoa học xã hội 1995. Trong tác phẩm này tác giả đã đề cập đến lễ hội Hai Bà Trưng ở Hát Môn (Hà Tây), Hạ Lôi (Vĩnh Phúc), Đồng Nhân (Hà Nội) và chỉ ra nét đặc sắc của các lễ hội. Từ đó ta có thể đối chiếu với lễ hội ở Phụng Công (Văn Giang Hưng Yên) để làm nổi bật những nét chung của mỗi lễ hội. Cũng trong thời gian này, nhân kỉ niệm 1960 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng các nhà nghiên cứu cũng đã khẳng định “cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng là có thật, một sự thật lịch sử, một bản anh hùng ca bất hủ của dân tộc Việt Nam”. “Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng từ Mê Linh lan toả ra cả một không gian văn hoá – xã hội rộng lớn từ Giao Chỉ đến Cửu Chân, Nhật Nam Hợp Phố là có thật, và cái làm nên giá trị vĩnh cửu của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là việc đặt nền tảng cho tinh thần bất khuất Việt Nam” [49]. Tác giả Nguyễn Minh San năm 1996 đã xuất bản cuốn sách “Những thần nữ danh tiếng trong văn hóa tín ngưỡng Việt Nam” – NXB Phụ nữ 1996, trong mục “Hai Bà Trưng” từ trang 23 đến trang 33, tác giả đã khẳng định cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng oanh liệt, mãi mãi được ngợi ca và trong tâm linh người Việt, Hai Bà mãi mãi là những “linh tướng” được thờ phụng. Trong niềm tôn kính thiêng liêng, nhân dân đã sáng tạo quanh hình tượng Hai Bà nhiều truyền thuyết dân gian để hoàn thiện linh tướng thờ phụng theo cảm quan và nhận thức của họ. Đặc biệt gần đây đó cú một số luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ, khoá luận tốt nghiệp nghiên cứu nhóm truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh của Hai Bà tiêu biểu như: Trong luận văn Thạc sĩ của Bùi Quang Thanh với đề tài “Sơ bộ thẩm định một số giá trị của truyền thuyết dân gian về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng - 1983”, tác giả đã khái quát quá trình nghiên cứu truyền thuyết Hai Bà Trưng từ 7 trước cho đến 1983, chỉ ra được điểm mạnh, điểm hạn chế trong các công trình và tư liệu nghiên cứu, đưa ra một hướng tiếp cận mới về đề tài. Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thế Dũng với đề tài “truyền thuyết và lễ hội về Hai Bà Trưng ở Hỏt Mụn – Phúc Thọ - Hà Tõy” năm 2004, tác giả cũng đã khảo sát có đánh giá về chuỗi truyền thuyết và lễ hội về Hai Bà Trưng ở Hỏt Mụn – Phúc Thọ - Hà Tây. Tác giả đã nghiên cứu những truyền thuyết này ở góc độ thi pháp, các mụtớp tiêu biểu. Tuy nhiên Nguyễn Thế Dũng mới chỉ quan tâm đến truyền thuyết thể hiện xoay quanh Hai Bà Trưng ở Hỏt Môn (Hà Tây cũ)mà chưa có sự quan tâm đến những con người đó cựng sát cánh với Hai Bà làm nên thắng lợi vẻ vang trong cuộc khởi nghĩa đó. Và đáng chú ý với đề tài này là luận án Tiến sĩ của tác giả Phạm Lan Oanh – chuyên ngành Văn hoá học. Tác giả đã khảo sát chi tiết được các điểm thờ cúng Hai Bà và các tướng lĩnh của Hai Bà trên đất Hưng Yên, chỉ ra được nét chung và những đặc điểm riêng trong nghi lễ thờ cúng Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh của Hai Bà trên đất Hưng Yên. Với các tỉnh lân cận như Hà Tây (cũ), Vĩnh Phúc, Hải Dương, Bắc Ninh, Tuy nhiên với luận văn này, tác giả mới chỉ tập trung nghiên cứu việc thờ cúng nghi lễ mà chưa quan tâm đến nội dung, đặc điểm thi pháp của truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà trên đất Hưng Yờn. Đõy là tư liệu hữu Ých để chúng tôi tiếp cận với các truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà ở vùng này. Khoá luận tốt nghiệp của sinh viên Lê Thị Xa khóa 49 khoa Ngữ văn Đại học Sư phạm Hà Nội với đề tài “Khảo sát đặc điểm nhóm truyền thuyết về các nữ tướng của Hai Bà”. Với đề tài của mình, Lê Thị Xa đã khảo sát, giới thiệu khá tỉ mỉ nhóm truyền thuyết về nữ tướng của Hai Bà đặt trong bối cảnh lịch sử và nêu những phẩm chất cao quý, tốt đẹp về những nữ tướng của cuộc khởi nghĩa. Đáng chú ý là tác giả đã quan tâm đến những đặc điểm thi pháp nổi bật mà nhóm truyền thuyết này đã thể hiện. Qua đó ta có sự nhìn nhận một cách toàn diện hơn về nhóm truyền thuyết tren. Tuy nhiên đặc điểm hạn chế của đề tài này mới chỉ quan tâm ở một cách chung nhất, chưa có cái nhìn cụ thể, tỉ mỉ và sâu rộng của cả một kho tàng truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà hiện nay. 8 Tập hợp các công trình nghiên cứu, các bài viết, chuyên luận của các tác giả, chúng tôi thấy đó là những tư liệu, kiến thức quý giá. Tuy nhiên cho đến nay chưa có một công trình nào khảo sát các truyền thuyết và lễ hội về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở Hưng Yên. Vì Vậy, là một học viên cao học chuyên ngành Văn học dân gian của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đặc biệt là người con của Hưng Yên, tụi đã mạnh dạn triển khai khảo sát và nghiên cứu đề tài một cách có hệ thống, chi tiết và cụ thể với hi vọng sẽ gúp thờm được phần vào kho kiến thức vô tận của ngành Văn học nói chung và Văn học dân gian nói riêng. 3. Mục đích nghiên cứu của luận văn - Luận văn là là bước tổng hợp mới về những thành tựu nghiên cứu tìm hiểu truyền thuyết về thời Hai Bà Trưng ở tỉnh Hưng Yên. -Luận văn đã hệ thống hóa, khảo sát diện mạo truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng và các tưóng lĩnh của Hai Bà trong toàn tỉnh. -Trong khuôn khổ của đề tài, người viết cũng đi vào phân tích, tổng hợp những đặc điểm nội dung và nghệ thuật của nhóm truyền thuyết này. -Qua đây những truyền thuyết về thời Hai Bà Trưng ở tỉnh Hưng Yên được xem xét trong mối quan hệ với nghi lễ và lễ hội còn được tổ chức ở địa phương.Cũng qua đó người viết đã miêu thuật một số lễ hội tiêu biểu đẻ làm sáng tỏ mối quan hệ trên. Trên cơ sở này, chúng tôi đưa ra những đánh giá khoa học, khách quan chứ không phải là suy diễn cảm tính về truyền thuyết và lễ hội trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ở tỉnh Hưng Yên. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng khảo sát là truyền thuyết và lễ hội về Hai Bà Trưng và tướng lĩnh Hai Bà trên đất Hưng Yên. 2. Phạm vi nghiên cứu Lấy phạm vi nghiên cứu ở nguồn thư tịch và truyền miệng. Hiện nay chúng tôi đã khảo sát, điền dó tỡm được khoảng trên 20 truyền thuyết về Hai Bà Trưng và tướng lĩnh của Hai Bà trên đất Hưng Yên. 9 Trong cuốn “Thành Hoàng làng Việt Nam” của Vũ Ngọc Khánh – NXB Khoa học xã hội 1997, cuốn “Thành Hoàng làng Việt Nam” của Phạm Minh Thảo (chủ biên), cuốn “Tổng tập văn học dân gian người Việt” tập I của tác giả Kiều Thu Hoạch (chủ biên). Đặc biệt nguồn tư liệu trong cuốn “Truyện cổ dân gian Hưng Yên” của tác giả Vũ Tiến Kỳ - NXB Văn hoá thông tin. Đây là những nguồn tư liệu khá phong phú và quý giá cùng với nguồn tư liệu trong quá trình chúng tôi sưu tầm được trong dân gian đã giúp cho việc hoàn thành luận văn được nhanh và phong phú hơn. Tuy nhiên trong quá trình khảo sát và nghiên cứu những đóng góp của mọi người sẽ là nguồn tư liệu tốt cho luận văn. IV. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: 1. Phương pháp điền dã. 2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, mô tả. 3. Phương pháp thống kê – phân loại. 4. Phương pháp so sánh loại hình. 5. Phương pháp liên ngành. V. Những đóng góp của luận văn. Luận văn sẽ thống kê một cách khá phong phú các bản kể truyền thuyết dân gian về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng. Đồng thời đây cũng là một bước tổng hợp mới về những thành tựu nghiên cứu, tìm hiểu truyền thuyết và lễ hội về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng trên đất Hưng Yờn.Đõy cũng là lần đầu tiên các kiến thức chuyên ngành Văn học dân gian được vận dụng vào việc khảo cứu truyền thuyết và lễ hội về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở Hưng Yên. Trên cơ sở này, người viết tự đào sâu và hoàn thiện kiến thức cũng như kĩ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học, văn hoá tạo điều kiện, tiền đề cho công việc nghiên cứu sau này. Luận văn cũng gúp thờm một phần nào vào việc giáo dục cho thế hệ sau này thêm tự hào về cha ông mình đã từng chiến đấu hy sinh chống giặc ngoại xâm bảo vệ bờ cõi, giang sơn giành lại độc lập cho tổ quốc.Cũng thông qua đó, luận văn giúp cho việc giảng dạy của giáo viên trong chương trình địa phương cú thờm nguồn tư liệu quý về thể loại truyền thuyết trong chương trình giảng dạy của mình và học 10 [...]... dụng cả hai văn bản để đối chiếu, so sánh tìm ra điểm chung, và riêng giữa các văn bản đó 29 4 Thống kê và nội dung chính của các truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà trưng ở tỉnh Hưng Yên 4.1 Bảng thống kê, nội dung cơ bản Bảng 2 4 Bảng thống kê và nội dung chính của các truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà trưng ở tỉnh Hưng Yên Sè TT 1 Tên truyền Nhân vật thuyết Chuyện về chính Bà Hồng... những kiến thức về truyền thuyết của địa phương để phục vụ học tập được tốt hơn IV Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1 Khảo sát diện mạo, nội dung, ý nghĩa truyền thuyết Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh của Hai Bà ở tỉnh Hưng Yên Chương 2 Truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ở Hưng Yên - Đặc điểm thi... Thắng-Tân Hưng –Tiên Lữ Điền dã Cụ bà Trần thị Tẹo 87 tuổi Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng trong hơn 20 truyền thuyết được kể về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng và tướng lĩnh của Hai Bà không phải đều được viết, kể từ thời Hai Bà khởi nghĩa Nhiều truyền thuyết được sáng tác ở thời kì sau nhưng đều móc nối ở thời kì Hai Bà Điều đó cho thấy, trong tâm thức của người Việt, nói chung, người Hưng Yên nói... chung về truyền thuyết của cuộc khởi nghĩa Hai bà Trưng và các tướng lĩnh của bà trên đất Hưng Yên Bước đầu tìm hiểu, sưu tầm truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Hai bà Trưng và tướng lĩnh của Hai Bà ở tỉnh Hưng Yên, chúng tôi thấy ở đây có một khối lượng truyện kể tương đối dày dặn, phong phú Đầu tiên chúng tôi tìm hiểu trong cuốn “Tổng tập văn học dân gian người Việt” của tác giả Kiều Thu Hoạch chủ biên... đạo nghĩa, hiếu học, tôn sư trọng đạo, yêu nước, yêu quê hương của bao thế hệ người Việt nói chung và của người dân nói riêng Quả thật, Hưng Yên đúng là một vùng đất giầu đẹp và là một tỉnh có truyền thống văn hiến, vùng đất “địa linh nhân kiệt - ngàn năm văn hiến” 3 Bước đầu khảo sát truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng trên đất Hưng Yên 3.1 Giới thiệu chung về truyền thuyết của cuộc khởi. .. Một số lễ hội tiêu biểu tưởng niệm Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh của Hai Bà 11 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 KHẢO SÁT DIỆN MẠO, NỘI DUNG, Ý NGHĨA TRUYỀN THUYẾT HAI BÀ TRƯNG VÀ TƯỚNG LĨNH HAI BÀ Ở TỈNH HƯNG YÊN 1 Đôi nét về mảnh đất và con người Hưng Yên Trải qua các thời đại, Hưng Yên một vùng đất trung tâm của châu thổ Sông Hồng, được hình thành vài ngàn năm trước và là cái nôi của người Việt cổ (téc Kinh)... tình làng, nghĩa xóm Cũng có những người trong cuộc khởi nghĩa mới trở về đây, vì vậy nhân dân luôn luôn có ý thức gắn những địa danh, những sự kiện có thật của quê hương mình vào truyền thuyết về các anh hùng Những cái tên Làng Bạc, ác, Phụng Công, Dốc Yến mà truyền rằng Hai Bà trưng đặt cho vẫn tồn tại cho đến ngày nay nh một mình chứng lịch sử cho cuộc khởi nghĩa ở Hưng Yên, các truyền thuyết này... huyền thoại về họ Những truyền thuyết Êy luôn được cất giữ trong kí ức của nhân dân 26 Và các vị anh hùng đã trở thành những vị Thánh, những Thành Hoàng làng để đời đời, kiếp kiếp con cháu thờ phụng và coi nh là các thần che chở cho cuộc sống của mình Như vậy, thông qua quá trình khảo sát các truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở Hưng Yên, chúng tôi dễ dàng nhận thấy rằng các truyền thuyết này... tướng lĩnh của hai bà trong dân gian, thậm chí đã trở thành áp lực trong việc thờ cúng là lưu truyền các truyền thuyết Tuy nhiên, đời sống dân gian với tất cả sự mạnh mẽ và hồn nhiên của mình, lại một lần nữa dân gian hoá các văn bản thần tích về cuộc khởi nghĩa của hai bà và các tướng lĩnh theo đúng niềm tin và quan niệm của mình Như vậy, có thể khẳng định, gốc gác của thần tích là những truyền thuyết. .. Bắc Khi nghe tin Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, một lần nữa, người dân Hưng Yên lại nhất tề đứng lên chống giặc ngoại xâm Tiêu biểu như 7 cha con Trần Lữu người Đào Đặng (thành phố Hưng Yên) đã mộ quân về hưởng ứng Mỗi huyện đều có những anh tài nổi danh như Bà Nguyệt Thai - Nguyệt Đô người Khoái Châu hưởng ứng lời hiệu triệu của hai Bà đã tuyển được 2000 người, lập trường luyện quân ở Tân Trường, Thái . điểm thi pháp của truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà trên đất Hưng Yờn. Đõy là tư liệu hữu Ých để chúng tôi tiếp cận với các truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà ở vùng này. Khoá. Bà ở tỉnh Hưng Yên. Chương 2. Truyền thuyết về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng ở Hưng Yên - Đặc điểm thi pháp. Chương 3. Một số lễ hội tiêu biểu tưởng niệm Hai Bà Trưng và các tướng lĩnh của. cú những lời nhận xét rất sỏt đỏng về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng như Hai Bà Trưng khởi nghĩa là một đoạn quốc sử vẻ vang. Truyền thuyết về Hai Bà Trưng tô đậm thêm vẻ đẹp cho lịch sử,

Ngày đăng: 18/12/2014, 00:36

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan