1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SKKN: Nâng cao hiệu quả dạy học bài tập các phép tính về phân số ở trường THCS

16 3,3K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 736 KB

Nội dung

Để giúp đỡ các em học sinh học tốt dạng bài tập các phép tính về phân số, tôi mạnh dạn chọn Sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao hiệu quả dạy học bài tập các phép tính về phân số ở trường THCS”, nhằm giúp tăng sự húng thú trong học tập của các em, giúp các em cảm thấy tự tin hơn, kích thích lòng ham học hỏi, nâng cao kĩ năng tính toán của các em. Và qua đó cũng nhằm phát huy trí lực của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn toán nói riêng, dạy và học nói chung.

Trang 1

Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Bác Hồ dạy: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không chính là một phần lớn ở công học tập của các em” Trong chương trình phổ thông thì môn toán lại có vai trò đặc biệt quan trọng Để thực hiện được lời dạy của Bác thì các em lại phải học tốt môn toán

Trong chương trình toán học phổ thông, dạng bài tập các phép tính về phân số

ở lớp 6 có một vị trí quan trọng Vì nó tích hợp cả bài tập các phép tính về số tự nhiên, số nguyên và mở đầu cho số hữu tỉ và số thực ở lớp 7 và xuyên suốt quá trình học tập sau này của học sinh

Một thực tế đặt ra là nhiều em học sinh ở trường THCS không có hứng thú đối với việc học tập môn toán, coi việc học toán một cách gượng ép, bắt buộc Dần dần làm các em mất hẳn sự tự tin, dẫn đến thui chột sự sáng tạo trong học toán của các em Cuối cùng dẫn đến khoảng cách giữa các em với môn toán ngày càng bị đẩy xa, làm cho kết quả dạy và học môn toán ngày càng đi xuống

Là một người giáo viên, tôi luôn tự đặt ra câu hỏi: “Làm thế nào để khắc phục được tình trạng trên, làm thế nàođể nâng cao hứng thú trong học tập của các em, làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học phần phân số nói riêng, môn toán

ở trường THCS nói chung?”

Để giúp đỡ các em học sinh học tốt dạng bài tập các phép tính về phân số, tôi

mạnh dạn chọn Sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao hiệu quả dạy học bài tập

các phép tính về phân số ở trường THCS”, nhằm giúp tăng sự húng thú trong

học tập của các em, giúp các em cảm thấy tự tin hơn, kích thích lòng ham học hỏi, nâng cao kĩ năng tính toán của các em Và qua đó cũng nhằm phát huy trí lực của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn toán nói riêng, dạy và học nói chung

2 Mục đích nghiên cứu:

Tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mong muốn tìm ra một phương pháp dạy học bài tập về phân số nói riêng, các tiết luyện tập và bước củng cố trong tiết dạy nói chung sao cho có hiệu quả nhất, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học

3 Đối tượng nghiên cứu:

a) Đối tượng nghiên cứu:

Trong đề tài này, tôi chọn đối tượng nghiên cứu là Nâng cao hiệu quả dạy học bài tập các phép tính về phân số ở trường THCS

Trang 2

b) Khách thể nghiên cứu:

Đề tài được nghiên cứu đối với các em học sinh lớp 6 trường PTDTBT TH&THCS Túc Đán - Huyện Trạm Tấu - Tỉnh Yên Bái, và các em học sinh lớp

6 trường THCS Tú Lệ - Huyện Văn Chấn - Tỉnh Yên Bái Trong quá trình nghiên cứu, tôi cũng đã trao đổi với đồng nghiệp một số trường bạn để tìm ra một phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh lớp 6 ở trường THCS và trường liên cấp có cấp học THCS

4 Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu:

Năm học 2014 - 2015, tôi được nhà trường phân công giảng dạy môn toán khối 6 Vì vậy tôi mong muốn góp phần sức nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng dạy học môn toán khối 6 Nội dung nghiên cứu mà tôi đang thực hiện

là “Nâng cao hiệu quả dạy học bài tập các phép tính về phân số ở trường

THCS”

5 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là tìm ra phương pháp dạy học bài tập về phân

số sao cho hiệu quả Cái đích cuối cùng là nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường THCS

6 Phương pháp nghiên cứu:

a) Nghiên cứu lý thuyết:

Nghiên cứu Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập toán 6

Nghiên cứu các tài liệu tham khảo

b) Nghiên cứu thực tiễn:

Nghiên cứu qua việc giảng dạy thực tế ở trường THCS Tú Lệ

Qua dự giờ đồng nghiệp trong nhà trường và qua trao đổi, học hỏi các thầy, cô giáo đi trước nhiều kinh nghiệm

Qua trao đổi trực tiếp với học sinh tìm hiểu những khó khăn, qua các bài kiểm tra và vở bài tập của học sinh

c) Viết đề tài :

Sau một thời gian nghiên cứu và qua thực nghiệm với các đối tượng học sinh Được sự góp ý chỉ đạo tận tình của các đồng nghiệp cùng tổ chuyên môn, ban giám hiệu nhà trường, tôi đã tiến hành viết đề tài này

7 Thời gian nghiên cứu:

Tôi đã bắt đầu nghiên cứu và bước đầu triển khai thực hiện từ năm học 2013

-2014, và tiếp tục thực hiện trong năm học 2014 - 2015

Trang 3

Phần thứ hai: NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

Để học tốt dạng bài tập các phép tính về phân số, học sinh cần nắm vững một

số kiến thức sau:

1 Khái niệm phân số:

Người ta gọi với a,b  Z, b ≠ 0 là một phân số, a là tử số, b là mẫu số của phân

số

2 Phân số bằng nhau:

a c

b d nếu ad = bc

3 Tính chất cơ bản của phân số:

.

.

a a m

b b m với m Z m ,  0,b 0

:

:

a a n

b b n với n  ƯC(a,b)

4 Rút gon phân số:

- Muốn rút gon phân số, ta chia cả tử và mẫu của phân số cho một ước chung (khác 1 và -1) của chúng

- Phân số tối giản là phân số mà tử và mẫu chỉ có ước chung là 1 và -1

5 Quy đồng mẫu số nhiều phân số:

- Tìm BCNN của các mẫu để làm mẫu số chung

- Tìm thừa số phụ của mỗi mẫu

- Nhân cả tử và mẫu của mỗi phân số với thừa số phụ tương ứng

6 Phép cộng phân số:

- Cộng hai phân số cùng mẫu:

  với m ≠ 0

- Cộng hai phân số không cùng mẫu, ta quy đồng mẫu số rồi cộng các tử và giữ nguyên mẫu chung

7 Phép trừ phân số:

a c a ( c)

bdb   d

Trang 4

8 Phép nhân phân số:

.

.

.

b db d

9 Phép chia phân số:

.

.

Trang 5

Chương II THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI:

1 Khảo sát chất lượng học sinh đầu năm:

Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm học 2014 – 2015 đối với các em học sinh khối lớp 6 như sau:

Khối lớp Số HS Điểm 0-2 Điểm 3-4 Điểm 5-6 Điểm 7-8 Điểm

9-10

2 Thuận lợi:

Nội dung chương trình SGK được đổi mới giảm nhẹ tính lý thuyết kinh viện, tăng yêu cầu thực hành Thời lượng dành cho lí thuyết cũng đã giảm, chỉ chiếm 60% tổng thời lượng Thời gian dành cho bài tập, luyện tập, ôn tập và thực hành được tăng lên, giúp khắc sâu kiến thức cho HS hơn so với chương trình cũ

Giáo viên được tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn về đổi mới nội dung chương trình SGK, đổi mới phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh vùng cao

Nhà trường được sự quan tâm của nhà nước trang bị sách giáo khoa cho học sinh, thiết bị dạy học

3 Khó khăn:

Trong quá trình giảng dạy toán ở trường tôi gặp rất nhiều khó khăn vì 100% đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số có nhận thức chậm, kĩ năng tư duy toán học còn yếu, kĩ năng tính toán yếu nên việc giúp các em tiếp cận những kiến thức cơ bản và vận dụng vào giải bài tập là điều rất quan trọng

Tài liệu toán học, sách tham khảo, sách nâng cao ở thư viện nhà trường còn ít

về số lượng, nghèo nàn về chủng loại Học sinh không có điều kiện tiếp xúc với các loại sách tham khảo, nâng cao Tài liệu duy nhất HS được trang bị để trong học tập là SGK + SBT toán Kinh tế gia đình đại đa số HS còn nghèo, không trang bị đầy đủ các dụng cụ học tập cần thiết cho việc học tập môn toán của HS như: máy tính bỏ túi…

Khi triển khai chương trình thay sách và sử dụng phương pháp mới (dạy, học theo hướng tích cực) thì học sinh thông qua việc đọc thông tin SGK,học sinh sẽ rèn luyện tính làm việc độc lập, tự nghiên cứu có hiệu quả tuy nhiên HS có thể

do chưa thực sự nghiên cứu còn chểnh mảng nên chưa lĩnh hội đầy đủ kiến thức dẫn đến còn "hổng kiến thức" dẫn đến chán nản, bỏ học

Nhiều em còn phải phụ giúp công việc nhà nên giành ít thời gian cho việc tự học, hoặc nhà các em không đủ điều kiện cho việc tự học như: Thiếu bàn ghế, điện,

Đề tài “ Nâng cao hiệu quả dạy học bài tập các phép tính về phân số ở

trường THCS” từ trước đến nay chưa được nghiên cứu và triển khai.

Trang 6

Chương III GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh:

Trong các tiết lí thuyết, tôi đưa ra các ví dụ, hướng dẫn học sinh làm Từ các ví dụ đó định hướng cho học sinh rút ra kết luận, quy tắc Việc tự mình tìm ra được kiến thức sẽ giúp các em nhớ tốt hơn và hiểu rõ hơn

Ví dụ 1: Cho các phân số bằng nhau: 1 2; 3 9

3 6 4 12

Hãy so sánh tích tử số của phân số này với mẫu số của phân số kia rồi rút

ra kết luận?

Giải: Ta có: 1.6 = 2.3; 3.12 = 9.4

a c

b d nếu ad = bc

Ví dụ 2: Cho các phân số 6 12; ;

12 18

a b

(a, b  Z) Lần lượt nhân và chia cả tử và mẫu của phân số thứ nhất với 3, phân số thứ hai với -3, nhân cả tử và mẫu phân số thứ 3 với 5 So sánh kết quả với phân

số ban đầu? Rút ra kết luận?

Giải:

;

12.3 36 12 36

6 : 3 2 6 2

;

12 : 3 4 12 4

  vì (-6).4 = (-2).12

12.( 3) 36 12 36

; 18.( 3) 54 18 54

   vì 12 (-54) = (-36).18

12 : ( 3) 4 12 4

;

18 : ( 3) 6 18 6

   vì 12.(-6) = (-4).18

5

5

bb vì a.5b = 5a.b

 Vậy khi nhân hoặc chia cả tử và mẫu của một phân số với cùng một số dương hay số âm, ta cũng được một phân số bằng với phân số ban đầu:

.

.

a a m

b b m với m Z m ,  0,b 0

:

:

a a n

b b n với n  ƯC(a,b)

Ví dụ 3: Cho hai phân số: và - Tìm BCNN(12,18)? Tìm các phân số lần lượt bằng và - nhưng có mẫu là BCNN(12,18)? Muốn quy đồng mẫu số hai hay nhiều phân số ta làm như thế nào?

 Quy đồng mẫu số nhiều phân số:

- Tìm BCNN của các mẫu để làm mẫu số chung

- Tìm thừa số phụ của mỗi mẫu

- Nhân cả tử và mẫu của mỗi phân số với thừa số phụ tương ứng

2 Ôn tập lại các phép tính về phân số đã học ở bậc tiểu học, tổng quát thành quy tắc:

Trang 7

a) Phép cộng phân số:

- Cộng hai phân số cùng mẫu:

  với m ≠ 0

- Cộng hai phân số không cùng mẫu, ta quy đồng mẫu số rồi cộng các tử và giữ nguyên mẫu chung

b) Phép trừ phân số:

a c a ( c)

bdb   d

c) Phép nhân phân số:

.

.

.

b db d

d) Phép chia phân số:

.

.

3 Tổ chức các tiết luyện tập, dạy bài tập cho học sinh theo hình thức “Học

mà chơi, chơi mà học”:

Việc đưa ra các bài tập theo cách dạy truyền thống làm cho học sinh cảm thấy tiết học nặng nề, khô khan Nếu trong các tiết luyện tập được lồng ghép trò chơi chiếc nón kỳ diệu, thi giữa các đội sẽ làm tăng hứng thú học tập của học sinh, làm cho tiết học sôi nổi hơn, giúp phát huy tính tích cực của học sinh, làm việc hợp tác trong nhóm

a) Tổ chức cho học sinh chơi trò chiếc nón kỳ diệu:

Ví dụ 4: Rút gọn các phân số sau và điền chữ vào ô trống:

Sau khi giải ra, học sinh hoàn thành được ô chữ: “Chăm học”

Ví dụ 5: Thực hiện các phép tính sau và điền chữ vào ô trống:

A)

3

2

+

15

4

15

11 + 10

9

9 12 4 

4 8 24

 

Trang 8

A) 32 + 154 = 52

H) 1511 + 910

 = 61

C)7 5 3

9 12 4 

4 9

N) 1 3 7 1

3 8 12  8

O) 3 5 11 7

4 8 24 12

Sau khi giải ra, học sinh hoàn thành được ô chữ: “Học hành”

Ví dụ 6: Thực hiện các phép tính sau và điền chữ vào ô trống:

A)

24

15

.

3

8

G)

18

5 11

9

H) 7 8. 7 3 12.

19 11 19 11 19  E) 24 :

11

6

N)

17

3 : 34

9

 7

4 5

2 : 7 4

A)

24

15

.

3

8

3

 G) 185

11

9

22

 H) 7 8. 7 3 12 19 1

19 11 19 11 19 19   

E) 24 : 116  44

N) :173

34

2

7

4

.

5

2

:

7

2

Sau khi giải ra, học sinh hoàn thành được ô chữ: “Văn nghệ”

b) Tổ chức cho Học sinh thi giữa các đội:

Chia lớp thành các đội thi trả lời câu hỏi và bài tập, tổng kết xếp thứ hạng cho các đội, khen thưởng đội nhất và động viên đội thua để bài sau các em cố gắng hơn

Trang 9

Ví dụ 7: Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:

Trang 11

Ví dụ 8: Tích vào ô đúng hoặc sai cuối mỗi câu sau:

1 25 11 14 1

36 20 56 4

15 20 60 60 60 12

3 9 8 4 . 1

32 27 3 9

15 31 31 15

5 Vì bé hơn nên không chia được cho

Trang 12

Phần thứ ba: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

I Kết luận:

Trên đây là một số biện pháp mà tôi đang áp dụng trong quá trình giảng dạy Tôi nhận thấy các em đã tích cực hơn, yêu thích môn toán hơn, giờ học sôi nổi hơn và chất lượng học tập đã được nâng lên

Năm học 2013-2014, sau quá trình nghiên cứu và áp dụng đề tài ở trường PTDTBT TH&THCS Túc Đán, tôi thu được kết quả như sau:

Kết quả

6A Thường xuyên áp dụng 22 14% 41% 36% 9%

II Khuyến nghị:

- Mỗi học sinh cần trang bị đầy đủ đồ dùng học tập như thước kẻ, máy tính bỏ túi…

- Các em cần nâng cao ý thức tự giác trong học tập, tính hợp tác trong hoạt động nhóm, tính cẩn thận trong tính toán Thường xuyên kiểm tra, soát lại bài giải sau khi làm xong một bài tập

- Mỗi giáo viên cần phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng, rèn luyện

để không ngừng trau dồi về kiến thức kỹ năng dạy học

- Thường xuyên đổi mới về cách soạn, cách giảng, đưa các ứng dụng

công nghệ thông tin vào dạy học, đa dạng hoá các phương pháp và hình thức

tổ chức dạy học để lôi cuốn được học sinh vào quá trình học tập

- Cần quan tâm sâu sát đến từng đối tượng học sinh đặc biệt là học sinh

yếu kém, giúp đỡ ân cần, nhẹ nhàng tạo niềm tin, hứng thú cho các em vào môn học

- Trong quá trình dạy giáo viên phải hướng dẫn học sinh vào việc phát

huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, tạo ra những tình huống có vấn đề để học sinh thảo luận Trong mỗi tiết phải tạo ra được quan hệ giao lưu đa chiều giữa giáo viên – học sinh, giữa cá nhân, tổ chức nhóm

Sau nghiên cứu và triển khai vấn đề này bản thân tôi nhận thấy: Để nâng cao hứng thú cho học sinh học môn Số học 6 thì giáo viên phải tạo hứng thú cho học sinh thông qua tìm hiểu kiến thức mới, thông qua việc phân loại bài tập, hướng dẫn học sinh giải bài tập… Đồng thời phải luôn gần gũi, tìm hiểu những khó khăn, sở thích của học sinh để từ đó có những biện pháp phù hợp hơn

Trang 13

Đề tài “ Nâng cao hiệu quả dạy học bài tập các phép tính về phân số ở trường THCS” được tiến hành trong thời gian ngắn, đối tượng nghiên cứu chỉ được tiến hành trên các em học sinh khối lớp 6, và số năm giảng dạy của bản thân tôi chưa nhiều Nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, có thể chưa chỉ ra được hết các biện pháp, phương pháp dạy học sao cho phù hợp với đối tượng học sinh vùng cao Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp quản lí giáo dục và các thầy cô giáo để cho đề tài được hoàn thiện hơn, nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học môn toán lớp 6 nói riêng, môn toán trung học

cơ sở nói chung

Tú Lệ, ngày 15 tháng 10 năm 2014

Người thực hiện

Đỗ Quang Thắng

Trang 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS môn Toán / Bộ Giáo dục và Đào tạo – 2004

2 Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục ở trường THCS môn Toán /

Bộ Giáo dục và Đào tạo – 2007

3 Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên chu kì III ( 2004-2007)/

Bộ Giáo dục và Đào tạo – NXB Giáo dục – 2007

4 Sách giáo khoa Toán 6 / Phan Đức Chính, Tôn Thân, Phạm Gia Đức – NXB Giáo dục – 2005

5 Sách giáo viên Toán 6 / Phan Đức Chính, Tôn Thân, Vũ Hữu Bình, Phạm Gia Đức, Trần Luận –NXB Giáo dục – 2005

6 Sách Bài tập Toán 6 / Tôn thân (chủ biên), Vũ Hữu Bình, Phạm Gia Đức, Trần Luận - NXB Giáo dục – 2005

7 Sách Thiết kế bài giảng Toán 6/ Nguyễn Hữu Thảo-NXB Hà Nội–2003

8 Kiến thức cơ bản và nâng cao Toán 6 THCS / Hàn Liên Hải, Ngô Long Hậu - NXB Hà Nội - 2002

Trang 15

PHỤ LỤC

Phần thứ ba: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 12 → 13

ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG:

Trang 16

Ngày đăng: 26/11/2014, 06:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS môn Toán / Bộ Giáo dục và Đào tạo – 2004 Khác
2. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục ở trường THCS môn Toán / Bộ Giáo dục và Đào tạo – 2007 Khác
3. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên chu kì III ( 2004-2007)/ Bộ Giáo dục và Đào tạo – NXB Giáo dục – 2007 Khác
4. Sách giáo khoa Toán 6 / Phan Đức Chính, Tôn Thân, Phạm Gia Đức – NXB Giáo dục – 2005 Khác
5. Sách giáo viên Toán 6 / Phan Đức Chính, Tôn Thân, Vũ Hữu Bình, Phạm Gia Đức, Trần Luận –NXB Giáo dục – 2005 Khác
6. Sách Bài tập Toán 6 / Tôn thân (chủ biên), Vũ Hữu Bình, Phạm Gia Đức, Trần Luận - NXB Giáo dục – 2005 Khác
7. Sách Thiết kế bài giảng Toán 6/ Nguyễn Hữu Thảo-NXB Hà Nội–2003 Khác
8. Kiến thức cơ bản và nâng cao Toán 6 THCS / Hàn Liên Hải, Ngô Long Hậu - NXB Hà Nội - 2002 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w