MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 Lý do chọn đề tài............................................................................................................................... 1 Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................................... 2 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................................... 2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu ................................................................................. 2 Cấu trúc của đề tài nghiên cứu ................................................................................................... 3 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................... 4 1.1 Tổng quan về Marketing .................................................................................... 4 1.1.1 Khái niệm................................................................................................................... 4 1.1.2 Mục tiêu của Marketing ........................................................................................ 5 1.1.3 Chức năng của Marketing .................................................................................... 5 1.1.4 Vai trò của Marketing ............................................................................................ 6 1.2 Marketing Mix....................................................................................................... 6 1.2.1 Kháiniệm ..................................................................................................................... 6 1.2.2 Marketing Mix ........................................................................................................... 6 1.3 Digital Marketing ................................................................................................. 13 1.4 Emarketing........................................................................................................... 14 1.4.1 Kháiniệm……………………………………………………………………………………14 1.4.2 Các công cụ Emarketing. .................................................................................... 15 1.4.3 Phân biệt Emarketing, Ecommerce, Ebussiness................................... 24 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ................................................................................................. 25 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG EMARKETING TẠI CÔNG TY TNHH XUẤT KHẨU GỐM SỨ NAM CHÂN ............................................................................ 26 2.1 Giới thiệu công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ Nam Chân ............................. 26 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ Nam Chân……………………………………………………………………………26 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ Nam Chân................................................................................................................27 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty của công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ Nam Chân............................................................................................. 28 2.1.4. Mục tiêu và phương thức kinh doanh của công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ Nam Chân. ............................................................................................................ 31 2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ Nam Chân (2009 2011). .................................................................................................... 32 2.2 Thực trạng hoạt động marketing tại công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ Nam Chân. ........................................................................................................................36 2.2.1 Thị trường xuất khẩu chính. ................................................................... 36 2.2.2 Đối thủ cạnh tranh. ................................................................................. 38 2.2.3 Hoạt động Marketing Mix tại công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ Nam Chân. ......................................................................................................................... 39 2.2.4 Liệt kê các yếu tố SWOT ảnh hưởng đến hoạt động marketing tại công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ Nam Chân ....................................................................... 43 2.3 Hoạt động E – marketing tại công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ Nam Chân. ...........................................................................................................................................44 2.3.1 Website quảng cáo. ................................................................................ 44 2.3.2 Thư điện tử Email. ............................................................................... 45 2.3.3 Sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm kiếm thông tin trên Internet................ 46 2.3.4 Site thương mại điện tử B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp). ............. 47 2.3.5 Liệt kê các yếu tố SWOT ảnh hưởng đến hoạt động Emarketing tại công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ Nam Chân ..................................................................... 48 2.4. Đánh giá về hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ Nam Chân. ........................................................................................................................49 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ....................................................................................................51 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP EMARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH XUẤT KHẨU GỐM SỨ NAM CHÂN. .53 3.1 Phương hướng và mục tiêu của công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ Nam Chân...................................................................................................................................53 3.1.1 Phương hướng ........................................................................................ 53 3.1.2 Mục tiêu ................................................................................................. 53 3.2 Một số giải pháp Emarketing nhằm phát triển hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ Nam Chân. ..........................................................54 3.2.1 Giải pháp cải tiến sản phẩm. ................................................................... 54 3.2.2 Nhóm giải pháp chính ............................................................................ 54 3.2.2.1 Giải pháp về phát triển website................................................ 54 3.2.2.2 Giải pháp về quảng cáo website............................................... 66 3.2.2.3 Tham gia kênh xuất khẩu trực tuyến Alibaba.com .................... 71 3.2.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ............................................................................ 84 3.2.3.1 Giải pháp về đào tạo trình độ, kỹ năng cho nhân viên phòng kinh doanh trong hoạt động E–marketing. ....................................................................... 84 3.2.3.2 Giải pháp về cơ sở vật chất...................................................... 85 3.3 Kiến nghị ...................................................................................................................85 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ....................................................................................................87 KẾT LUẬN .........................................................................................................................89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................90 PHỤ LỤC............................................................................................................................91 vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 2011 Bảng 2.2. Lợi nhuận và doanh thu của công ty trong 3 năm 2009, 2010, 2011 Bảng 2.3. Phân tích các chỉ tiêu về chi phí năm 2009 – 2011 Bảng 2.4. Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường năm 2009 – 2011 Bảng 2.5. Bảng phân tích từ khoá website Nam Chân Bảng 3.1. Bảng mẫu thiết kế website mới Bảng 3.2. Bảng phân tích từ khoá “Ceramic Pottery” trên Google AdWords Keyword Tool Bảng 3.3. Tìm kiếm từ khoá “Ceramic Pottery” trên Google Bảng 3.4. Phân tích số lượng truy cập của 4 site B2B lớn nhất thế giới theo chỉ số alexa từ tháng 3 đến tháng 5 2012
Trang 1Nguyễn Ngọc Huyền GVHD ThS Lưu Thị Thanh Mai
i LỜI CẢM ƠN
Qua quá trình học tập và rèn luyện dưới giảng đường Đại học, kết hợp với thời gian thực tập tại công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ Nam Chân, em đã học hỏi và tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho mình Đề tài thực tập tốt nghiệp này được hoàn thành là sự kết hợp giữa lý thuyết đã học và những thực tế trong thời gian
em thực tập
Để có kiến thức hoàn thành đề tài thực tập tốt nghiệp là nhờ sự giảng dạy tận tình của quý thầy cô Trường Đại học Hùng Vương TP.Hồ Chí Minh, sự hướng dẫn tận tâm của Cô Lưu Thị Thanh Mai và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú, anh chị tại công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ Nam Chân
Em xin chân thành cảm ơn :
- Quý thầy cô Khoa Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Hùng VươngTP.Hồ Chí Minh
- Cô Lưu Thị Thanh Mai
- Ban lãnh đạo công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ Nam Chân
Cùng tất cả anh chị nhân viên công ty đã giúp đỡ, chỉ bảo và tạo mọi điều kiệnthuận lợi cho em hoàn thành tốt khoá luận này
Sau cùng em kính chúc quý thầy cô Trường Đại học Hùng Vương TP.Hồ Chí Minh, kính chúc Cô Lưu Thị Thanh Mai cùng toàn thể công ty TNHH xuất khẩu gốm
sứ Nam Chân dồi dào sức khỏe và luôn thành công trong công việc
Trang 2Nguyễn Ngọc Huyền GVHD ThS Lưu Thị Thanh Mai
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Ngày… , tháng……, năm 2012
Trang 3iii iiii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Ngày… , tháng……, năm 2012
Trang 4Nguyễn Ngọc Huyền GVHD ThS Lưu Thị Thanh Mai
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Lý do chọn đề tài 1
Mục tiêu nghiên cứu 2
Phạm vi nghiên cứu 2
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu 2
Cấu trúc của đề tài nghiên cứu 3
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
1.1 Tổng quan về Marketing 4
1.1.1 Khái niệm 4
1.1.2 Mục tiêu của Marketing 5
1.1.3 Chức năng của Marketing 5
1.1.4 Vai trò của Marketing 6
1.2 Marketing Mix 6
1.2.1 Kháiniệm 6
1.2.2 Marketing Mix 6
1.3 Digital Marketing 13
1.4 E-marketing 14
1.4.1 Kháiniệm………14
1.4.2 Các công cụ E-marketing 15
1.4.3 Phân biệt E-marketing, E-commerce, E-bussiness 24
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 25
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG E-MARKETING TẠI CÔNG TY TNHH XUẤT KHẨU GỐM SỨ NAM CHÂN 26
2.1 Giới thiệu công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ Nam Chân 26
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ Nam Chân………26
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ Nam Chân 27
Trang 52.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty của công ty TNHH xuất
khẩu gốm sứ Nam Chân 28
2.1.4 Mục tiêu và phương thức kinh doanh của công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ Nam Chân 31
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ Nam Chân (2009- 2011) 32
2.2 Thực trạng hoạt động marketing tại công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ Nam Chân .36
2.2.1 Thị trường xuất khẩu chính 36
2.2.2 Đối thủ cạnh tranh 38
2.2.3 Hoạt động Marketing Mix tại công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ Nam Chân 39
2.2.4 Liệt kê các yếu tố SWOT ảnh hưởng đến hoạt động marketing tại công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ Nam Chân 43
2.3 Hoạt động E – marketing tại công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ Nam Chân .44
2.3.1 Website quảng cáo 44
2.3.2 Thư điện tử - Email 45
2.3.3 Sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm kiếm thông tin trên Internet 46
2.3.4 Site thương mại điện tử B2B (doanh nghiệp với doanh nghiệp) 47
2.3.5 Liệt kê các yếu tố SWOT ảnh hưởng đến hoạt động E-marketing tại công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ Nam Chân 48
2.4 Đánh giá về hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ Nam Chân .49
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 51
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP E-MARKETING NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH XUẤT KHẨU GỐM SỨ NAM CHÂN .53 3.1 Phương hướng và mục tiêu của công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ Nam Chân 53
3.1.1 Phương hướng 53
3.1.2 Mục tiêu 53
Trang 6Nguyễn Ngọc Huyền GVHD ThS Lưu Thị Thanh Mai
3.2 Một số giải pháp E-marketing nhằm phát triển hoạt động kinh doanh tại
công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ Nam Chân .54
3.2.1 Giải pháp cải tiến sản phẩm 54
3.2.2 Nhóm giải pháp chính 54
3.2.2.1 Giải pháp về phát triển website 54
3.2.2.2 Giải pháp về quảng cáo website 66
3.2.2.3 Tham gia kênh xuất khẩu trực tuyến Alibaba.com 71
3.2.3 Nhóm giải pháp hỗ trợ 84
3.2.3.1 Giải pháp về đào tạo trình độ, kỹ năng cho nhân viên phòng kinh doanh trong hoạt động E–marketing 84
3.2.3.2 Giải pháp về cơ sở vật chất 85
3.3 Kiến nghị 85
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 87
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC 91
Trang 7Nguyễn Ngọc Huyền GVHD ThS Lưu Thị Thanh Mai
vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009 - 2011
Bảng 2.2 Lợi nhuận và doanh thu của công ty trong 3 năm 2009, 2010, 2011
Bảng 2.3 Phân tích các chỉ tiêu về chi phí năm 2009 – 2011
Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường năm 2009 – 2011
Bảng 2.5 Bảng phân tích từ khoá website Nam Chân
Bảng 3.1 Bảng mẫu thiết kế website mới
Bảng 3.2 Bảng phân tích từ khoá “Ceramic Pottery” trên Google AdWordsKeyword Tool
Bảng 3.3 Tìm kiếm từ khoá “Ceramic Pottery” trên Google
Bảng 3.4 Phân tích số lượng truy cập của 4 site B2B lớn nhất thế giới theo chỉ
số alexa từ tháng 3 đến tháng 5/ 2012
Bảng 3.5.Xếp hạng của Alexa về 4 site B2B hàng đầu thế giới từ 3/2012 đến5/2012
Trang 8Nguyễn Ngọc Huyền GVHD ThS Lưu Thị Thanh Mai
Trang 9và điện thoại di động xuất hiện và phát triển với tốc độ chóng mặt đã phá vỡ thế độc quyền của marketing truyền thống Điều này đang tác động mạnh mẽ tới các công ty lớn, nhất là những công ty ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh Bên cạnh đó, Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển thương mại điện tử Ngoài ra nước ta cũng là một quốc gia có kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ rất cao Dù là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩucao như vậy nhưng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam vẫn chưa tạo dựng được thương hiệu trên thị trường quốc tế Do đó việc xây dựng và quảng bá cũng như phát triển những thương hiệu hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam có vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh mặt hàng này.
Tại công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ Nam Chân sản xuất các sản phẩm gốm
sứ, thủ công mỹ nghệ, mây tre lá các loại….thì việc marketing cho sản phẩm này để thúc đẩy quảng bá và tiêu thụ là việc làm không thể thiếu Trong xu thế sử dụng internet như một phương tiện mua bán ngày càng phát triển trên thế giới thì công ty cũng xác định E-marketing là một nhân tố nằm trong định hướng phát triển marketing cho các ngành hàng của mình Song, hoạt động E-marketing hiện tại của công ty chưa
có gì đáng kể ngoài một website chỉ ở mức giới thiệu một số thông tin chung và email liên lạc Mặc khác công ty đã có những sản phẩm mới lạ đáp ứng được thị hiếu của khách hàng quốc tế
Dựa trên những cơ sở đó cùng với sự kỳ vọng mà lợi ích E-marketing mang lạitrong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, tôi mạnh dạn thực hiện đề
tài “Một số giải pháp E-marketing nhằm phát triển hoạt động kinh doanh tại
công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ Nam Chân” với hy vọng nó sẽ là một chìa khóa
mang lại sự thành công cho hoạt động marketing của công ty
Trang 10Nguyễn Ngọc Huyền GVHD ThS Lưu Thị Thanh Mai
Mục tiêu nghiên cứu
Mô tả hoạt động E-marketing hiện tại cho mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công
ty Xác định thị trường và khách hàng mục tiêu cho sản phẩm của công ty
Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho mặt hàng của công ty
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
- Giúp công ty xây dựng được các cơ sở dữ liệu thông tin rất phong phú, phục
vụ cho công tác nghiên cứu thị trường, quản lý thông tin khách hàng…
- Nếu thực hiện tốt các mục tiêu đề tài đưa ra sẽ giúp công ty có được những thông tin về thị trường một cách nhanh chóng và tiết kiệm, nhờ đó có thể có được chiến lược marketing hiệu quả, khai thác những cơ hội của thị trường
- Giúp công ty có thể nâng cao hiệu quả marketing sản phẩm của mình, cung cấp dữ liệu cho quá trình thu thập thông tin về khách hàng và tìm hiểu được nhìu hơn về thị trường, tiếp cận khách hàng tốt hơn
Giá trị lý thuyết
Đề tài cho thấy ứng dụng E-marketing cụ thể cho ngành hàng thủ công mỹ nghệ từ đó có thể nhân rộng đến các lĩnh vực và ngành nghề khác Bổ sung một loại hình mới của lĩnh vực lý thuyết marketing trong công tác giảng dạy để có thể cập
Trang 11Nguyễn Ngọc Huyền GVHD ThS Lưu Thị Thanh Mai
3
nhật, phù hợp trong thời đại mới – thời đại công nghệ thông tin và sẽ là tài liệu thamkhảo gợi mở những vấn đề mới cho những công trình nghiên cứu tiếp theo
Cấu trúc của đề tài nghiên cứu.
Chương 1- Cơ sở lý luận
Chương 2- Thực trạng hoạt động E – marketing tại công ty TNHH xuất
khẩu gốm sứ Nam Chân
Chương 3- Một số giải pháp E – marketing nhằm phát triển hoạt động
kinh doanh tại công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ Nam Chân
Trang 12Nguyễn Ngọc Huyền GVHD ThS Lưu Thị Thanh Mai
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Tổng quan về Marketing
1.1.1 Khái niệm
Có nhiều định nghĩa về marketing, tuỳ theo từng quan điểm, góc độ nhìn nhận
mà giữa các định nghĩa có sự khác nhau nhưng bản chất của chúng thì không thay đổi, tựu chung lại ta có 3 khái niệm cần quan tâm sau:
Khái niệm của Viện nghiên cứu Marketing Anh
“Markeing là chức năng quản lý công ty về mặt tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự của một mặt hàng cụ thể, đến việc đưa hàng hoá đến người tiêu dùng cuối cùng đảm bảo cho công ty thu hút được lợi nhuận dự kiến”
Khái niệm này liên quan đến bản chất của marketing là tìm kiếm và thoả mãn nhu cầu, khái niệm nhấn mạnh đến việc đưa hàng hoá tới người tiêu dùng các hoạt động trong quá trình kinh doanh nhằm thu hút lợi nhuận cho công ty Tức là nó mang triết lý của marketing là phát hiện, thu hút, đáp ứng nhu cầu một cách tốt nhất trên cơ
sở thu được lợi nhuận mục tiêu
Khái niệm của hiệp hội Marketing Mỹ
“Marketing là quá trình lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đó, định giá, khuyến mãi và phân phối sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để tạo ra sự trao đổi
nhằm thoả mãn các mục tiêu của cá nhân và tổ chức”
Khái niệm này mang tính chất thực tế khi áp dụng vào thực tiễn kinh doanh Qua đây ta thấy nhiệm vụ của marketing là cung cấp cho khách hàng những hàng hoá và dịch vụ mà họ cần Các hoạt động của marketing như việc lập kế hoạch
marketing, thực hiện chính sách phân phối và thực hiện các dịch vụ khách hàng,… nhằm mục đích đưa ra thị trường những sản phẩm phù hợp và đáp ứng được nhu cầucủa khách hàng hơn hẳn đối thủ cạnh tranh thông qua các nỗ lực marketing của mình
Khái niệm marketing của Philip Kotler
“Marketing là hoạt động của con người hướng tới thoả mãn nhu cầu và ướcmuốn của khách hàng thông qua qúa trình trao đổi”
Trang 13Nguyễn Ngọc Huyền GVHD ThS Lưu Thị Thanh Mai
5
Định nghĩa này bao gồm cả quá trình trao đổi không kinh doanh như là
một bộ phận của marketing Hoạt động marketing diễn ra trong tất cả các lĩnh
vực trao đổi nhằm hướng tới thoả mãn nhu cầu với các hoạt động cụ thể trong
thực tiễn
1.1.2 Mục tiêu của Marketing
Marketing hướng đến ba mục tiêu chủ yếu sau:
- Thỏa mãn khách hàng: Là vấn đề sống còn của công ty Các nỗ lực Marketing nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, làm cho họ hài long, trung thành với công ty, qua
đó thu phục thêm khách hàng mới
- Chiến thắng trong cạnh tranh: Giải pháp Marketing giúp công ty đối phó tốt cácthách thức cạnh tranh, bảo đảm vị thế cạnh tranh thuận lợi trên thị trường
- Lợi nhuận lâu dài: Marketing phải tạo ra mức lợi nhuận cần thiết giúp công ty tích lũy và phát triển
1.1.3 Chức năng của Marketing
Chức năng cơ bản của Marketing là dựa trên sự phân tích môi trường để quảntrị Marketing, cụ thể là:
- Phân tích môi trường và nghiên cứu Marketing: dự báo và thích ứng với những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại; tập hợp các thông tin
Trang 14Nguyễn Ngọc Huyền GVHD ThS Lưu Thị Thanh Mai
- Hoạch định giá: xác định các mức giá, kỹ thuật định giá, các điều khoản bán hàng,
điều chỉnh giá và sử dụng giá như một yếu tố tích cực hay thụ
động
- Thực hiện kiểm soát và đánh giá Marketing: hoạch định, thực hiện và kiểm soát các chương trình, chiến lược Marketing, đánh giá các rủi ro và lợi ích của các quyết định
và tập trung vào chất lượng toàn diện
1.1.4 Vai trò của Marketing
Marketing quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường Đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường, nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh
1.2.2 Marketing Mix
1.2.2.1 Chính sách về sản phẩm.
Đây là biến số quan trọng nhất của chiến lược kinh doanh cũng như chiếnlược Marketing- mix.Thực hiện tốt chính sách này góp phần tạo uy tín và khả năng cạnh tranh giành khách hàng cho công ty Chính sách sản phẩm được thực hiện thông qua các quyết định sau:
+ Quyết định về chủng loại và danh mục hàng hoá
+ Quyết định về nhãn hiệu và bao bì sản phẩm
+ Quyết định về chất lượng sản phẩm
+ Quyết định về dịch vụ khách hàng
Trang 15Nguyễn Ngọc Huyền GVHD ThS Lưu Thị Thanh Mai
7
Quyết định về chủng loại và danh mục hàng hoá.
Quyết định về chủng loại hàng hóa
“Chủng loại hàng hoá là một nhóm hàng hoá có liên quan chặt chẽ vớinhau do giống nhau về chức năng hay do bán chung cho một nhóm khách hàng, hay thông qua các kiểu tổ chức thương mại, hay trong khuôn khổ cùng một dãy giá”.
Thường thì mỗi doanh nghiệp có cách thức lựa chọn chủng loại sản phẩm hàng hoá khác nhau Những lựa chọn đều phụ thuộc vào mục đích mà doanh nghiệp theo đuổi
Công ty theo đuổi mục tiêu cung cấp một chủng loại sản phẩm đầy đủ hay phấn đấu để chiếm lĩnh phần lớn thị trường hoặc mở rộng thị trường thì thường cóchủng loại sản phẩm rộng Để làm được như vậy, công ty phải đặt ra vấn đề là mởrộng và duy trì bề rộng của chủng loại sản phẩm bằng cách nào? Giải quyết vấn đề này công ty có hai hướng lựa chọn:
Một là, Phát triển chủng loại sản phẩm trên cơ sở các cách thức sau:
Phát triển hướng xuống dưới, phát triển hướng lên trên và phát triển theo cả hai hướng trên
Hai là, Bổ xung chủng loại sản phẩm.Có nghĩa là công ty cố gắng đưa
thêm những mặt hàng mới vào chủng loại sản phẩm sẵn có
Quyết định về doanh mục hàng hóa
“Danh mục sản phẩm là một tập hợp tất cả các nhóm chủng loại sản phẩmvà các đơn vị sản phẩm do một nhà cung cấp cụ thể đem chào bán cho ngườimua”
Danh mục sản phẩm của một công ty sẽ có chiều rộng, chiều dài, chiều sâu,mức độ phong phú và hài hoà nhất định phụ thuộc vào mục đích mà công
ty theo đuổi Chiều rộng danh mục sản phẩm thể hiện công ty có bao nhiêu nhóm chủng loại sản phẩm khác nhau do công ty sản xuất Chiều dài danh mục sản phẩm là tổng số mặt hàng trong danh mục sản phẩm.Chiều sâu của danh mục sản phẩm thể hiện tổng số các sản phẩm cụ thể được chào bán trong từng mặt hàng riêng của nhóm chủng loại sản phẩm Mức độ hài hoà của danh mục sản phẩm phản ánh mức độ gần gũi của hàng hoá thuộc các nhóm chủng loại
Trang 16Nguyễn Ngọc Huyền GVHD ThS Lưu Thị Thanh Mai
khác nhau xét theo góc độ mục đích sử dụng cuối cùng, những yêu cầu về tổ chức sảnxuất, các kênh phân phối hay một tiêu chuẩn nào đó
Các thông số đặc trưng trên cho danh mục sản phẩm mở ra cho công tycácchiến lược mở rộng danh mục sản phẩm:
+ Mở rộng danh mục sản phẩm bằng cách bổ xung sản phẩm mới
+ Kéo dài từng loại sản phẩm làm tăng chiều dài danh mục
+ Bổ xung các phương án sản phẩm cho từng loại sản phẩm và làm tăng chiềusâu của danh mục sản phẩm
+ Tăng hay giảm mật độ của loại sản phẩm tuỳ thuộc công ty có ý muốn tăng
uy tín vững chắc trên lĩnh vực hay trên nhiều lĩnh vực
Quyết định về nhãn hiệu và bao gói sản phẩm
Khi hoạch định chiến lược marketing cho từng loại sản phẩm, doanh nghiệp phải quyết định hàng loạt vấn đề có liên quan đến nhãn hiệu sản phẩm.Việc gắng nhãn hiệu là một chủ đề quan trọng trong chiến lược sản phẩm
Nhãn hiệu về cơ bản là một sự hứa hẹn của người bán đảm bảo cung cấp cho người mua một tập hợp nhất định những tính chất, lợi ích và dịch vụ Các quyết định
có liên quan đến nhãn hiệu thường là:
(1) Có gắn nhãn hiệu cho sản phẩm của mình hay không?
(2) Ai là chủ nhãn hiệu sản phẩm?
(3) Tương ứng với nhãn hiệu đã chọn chất lượng sản phẩm có những đặc trưnggì?
(4) Đặt tên cho nhãn hiệu như thế nào?
(5) Có nên mở rộng giới hạn sử dụng tên nhãn hiệu hay không?
(6) Sử dụng một hay nhiều nhãn hiệu cho các sản phẩm có những đặc tínhkhác nhau của cùng một mặt hàng?
Những quyết định về nhãn hiệu là những quyết định quan trọng trong chiến lược sản phẩm bởi vì nhãn hiệu được coi như là tài sản lâu bền quan trọng của một công ty.Việc quản lý nhãn hiệu cũng được coi như là một công cụ marketing chủ yếu trong chiến lược sản phẩm
Quyết định về chất lượng sản phẩm
“Chất lượng sản phẩm là toàn bộ những tính năng và đặc điểm của một
Trang 17sản phẩm hay dịch vụ đem lại cho nó khả năng thoả mãn những nhu cầu được nói
ra hay được hiểu ngầm”.
Giữa chất lượng sản phẩm và dịch vụ, sự thoả mãn của khách hàng và khả năng sinh lời của công ty có một mối liên hệ mật thiết Mức chất lượng càng cao thì mức độ thoả mãn của khách hàng cũng càng cao, trong khi đó
có thể tính giá cao hơn
Chất lượng sản phẩm là thuộc tính đầu tiên và quan trọng nhất mà khách hàng chú ý đến trong khi lựa chọn người cung ứng sản phẩm cho mình Chất lượng sản phẩm của công ty được thể hiện thông qua các thông số sau:
(1) Độ bền của sản phẩm: Nó bao gồm các yếu tố như tuổi thọ của sảnphẩm, khả năng chịu đựng của các điều kiện tự nhiên, mức độ quá tải hàng sảnxuất
dụng,
(2) Hệ số an toàn: khả năng đảm bảo an toàn trong sản xuất, trong sử
(3) Đảm bảo thiết kế kỹ thuật: các sản phẩm được sản xuất phải đảmbảo được đúng các thiết kế kỹ thuật, các thông số kỹ thuật,
(4) Khả năng thích ứng: sản phẩm dễ sử dụng, dễ sửa chữa, dễ thay thế,bảo dưỡng,
Để đánh giá được chất lượng sản phẩm thông thường các kỹ sư thường dùng phương pháp đánh giá và cho điểm, xếp loại để đánh giá sản phẩm
của
mình
Như vậy, để đảm bảo cho chất lượng sản phẩm cao đòi hỏi công ty phải chúý đến cả thiết kế kỹ thuật và chất lượng của quá trình chế tạo sản phẩm Việc sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao sẽ đảm bảo cho công ty thu hút được nhiều khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường
Dịch vụ bán hàng
Đây cũng là công cụ quan trọng để tăng lợi thế cạnh tranh của công ty.Dịch vụ bán hàng được thực hiện tốt sẽ làm tăng lợi ích nhận được của khách hàngvà làm tăng sự hài lòng Nó là công cụ đắc lực trong việc tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm Đối với những sản phẩm có tính chất tổng hợp về kỹ
Trang 18thuật, về kinh tế và nó mang tính chất cá biệt, do vậy nó cần phải có các dịch vụkhách hàng, bao gồm
Thời gian giao hàng:
Các sản phẩm của công ty phải đảm bảo giao hàng đúng thời hạn quy định của khách hàng trong hợp đồng Giao hàng đúng thời hạn đảm bảo chi phí thấp, góp phần làm giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho công ty
Ngoài ra công ty còn phải quan tâm đến các vấn đề khác về dịch vụ của kháchhàng như:
Mua bảo hiểm cho khách hàng
Sửa chữa và bảo hành sản phẩm
Chiến lược định giá phụ thuộc vào mục tiêu marketing của công ty Khi xácđịnh giá cho sản phẩm, công ty cần xem xét các bước của quá trình định giá nhưsau:
Thứ nhất, Công ty lựa chọn được mục tiêu marketing của mình thông qua
định giá, đó là: chi phí, lợi nhuận, tăng tối đa thu nhập trước mắt, tăng mức tiêu thụ, tăng việc giành phần “ngon” của thị trường hay dành vị trí dẫn đầu về mặt chất lượng sản phẩm
Thứ hai, Công ty xác định, ước lượng quy mô cầu và độ co dãn của cầu để có
căn cứ định giá cho thích hợp
Thứ ba, Công ty ước tính giá thành và đây là mức giá sàn của sản phẩm.
Thứ tư, Tìm hiểu giá của đối thủ cạnh tranh để làm cơ sở xác định vị trí cho
giá của mình
Trang 1911 11
Thứ năm, Lựa chọn phương pháp định giá, nó bao gồm các phương
pháp: Định giá theo phụ giá, định giá theo lợi nhuận mục tiêu, định giá theo giá trị cảm nhận của khách hàng, định giá theo giá trị, định giá theo giá cả hiện hành, định giá đấu thầu
Thứ sáu, Công ty lựa chọn giá cuối cùng của mình, phối hợp với các
yếu tốkhác của Marketing-mix
Do vấn đề cạnh tranh và sự thay đổi của thị trường kéo theo công ty phải thay đổi, điều chỉnh giá cho thích hợp, có thể có các chiến lược điều chỉnh sau: Định giá theo nguyên tắc địa lý, chiết giá và bớt giá, định giá khuyến mãi, định giá phân biệt và định giá cho danh mục sản phẩm
Khi thực hiện việc thay đổi, điều chỉnh giá công ty cần phải xem xétthận trọng những phản ứng của thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh
1.2.2.3 Chính sách phân phối
Phân phối cũng là một công cụ then chốt trong Marketing- mix, nó bao gồm những hoạt động khác nhau mà công ty tiến hành nhằm đưa sản phẩm đến những nơi khách hàng mục tiêu có thể tiếp cận và mua chúng
Hầu hết những người sản xuất đều cung cấp sản phẩm của mình cho thị trường thông qua những người trung gian marketing Do vậy, nhà sản xuất sẽ phải quan hệ, liên kết với một số tổ chức, lực lượng bên ngoài nhằm đạt được mục tiêu phân phối của mình
Những quyết định quan trọng nhất trong chính sách phân phối là các quyết định về kênh marketing Kênh marketing được tạo ra như một dòng chảy
có hệ thống được đặc trưng bởi số các cấp của kênh bao gồm người sản xuất, các trung gian và người tiêu dùng Kênh marketing thực hiện việc chuyển sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng, vượt qua những ngăn cách về thời gian, không gian và quyền sở hữu xen giữa hàng hoá và dịch vụ với người
sử dụng chúng Các quyết định cơ bản về kênh bao gồm:
+ Quyết định về thiết kế kênh
+ Quyết định về quản lý kênh
Trang 20Với chiến lược mở rộng thị trường thì một hệ thống phân phối rộng rãi, bao gồm các cấp trung gian, kết hợp phân phối trực tiếp trên phạm vi lớn sẽ đem lại hiệu quả cho chính sách phân phối của công ty.
1.2.2.4 Chính sách xúc tiến
Đây cũng là một trong bốn công cụ chủ yếu của Marketing- mix và nó trở nên ngày càng có hiệu quả và quan trọng mà công ty có thể sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu Bản chất của các hoạt động xúc tiến chính là truyền tin về sản phẩm và doanh nghiệp tới khách hàng để thuyết phục họ mua hàng.Chính sách xúc tiến hỗn hợp bao gồm 5 công cụ chủ yếu là:
Quảng cáo: Bao gồm bất kỳ hình thức nào được giới thiệu một cách giántiếp
và đề cao những ý tưởng, sản phẩm hoặc dịch vụ được thực hiện theo yêu cầu của chủ thể quảng cáo và chủ thể phải thanh toán các chi phí
Marketing trực tiếp: Sử dụng thư, điện thoại và những công cụ liên lạc gián
tiếp khác để thông tin cho những khách hàng hiện có và khách hàng triển vọng hay yêu cầu họ có phản ứng đáp lại
Kích thích tiêu thụ: Là những hình thức thưởng trong thời gian ngắn để
khuyến khích dùng thử hay mua một sản phẩm hay dịch vụ
Quan hệ quần chúng và tuyên truyền: Là các chương trình khác nhau được
thiết kế nhằm đề cao hay bảo vệ hình ảnh của công ty hay những sản phẩm cụ thể củanó
Bán hàng trực tiếp: Là sự giới thiệu trực tiếp bằng miệng về sản phẩm vàdịch
vụ của công ty thông qua cuộc đối thoại với một hoặc nhiều khách hàng tiềm năng nhằm mục đích bán hàng
Mỗi công cụ xúc tiến hỗn hợp đều có những đặc điểm riêng và chi phí của nó,
do vậy khi lựa chọn các công cụ và phối hợp các công cụ trong chính sách xúc tiến hỗn hợp, người làm marketing phải nắm được những đặc điểm riêng của mỗi công cụ khi lựa chọn cũng như phải xét tới các yếu tố ảnh hưởng tới cơ cấu công cụ xúc tiến hỗn hợp như: Kiểu thị trường sản phẩm, chiến lược đẩy và kéo, giai đoạn sẵn sàng của người mua, giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm Thực hiện nội dung của các hình thức trên thì công ty cần chú ý đến các vấn đề sau:
+ Xác định ai là khách hàng của công ty
Trang 2113 13
+ Hình thức nào là phù hợp nhất
+ Nội dung cần nhấn mạnh điểm gì ở sản phẩm
+ Thời gian và tần xuất sử dụng hình thức này
1.3 Digital Marketing
Dưới đây là một số khái niệm về Digital Marketing
• Khái niệm 1
“Digital Marketing là phương pháp phát triển thương hiệu bằng
cách sử dụng các kênh quảng cáo số để tiếp cận người tiêu dùng Các kênh này gồm có tivi, radio, internet, mobile và các phương tiện truyền thông kĩ thuật số khác” (Wikipedia).
• Khái niệm 2
“Tiếp thị số là việc thực thi các hoạt động quảng bá sản phẩm và dịch
vụ, trong đó sử dụng các kênh phân phối trực tuyến - định hướng theo cơ
sở dữ liệu - nhằm tiếp cận đến khách hàng đúng thời điểm, thích hợp, cá nhân hóa và chi phí hợp lý” (Jared Reitzin, CEO - MobileStorm Inc).
• Khái niệm 3:
“Tiếp thị số là việc quản lý và thực hiện các hoạt động Marketing, trong đó sử dụng các phương tiện điện tử, như: Website, Email, phương tiện không dây kết hợp với các dữ liệu số về đặc điểm và hành vi của khách hàng” (Dave Chaffey, Insights Director At Click Through Marketing).
Nhìn chung, Digital Marketing có thể hiểu là là hình thức Marketing tích hợp hệ thống kỹ thuật số như là một kênh để làm Marketing, giúp thương hiệu tiếp cận nhiều kênh truyền thông để đến đúng với người tiêu dùng (Website, Blog, Web 2.0, RSS, SMS )
Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, yếu tố “kỹ thuật số” (digital) sẽ ngày càng có ảnh hưởng trong cuộc sống – từ đó dự đoán sự phát triển tất yếu của ngành tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing) Và E– marketing là một trong những yếu tố của Digital Marketing
Trang 221.4 E-marketing
1.4.1Khái niệm.
“E-marketing (Internet Marketing hay Online Marketing) là hoạt động
cho sản phẩm và dịch vụ thông qua Internet” Sự xuất hiện của Internet đã đem lại
nhiều lợi ích như chi phí thấp để truyền tải thông tin và media đến số lượng lớn đối tượng tiếp nhận, thông điệp được truyền tải dưới nhiều hình thức khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh, phim, trò chơi, Với bản chất tương tác của E – Marketing, đối tượng nhận thông điệp có thể phản hồi tức khắc hay giao tiếp trực tiếp với đối tượng gửi thông điệp Đây là lợi thế lớn của E–marketing so với các loại hình khác
E-marketing là quá trình phát triển và quảng bá doanh nghiệp sử dụng các phương tiện trực tuyến E-marketing không chỉ đơn giản là xây dựng Website E- marketing phải là một phần của chiến lược Marketing và phải được đầu tư hợp lý.Hiện nay, E-marketing đã và đang có ảnh hưởng rộng lớn với nhiều ngành công nghiệp như âm nhạc, ngân hàng, thương mại, cũng như bản thân ngành công nghiệp quảng cáo
• Ưu điểm:
Một trong những lợi thế của E-marketing là sự sẵn sàng của lượng lớn thông tin Người tiêu dùng có thể truy cập thông tin sản phẩm và thực hiện giao dịch, mua bán mọi lúc mọi nơi Doanh nghiệp sử dụng E-marketing có thể tiết kiệm được chi phí bán hàng như chi phí thuê mặt bằng, giảm số lượng lực lương bán hàng,… E-marketing còn giúp doanh nghiệp tiếp cận với thị trường rộng lớn cũng như phát triển ra toàn cầu
Ngoài ra, so sánh với các phương tiện khác như in ấn, báo đài, truyền hình, e-maketing có lơi thế rất lớn về chi phí thấp
Các hoạt động E-marketing khi triển khai có thể dễ dàng theo dõi và đánh giá
Ví dụ với Website, dịch vụ “Web analytic” cho phép theo dõi số lượng người truy cập, nội dung quan tâm từ đó có thể đánh giá thông điệp truyền đi có đúng với ước muốn của khách hàng không Theo dư đoán, E-marketing ngày càng phát triển mạnh hơn so với các loại hình khác
• Khuyết điểm:
Trang 2315 15
Thứ nhất, về phương diện kỹ thuật, E-marketing đòi hỏi khách hàng phải sử dụng các kỹ thuật mới và không phải tất cả mọi đối tượng khách hàng
có thể sử dụng chúng.Đường truyền tốc độ chậm cũng là một tác nhân gây khó khăn Ngoài ra, nếu Công ty xây dựng Website lớn và phức tạp để quảng bá sản phẩm, nhiều khách hàng sẽ gặp khó khăn khi sử dụng Website cũng như tải thông tin về với đường truyền chậm hay vào các thiết bị di động
Thứ hai, về phương diện bán hàng, khách hàng không thể chạm, nếm, dùng thử hay cảm nhận sản phẩm trước khi mua trực tuyến
1.4.2 Các công cụ E-marketing.
1.4.2.1 SEM (Search Engine Marketing).
Search Engine Marketing (SEM)là một quá trình đạt được lưu lượng truy cập (traffic) từ công cụ tìm kiếm (search engine) Đôi lúc SEM còn được
gọi ngắn gọn là “Search Marketing”.
Thành Phần Của SEM:
• SEO (Search Engine Optimization):
Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm là phương pháp làm tăng thứ hạng của doanh nghiệp thông qua cách xây dựng cấu trúc Website, cách biên tập và đưa nội dung vào trang web, sự chặt chẽ, kết nối với nhau giữa các trang trong site (links)…
Công cụ đánh giá website Seo Quake
SEO quake là một công cụ không thể thiếu khác dành cho các webmaster hoặc bất cứ ai tham gia vào việc làm seo SEO Quake cho biết các thông tin cơ bản
và rất quan trọng của một website như:
- Pegerank: hay ranking viết tắt là PR hay tạm gọi là thứ hạng trang Khi nói đến PageRank người ta thường nghĩ đến ngay Google PageRank Đó là một hệ thống xếp hạng trang Web của các máy tìm kiếm nhằm sắp xếp thứ tự ưu tiên đường dẫn URL trong trang kết quả tìm kiếm
- Google index: Số trang trên website đã được Goolge/Yahoo/Bing index (đánh chỉmục)
- Alexa: Hầu như các webmaster đều biết đến chỉ số xếp hạng Alexa (Alexa
Rankings) vốn dùng để đánh giá tầm phổ biến của các web site trên thế giới Mặc dù
Trang 24mang nặng yếu tố kĩ thuật song Alexa đã nhanh chóng trở thành một trong các công
cụ phổ biến dùng để đánh giá mức độ hiệu quả trong hoạt động của các web site Về
cơ bản, Alexa cho biết rằng web site đó được người dùng Internet biết đến và truy cập vào đó phổ biến đến mức độ nào Tuy nhiên, cũng vì các lý do kĩ thuật mà các
webmaster hay công ty SEO quan tâm đến bản chất Alexa là cái gì và nó thực hiện việc xếp hạng các site như thế nào? Tuy nhiên, công ty Alexa không chỉ dừng lại ở việc đơn thuần xếp hạng các web site; họ cũng cung cấp các dịch vụ dữ liệu và dịch
vụ quản trị web nhằm cải thiện hệ thống web
- Các thông tin khác về độ tuổi tên miền, có sitemap, robots.txt không?
- Internal link: là số liên kết từ một bài viết đến một bài viết khác trong cùng
một trang Chỉ số này là yếu tố góp phần không nhỏ tới việc đưa từ khóa lên top
- External link : là số link trỏ từ trang web tới trang web
SEO Quake đưa ra rất nhiều lựa chọn tích hợp cho người dùng như: Tích hợpvào Tool bar, vào status bar và vào trực tiếp trên kết quả tìm kiếm của người dùng
• PPC (Pay Per Click):
Đây là hình thức quảng cáo dưới dạng nhà tài trợ trên internet Tác dụng của hình thức quảng cáo này là làm tăng lưu lượng người truy cập vào Website thông qua việc đăng tải các banner quảng cáo về Website của doanh nghiệp ngay phần bên cạnh trong kết quả tìm kiếm
Theo hình thức này thì các đơn vị đặt quảng cáo sẽ phải chi trả cho bộ máy tìm kiếm một khoản phí được qui định trên mỗi cú click vào mẫu quảng cáo
• PPI (Pay Per Inclusion):
Đây là một hình thức nhằm giúp cho Website, đặc biệt là những Website mới xây dựng và mới đưa vào hoạt động, dễ dàng có thể được các search engine tìm kiếm và ghi nhận sự tồn tại của Website trong cơ sở dữ liệu
Chỉ cần trả một mức phí (tuỳ thuộc vào từng bộ máy tìm kiếm, mức phí có thể khác nhau) nhưng mục đích chính của nó là duy trì sự có mặt của Website của bạn trong hệ cơ sở dữ liệu của họ.Vì khi có một yêu cầu tìm kiếm được thực hiện, máy tìm kiếm sẽ tìm các Website có nội dung phù hợp trong bản thân cơ sở dữ liệu
mà nó có rồi sau đó mới sử dụng đến các danh mục Website mở khác Vì thế cho nên nếu
Website của doanh nghiệp phù hợp với từ khoá được sử dụng để tìm kiếm thì Website
Trang 2517 17
sẽ có cơ hội được đưa lên những vị trí mà có khi chính doanh nghiệp cũng
không thể ngờ tới
• SMO (Social Media Optimazation):
Là một cách tối ưu hoá Website bằng cách liên kết và kết nối với
Website mang tính cộng đồng nhằm chia sẻ những ý kiến, những suy nghĩ hay
kinh nghiệm thực tế về một vấn đề…Phương pháp SMO thường sử dụng là
dùng đến RSS feeds (RSS Feeds là một trong những cách thức sử dụng để cập
nhật tin tức thường xuyên, liên tục giống như blogs, …Ngoài ra, nó còn có
thể có liên kết với một số công cụ khác để tạo ra tính hấp dẫn thu hút người
đọc thường xuyên truy cập đến địa chỉ và coi đó là địa chỉ quen thuộc
• VSM (Video Search Marketing):
Đây là hình thức quảng cáo thông qua video clips ngắn được đưa lên
Website được tối ưu để có thể tìm kiếm đuợc
S o s á n h g i ữ a q u ả n g c á o v ớ i PP C ( G o o g l e A d w o r d s ) v à S E O
Quảng cáo với SEO
(Search Engine Optimization)
Quảng cáo với PPC
(PPC: Google Adwords ) Chi phí
Khác với Google Adwords, mặc dù SEO
cũng giúp website được lên Top của
trang tìm kiếm, tuy nhiên mức phí phải
trả cho dịch vụ SEO thì luôn luôn cố định
cho dù lượng người dùng truy cập vào
trang web của bạn tăng lên khổng lồ
Chi phí
Nếu sử dụng dịch vụ Google Adwords (phần Liên kết được tài trợ) thì mỗi khi trang web được người dùng viếng thăm thông qua Google thì sẽ phải trả một khoản tiền cho Google Vì thế nên khi lượng người dùng truy cập vào trang web qua Google tăng lên thì cũng có nghĩa là chi phí phải trả cho Google cũng tăng theo Hiện nay, mức phí rẻ nhất mà phải trả cho mỗi lần người dùng truy cập vào trang web qua Google là 1000VND/1 từ khóa Nếu như mỗi tháng có 1000 người dùng truy cập vào website qua Google
Trang 26Thời gian để thu được hiệu quả
Với SEO thì sẽ phải kiên nhẫn chờ đợi
trong thời gian khoảng 1 đến 3 tháng và
khi không còn ngân sách để duy trì dịch
vụ thì thứ hạng của website vẫn có thể
tồn tại trong thời gian lâu dài hơn Trong
một số trường hợp muốn quảng bá
website của mình ngay lập tức (và có thể
chỉ trong một thời gian nhất định) thì
Google Adwords cũng là một lựa chọn
không tồi
thông qua tìm kiếm 1 từ khóa sẽ phải trả cho Google 1000,0000VND (một triệu) cho từ khóa đó, một mức phí không hề rẻ chút nào Ngoài ra với những từ khóa được ưa chuộng thì khoản phí phải còn lớn hơn rất nhiều
Thời gian để thu được hiệu quả
Khi sử dụng dịch vụ Adwords của Google thì ngay lập tức website sẽ được hiển thị ở khu vực quảng cáo (thường là phía trên cùng hoặc là phía bên trái của trang kết quả tìm kiếm, thứ tự thì tùy thuộc vào phí dịch vụ trả cho Google).Nhưng khi không trả tiền cho việc đó nữa thì quảng cáo đó cũng chấm dứt ngay khi ngân quỹ trong tài khoản kết thúc
Uy tín của trang web
Theo một số nghiên cứu gần đây thì có đến hơn 70% người sử dụng web không chú ý đến các quảng cáo được hiện thị trên trang tìm kiếm của Google vì họ biết đó là các quảng cáo dùng tiền để được lên thứ hạng cao chứ không phải vì trang web có uy tín hoặc là nội dung của trang web hấp dẫn và có lượng người dùng lớn Với SEO thì trang web của bạn sẽ được hiển thị trên top của trang tìm kiếm chứ không phải trong khu vực quảng cáo của Google, và người dùng sẽ tin là trang web của bạn có uy tín với nội dung chứa dựng nhiều thông tin hữu ích Khi đó trang web của bạn sẽ không lúc nào thiếu vắng bước chân của người dùng
Trang 27Kết luận
Thực tế thì cả SEO và Google Adwords đều nhằm mục đích đưa trang web lên top của trang kết quả tìm kiếm Dưới đây là một số so sánh giữa SEO và Google Adwords
Về mặt chi phí thì SEO có lợi hơn quảng cáo
SEO mang lại uy tín cho trang web của bạn có hiệu quả hơn Google Adwords
1.4.2.2 Email Marketing.
Marketing bằng Email là hình thức sử dụng Email, sách điện tử hay catalogue điện tử để gửi đến cho khách hàng, thúc đẩy và đưa khách hàng đến quyết định thực hiện việc mua các sản phẩm của doanh nghiệp
Hoạt động Marketing bằng Email gồm 2 hình thức:
• Email Marketing cho phép hay được sự cho phép của người nhận (SolicitedCommercial Email), đây là hình thức hiệu quả nhất
• Email Marketing không được sự cho phép của người nhận (Unsolicited Email Marketing hay Unsolicited Commercial Email - UCE) còn gọi là Spam Đây là hai hình thức Marketing bằng Email đầu tiên xuất hiện trên Internet
1.4.2.3 Mobile Marketing.
Mobile Marketing là các ứng dụng gửi SMS phục vụ chủ yếu cho các
mục đích Marketing, quảng cáo,… đáp ứng hoàn hảo cho doanh nghiệp trong phần lớn các lĩnh vực kinh doanh sau:
+ Dịch vụ, thương mại
+ Tài chính, ngân hàng
+ Quản lý, phân phối
+ Quản lý học sinh
+ Quản lý, điều hành nhân viên
+ Quảng cáo tiếp thị
+ Các chiến dịch Marketing
Các phương tiện ứng dụng cho Mobile Marketing:
• SMS (Short Messaging Service) - Tin nhắn văn bản: Đây là hình thức đơn
giản và phổ biến nhất Doanh nghiệp có thể sử dụng SMS để gửi cho khách hàng
Trang 28thông tin về các sản phẩm mới, chương trình khuyến mại mới, hay một lời chúc mừng sinh nhật,… những nội dung này có thể phát triển ra rất nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào sự sáng tạo của Công ty.
Tuy nhiên, có một điểm hạn chế là số ký tự cho phép của một tin nhắn SMS hiện nay chỉ là 160 ký tự Vì thế doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc thật kỹ về nội dung thông tin gửi đi Mặt khác, việc gửi tin nhắn cũng nên được sự đồng ý trước của khách hàng, nếu không, tin nhắn của Công ty sẽ bị xếp vào dạng “tin rác” và làm phản tác dụng của chương trình Marketing
• PSMS (Premium Short Messaging Service): Đây là một dạng phát triển hơn
của SMS, có mức phí cao hơn tin nhắn văn bản thông thường và thường được sử dụng để kêu gọi khách hàng tham gia vào một trò chơi dự đoán nào đó, hoặc để bán các dịch vụ như nhạc chuông, hình nền cho điện thoại di động
• MMS (Multimedia Messaging Service): Tin nhắn đa phương tiện, bao gồm cả
văn bản, hình ảnh và âm thanh đi cùng tin nhắn Hình thức này mới chỉ được sử dụng một vài năm trở lại đây cho các chương trình Marketing của một số hãng lớn trên thế giới Lý do dễ hiểu là vì chi phí cho tin nhắn MMS lớn hơn và không phải khách hàng nào của bạn cũng có chức năng gửi/nhận tin nhắn MMS trên điện thoại Tuy nhiên, hiệu quả nó đem lại có thể khá bất ngờ
• WAP (Wireless Application Protocol): Có thể hiểu đơn giản đó là những trang
web trên điện thoại di động Tương tự như những trang web được xem trên internet, doanh nghiệp có thể đưa thông tin về Công ty hay các sản phẩm dịch vụ của Công ty mình lên những trang WAP này, hoặc phổ biến hơn là các thông tin hỗ trợ khách hàng
• Video xem trên điện thoại di động: Tương tự như tin nhắn MMS, tác động của
video đối với khách hàng có thể khá bất ngờ nhưng hình thức này khó áp dụng vì
sự hạn chế của cơ sở hạ tầng công nghệ ở nhiều nước chưa cho phép, cũng như số thiết bị có thể xem được video di động cũng chưa nhiều
1.4.2.4 Online Display Ads.
Online Display Ads (hay còn gọi là Online Advertising) là một dạng quảng bá dùng Internet để truyền các thông điệp tiếp thị, bao gồm các loại như: Quảng cáo theo ngữ cảnh, quảng cáo theo nội dung trang web, đặt banner, logo,
Trang 2921 21
dụng
Các dạng "Quảng cáo trực tuyến":
+ Quảng cáo chuyển trang tự động (Interstitial banners)
+ Quảng cáo tự hiển thị (Pop-ups and pop-unders) – ít được sử
+ Quảng cáo tương tác (Flash game)
+ Quảng cáo dạng hiển thị nổi (Floating advert)
+ Quảng cáo dạng hình ảnh hiển thị (Banner advert)
+ Quảng cáo truyền thông đa phương tiện (Rich media)
1.4.2.4 Social Media Marketing.
Social Media là cách thức truyền thông kiểu mới trên nền tảng các dịch
vụ trực tuyến với mục đích tập trung các thông tin có giá trị của những người tham gia Tuy Social Media có rất nhiều hình thức nhưng có thể phân chia thành 2 thể hiện đặc trưng là: mạng xã hội chia sẻ thông tin cá nhân (MySpace, Facebook, Yahoo…) và mạng chia sẻ tài nguyên (Youtube, Flickr, Scribd…)
Quá trình truyền thông này bao gồm các đặc điểm nổi bật như sau:
• Social Media được xây dựng dựa trên nền tảng sự liên kết nội dung, mà ở
đó diễn ra một quá trình đối thoại từ nhiều phía, không phải độc thoại từ nhà sản xuất
• Social Media là một quá trình truyền thông chậm Hiệu quả chiến dịch được tích lũy theo thời gian
• Và quan trọng hơn hết, Social Media “không phải là truyền thông đại
chúng”, bởi nó hoạt động dựa trên ba yếu tố: Sự tham gia, kết nối và mối liên
hệ.
1.4.2.5 Website
Định nghĩa website
Website là một văn phòng ảo của doanh nghiệp trên mạng Internet
Website bao gồm toàn bộ thông tin, dữ liệu, hình ảnh về các sản phẩm, dịch vụ
và hoạt động sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp muốn truyền đạt tới người truy cập Internet Văn phòng ảo này khác với văn phòng thật của doanh nghiệp
là nó hoạt động 24/7 (4h/ ngày, 7 ngày/ tuần), khách viếng thăm văn phòng này có thể ở trong hay ngoài nước và chi phí duy trì văn phòng ảo này
Trang 31Với đặc điểm trên, website là bộ mặt của doanh nghiệp trước khách hàng, đối tác trong và ngoài nước Vì vậy website cần:
- Thiết kế thẩm mỹ, tiện lợi
- Tốc độ hiển thị nhanh
- Địa chỉ dễ nhớ và ngắn gọn
- Hỗ trợ nhiều tính năng khác như: email, thống kê truy cập, cập nhật dễ dàng
và nhanh chóng
Các yêu cầu tối thiểu của 1 Webiste
Để dễ hình dung, chúng ta có thể so sánh hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp dưới mạng với trên mạng như sau:
3 yếu tố căn bản tạo trong 1
doanh nghiệp thông thường
3 yếu tố căn bản tạo nên 1 website
thông thường
Tên doanh nghiệp Tên Website (hay còn gọi là Tên
miền hoặc Domain name có dạng.com ; net ; org)
Mặt bằng hoạt động của doanh
Tên miền (Domain name)
Domain name là địa chỉ website hay còn gọi là tên miền Domain name chỉ
có 1 và chỉ duy nhất một.Có thể kiểm tra tên miền có còn đăng ký được hay không bằng cách vào website kinh doanh tên miền để kiểm tra và đăng ký ngay lập tức trước khi người khác đăng ký mất tên miền đó
Để duy trì quyền sở hữu Domain name, phải đóng 1 khoản phí hàng năm
Các loại tên miền
- Domain name chính là domain có dạng tencty.com
,
- Domain name phụ còn gọi là Subdomainlà domain được tạo từ domain chính , ví dụ WebSaigon.net kinh doanh về tên miền có thể tạo địa chỉ website cho lĩnh vực này là
h t t p : / / d o m a i n w e b s a i go n n e t/
Trang 32dữ liệu, hình ảnh trên một máy chủ Internet, Web Hosting đồng thời cũng là
nơi diễn ra tất cả các hoạt động giao dịch, trao đổi thông tin giữa Website với người sử dụng Internet và hỗ trợ các phần mềm Internet hoạt động
Các yêu cầu và tính năng của Web Hosting
- Web Hosting phải có một dung lượng đủ lớn (tính theo MBytes) để lưu giữ đượcđầy đủ các thông tin, dữ liệu, hình ảnh, của Website
- Cập nhật website bằng giao thức FTP vào bất cứ thời điểm nào
- Phải có Bandwidth (băng thông) đủ lớn để phục vụ các hoạt động giao dịch, traođổi thông tin của Website diễn ra nhanh chóng
- Hỗ trợ các công cụ lập trình phần mềm trên Internet và các công cụ viết sẵn để phục vụ các hoạt động giao dịch trên Website như gửi mail, upload qua trang Web,
- Hỗ trợ đầy đủ các dịch vụ E-mail tạo, sửa, xoá các account emai với tính năngPOP3 E-mail, E-mail Forwarding, Webmail
- Hỗ trợ các công cụ thống kê tình hình truy cập trang web
- Chủ động tạo các subdomain
- Không bị chèn các banner quảng cáo của đơn vị khác
Tối ưu hóa website cho SEO
Domain
- Website có domain trùng với từ khóa là dễ thực hiện SEO nhất
- Nếu website không có domain trùng với từ khóa Cần phải có từ khóa trong URL
- Quy tắc: Càng ở bên trái càng tốt
- Sau domain chính các từ khóa sẽ ngăn cách bằng dấu “_”
- Trên URL không nên sử dụng dấu tiếng Việt
- Phần đuôi của Domain nên là html thì sẽ dễ SEO hơn
- URL càng ngắn càng dễ SEO
Tiêu đề và nội dung giới thiệu
- Tiêu đề và nội dung giới thiệu (description) thường được sinh ra từ người lập trìnhwebsite Do đó, cần đảm bảo người lập trình thực hiện:
Trang 33+ Lấy đúng tiêu đề bài viết làm tiêu đề của trang (dài tối đa 60 ký tự).
+ Lấy đúng description và hiển thị đúng description Tránh tình trạng
description là nhứng từ khóa
+ Description tốt là 1 đoạn văn (độ dài tối đa 160 ký tự)
+ Có thể nối tên miền vào tiêu đề hoặc không
Mật độ từ khóa
- Khi viết nội dung cho website cần đảm bảo mật độ từ khó trong nội dung vào
khoảng 5-7%
- Nội dung website tốt cho SEO vào khoảng 600 từ Nên chia làm 3 đến 4 đoạn văn
- Trong mỗi đoạn văn nên có 1,2 từ khóa
- Không nên chèn quá nhiều từ khóa giống nhau trong 1 bài viết, hãy sử dụng các từ khóa liên quan để tăng độ liên kết trong SEO
- Từ khóa nên nằm ở đầu đoạn văn
1.4.3 Phân biệt E-marketing, E-commerce, E-bussiness.
Là cách thức dùng các phương tiện điện
tử để giới thiệu, mời chào, cung cấp
thông tin về sản phẩm hàng hóa hoặc
dịch vụ của nhà sản xuất đến người tiêu
dùng và thuyết phục họ chọn nó
Chỉ các hoạt động mua bán thông qua các phương tiện điện tử
Chỉ tất cả những hoạt động kiếm tiền từ mạng,
từ việc bán hàng hoá, dịch vụ cho đến tư vấn, đầu tư
Trang 34Phần này trình bày toàn bộ Cơ sở lý luận sẽ được vận dụng vào việc phát triển hoạt động E – Marketing cho Công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ Nam Chân, bao gồm những lý thuyết cơ bản về Marketing, Marketing Mix (4P), Digital Marketing và E – Marketing.
• Marketing: “Marketing là hoạt động của con người hướng tới thoả mãn
nhu cầu và ước muốn của khách hàng thông qua quá trình trao đổi” (Philip Kotler) Ngoại trừ phần lý thuyết trên, trong phần này còn bao gồm muc
tiêu, chức năng và vai trò của Marketing
• Marketing Mix: Phần này bao gồm khái niệm về Marketing Mix cũng như
mô hình 4P của Marketing Mix (sản phẩm, giá, phân phối, chiêu thị)
• Digital Marketing: Bao gồm các khái niệm về Digital Marketing Nhìn
chung, có thể hiểu đây là hình thức tích hợp hệ thống kỹ thuật số như là một kênh
để làm Marketing, giúp thương hiệu tiếp cận nhiều kênh truyền thông để đến đúng với người tiêu dùng (Website, Blog, Web 2.0, RSS, SMS ) Từ đó, cho biết được E–Marketing cũng là một phần của Digital Marketing
dụng trong E–Marketing bao gồm: SEM (Search Engine Marketing), Email Marketing, Mobile Marketing, Online Display Ads., Social Media Marketing, Website Ngoài ra, còn phân biệt các loại hình trực tuyến như: E–Marketing, E– Commerce, E–Bussiness
Trang 35CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
E-MARKETING TẠI CÔNG TY TNHH XUẤT KHẨU GỐM SỨ NAM CHÂN.
2.1 Giới thiệu công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ Nam Chân
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH xuất khẩu gốm
sứ Nam Chân.
Công ty TNHH Nam Chân được thành lập theo giấy phép đầu tư số
3701646541 do Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh Bình Dương cấp ngày 18/01/2009
Công ty TNHH Nam Chân là một công ty chuyên sản xuất, mua bán xuất nhập khẩu các mặc hàng Thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, mây tre lá, các đồ trang trí nội ngoại thất dành cho sân vườn…
• Tên chính thức : Công ty TNHH Nam Chân
• Tên giao dich nước ngoài : NAM CHAN CO., LTD
• Giám đốc : PHAN KIM HIỀN
Hài hòa (Harmony) : Công ty thông qua sự hợp tác chân thành của từng cá
nhân, sở, ngành, tổng công ty, khách hàng, nhà cung cấp củng như cộng đồng nói chung để cùng phát triển, cùng đạt đến sự hài hòa
Trang 36xuất các ý tưởng trong sản xuất và quản lý, khuyến khích phát triển khả năng tiềm ẩn của mỗi cá nhân để ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng và người tiêu dùng trong nước lẫn ngoài nước.
Dịch vụ (Service) : Công ty luôn thực hiện và không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ, tổ chức một cách có hệ thống, giúp nhân viên hổ trợ lẫn nhau trong công việc Bằng cách luôn nghiên cứu tìm ra các phương pháp mới, công ty luôn đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thị trường
Đóng góp (Contribution) : Công ty cung cấp sản phẩm có chất lượng với giá cả phải chăng, thúc đẩy sự phát triển cho ngành công nghiệp, cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhân viên, lao động, tích cực thể hiện sự quan tâm đến xã hội và đóng góp cho sự phát triển chung của cộng đồng
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ Nam Chân.
Trang 37Công ty có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, kế toán, chế độ kiểm toán, nộp thuế, các khoản nộp ngân sách nhà nước do nhà nước quy định.
Công ty thực hiện các quy định của nhà nước về bảo vệ tài nguyên môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia
Được đàm phán ký kết và thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu với nướcngoài theo quy định của nhà nước và pháp luật quốc tế
Được quyền ký kết và thực hiện các phương án hợp tác đầu tư với nước ngoàitheo hướng dẫn và quy định của nhà nước
Được mở các cửa hàng mua bán các sản phẩm đã đăng ký kinh doanh theo quy định của nhà nước
Được dự hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm của công ty trong và ngoàinước, mời các bên nước ngoài vào hoặc cử cán bộ ra nước ngoài để đàm phán và ký kết hợp đồng, khảo sát thị trường, trao đổi nghiệp vụ kỹ thuật
Được đại diện chi nhánh của công ty trong và ngoài nước theo các quy định của nhà nước Việt Nam
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty của công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ Nam Chân.
2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức.
Trang 38Nhậ n x é t
(Nguồn : Phòng tài chính kế toán)
- Công ty TNHH Nam Chân là một công ty hoạt động kinh doanh với quy
mô tương đối Do vậy, một cơ cấu tổ chức hợp lý gọn nhẹ sẽ là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của công ty
- Nhìn vào sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty ta có thể nhận thấy nhiều ưu điểm cũng như những điểm còn hạn chế mà công ty cần quan tâm
Ưu điểm
Tất cả các bộ phận, phòng ban đều có vai trò và chức năng riêng biệt, rõ ràng,
từ đó có thể giải quyết công việc một cách chủ động trong từng bộ phận phòng ban
mà họ đảm nhận Hơn nữa điều này còn thể hiện sự tin tưởng của cấp trên đối với nhân viên năng động tự tin trong công việc, từ đó có thể phát huy được khả năng sáng tạo, nhạy bén trong công việc đóng góp cho sự phát triển chung của công ty
Trang 3930 30
Các bộ phận có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng cùng nhau tham mưu thực hiện các mục tiêu đề ra của công ty
Đối với loại hình mà công ty kinh doanh và ngành kinh doanh thì hệ thống quản lý là tương đối phù hợp
Ưu điểm của sơ đồ là yếu tố quan trọng nhằm giúp các nhà quản lý tập trung hơn trong công việc hoạch định các chiến lược phát triển công ty, chủ động trong thương lượng với đối tác về giá cả cũng như quy cách giao hàng
Nhược điểm
Nếu công ty hoạt động kinh doanh với quy mô lớn thì sẽ thiếu bộ phận Marketing chuyên trách sẽ làm cho thị trường tiêu thụ ngày càng thu hẹp Vấn đề này công ty cần quan tâm xem xét mục tiêu và đặc ra kế hoạch dài hạn
Từ những ưu điểm cũng như hạn chế trên, công ty nên tổ chức bộ máy hoạt động gọn nhẹ, có sự phân công rõ ràng về trách nhiệm cũng như là về công việc cụ thể, hợp lý tạo nên sự xuyên suốt trong quản lý Các bộ phận phòng ban nên có sự phối hợp chặt chẽ tạo nên một khối thống nhất, đoàn kết trong công việc tạo nên văn hóa riêng biệt nhằm thúc đẩy sự phát triển của công ty
2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban.
G i á m đ ố c c ô n g ty
- Chức năng của giám đốc là người đại diện cho công ty trước pháp luật, tổ chức điều hành quản lý toàn bộ hoạt động của công ty
- Xem xét và quyết định chính sách tài chính, kế hoạch hoạt động của công ty
- Giám sát các phòng ban thông qua các trưởng phòng, theo dõi đánh giá các trưởngphòng, tổ chức lại toàn bộ hệ thống nhân sự, thực hiện việc đối ngoại cho công ty
- Thu hút những người có tài năng và phát triển năng lực của họ, sử dụng hiệu quảcác nguồn lực của công ty
P hò n g t à i c h í n h k ế t o á n
- Thực hiện chế độ kế toán theo quy định hiện hành của Việt Nam
- Quản lý vốn, nguồn vốn, tài sản, vật tư, hàng hóa, bảo tồn và phát triển vốn củacông ty
- Hoạch toán kinh doanh, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu.Xây dựng kế toán tài chính và báo cáo thuế đúng hạn
Trang 40+Công nhân sản xuất: Thực hiện sản xuất hàng hóa theo sự phân công củaquản lý xưởng.
đề xuất với Giám đốc, hỗ trợ cho các bộ phận khác về kinh doanh, tiếp thị, lập
kế hoạch, theo dõi việc sản xuất
- Thực hiện chiến lược marketing xuất khẩu, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường
- Giao dịch với khách hàng trong và ngoài nước để ký kết các hợp đồng
- Thực hiện các khâu cần thiết của việc xuất khẩu như thuê tàu, thuê vận tải, mua bảo hiểm cho hàng hóa, gửi hàng xuất nhập khẩu, xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, làm thủ tục hải quan tại cảng, sân bay trước khi phương tiện vận tải đi hoặc đến …
2.1.4 Mục tiêu và phương thức kinh doanh của công ty TNHH xuất khẩu gốm sứ Nam Chân.
2.1.4.1 Mục tiêu.