1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Giáo án lịch sử 10 cơ bản

106 3,3K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 1,43 MB

Nội dung

PHẦN MỘT LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THUỶ, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI CHƯƠNG I XÃ HỘI NGUYÊN THỦY I MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức : Học sinh nhận thức quy luật lịch sử về những mốc vá chặng đường dài phấn đấu qua hang triệu năm của loài người nhằm cải thiện đời sống và cải biến bản thân con người dựa trên những kết quả nghiên cứu chính xác của nhiều ngành khoa học . 2. Tư tưởngTình cảm: Lao động không những nâng cao đời sống con người mà còn hoàn thiện bản thân con người.. Bước đầu của sự phát triển cao hơn của sản xuất đã mở đường cho văn minh của loài người, nhưng lại gần với sự ra đời của tư hữu, của giai cấp, của áp bức và bóc lột giai cấp. Đó cũng là con đường tất yếu của loài người .

Trang 1

PHẦN MỘTLỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI NGUYÊN THUỶ, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI

3.Kỹ Năng:

Rèn luyện kỹ năng trình bày lịch sử kết hợp với sử dụng mô hình,tranh ảnh khảo cổ học

II ĐỒ DÙNG DẠY & HỌC :

1 Giáo viên :

- Lương Ninh, Giáo trình Lịch sử thế giới cổ đại, NXB Giáo dục, Hà nội, 1996

- Sách “ Người tiền sử”, Phạm Đình Thắng dịch, NXB Văn Hóa, 1998

- Phạm Thành Hổ, Nguồn gốc loài người, NXB Giáo dục, 2003

- Tranh ảnh và các chuyện kể có liên quan

2 Học sinh :

- Đọc trước sách giáo khoa ở nhà,

- Sưu tập tư liệu, tranh ảnh có liên quan đến bài học

?? Loài người tồn tại trên trái đất từ bao giờ và có nguồn gốc từ đâu ?

Thời nguyên thủy là giai đoạn đầu tiên và dài nhất trong lịch sử loài người,trải qua hang triệunăm,người nguyên thủy sống hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên và thấp kém và chậm chạp

Trước học thuyết Darwin, khi huyền thoại và tôn giáo thống trị loài người, mỗi dân tộc, tôngiáo đều có cách lý giải khác nhau về nguồn gốc loài người Khi học thuyết Darwin ra đời với nộidung chính: “con người là sản phẩm của quá trình chọn lọc tự nhiên, là kết quả lâu dài của quá trìnhtiến hóa từ một loài vượn người thành người” thì nguồn gốc loài người dần được sáng tỏ bằng nhiềuminh chứng khoa học

* Hoạt động dạy và học:

* Hoạt động 1: GV nêu câu hỏi nhận thức:

“Nguồn gốc và động lực phát triển của xã

hội loài người ?”

- Sử dụng bản đồ, tranh ảnh, kết hợp chuyện

kể,truyền thuyết, về sự sang tạo thế giới mà

bất cứ quốc gia nào cũng có

HS:Những cân chuyện,lý giải đó phản

ánh điều gì?

(Từ xa xưa cong người muốn giải thích về

1 Sự xuất hiện loài người và đời sống bầy người nguyên thủy.

a Sự xuất hiện loài người:

-Loài người xuất hiện cách nay khoảng 6 triệu năm

từ một loài vượn cổ chuyển hoá thành,

Trang 2

nguồn gốc của mình nhưng chưa đủ cở khoa

học đã gửi gắm vào thần thánh,lực lượng

siêu nhiên)

HS:Vậy dựa vào đâu con người ngày càng

hiểu rõ nguồn gốc của mình?

Sự phát triển của khoa học nhất là khảo cổ

họcđã tìm được bằng chứng nói lên sự phát

tie63nla6u dài của sinh giới từ động vật bậc

thấp lên động vật bậc cao(học thuyết

Đacuyn)đỉnh cao của quá trình này là sự

chuyển biến từ vượn thành người

- Giải thích thế nào là Người tối cổ ?

* Hoạt động 2: GV cho học sinh xem

tranh ảnh và nêu nhận xét sơ nét đời sống

Người tối cổ và về công cụ đá cũ sơ kỳ.

- Kể chuyện và phân tích thêm ý nghĩa việc

phát minh ra lửa và công cụ lao động

Người ta ví việc phát minh ra máy hơi nước

của Giemoat đã đưa con người từ văn minh

nông nghiệp sang văn minh công nghiệp thì

việc phát minh ra lửa đã đua con người từ

động vật trở thành con người

(Thông qua lao động, bàn tay khéo léo dần,

cơ thể biến đổi, tư thế lao động ngày càng

thích hợp, tiếng nói ngày càng thuần thục

hơn)

* Kết luận: Qua lao động và sử dụng công cụ,

cơ thể con người dần hoàn thiện: “Lao động đã

sáng tạo ra chính bản thân con người và xã hội

Người tinh khôn là bước nhảy vọt thứ 2 từ

người tối cổ thành người tinh khôn Đồng thời

xuất hiện chủng tộc (vàng, trắng ,nâu )=>đây

chỉ là sự khác biệt về màu da bên ngoài không

có sự khác biệt về tính chất giữa các màu da

* Hoạt động 3: Vẽ biểu đồ thời gian tiến

hóa từ Người tối cổ thành Người tinh

khôn (SGV trang 10)

-GV cho học sinh xem tranh vẽ và bảng so

sánh sự khác nhau trong cấu tạo cơ thể của

Người tối cổ và Người tinh khôn (về thể

tích não, dáng đứng, cấu tạo bàn tay, xương

hàm…)

* Hoạt động 4: Nêu vấn đề:

?.2 Trong sự thay đổi ở Người hiện đại, sự

trải qua quá trình lao động lâu dài, đến cách nay 4 triệu năm, dần chuyển biến thành Người tối cổ.

Cấu tạo:

- Họ đi bằng hai chân, đôi tay tự do để sử dụngcông cụ, hộp sọ lớn hơn vượn cổ, đã hình thànhtrung tâm phát tiếng nói trong não

b Đời sống vật chất của Người tối cổ :

- Công cụ lao động thô sơ: cành cây, rìu đá

- Kiếm sống bằng: hái lượm và săn bắt

- phát minh ra lửa

- Sống trong hang động, mái đá

c Quan hệ xã hội : quan hệ hợp quần từ 5 đến 7

gia đình có quan hệ ruột thịt, gọi là Bầy ngườinguyên thủy

2 Người tinh khôn và óc sáng tạo :

a Người tinh khôn:

Cách đây khoảng 4 vạn năm người tinh khôn xuấthiện

b Óc sáng tạo:

Người tinh khôn đã biết chế tác công cụ Đá cũ -đámới (ghè ,mài nhẵn ,đục lỗ tra cán ) họ đã biếtdùng cung tên

=>Đây là bước tiến mang tính đột phá trong cải tạocông cụ của người nguyên thuỷ

Trang 3

thay đổi bộ phận cơ thể nào có ý nghĩa

quan trọng nhất ?” (Não bộ)

- GV cho học sinh xem hình và so sánh sự

khác nhau giữa công cụ đá mới và đá cũ

?.3 Ý nghĩa việc phát minh ra cung tên ?

Thế nào là một cuộc cách mạng?

- GV giải thích ý nghĩa việc xuất hiện đồ

gốm

?.4 Nêu những tiến bộ trong đời sống con

người thời đá mới ?

?.5 Tại sao lại gọi là cuộc cách mạng đá

mới ?so với đá cũ?

Bằng chứng nào cho thấy con người đã

sống có văn hóa hơn?

3 Cuộc cách mạng thời đá mới :

- Từ 1 vạn năm trước đây, thời đá mới xuất hiện.con người biết chăn nuôi rồi trồng trọt

- Biết làm quần áo, đồ trang sức, dụng cụ âm nhạcđơn giản

- Đời sống con người tiến bộ nhanh và ổn định hơnhạn chế lệ thuộc vào thiên nhiên

** Kết luận: Qua quá trình sinh sống và lao động và chế tác công cụ, con người không ngừng sáng

tạo để kiếm được nhiều thức ăn, sống tốt hơn và vui hơn Đời sống con người chỉ tiến bộ với tốc độ nhanh hơn và ổn định hơn từ 1 vạn năm trước đây, khi cung tên và những kỹ thuật đồ đá mới ra

đời, con người không còn lệ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên mà đã biết khai thác tự nhiên một cách có

1 Kiến thức: GiupHọc sinh cần nắm được:

- Tổ chức đầu tiên của loài người: khái niệm thị tộc, bộ lạc

Thời gian xuất hiện của kim loại,hệ quả kinh tế -xã hội của sự ra đời công cụ bằng kim loại

-Nguyên nhân tan rã của xã hội nguyên thủy

2 Kỹ năng: tiếp tục rèn luyện kỹ năng quan sát tranh ảnh, nêu nhận xét, giải thích và so sánh cho

học sinh

3.Tư tưởng-tình cảm:

-Giup học sinh thấy được tình đoàn kết giữa người với người,tình yêu thương anh,em,họ hàng,làngxóm

II.THIẾT BỊ - TÀI LIỆU DẠY-HỌC:

Tranh ảnh,tài liệu đồ đồng,đồ sắt

Lịch sử thế giới cổ đại- NXBGD

III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

1 Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ

Trang 4

1 Nêu những tiến bộ trong đời sống con người thời đá mới ?

2 tại sao lại gọi là cuộc cách mạng đá mới ?

2 Giảng bài mới:

Mở bài: Từ khi Người tinh khôn xuất hiện, tổ chức xã hội loài người dần hình thành, bước đầu tiên

là thị tộc

* Hoạt động 1: GV nêu vấn đề: “Cuộc sống

định cư có vai trò như thế nào đối với việc tổ

chức cuộc sống của người nguyên thủy ?”

(sự ổn định dài lâu tạo nên một dòng tộc huyết

thống)

HS:Khái niệm Thị Tộc?Bộ Lạc?

_ GV giải thích khái niệm cộng đồng

?.1 Nguyên nhân cả cuộc sống cộng đồng

thời nguyên thủy ? (do sức sản xuất thấp kém,

không có của cải dư thừa, ý thức con người

?.2 Việc xuất hiện công cụ bằng kim loại có

vai trò và ý nghĩa như thế nào đối với xã hội

nguyên thủy?

- Là chất liệu tốt để chế tác nhiều loại công cụ,

cải thiện điều kiện lao động, thúc đẩy sản xuất

phát triển

- Liên hệ: Vai trò của việc cải tiến kỹ thuật và

công cụ sản xuất trong xã hội ta hiện nay ?

* Chuyển ý: Việc sản phẩm dư thừa thường

xuyên đã làm thay đổi quan hệ xã hội ra

sao ?

* Hoạt động 3: GV nêu câu hỏi phát vấn: Vì

sao chế độ tư hữu xuất hiện làm cho

“nguyên tắc vàng” của xã hội nguyên thủy

không còn lý do để tồn tại nữa ?

- Giải thích khái niệm “Gia đình phụ hệ”

* Hoạt động 4: GV nêu câu hỏi kết bài:

?.3 Sự xuất hiện của giai cấp tác động như

thế nào đến sự phát triển của xã hội ?

=>XHNT(thị tộc và bộ lạc)tan vỡ,con người

đứng trước ngưỡng cửa của thời đại xã hội có

1 Thị tộc và bộ lạc : a-Thị tộc:

Những nhóm người hơn 10 gia đình, gồm 2-3

thế hệ già trẻ có chung dòng máu

b- Bộ lạc:

Tập hợp nhiều thị tộc sống cạnh nhau, có cùngnguồn gốc tổ tiên, có quan hệ gắn bó, giúp đỡnhau

c- Quan hệ xã hội :

- Sinh hoạt thành cộng đồng, hợp tác lao động,

hưởng thụ bằng nhau

- Quan hệ trong thị tộc: bình đẳng, công bằng

2 Buổi đầu của thời đại kim khí :

a Sự xuất hiện công cụ kim khí :

- Đồng đỏ (5.500 năm cách nay) -> đồng thau

(4.000 năm cách nay) -> sắt (3.000 năm cáchnay)

b Hệ quả :

- là một cuộc cách mạng trong sản xuất: năngxuất tăng, điều kiện lao động cải thiện, sản phẩm

dư thừa thường xuyên

=> Sự phân hóa sâu sắc trong xã hội

3 Sự xuất hiện tư hữu và xã hội có giai cấp:

a Sự xuất hiện tư hữu:

Sản xuất phát triển, sản phẩm dư thừa thườngxuyên, những người đứng đầu thị tộc chiếm làmcủa riêng: tư hữu xuất hiện, quan hệ cộng đồng

bị phá vỡ

b Sự xuất hiện giai cấp:

Tư hữu xuất hiện làm xã hội phân hóa ngày

càng sâu sắc dẫn tới sự hình thành giai cấp Xãhội nguyên thủy tan rã nhường chỗ cho xã hội cógiai cấp và nhà nước

Trang 5

giai cấp đầu tiên- Xã hội cổ đại.

- Củng cố và chốt ý

3 Củng cố bài

1 Do đâu mà có sự xuất hiện tư hữu ?

2 Tư hữu xuất hiện đã dẫn tới sự thay đổi như thế nào ?

4 Ôn tập và chuẩn bị bài mới:

1 Học sinh trả lời hai câu hỏi trong SGK, trang 8

- Những đặc điểm của quá trình hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước, cơ cấu của xã hội cổ đạiphương Đông,

- Bản đồ “ Các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây”

- Sơ đồ Bộ máy nhà nước và cấu trúc xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông

- Lương Ninh, Lịch sử thế giới cổ đại, ĐHSP

- Một số tư liệu, tranh ảnh có liên quan đến bài giảng

2 Học sinh:

- Đọc kỹ SGK, sưu tập tư liệu có liên quan đến bài giảng.

III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

Tiết 3:

1 Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:

1 Do đâu mà có sự xuất hiện tư hữu ?

2 Tư hữu xuất hiện đã dẫn tới sự thay đổi như thế nào ?

2 Giảng bài mới:

Mở bài :

Trang 6

Thời nguyên thủy, những tổ chức xã hội sơ khai là thị tộc, bộ lạc Từ khi tư hữu và giai cấp

xuất hiện, xã hội nguyên thủy tan rã nhường chỗ cho sự ra đời của nhà nước Nhà nước xuất hiện nhưmột công cụ để bảo vệ quyền lợi giai cấp thống trị, là cơ sở hình thành các quốc gia có lãnh thổ đượcphân định biên giới rõ ràng Các quốc gia xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người là cácquốc gia cổ đại phương Đông ( Ai Cập, Trung Quốc, Ấn Độ…)

* Hoạt động 1: GV sử dụng bản đồ để xác

định vị trí các quốc gia cổ địa phương

Đông Nêu vấn đề:

?.1 Các quốc gia cổ phương Đông có

nhửng điều kiện tự nhiên chung nào ?

Những điều kiện tự nhiên đó ảnh hưởng

gì đến sự phát triển của các quốc gia cổ

đại phương Đông ?” GV gợi ý cho HS

trả lời

- Giá trị của sông ngòi đối với sự hình

thành nhà nước phương Đông ?

- Với điều kiện tự nhiên - kỹ thuật nêu

trên, đặc trưng cơ bản của kinh tế phương

Đông cổ đại là gì ?

- Cho học sinh xem một số tranh ảnh sinh

hoạt kinh tế điển hình

- Sản xuất phát triển làm xã hội phân hóa giai

cấp, nhà nước ra đời

- Giải thích khái niệm “công xã”

* Chuyển ý: Tại sao ở phương Đông, nhà

nước sớm hình thành ?

* Hoạt động 2: GV đề nghị cả lớp xem

SGK, mục II, đề nghị học sinh thảo luận

nhóm: nêu tên quốc gia và thời gian ra

đời các quốc gia cổ phương Đông theo

thứ tự từ sớm đến muộn

* Hoạt động 3: GV nêu vấn đề:

?.2 Nền kinh tế nông nghiệp phương

Đông cổ đã ảnh hưởng gì đến việc phân

hóa xã hội và hình thành giai cấp ?

- GV cho học sinh xem sơ đồ “Kim tự tháp

xã hội” và giải thích cho HS hiểu

?.3 Tầng lớp nào là lực lượng sản xuất

chính trong xã hội cổ đại phương

Đông ? Tại sao ?

1 Điều kiện tự nhiên và sự phát triển kinh tế

a Điều kiện tự nhiên : -Thuận lợi:

đất đai màu mỡ, đồng bằng ven sông rộng, dân cưtập trung đông

- Khí hậu ấm, mưa đều theo mùa

-Khó khăn:

Thiên tai,lũ lụt,mất mùa

b Điều kiện xã hội :

Nông nghiệp là chủ yếu, ngoài ra phát triển cácnghề khác: chăn nuôi, thủ công nghiệp (gốm,dệt…), trao đổi sản phẩm

=> Do nhu cầu sản xuất và công tác thủy lợi, cư

dân sống tập trung, gắn bó với nhau do đó sớmhình thành nhà nước

c Sự hình thành các quốc gia cổ đại.

- Thời gian: từ thiên niên kỷ thứ IV đến thiên niên

kỷ thứ III TCN: (Lưỡng Hà: 3.500 năm TCN; AiCập: 3200 năm TCN; Ấn Độ: thiên niên kỷ IIITCN; Trung Quốc: thời nhà Hạ: 2000 năm TCN)

3 Xã hội cổ đại phương Đông.

a Quý tộc :

- Gồm quan lại, thủ lĩnh quân sự, tăng lữ

- Hưởng nhiều đặc quyền đặc lợi, sống sung sướng

và bóc lột nông dân

b Nông dân công xã:

- Đông nhất và là lực lượng sản xuất chính trong xãhội

- Họ nhận ruộng đất của công xã để canh tác

- Có nghĩa vụ đóng thuế và lao dịch cho quý tộc vànhà nước

c Nô lệ :

Xuất thân là tù binh, thành viên công xã mắc nợ Phải làm việc nặng nhọc và hầu hạ quý tộc

* Kết luận: Đặc điểm chính của xã hội cổ đại phương Đông: xã hội phân hóa không triệt để, còn tàn

dư của xã hội công xã, nông dân là lực lượng sản xuất chính Do đặc điểm này, chế độ chuyên chế cổđại phương Đông sớm hình thành và phát triển, để lại nhiều thành tựu văn hóa lớn, đến nay vẫn gâynên sự kinh ngạc và thán phục cho nhân loại

3 Củng cố bài :

1 Tại sao xã hội có giai cấp và nhà nước lại sớm phát triển ở lưu vực các con sông lớn thuộcchâu Á và châu Phi ?

2 Vai trò của nông dân công xã trong xã hội cổ đại phương Đông ?

4 Ôn tập và chuẩn bị bài mới :

Trang 7

- Trả lời 2 câu hỏi 1 và 2 trong SGK, trang 15.

- Đọc trước phần còn lại của bài 3

Tiết 4

1 Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:

1 Tại sao cư dân trên lưu vực các con sông lớn thuộc châu Á và châu Phi sớm phát triểnthành xã hội có giai cấp và nhà nước ? Đặc điểm kinh tế vùng này là gì ?

2 Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào? Hãy giải thích vì sao ở đây lạihình thành các tầng lớp xã hội đó ?

2 Giảng bài mới:

Mở bài: Từ đặc điểm hình thành nhà nước và giai cấp trong xã hội cổ đại phương Đông, chế độ cổ

chuyên chế cổ đại phương đông sớm hình thành và phát triển, để lại nhiều thành tựu văn hóa lớn, đếnnay vẫn gây cho nhân loại nhiều sự kinh ngạc và thán phục

* Hoạt động 1: GV nêu vấn đề: Trong xã

hội có đối kháng giai cấp, giai cấp thống trị

dựa vào đâu để bảo vệ quyền lợi giai cấp

Sự xuất hiện của xã hội có giai cấp đã làm

bừng lên bình minh xã hội.Một nền văn minh

mới với những sang tạo mới đạt trình độ

hoàn mỹ.Trong buổi rạng đông đó đã xuất

hiện nhiều trung tâm văn hóa cổ xưa mà

thành tựu của nó còn giá trị đến ngày nay

* Hoạt động 2: GV giải thích khái niệm văn

hóa và văn minh, sau đó nêu câu hỏi phát

vấn:

?.1Tại sao lịch và thiên văn là thành tựu

văn hóa đầu tiên ở phương Đông? Tác

dụng và ý nghĩa của thành tựu này?

GV: Mở rộng:

Lịch Ai Cập được đặt ra dưa trên kết quả

quan sát tinh tú và quy luật dâng nước của

song nin.Họ thấy rằng,buổi sang sớm khi sao

lang mọc là lúc song nin bắt đầu

dâng.khoảng cách giữa hai lần sao lang mọc

là 360 ngày

=>Buổi đầu người ta nghĩ trái đất như một

cái đĩamà mặt trời và mặt trăng đã mọc lện

trên đó sinh ra ngày và đêm.1 năm = 12

tháng=30 ngày, 5 ngày sau xếp làm ngày lễ

=>Chế độ quân chủ chuyên chế ra đời

5 Văn hoá cổ đại phương Đông:

a Sự ra đời của lịch và thiên văn học:

-Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp mà thiên văn học

Trang 8

( ở Ai Câp năm mới bắt đầu khi nước song

nin bắt đầu dâng khoảng tháng 7 dương

lịch).và được chia làm 3 mùa: mùa nước

dâng-ngũ cốc-thu hoạch.so với lịch trái đất

quanh mật trời thì lịch này thiếu ¼ ngày ,một

năm thiếu 5h48’46”,bôn năm thiếu 4

ngày,qua một nghìn năm lịch và lịch tiết sai

250 ngày, qua một chu kỳ 1460 năm lịch và

thời tiết gặp nhau một lần

Như vậy con người đã vươn tới trời đất trăng

sao từ nhu cầu làm ruộng của mình

* Hoạt động 3: GV cho HS xem tranh ảnh,

giải thích khái niệm chữ tượng hình và chữ

tượng ý.

- Cho học sinh xem tranh và kể chuyện về

cách làm giấy, viết chữ của cư dân phương

Đông cổ đại

-Người Ai Cập ban đầu dùng chữ tượng

hình,sau dùng chữ tượng ý…,được viết trên

giấy

Papyrus

-Người TQ viết trên mai Rùa,thẻ tre,xương

-Người Lưỡng Hà viết trên đất sét nung

Việc giải mã chữ Ai Cập cổ chỉ có những

nhà khoa học lớn mới thời nay đọc

được.người có công đầu tiên là

Champoliong(1790-1832) người pháp,giải

được năm 1822.( Khi tấn công Ai Cập

Napoliong I đã tìm được một bản khắc chữ ai

cập song không đọc được.)

=> Chữ viết ra đời là một phát minh

quan trọng của loài người

Toán học:

Giới thiệu một sô chữ số sơ khai:

-Do nhu cầu trao đổi, tính toán,lưu trữ mà chữ viết đã

ra đời từ thiên niên kỷ IV TCN

Trang 9

ban đầu chỉ là những vạch đơn giản…

Người Ấn Độ sáng tạo ra chữ số,đặc biệt là

số 0

* Hoạt động 4: GV nêu vấn đề:

?.2 Tại sao toán học lại giữ vai trò quan

trọng trong đời sống cư dân phương Đông?

Cho ví dụ.

- Phát vấn tìm hiểu những hiểu biết của học

sinh về các thành tựu toán học của các quốc

gia cổ đại phương Đông

* Hoạt động 5: Cho học sinh xem tranh ảnh

các công trình kiến trúc cổ phương Đông, đặt

vấn đề:

?.3 Nêu đặc điểm các công trình liến trúc

cổ phương Đông? Xây lớn như vậy để làm

gì? Tại sao làm được như vậy ? Ý nghĩa?

- GV chốt ý cho học sinh ghi bài

-vườn treo Babilon Lưỡng Hà…

=> thể hiện uy quyền của vua chuyên chế

-Thể hiện tài năng và sức lao động sáng tạo của conNgười

** Kết luận: Các quốc gia cổ đại phương Đông là các nhà nước đầu tiên trong lịch sử xã hội loài

người, ra đời trên lưu vực các dòng sông lớn Trải qua hàng ngàn năm tồn tại, các quốc gia này đãsáng tạo ra nền văn minh rực rỡ, có ý nghĩa lớn lao và ảnh hưởng lớn đến nhân loại ngày nay

3 Củng cố bài:

1 Kể tên 4 thành tựu văn hoá lớn của phương Đông cổ đại ?

2 Thành tựu nào có ý nghĩa quan trọng nhất đối với văn minh nhân loại ? Tại sao?

Trang 10

-Rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng bản đồ, khai thác tranh ảnh, thấy được vai trò của vị trí địa

lý đối với sự phát triển của các quốc gia vùng Địa Trung Hải

II ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC:

-Bản đồ thế giới cổ-trung đại

-Tranh ,ảnh nghệ thuật thế giới cổ đại…

-Những mẩu chuyện về các nhà khoa học:Talet,Pitago,Acsimet,Ơclit…

-Tài liệu tham khảo, về thế giới cổ đại

III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:

1.Ổn định lớp.

Kiểm tra bài cũ:

1- Thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương đông?

2- Ý nghĩa của các thành tựu đó đối với đời sống con người?

2.Gioi thiệu bài mới:

Ra đời sau phương Đông nhưng các quốc gia cổ đại phương Tây - Hy Lạp và Roma cũng đã để

lại dấu ấn đặc sắc trong lịch sử văn minh nhân loại Trong sự phát triển kinh tế, những tổ chức, cácđịnh chế quốc gia… ở phương Tây có nhiều điểm độc đáo, khác với các quốc gia cổ đại phươngĐông Trên đống tro tàn của các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải, vẫn còn in đậm nét dấu ấn rực rỡcủa hai nền văn minh Hy Lạp-Roma, là cơ sở xây dựng văn minh châu Au cận đại và hiện đại

* Hoạt động 1: GV sử dụng bản đồ “Các quốc

gia cổ đại phương Tây – Hy Lạp và Rô-ma, đặt

câu hỏi:

HS:“Nêu những đặc điểm chủ yếu về tự nhiên

và kinh tế của các quốc gia cổ đại Địa Trung

Hải”

- Học sinh quan sát bản đồ, nhận xét sơ nét

về điều kiện tự nhiên ở khu vực này (bờ

bắc ĐTH, phía nam Ban Căng, gồm bán

đảo Italia, HyLạp & các đảo biển Ê-giê,

Tiểu Á).

- Đất đai canh tác ít,khô cứng.lãnh thổ chủ

yếu là núi và cao nguyên không màu mơ

với dụng cụ gỗ,đồng không có tác dụng

?.1 Nêu những khác biệt về điều kiện tự nhiên

của Hy Lạp và Roma so với phương Đông?

?.2 Ý nghĩa của công cụ sắt so với các công cụ

khác? (mở ra một trình độ kỹ thuật cao hơn và

toàn diện).

* Hoạt động 2:

- GV: Với điều kiện tự nhiên nêu trên, cư dân

ở đây có cuộc sống như thế nào?

=> Sớm biết đi biển, buôn bán, trồng trọt.

- Thủ công nghiệp: phát triển mạnh: đồ gốm, đồ

da, mỹ nghệ, nấu rượu…, xưởng thủ công quy

mô lớn

- Kinh tế hàng hóa-tiền tệ phát triển mạnh, đặc

biệt là thương mại đường biển, hàng hóa chính là

nô lệ

1-Thiên nhiên và đời sống của con người.

a Điều kiện tự nhiên:

là cây lâu năm (nho, cam, chanh, ô-liu).

b.điều kiện xã hội:

Cư dân sớm biết đi biển và buôn bán,hànghóa,tiền tệ ra đời

2 Thị Quốc Địa Trung Hải:

a Thị Quốc:

Là một đơn vị hành chính trong đó thành thị

là chủ yếu,đất đai trồng trọt bao quanh

Trang 11

- HyLạp và Roma trở thành các quốc gia giàu

mạnh

HS xem bản đồ và SGK, thảo luận nhóm để trả

lời

- GV phân tích cho học sinh hiểu rõ vấn đề, sau

đó chốt ý cho học sinh ghi bài

-Đặc điểm cư dân sống bằng nghề Thủ công

nghiệp và thương nghiệp phát triển nên thành thị

sớm xuất hiện, là cơ sở hình thành các thị quốc

- Giải thích khái niệm : thế nào là thị quốc ?

(quốc gia thành thị, gồm thành thị và một vùng

đất trồng xung quanh, đặc biệt phải có bến

cảng ).

- Chuyển ý: các thị quốc sinh hoạt theo thể chế

chính trị đặc biệt: dân chủ chủ nô -> giải thích

- Tiêu biểu là thị quốc Athène với hơn 30.000

Đại hội công dân

- Đại hội công dân: dân tự do, nam, 18 tuổi trở

lên, bầu cử bằng bỏ phiếu, có chế độ trợ cấp xã

hội…

- Là bước tiến lớn so với chế độ chuyên chế cổ

đại phương Đông: chính quyền Athèns thuộc về

công dân Athèns Thể chế mang tính dân chủ

nhưng dựa trên cơ sở bóc lột nô lệ

* Kết luận: sinh hoạt dân chủ của các quốc gia

cổ đại Hy Lạp-Roma bắt nguồn từ tư tưởng tự do

tiến bộ, trở thành truyền thống, để lại dấu ấn sâu

sắc đến châu Âu hiện đại.

* Hoạt động 4:

- GV vẽ sơ đồ thể chế xã hội dân chủ cổ đại và

nêu câu hỏi phát vấn:

?.4 Nêu sự khác biệt về thể chế chính trị giữa

các nhà nước cổ đại phương Đông và phương

Tây ?

- GV hướng dẫn học sinh quan sát sơ đồ, liên hệ

bài 3 để trả lời

- Cho HS xem ảnh Pêricơlet và chuyện kể

“tuyển cử vỏ sò” để miêu tả sinh hoạt dân chủ ở

b Thể chế dân chủ cổ đại:

Là nền dân chủ chủ nô dựa vào sự bóc lột thậm

tệ của chủ nô đối với nô lệ

Trang 12

-Nhà nước cổ đại ĐTH ra đời muộn hơn phương

Đông 2000 năm nên có điều kiện học hỏi cái

hay, lạ của phương Đông để phát huy Nền kinh

tế công thương nghiệp và thể chế dân chủ cổ đại

cũng tạo điều kiện cho văn hóa phát triển Vì

vậy, họ đã xây dựng được một nền văn minh rực

rỡ nhất mà cả nhân loại phải cúi đầu thán phục

* Hoạt động 5: GV nêu vấn đề và gợi ý cho

học sinh trả lời: Quan niệm về vũ trụ và cơ sở

tính thời gian của phương Đông (âm lịch) có gì

khác so với phương Tây (dương lịch)?

Người Roma tính được một năm có 365 + ¼

ngày

(gần chính xác), có tháng 30, 31 ngày, tháng 2

có 28 ngày

Việc tính lịch chính xác hơn không phải là đơn

giản về mặt khoa học.người Rôma đã nâng cao

hiểu biết,rút kinh nghiệm,cải tiến thời lịch chính

xác hơn

?.5 Giá trị của việc sáng tạo ra chữ viết và cách

tính lịch của Hy Lạp và Roma? (là cơ sở tính

lịch hiện đại và nền tảng chữ viết của nhiều

quốc gia trên thế giới ngày nay).

Chữ viết của phương đông cổ đại có hạn chế

gì?

nhiều nét,ký hiệu,dấu,ngữ pháp…

song việc thu gọn không phải dễ,phải đến một

trình độ nào đóngười ta mới thực hiện được,đó là

trình độ của khái quát khoa học và tư duy

Gio thiệu khải hoàn môn Trai-An,benevento,

nam Italia

* Hoạt động 6:

- GV đề nghị HS kể tên, nêu những thành tựu

chủ yếu của một số nhà khoa học cổ Hy

Lạp-Roma

Sau đó GV cho xem ảnh và kể đôi nét về

• Talet:

TK II –VI TCN,ở Mile –thành bang hy lap tiểu

á: Toán tỷ lệ thức,đo được chiều cao Kim tự tháp

vào năm 585 TCN ông dự đoán ngày 28/5/558

sẽ có nhật thực

Nhưng nhận thức của ông sai: Trái đất nổi trên

nước,vòm trời hình bán cầu úp trên mặt đất

• Pitago (khoảng 580-500 TCN )

Sinh tại đảo xa mốt,biển ê-giê : Định lý

3 Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Roma.

- Người Roma phát minh ra hệ thống chữ cái

A,B,C gồm 20 chữ cái, sau hoàn chỉnh thành 26chữ với cách ghép linh hoạt và hệ thống ngữpháp chặt chẽ

3 Văn học :

Xuất hiện các tác phẩm nổi tiếng:

Iliat – Ôđixê : của HOMEKịch:

-“ Ơrexti” của Êxin-“Êđip làm vua “của Xôphoclo-“Promete bị xiềng”-của Etxin

=> Các tác phẩm ca ngợi cái thiện,cái đẹp và cótính nhân văn sâu sắc

Trang 13

pitago,=> trái đất hình cầu và chuyển động

theo quỹ đạo nhất định

• Ơclit:( khoảng 330-275TCN):định đề

đướng //

• Acsimet ( khoảng 287-212 TCN) tại đảo

xixin

Nguyên lý thủy lực học: tất cả mọi vật thả

xuống nước đều phải chịu một lực đẩy từ

dưới lên bằng trọng lượng nước bị chiếm

chỗ

?.6 Tại sao những hiểu biết khoa học đến giai

đoạn này mới trở thành khoa học?

=>Thông qua các tác phẩm văn học Giáo dục

cho học sinh tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc

- Người Hy Lạp để lại nhiều đền đài và tượng đạt

đến trình độ tuyệt mỹ:

với chất liệu thạch cao và cẩm thạch trắng, tạo

nên vẻ đẹp thanh thoát, tinh tế, tươi tắn, sống

động (đền Parthènon: do Ichtinuxơ thiết kế và

được trang trí với nhà điêu khắc thiên

tài;Phidiat,được xây dưng trên nền đá 3 bậc,46

cột tròn,dài 70m rộng 30m bằng đá cẩm thạch

trắng pha ngũ sắcđược gọt đẽo tinh tế.giữa bầu

trời trong xanh của địa trung hải ngôi đền cẳm

thạch trắng duyên dáng,nhẹ nhàng,thanh thoát

làm tươi mát long người.

,Tượng thần Vệ nữ :Cái đẹp mà thần vệ nữ mang

lại là tính hiện thực,tượng thần mà lại là

người,sinh động trong tư thế mềm mại,thanh

khiết trong sự hài long,tự tin của sự hào

phóng,hứng khởi của nghệ sĩ đối với thời đại

mình,tương bằng đá cẩm thạch cao 2m nay đặt ở

bảo tang của pháp…).

- Người Roma có nhiều công trình kiến trúc oai

nghiêm, đồ sộ, hoành tráng (đấu trường, đền

đài…).

- Kiến trúc phát triển do truyền thống có nhiều lễ

hội, xây nhiều đền đài thờ thần thánh

- Mỹ thuật cổ đại Hylạp -Roma đạt đến đỉnh cao

mà 2000 năm sau vẫn chưa vượt qua được

* Câu hỏi kết bài: Giá trị của nền văn hóa cổ

đại Hy Lạp, Roma đối với văn minh nhân loại

ngày nay?

* Kết luận : Các quốc gia cổ đại phương Tây đã

để lại cho nhân loại di sản văn hóa khổng lồ, là

cơ sở cho văn minh phương Tây phát triển như

Engels nhận định: “ Nếu không có Hy Lạp và

4 Nghệ thuật:

- Người Hy Lạp để lại nhiều đền đài và tượng

đạt đến trình độ tuyệt mỹ:

đền Parthènon, thần Vệ nữ,lực sĩ ném dĩa…)

- Người Roma có nhiều công trình kiến trúc oai

nghiêm, đồ sộ, hoành tráng (đấu trường, đền đài…).

Trang 14

Roma cổ đại thì không có châu Âu hiện đại”.

3 Củng cố bài:

* Bản chất của nền dân chủ cổ đại là gì ?

* Trên những cơ sở nào mà văn hóa cổ đại Hy Lạp và Roma đạt đến đỉnh cao? Tại sao nóicác hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học ?

4 Ôn tập và chuẩn bị bài mới:

- Học sinh trả lời và học thuốc ba câu hỏi trong SGK, trang 23

- Đọc trước bài 5: “ Trung Quốc phong kiến”

5 BỔ SUNG và GÓP Ý

CHƯƠNG III : BÀI 5:

TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾN

I MỤC TIÊU :

1 Kiến thức : Giúp học sinh nắm được :

- Trung Quốc là một nước lớn, đông dân, nhiều dân tộc, rất đa dạng nhưng luôn thống nhấtdưới một chính quyền luôn luôn tập trung

- Sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc và quan hệ các giai cấp trong xã hội

- Bộ máy chính quyền phong kiến được hình thành, củng cố từ thời Tần – Hán cho đến thờiMinh – Thanh Chính sách xâm lược, chiếm đất đai của các hoàng đế Trung Hoa

- Những đặc điểm về kinh tế Trung Quốc thời phong kiến: nông nghiệp là chủ yếu, hưngthịnh theo chu kỳ, mầm mống quan hệ tư bản đã xuất hiện nhưng còn yếu ớt

- Trung Quốc là nước có nền văn hóa lâu đời, có nhiều thành tựu rực rỡ, nhiều phát minh vànhững bước đi đáng khâm phục

2 Kỹ năng :

- Trên cơ sở sự kiện lịch sử, học sinh biết phân tích và rút ra kết luận

- Biết sử dụng sơ đồ ( hoặc tự vẽ sơ đồ ) để hiểu bài giảng

- Nắm vững được các khái niệm cơ bản

- Bản đồ Trung Quốc thời Tần – Hán, thời Đường và thời Minh – Thanh

- Tranh ảnh: chân dung Tần Thuỷ Hoàng, Khổng Tử, Lý Bạch, Khuất Nguyên….; hình cáccông trình kiến trúc nổi tiếng Trung Quốc ( tượng trong lăng TTH, Vạn lý trường thành, Cố cung, đồgốm sứ… )

- Sơ đồ bộ máy chính quyền Trung Quốc thời Tần và thời Minh

- Lương Ninh, Giáo trình lịch sử thế giới trung đại, ĐHSP

2 Học sinh :

- Đọc kỹ SGK

- Sưu tập những tư liệu, hình ảnh liên quan đến bài giảng

Trang 15

III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

1 Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ :

* Tiết 7 :

1 Văn hóa cổ đại Hy Lạp và Roma đã phát triển như thế nào ?

2 Tại sao các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học ?

3 Giá trị nghệ thuật Hy Lạp được thể hiện như thế nào ?

* Tiết 8 :

1 Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào ?

2 Những nét cơ bản trong tổ chức bộ máy nhà nước thời Tần – Hán và Đường?

3 Trình bày sự phát triển kinh tế thời Đường ?

2 Giảng bài mới.

Mở bài :

Ở phía Bắc Trung Quốc có một vùng đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu tên là Hoa Bắc do phù sasông Hoàng tạo nên Tại dây, từ 2000 năm trước Công nguyên, người Trung Quốc đã xây dựng nhànước cổ đại đầu tiên của mình vàï mở rộng dần lãnh thổ xuống phía nam, Trải qua các triều đại Hạ,Thương, Chu, họ đã xây dựng nên một nền văn minh rực rỡ Thế kỷ III TCN, đồ sắt ra đời, xã hộiTrung Quốc phân hóa thành hai giai cấp cơ bản (địa chủ và nông dân), là cơ sở hình thành quan hệsản xuất phong kiến và thúc đẩy quá trình thống nhất đất nước

2 Hoạt động dạy và học :

Trung Quốc là môt quốc gia có lịch sử lâu đời,là

cái nôi của văn hóa nhân loại

Thời cổ đại,trên lưu vực sông Hoàng Hà và

Trường Giang có nhiều quốc gia nhỏ thường

xuyên xảy ra chiến tranh làm nên cục diện xuân

thu chiến quốc

Đến thế kỷ IV TCN nước Tần trở nên mạnh về

kinh tế,chính trị,quân sự đã tiêu diệt các đối

thủ,chấm dứt tình trạng chia cắt.(Vai trò của nhà

Tần).Tạo điều kiện cho chế độ phong kiến được

xác lập)

(Lã Bất Vi – Triệu Cơ – Doanh Chính-Tần Thủy

Hoàng)

Với sự thống nhất TQ của nhà Tần kinh tế TQ

dần phát triển,các giai cấp trong xã hội hình

thành

-Quan lại: có nhiều ruộng đất=> Địa chủ

-Nông dân phân tán thành 3 bộ phận:

 Người giàu: mua,chiếm đất trở thành địa chủ

Người giữ được ruộng đất : Nông dân tự canh

Người bị mất đất ; phải nhận ruộng của địa chủ

và nộp tô thuế: Nông dân lĩnh canh

* Hoạt động 2: Giáo viên vẽ sơ đồ bộ máy nhà

nước thời Tần và đề nghị học sinh nhận xét về bộ

máy nhà nước thời Tần.

- Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm chuyên

chế

?.1 Nêu nhận xét về sơ đồ bộ máy nhà nước

thời Tần? (bộ máy nhà nước tổ chức chặt chẽ từ

1 Trung Quốc thời Tần–Hán (từ 221TCN đến năm 220).

Năm 221TCN, Tần Thủy Hoàng thống nhất

TQ, xác lập chế độ phong kiến, mở đầu là nhàTần (-221 đến 206 TCN) rồi đến nhà Hán (206TCN đến 220)

Đối nội:

-Xây dựng bộ máy chính quyền tập trung, chia

nước thành quận huyện, thực hiện kiểm soát địaphương

b Đối ngoại:

Trang 16

trung ương đến địa phương, toàn quốc chia 36

quận, huyện)

(Tần Thủy Hoàng là vị vua khởi đầu việc xây

dựng bộ máy chính quyền phong kiến tập quyền)

- Cho HS xem tranh ảnh và kể chuyện

xây Vạn lý trường thành (2 triệu

người xây, dài 5000km, cao từ 7 – 8

m), lăng Ly Sơn, cung A Phòng.

Sau 15 năm tồn tại với những chính sách cai trị

hà khắc đã làm cho mâu thuẫn xã hội lên

cao,khởi nghĩa nông dân Trần Thắng-Ngô Quảng

làm nhà Tần sụp đổ năm 206 TCN

220TCN Lưu Bang một địa chủ Hán lập ra nhà

Hán.các hoàng đế Hán tiếp tục củng cố bộ máy

chính trị-kinh tế- xã hội của nhà Tần,song cuối

thời Hán,vua quan ăn chơi sa đọa,một số nước

nhỏ mạnh lên nhà Hán sụp đổ,TQ rơi vào thời kỳ

tam quốc(220-280)

?.2 Phân tích ý nghĩa việc mở rộng tuyển dụng

quan lại bằng tuyển cử.

- Đề nghị HS đọc SGK và tự ghi bài

-sau cục diện tam quốc năm 617, Lý Uyên đem

10 vạn quân vượt Hoàng hà, đánh Trường giang,

Tuỳ Dưỡng đế bị bộ hạ giết ở Giang Đô.

* Hoạt động 3: GV giải thích các khái niệm:

- Chế độ quân điền, thuế tô, dung, điệu.(SGK –T

30)

- Thương nghiệp: con đường tơ lụa đến Tây Á &

Địa Trung Hải với sự tham gia của người Aráp

-> TQ hiểu Trung Á rất sớm.

- Chính sách “ thân tôc”

- Giải thích khái niệm Tiết độ sứ, liên hệ Việt

Nam

- Phân tích tính chất tiến bộ của chế độ tuyển

dụng quan lại bằng thi cử

- Quân sự: chế độ “phủ binh”

- Liên hệ KN của Phùng Hưng, Mai Thúc Loan

Sau khi nhà Đường sụp đổ TQ rơi vào thời kỳ

ngũ đại thập quốc ,Triệu Khuông Dẫn đã tiêu diệt

các triều đại PK khác lập ra nhà

Tống(960-1279),sau đó bắc Tống bị nhà Kim đánh chiếm

Cuối thế kỷ XIII,cả Kim và Nam Tống đều bị

quân Mông Cổ tiêu diệt,Hốt Tất Liệt lập ra nhà

Nguyên trên đất TQ từ (1271-1368),khởi nghĩa

nông dân do Chu Nguyên Chương lãnh đạo đã lật

đổ nhà Nguyên Lập ra nhà Minh

- Kể sơ vài nét về Chu Nguyên Chương.

?.3 Nêu những biểu hiện của sự thịnh trị về

kinh tế, chính trị của xã hội phong kiến TQ

-Xâm lược mở rộng lãnh thổ: đánh chiếm thượng lưu sông Hoàng, vùng Trường Giang đến lưu vực sông Châu, phía đông Thiên Sơn, Triều Tiên

và đất đai của người Việt cổ.

2 Sự phát triển chế độ phong kiến dưới thời Đường (618 – 907).

- Năm 618, Lý Uyên tiêu diệt các lực lượng cát

cứ, lập ra nhà Đường, đỉnh cao của chế độ phongkiến Trung Quốc

a Đối nội:

* Kinh tế: phát triển toàn diện

- Thực hiện chế độ quân điền, thu thuế tô, dung,điệu; áp dụng kỹ thuật canh tác mới vào sản xuấtnên năng suất tăng

- TCN phát triển mạnh (luyện sắt, đóng tàu….)

* Chính trị: tiếp tục hoàn chỉnh bộ máy cai trị

- Lập chức Tiết độ sứ trấn ải các miền biêncương

- Tuyển chọn quan lại qua thi cử

b Đối ngoại: tiếp tục xâm lược mở rộng lãnh

thổ, chiếm Nội Mông, Tây Vực, Triều Tiên, đô hộ

An Nam ép Tây Tạng thần phục.

=> Đế quốc phong kiến phát triển mạnh nhất.Cuối thời Đường mâu thuẫn xã hội lên cao,khởinghĩa nông dân Hoàng Sào làm nhà Đường sụpđổ

3 Trung Quốc thời Minh – Thanh.

a Nhà Minh (1368 – 1644):

- Năm 1368, Chu Nguyên Chương khởi nghĩa lật

đổ nhà Nguyên, lập ra nhà Minh

+ Kinh tế: được khôi phục và phát triển

- Mầm mống quan hệ sản xuất TBCN xuất hiện

- Nhiều thành thị ra đời, kinh tế phồn thịnh

+ Chính trị: chế độ quân chủ chuyên chế tập

quyền, hoàn chỉnh bộ máy quan lại

Hoàng đế

Trang 17

thời Đường.

+ Chuyển ý: yêu cầu học sinh đọc đoạn in

nghiêng trong SGK cuối mục 3, trang 31

* Hoạt động 4: Nêu vấn đề: “Mầm mống quan

hệ sản xuất TBCN thời Minh đã nảy nở như

thế nào ?”

+ Công trường thủ công quy mô lớn (các cơ

xưởng, cơ phòng chia nhiều công đoạn), đặc biệt

xuất hiện quan hệ chủ (xuất vốn) – thợ (xuất

sức)ï

.+ Thương nghiệp phát triển, thành thị mở rộng

+ Nông nghiệp: bao mua sản phẩm

* Hoạt động 5: Cho HS vẽ sơ đồ, so sánh với sơ

đồ thời Tần-Hán và nêu nhận xét.

Cuối thời Minh việc bao chiếm ruộng đất vào tay

địa chủ,quý tộc,nông dân ngày càng ít đất,them

vào đó tô thuế,sưu dịch nặng nề đời sông nhân

dân vô cùng cơ cực,khởi nghĩa nông dân Lý Tự

Thành làm nhà Minh sụp đổ

* Hoạt động 5: kể sơ nét về nguồn gốc nhà

Thanh

(là một bộ phận của tộc Nữ Chân, ở ngoài biên

giới đông bắc TQ, sống bằng nghề săn bắn, chăn

nuôi gia súc, đào nhân sâm, tìm châu ngọc trong

vùng Mẫu Đơn Lúc đầu tên tộc là Kim, khi

Hoàng Thái Cực lên ngôi, đổi tên là tộc Kiến

Châu Năm 1636, đổi quốc hiệu là Thanh).

- Phát vấn, giải thích và cùng học sinh phân tích

chính sách “áp bức dân tộc”, “bế quan toả cảng”

của nhà Thanh và những biểu hiện suy thoái của

xã hội Trung Quốc thời Minh-Thanh

- Nho giáo: hệ tư tưởng và đạo đức thống trị xã

hội Trung Quốc thời phong kiến.

(học thuyết chính danh định phận, quan niệm về

tam cương, ngũ thường, về tu thân tề gia, về tôn

quân…).

* Hoạt động 6 : cho HS xem hình và giới thiệu

sơ nét về Khổng Tử cùng hệ thống triết lý của

ông (Triết lý này được Mạnh Tử và Đổng Trọng

Thư phát triển thành Nho giáo)

- Đầu thế kỷ XII, Khổng Tử được nhà Tống

phong Chí Thánh Văn tuyên vương, Nho gia mới

trở thành Nho giáo.

- Giới thiệu một số điểm đặc biệt trong Phật giáo

Trung Quốc (Sư Huyền Trang và bộ Đại Đường

Tây vực ký )

?.4 Kể tên một số tác giả và tác phẩm văn học,

sử học, thơ Đường của Trung Quốc thời trung

Lục bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công)

Quan địa phương

- Cuối thời Minh, mâu thuẫn giữa nông dân với

địa chủ tăng cao, nhiều cuộc khởi nghĩa nôngdân bùng nổ, khởi nghĩa Lý Tự Thành làm triềuMinh sụp đổ

+ Đối ngoại: bế quan tỏa cảng.

=> khởi nghĩa nông dân nổ ra liên miên, triều

Thanh suy yếu, tư bản phương Tây lợi dụng cơhội xâm lược, chế độ phong kiến Trung Quốcsụp đổ

4 Văn hóa Trung Quốc

c Khoa học kỹ thuật:

Trang 18

đại ? (câu hỏi dành cho cả lớp).

- Nêu dẫn chứng một đoạn thơ hoặc kể tóm tắt

nội dung một tác phẩm văn học

- Những thành tựu lớn: hệ thống từ điển và từ

điển Bách khoa ( Vĩnh Lạc đại điển, Tứ khố toàn

thư, Đại Minh nhất thống chí…)

- Kỹ thuật dệt, làm đồ sứ tinh xảo

- Chế tạo giấy viết, nghề in, thuốc súng, luyệnsắt…

d-Kiến Trúc :

-Vạn lý trường thành,Cố cung,Lăng mộ TầnThủy Hoàng,Cung A phòng

3 Kết luận toàn bài:

Các nhà khoa học nhận định: nếu không có những phát minh hàng hải ở Trung Quốc, cáccuộc phát kiến địa lý ở Châu Âu có lẽ không thể tiến hành đươc….Như vậy, từ xa xưa, Trung Quốc

đã có một nền văn hóa rực rỡ Những thành tựu này làm Trung Quốc trở thành một trung tâm vănminh ở Châu Á và thế giới

III Củng cố bài :

* Tiết 7:

1 Kể tên các triều đại phong kiến Trung Quốc

2 Trình bày sự phát triển kinh tế thời Đường

* Tiết 8:

1 Những thành tựu văn hóa chính của Trung Quốc.

IV Ôn tập và chuẩn bị bài mới :

* Tiết 7:

1 Học ba câu hỏi 1, 2, 3 trong sách giáo khoa, trang 30.

2 Tiếp tục xem trước phần còn lại của bài 5, sưu tập các tư liệu có liên quan

* Tiết 8:

1 Học câu hỏi cuối mục III, trang 28 và câu hỏi số 4, trang 30

2 Đọc trước bài 6 : “ Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ”

1 Kiến thức : giúp học sinh hiểu được :

- Ấn Độ là một nước có nền văn minh lâu đời, phát triển cao, cùng với Trung Quốc có ảnhhưởng sâu rộng ở châu Á và trên thế giới (có Việt Nam)

- Ấn Độ là nước có điều kiện tự nhiên phân tán, nên suốt hàng ngàn năm lịch sử Ấn là mộtquá trình đấu tranh thống nhất bản thân nó chứ không phải bành trướng,

- Vai trò và vị trí của vương triều Gúp ta trong lịch sử Ấn

2 Kỹ năng : Quan sát tranh ảnh, nhận xét và phân tích sự kiện lịch sử.

Trang 19

B ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

1 Giáo viên :

- Bản đồ Ấn Độ cổ đại và trung đại.

- SGK và Sách giáo viên Lịch sử lớp 10, ban KHTN.

- W Duran, Lịch sử văn minh Ấn Độ

- Lương Ninh, giáo trình lịch sử thế giới trung đại, ĐHSP, 1990

- Tranh ảnh : đô thị cổ Mohenjodaro, chùa hang Ajanta, Phật Chakya Muni, Thần Siva…

2 Học sinh :

- Đọc trước bài giảng ở nhà

- Sưu tập các tư liệu tranh ảnh có liên quan đến bài giảng

C TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

I Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ :

Nêu những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến?

II Giảng bài mới :

2 Hoạt động dạy và học:

* Hoạt động 1: GV sử dụng bản đồ AĐ cổ đại,

giới thiệu sơ nét về địa lý, quá trình hình thành

các quốc gia cổ ở lưu vực sông Ấn và sông

Hằng.

- Giới thiệu sơ nét về Achoka (292 – 237 TCN):

người có công thống nhất gần hết bán đào Ấn

Độ (trừ phần cực Nam), thiết lập một đế quốc

hùng cường Ông tôn thờ đạo Phật, khuyến

khích truyền bá ra nước ngoài (liên hệ Việt

Nam).

- GV đề nghị học sinh kể sơ nét sơ nét tiểu sử

Phật Chakya Muni, hệ thống triết lý của đạo Phật

với tư tưởng bình đẳng

* Hoạt động 2 : GV sử dụng bản đồ Ấn Độ

phong kiến xác định lãnh thổ hai vương triều

Gúpta, Harsa và đặt vấn đề:

?.1 Tại sao thời kỳ này văn hóa Ấn có thể phát

triển mạnh? (câu hỏi dành cho học sinh giỏi)

- GV giải thích rõ về đạo Hindou: thờ Tam thần:

Brahma (sáng tạo), Vishnou (Bảo vệ), Siva (hủy

diệt) và thần Indra (tam vị nhất thể)-> chia xã

hội thành nhiều đẳng cấp=> phong cách Ấn

* Hoạt động 3:

- GV cho học sinh xem hình và giới thiệu đôi

nét về chùa hang Ajanta, Stupa ở Sanchi… Đề

nghị học sinh liên hệ ĐNÁ và Việt Nam, kể tên

I Thời kỳ các quốc gia đầu tiên :

- 1500 năm TCN, trên lưu vực sông Hằng ở ĐôngBắc Ấn hình thành các quốc gia đầu tiên, mạnhnhất là vương quốc Ma-ga-đa

- Năm 500 TCN, Ma-ga-đa thống nhất Bắc Ấn

Độ, trở thành quốc gia hùng mạnh dười thời vuaA-sô-ca (thế kỷ III TCN) Ông thống nhất lãnhthổ, xây dựng đất nước hùng cường, phát triểnPhật giáo và dựng nhiều cột A-sô-ka

- Sau khi A-sô-ka mất, AĐ bước vào thời kỳ loạnlạc

II Thời kỳ Vương triều Gúp-ta và sự phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ.

1 Lịch sử:

Năm 319, vua Gúpta I thống nhất Bắc Ấn, lập

vương triều Gúpta qua hai triều Gúpta (319 –467) và Hác-sa (606 – 647), đã định hình và pháttriển văn hóa truyền thống Ấn Độ

2 Văn hóa :

a Tôn giáo: hai tôn giáo phát triển song song

- Phật giáo ( thế kỷ V TCN) truyền bá khắp Bắc

Ấn, lan rộng ra nhiều nơi

- Hindou giáo: bắt nguồn từ Bà-la-môn giáo,được cải biên để thay cho đạo Phật, thờ tam thần,mang đậm nét truyền thống văn hóa Ấn

b Kiến trúc – tượng :

- Gắn với tôn giáo: đền tháp Stupa, chùa hang,thờ thần, Phật mang phong cách kỳ vĩ, độc đáo

Trang 20

các công trình kiến trúc có ảnh hưởng phong

cách Ấn (tháp Chăm, đền Ăng-co, Bay-on, Thạt

Luổng, Pagan ).

- Kể tên một số sử thi nổi tiếng của Ấn Độ, giới

thiệu sơ nét về sử thi Ramayana và ảnh hưởng

của nó với Đông Nam Á

?.2 Câu hỏi kết bài: Văn hóa Ấn thời Gúp ta

- Là cơ sở truyền bá văn học, văn hóa cổ Ấn Độ,mang đậm màu sắc tôn giáo (kinh Vêđa, kinhTam tạng)

3 Kết luận toàn bài : Thời Gúpta đã định hình bản sắc văn hóa truyền thống Ấn, có giá trị vĩnh cửu,

góp phần quan trọng vào sự phát triển văn minh nhân loại Văn hóa Ấn, đặc biệt là văn học, tôn giáo

và kiến trúc được truyền bá ra bên ngoài và có ảnh hưởng sâu rộng ở Đông Nam Á, tạo nên nét độcđáo trong văn hóa khu vực

III Củng cố bài :

1 Văn hóa truyền thống Ấn được định hình và phát triển vào thời kỳ nào ?

2 Những yếu tố văn hóa truyền thống nào của Ấn Độ có ảnh hưởng ra bên ngoài và đến

những nơi nào ?

IV Ôn tập và chuẩn bị bài mới :

1 Học hai câu hỏi trong SGK, trang 34

2 Đọc trước bài 7, chú ý các từ khó, sưu tập tư liệu tranh ảnh liên quan đến bài giảng

1 Kiến thức : giúp học sinh nắm được :

- Vị trí của vương triều Dehli và Mogol trong lịch sử An Độ

- Nét đặc biệt của văn hóa Ân là: “sự đa dạng trong thống nhất” do sự du nhập và giao lưu vănhóa Đông-Tây làm cho nền văn hóa Ấn phong phú và đa dạng hơn nhưng vẫn không mất đi bản sắcvăn hóa truyền thống đã được định từ thời Gúpta Đây là chất keo gắn kết người dân Ấn gồm nhiềumàu sắc tôn giáo, thành phần dân tộc và ngôn ngữ với nhau

B ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

1 Giáo viên :

- Bản đồ in: Các vương quốc cổ Hồi giáo từ thế kỷ VII đến cuối thế kỷ XV

- Hình và chuyện kể về các công trình kiến trúc : cổng lăng Akbar, lăng Taj Mahal

- Chân dung Chah Djahal, Mumtaz Mahal

Duyeät:

Trang 21

- W Duran, Lịch sử văn minh An Độ

- Đặng Đức An, Những mẩu chuyện Lịch sử thế giới, tập 1, NXBGD, 2002

- Vũ Dương Ninh, Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo Dục, 2002

2 Học sinh : đọc SGK, thu thập các tư liệu liên quan đến bài giảng.

C TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

I Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ :

1 Tại sao nói thời kỳ Gúpta là thời kỳ định hình và phát triển của văn hóa dân tộc ?

2 Những yếu tố văn hóa truyền thống nào của Ấn Độ có ảnh hưởng ra bên ngoài và đến những nơinào ?

II Giảng bài mới :

1 Mở bài : Sau thời kỳ Gúpta và Harsa, văn hóa Ấn tiếp tục phát triển và mở rộng giao lưu cùng các

nền văn hóa khác, tạo nên bản sắc văn hóa Ấn “đa dạng trong thống nhất”

- Giáo viên đặt vấn đề và giải thích rõ ý : Tại

sao “… sự phân liệt không nói lên tình trạng

khủng hoảng mà trong trường hợp này, một

mặt nó phản ánh sự lớn lên của các vùng xa

hơn, mặt khác là dịp để phát triển rộng văn hóa

trên khắp các vùng lãnh thổ”

* Hoạt động 2: đặt vấn đề vì sao Ấn Độ lại bị

người Thổ xâm lược ? (văn hoá phát triển nhưng

chính trị suy yếu do tình trạng phân liệt)

?.1 Tại sao gọi vương triều của người Thổ là

vương triều Hồi giáo Dehli ? (Học sinh trung

bình khá trả lời)

- GV xác định trên bản đồ vị trí vương quốc

Dehli

?.2 Nêu nét đặc trưng trong chính sách cai trị

của vương triều Hồi giáo Dehli ?

GV giải thích: ưu điểm cũng là nhược điểm của

AĐ là không triều đại nào đứng được lâu do

thiếu yếu tố bản địa bảo đảm vương quyền vững

chắc để kết ý tại sao vương quốc Dehli sụp đổ ?

?.3Vị trí của vương triều Dehli trong lịch sử

Ấn

* Hoạt động 3: GV kể sơ nét về tiểu sử Akbar

(Akbar, sanh 1542, nối ngôi 1556 lúc 14 tuổi,

chưa biết chữ nhưng nói được nhiều thứ tiếng,

sau trở thành vị vua giỏi nhất AĐ Ông mời nhiều

chuyên gia A, P BĐN, TBN đến hướng dẫn phát

triển kỹ thuật =>AĐ ảnh hưởng phương Tây

nhiều và sớm hơn TQ, phát triển thương nghiệp

=> năng động hơn.)

* Hoạt động 4: Giáo viên gợi ý cho học sinh

phân tích kỹ :

- Chính sách này hay ở chỗ nào ?

- Tại sao hoàng đế chủ trương xây dựng khối hoà

hợp dân tộc ?

- Những chính sách này tác động gì đến kinh

tế-NỘI DUNG BÀI

1 Sự phát triển của lịch sử và văn hóa truyền thống trên toàn lãnh thổ Ấn Độ.

Thế kỷ VII do chính quyền trung ương suyyếu, Ấn Độ rơi vào tình trạn chia rẽ; trong đónổi lên vai trò của nước Pa-la ở vùng Đôngbắc và nước Pa-la-va ở miền Nam

-Về văn hoá, mỗi quốc gia phát triển văn hoáriêng , trên cơ sở của văn hoá truyền

2.Vương triều Hồi giáo Dehli (1206-1526)

a Thành lập: thế kỷ XIII, người Thổ đánh

chiếm Ấn Độ, lập vương triều Hồi giáo ởDehli

b Chính sách cai trị : :

- Áp bức dân tộc, áp đặt tôn giáo nhưng dần

hoà nhập thành vương triều của Ấn Độ

- Tạo nên sự giao lưu giữa văn hóa phươngTây (Hồi giáo A-rab) và phương Đông (Ấn ĐộHindou giáo)

- Hồi giáo được truyền bá vào Ấn Độ và ảnhhưởng đến Đông Nam Á

3 Vương triều Mogol (1526 – 1709)

a Thành lập : thế kỷ XVI, người Thổ ở Trung

Á (tự xưng Mông Cổ) chiếm Dehli, lập vươngtriều Hồi giáo Mogol

b Chính sách cai trị :

+ Bộ máy chính quyền: 3 thành phần quan lại

có tỷ lệ bằng nhau

Trang 22

văn hóa Ấn ? (Câu hỏi dành cho học sinh khá

giỏi)

?.4 Do đâu có thể coi thời kỳ Akbar là đỉnh cao

của chế độ phong kiến Ấn Độ ?

- GV kể chuyện và cho xem tranh về các công

trình kiến trúc Thành Đỏ và Lăng Taj Mahal.

* GV đặt vấn đề kết bài : Sự đa dạng trong văn

hóa Ấn thời Trung đại thể hiện như thế nào ?

+ Hòa đồng dân tộc, sắc tộc, tôn giáo

+ Đo đạc lại ruộng đất để định mức thuế vàthống nhất đo lường

+ Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sángtạo văn hóa, nghệ thuật

kiến trúc: Thành Đỏ và Lăng Taj Mahal.

-Tuy nhiên mâu thuẫn dân tộc vẫn còn, làm

Ấn Độ khủng hoảng rồi trở thành miếng mồicủa chủ nghĩa thực dân Châu Âu chiếm An

Độ

3 Kết luận toàn bài: Văn hóa truyền thống An Độ đa dạng nhưng vẫn dựa trên nền tảng văn hóa

Gúpta, tạo nên bản sắc văn hóa đặc biệt, khác hẳn văn hóa Trung Quốc, có ảnh hưởng sâu rộng ởĐông Nam Á và thế giới

III Củng cố bài :

1 So sánh chính sách cai trị của hai vương triều Dehli và Mogol ?

2 Vị trí của hai vương triều Dehli và Mogol trong lịch sử Ấn Độ ?

IV Ôn tập và chuẩn bị bài :

1 Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa ( trang 44 )

2 Tìm đọc và kể về một công trình kiến trúc hoặc một tác phẩm văn học của Ấn Độ trungđại

3 Đọc kỹ bài 8 : “ Sự hình thành và phát triển các vương quốc chính ở Đông Nam Á

-Sưu tầm các hình ảnh có liên quan đến bài mới

I MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1 Kiến thức : Giúp học sinh có cái nhìn khái quát về lịch sử và văn hóa các nước Đông Nam Á, về:

- Tên gọi và vị trí các quốc gia trong khu vực

- Những nét nổi bật của tiến trình lịch sử và văn hóa của khu vực

2 Kỹ năng : Giúp học sinh biết sử dụng bản đồ địa lý hành chính Đông Nam Á để phân tích điều

kiện tự nhiên của khu vực và xác định vị trí của mỗi quốc gia phong kiến Đông Nam Á

3 Tư tưởng, tình cảm :

Giúp học sinh nhận thức được quá trình phát triển lịch sử, tính chất tương đồng về địa lý – lịch

sử văn hóa của khu vực và sự gắn bó lâu đời của các dân tộc ở Đông Nam Á

II ĐỒ DÙNG DẠY & HỌC :

1 Giáo viên :

- Bản đồ các vương quốc cổ ở Đông Nam Á

- Bản đồ hành chính Đông Nam Á

- Lương Ninh, Giáo trình lịch sử thế giới cổ trung đại, sđd

- Tranh ảnh các công trình kiến trúc nổi tiếng của Đông Nam Á : Tháp Pa-gan, chùaBô-rô-bô-đua, tháp Chăm …

- Đặng Đức An, Những mẩu chuyện Lịch sử thế giới, tập 1, NXBGD, 2002

- Vũ Dương Ninh, Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo Dục, 2002

2 Học sinh :

Trang 23

- Đọc trước SGK, xem bản đồ ĐNÁ, xác định vị trí các quốc gia ĐNÁ cổ-trung đại.

- Sưu tập tranh ảnh, tư liệu có liên quan

III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

1 Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ :

1 Ý nghĩa của thời kỳ sau Gúpta trong lịch sử Ấn Độ?

2 Vị trí của vương triều Dehli và Mogol trong lịch sử Ấn Độ?

2 Giảng bài mới :

Mở bài: Việt Nam là một quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, lịch sử và văn hóa khu vực có nhiều

điểm tương đồng với lịch sử nước ta Vậy lịch sử hình thành các quốc gia khu vực Đông Nam Á diễn

ra như thế nào ? Hãy kể tên các quốc gia ĐNÁ hiện nay (học sinh khá giỏi trả lời).

- Hoạt động 1: Nêu vấn đề: điều kiện hình

thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á ?

- Phân tích điều kiện tự nhiên tác động như

thế nào đến sự phát triển kinh tế và quá trình

hình thành nhà nước (ảnh hưởng của gió mùa

tới sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng của

kinh tế nông nghiệp tới quá trình phát triển

lịch sử văn hóa của các cư dân)

- Đông Nam Á có địa hình bị phân tán, chia

cắt bởi những dãy núi và rừng nhiệt đới; khí

hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi phát triển

nông nghiệp lúa nước (đặc trưng riêng của

khu vực) và các ngành thủ công truyền thống.

* Hoạt động 2: Nêu vấn đề:

?.1 Cư dân Đông Nam Á tiếp thu những gì

ở văn hóa Ấn và tiếp thu như thế nào? (tôn

giáo và tư tưởng, văn tự, văn học, nghệ thuật

kiến trúc và điêu khắc.

- Nền tảng văn hóa Nam Á (Culture

Austroasiatique): đa dạng trong thống nhất

- Giới thiệu sơ nét về quốc giaPhù Nam

* Hoạt động 2: sử dụng bản đồ “ Các

vương quốc phong kiến ở ĐNA”, đề nghị

học sinh kể tên và xác định trên bản đồ vị

trí các quốc gia từ thế kỷ X – XVIII.

- Giải thích khái niệm quốc gia phong kiến

“dân tộc” (quốc gia xây dựng trên cơ sở một

bộ tộc đông)

?.2 Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia

phong kiến ĐNÁ thế kỷ X – XVIII được

biểu hiện như thế nào ?

(ở Indonesia đặc biệt phát triển mạnh dưới

vương triều Mô-giô-pa-hít;trên cơ sở hợp

nhất 10 nước nhỏ.là đất nước có sản phẩm

quý đứng thứ 2 TG sau Ảrập,”đất nước vạn

đảo”

Chăm-pa, Đại Việt, Ăng-co ở Đông Dương,

1-Sự ra đời của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á:

a.Điều kiện ra đời:

*Tự nhiên:

Khí hậu nhiệt đới gió mùa

Là khu vực rộng lớn và chia cắt bởi các dãy đá vôi

2 Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

a Thế kỷ VII đến X: hình thành các quốc gia phong

kiến “dân tộc”: vương quốc Campuchia của ngườiKhơ-me, vương quốc của người Môn và người Miến

ở hạ lưu sông Mê Nam, của người Indonesia ởSumatra và Java

b Nửa sau thế kỷ X đến XVIII:

- Thời kỳ thịnh đạt của quốc gia phong kiến ở Đông

Ngoài Đại Việt,Cha8mpa,VQ Cămpuchia từ thế kỷ

IX bước vào thời kỳ Ăngco huy hoàng

*Mianma:

Từ thế kỷ XI vương quốc Pagan mạnh lên thống nhấtcác tiểu quốc hình thành Mianma

Trang 24

Pagan ở trung Miến )

- Thế kỷ XIII, do sự tấn công của người

Mông Cổ, một bộ phận người Thái di cư

xuống phía Nam, lập vương quốc

Su-khô-thay (1936: Thái Lan) ở lưu vực sông Mê

Nam và vương quốc Lạn Xạng (Lào) ở trung

lưu sông Mê Công

- Kinh tế phát triển mạnh (cung cấp thóc lúa,

sản phẩm thủ công, đặc biệt là sản vật thiên

nhiên…)

- Văn hóa riêng của các dân tộc dần hình

thành cùng với quá trình xác lập các quốc gia

“dân tộc”

- Vương quốc Thái: lúc đầu là Su-khô-thaya

và A-yu-thay-a, đến 1349, thống nhất thành

A-yu-thay-a, 1767 đổi thành Vương quốc

Xiêm, từ 1936 gọi là Thái Lan.

?.3 Những biểu hiện suy thoái? (sự phát

triển trì trệ của nền kinh tế, mâu thuẫn xã

hội, chiến tranh và nội chiến giữa các quốc

gia, sự đầu hàng dần trước sự xâm nhập của

thức dân phương Tây)

*Thái Lan:

Từ thế kỷ XIII vương quốc Sukhothay hình thành

*Lào:

Từ thế kỷ XIV vương quốc Lan Xang ra đời

=>Biểu hiện sự phát triển:

-Kinh Tế:

Hình thành những vùng kinh tế quan trọng có khảnăng cung cấp khối lượng lớn lúa gạo,sản phẩm thủcông và sản vật thiên nhiên,nhiều thương hân thế giớiđến đây buôn bán

c Từ nửa cuối thế kỷ XVIII đến giữa XIX: các

quốc gia ĐNÁ bước vào giai đoạn suy thoái và lầnlượt trở thành thuộc địa của các nước tư bản phươngTây (trừ Thái Lan)

Kết luận toàn bài: Từ thế kỷ X, nhiều vương quốc phong kiến ĐNÁ hình thành và phát triển, tiếp

thu có chọn lọc văn hóa Ấn, phát triển, sáng tạo thành văn hóa riêng đậm đà bản sắc dân tộc, đónggóp vào kho tàng văn hóa chung của loài người những giá trị tinh thần độc đáo

3 Củng cố bài :

1 Điều kiện hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á

2 Kể tên và xác định vị trí các vương quốc cổ ở Đông Nam Á trên bản đồ

4 Ôn tập và chuẩn bị bài mới :

1 Học và trả lời ba câu hỏi trong SGK, trang 42

2 Đọc kỹ bài 9 “ Vương quốc Campuchia và vương quốc Lào”

5 BỔ SUNG – GÓP Ý:

BÀI 9:

VƯƠNG QUỐC CAM-PU-CHIA VÀ VƯƠNG QUỐC LÀO

Duyeät:

Trang 25

I MỤC TIÊU :

1 Kiến thức : GV giúp học sinh nắm được:

- Vị trí địa lý của Lào và Campuchia, hai nước láng giềng gần gũi của Việt Nam

- Những giai đoạn phát triển lịch sử lớn của hai nước

- Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và việc xây dựng nền văn hóa dân tộc của hai nước này

2 Kỹ năng : Biết sử dụng phương pháp lập biểu đồ các giai đoạn phát triển lịch sử.

3 Tư tưởng, tình cảm :

Bồi dưỡng cho học sinh tình cảm yêu quý, trân trọng truyền thống lịch sử của hai dân tộc

láng giềng gần gũi của Việt Nam, đồng thời thấy được mối quan hệ mật thiết của ba nước từ lịch sử

xa xưa Từ đó, giúp học sinh hiểu rõ: việc xây dựng quan hệ láng giềng tốt, đoàn kết giúp đỡ lẫnnhau là cơ sở từ trong lịch sử và cần thiết cho cả ba nước, ba dân tộc trên bán đảo Đông Dương

II ĐỒ DÙNG DẠY & HỌC :

1 Giáo viên :

- Bản đồ vương quốc Lào và vương quốc Campuchia.

- Tranh ảnh, tư liệu liên quan : đền Ăng-co Vat, Ăng-co Thom, Thạt Luổng

2 Học sinh :

Đọc trước sách giáo khoa,tập trả lời các câu hỏi trong SGK

III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

1 Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ :

1 Điều kiện tự nhiên của ĐNÁ có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển lịch sử vàkinh tế khu vực ?

2 Sự phát triển thịnh đạt của các quốc gia phong kiến ĐNÁ thế kỷ X – XVIII được biểu hiệnnhư thế nào ?

3 Lập biểu đồ các giai đoạn phát triển lịch sử lớn của khu vực ĐNÁ đến giữa thế kỷ XIX

2 Giảng bài mới :

Mở bài : Trên bán đảo Đông Dương cùng với Việt Nam là hai bạn láng giềng Lào và Campuchia,

hai nước đều có một truyền thống lịch sử lâu đời và một nền văn hóa đặc sắc

* Hoạt động 1: sử dụng bản đồ “Vương quốc

Lào và vương quốc Campuchia” để giới thiệu

sơ nét về quá trình thành lập vương quốc

Campuchia.

-Địa thế : đất nước CPC như một lòng chảo

khổng lồ, xung quanh là rừng núi và cao

nguyên bao bọc, còn đáy chảo là Biển Hồ và

vùng phụ cận với những cánh đồng phì nhiêu

màu mỡ.

- Giải thích rõ về vương quốc Phù Nam và

vương quốc Chân Lạp

?.1 Sự phát triển của CPC thời Ăng-co được

biểu hiện như thế nào ?

- Xem hình và giới thiệu về Ăng-co Vat và

Ăng-co Thom- Bayon (có thể đề nghị học sinh

trình bày trên cơ sở tự sưu tập tư liệu)

- Kể sự tích Ăng-co Vat

-1432, dời đô về Phnôm Pênh, thời kỳ Ăng-co

chấm dứt, CPC suy sụp dần

?.2 CPC tiếp thu văn hóa Ấn như thế nào ?

Thế kỷ VII: sáng tạo ra chữ viết riêng

1 Vương quốc Campuchia :

a Thành lập: người Khơ-me là một bộ phận của

cư dân cổ Đông Nam Á (người Môn cổ), lúc đầu

sống ở phía Bắc cao nguyên Cò Rạt và trung lưu

Mê Công, sau di cư về phía Nam, lập quốc từ thế

kỷ VI

b Phát triển (thế kỷ IX – XV).

- Sống quần cư ở bắc Biển Hồ, kinh đô là Ăng-co

- Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, thủ công nghiệp

và ngư nghiệp cũng rất phát triển

- Xây dựng nhiều đền tháp thờ thần, Phật

- Chinh phục các nước láng giềng, trở thành cườngquốc khu vực

c Suy vong: Từ thế kỷ XIII, Campuchia suy yếu

dần do bị vương quốc Thái nhiều lần tấn công.Năm 1963, Campuchia trở thành thuộc địa củaPháp

d Văn hoá:

- Chữ viết: cải biên chữ Phạn thành chữ Khơ-me

cổ, văn học phát triển

- Tôn giáo: Hindou giáo và Phật giáo Đại thừa

- Kiến trúc: gắn liền tôn giáo, xây nhiều đền, tháp:Ăng-co Vat, Ăng-co Thom thờ thần, Phật…

2 Vương quốc Lào.

a Thành lập: cư dân cổ là người Lào Thâng, đến

Trang 26

- Giải thích khái niệm: “Phật giáo đại thừa”.

* Hoạt động 2: Phát vấn: Quốc gia duy nhất

nào ở ĐNÁ hiện nay khơng giữ tên vương

- Giải thích khái niệm “Phật giáo Tiểu thừa”

_ Cho học sinh xem tranh ảnh và kể sơ nét về

Thạt Luổng

thế kỷ XIII, một nhĩm người Thái di cư đến gọi làngười Lào Lùm Thế kỷ XIV vua Pha Ngừm thốngnhất các Mường lập nước Lạn Xạng (1353)

b Phát triển (thế kỷ XV - thế kỷ XVII) Phát triển mạnh dưới thời vua Xu-lin-ha Vơng-sa

(cuối XVII - đầu XVIII):

- Kinh tế phát triển, đẩy mạnh trao đổi sản vật, trởthành trung tâm Phật giáo

- Chính trị ổn định: chia nước thành 7 tỉnh, xâydựng quân đội

- Đối ngoại hịa hiếu với VN và Campuchia, kiênquyết chống quân xâm lược Mianma

c Suy vong: cuối thế kỷ XVIII, Lào suy yếu, trở

thành một tỉnh của Xiêm rồi thuộc địa của Pháp

d Văn hố:

- Chữ viết: xây dựng chữ viết riêng trên cơ sở nétchữ cong của Campuchia và Mianma

- Tơn giáo: Phật giáo Tiểu thừa

- Kiến trúc: phong cách Phật giáo nhưng ảnhhưởng các tháp Ấn độ, tạo nét riêng rất Lào

3 Củng cố bài : Lập biểu đồ các giai đoạn lịch sử lớn của Lào và Campuchia

4 Ơn tập và chuẩn bị bài mới :

1 Trả lời và học các câu hỏi trong SGK, trang 54

2 Đọc kỹ bài 10: “ Thời kỳ hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu( từ thế kỷ V đến thế kỷ XIV )

3 Sưu tập các tư liệu , tranh ảnh liên quan đến bài giảng

CHƯƠNG VI TÂY ÂU THỜI TRUNG ĐẠI

BÀI 10:

THỜI KỲ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHẾ ĐỘ

PHONG KIẾN Ở TÂY ÂU (Từ thế kỷ V đến thế kỷ XIV)

I MỤC TIÊU :

1 Kiến thức : giúp học sinh nắm được những ý cơ bản sau:

- Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở châu Âu;

- Hiểu khái niệm “lãnh địa phong kiến” và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa

- Tại sao thành thị trung đại xuất hiện ? Kinh tế trong thành thị trung đại khác kinh tếlãnh địa như thế nào ? Vai trị của thành thị trung đại đối với sự phát triển của chế độ phong kiếnchâu Âu ?

2 Kỹ năng:

- Biết sử dụng bản đồ châu Âu để xác định vị trí các quốc gia phong kiến

- Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hộichiếm hữu nơ lệ sang xã hội phong kiến

3 Tư tưởng: Thơng qua những sự kiện cụ thể, bồi dưỡng kiến thức cho học sinh về sự phát triển

hợp quy luật của xã hội lồi người từ xã hội chiếm hữu nơ lệ sang xã hội phong kiến

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Duyệt:

Trang 27

1 Giáo viên :

- Bản đồ châu Âu phong kiến

- Sách giáo khoa và sách giáo viên lịch sử 10

- Lương Ninh, Lịch sử thế giới trung đại, sđd

- Tranh ảnh, tư liệu minh hoạ: sơ đồ lãnh địa phong kiến, hoạt động trong lãnh địa, nhàthờ Thiên chúa giáo…

2 Học sinh : đọc trước sách giáo khoa.

III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

1 Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ :

a Các vương quốc CPC và Lào thịnh đạt vào thời gian nào ? Những biểu hiện của sự thịnh đạt đó ?

b Hai dân tộc Lào và CPC đã có những thành tựu văn hóa nào? Điều gì chứng tỏ sự sáng tạo văn hóacủa hai dân tộc này ?

2 Giảng bài mới :

Mở bài :

Thế kỷ III Đế quốc Roma bắt đầu khủng hoảng,bộ tộc Giecman đã tràn vào lãnh thổ Roma và thiết

lập các tiểu quốc: Đông Gốt,Tây Gốt,Ăngloxacxong,Frăng…quan hệ sản xuất phong kiến dần đượcthiết lập và củng cố.sự xuất hiện thành thị trung đại có vai trò lớn trong sự phát triển lịch sử Châu Âutrung đại

* Hoạt động 1: Dùng bản đồ giới thiệu sơ nét quá

trình xâm chiếm Roma của người German & sự

sụp đổ của đế quốc Roma cũng như sự hình thành

các vương quốc “man tộc” Ý nghĩa sự kiện này?

- Đặt vấn đề: Những chính sách của người German

đã tác động như thế nào đến quá trình hình thành

QHSX phong kiến ở châu Âu ?

- Giải thích ngắn gọn về đạo Ki-tô: thời gian ra đời,

giáo lý nguyên thuỷ, địa vị thời Roma và trung đại

- Giới thiệu sơ nét về người Franc và quá trình xâm

nhập của họ vào xứ Galia

* Hoạt động 2: Giải thích khái niệm: “lãnh địa

phong kiến” GV đề nghị học sinh đọc to đoạn in

nghiêng trong SGK, tr.56, sau đó cho học sinh

xem sơ đồ tổ chức lãnh địa và yêu cầu học sinh

nêu khái niệm: Thế nào là lãnh địa phong kiến ?

- Chuyển ý: Đất khẩu phần: đất lãnh chúa giao cho

nông nô cày cấy và thu tô thuế => nhiều => vai trò

của nông nô ?

- Giải thích khái niệm nông nô, yêu cầu học sinh so

sánh với nô lệ cổ đại để thấy sự khác biệt

- Sử dụng sơ đồ:”Chiếm hữu German” để làm rõ ý

- Xem hình về hoạt động của lãnh chúa & nông nô

?.1 Chế độ phong kiến châu Âu có điểm gì khác

chế độ phong kiến phương Đông ?

- Chuyển ý: Sự tồn tại các lãnh địa làm cho quyền

lực nhà nước không tập trung vào tay vua: chế độ

phong kiến phân quyền

* Hoạt động 3: Nêu vấn đề: Thành thị trung đại

hình thành như thế nào? Vai trò của thành thị ?

- Thế kỷ XI, kỹ thuật sản xuất tiến bộ, TCN được

chuyên môn hóa cao, sản phẩm dư thừa, mầm mống

kinh tế hàng hóa xuất hiện Các thợ thủ công tìm

cách thoát khỏi lãnh địa, lập xưởng sản xuất và

buôn bán, lập thị trấn rồi thành thị.

1 Sự hình thành các vương quốc phong kiến ở Tây Âu.

a-Sự hình thành:

- Từ thế kỷ III Đế quốc Roma suy yếu

- Năm 476, người German tiêu diệt đế quốcRoma Chế độ chiếm nô kết thúc, thời đạiphong kiến bắt đầu ở châu Âu

b-Chính sách của Giecman:

*Chính trị:

- Thủ tiêu bộ máy nhà nước Roma cũ,thiết lập

bộ máy nhà nước của người Giecman

- Đạo Ki-tô dần chiếm ưu thế trong xã hội

=> Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành ởchâu Âu, rõ nét nhất là ở vương quốc France

2 Xã hội phong kiến Tây Âu:

a Lãnh địa phong kiến:

Đây là đơn vị chính trị và kinh tế cơ bảntrong thời kỳ phong kiến phân quyền ở châuÂu

b Đời sống trong lãnh địa:

+ Có 2 giai cấp chính.

- Nông nô: là lực lượng sản xuất chính, bị gắn

chặt với ruộng đất và lệ thuộc lãnh chúa, phảinộp tô thuế cho lãnh chúa, bị đối xử tànnhẫn… nhưng họ được tự do sản xuất, có giađình, tài sản riêng… nên quan tâm đến sảnxuất

Trang 28

- Cư dân chủ yếu của thành thị là thương nhân và

thợ thủ công, tập trung trong các tổ chức phường hội

và thương hội

- Giải thích khái niệm: kinh tế hàng hoá, chuyên

môn hóa, thị trấn, thành thị

- Cho học sinh xem tranh ảnh về các hoạt động

trong thành thị: buôn bán, hội chợ, thợ thủ công…

?.2 Giải thích khái niệm phường hội và thương

hội Tại sao thợ thủ công và thương nhân lập

phường hội và thương hội ?

(Để bảo vệ và giữ độc quyền sản xuất)

Sự ra đời của thành thị là hình ảnh tương phản của

lãnh địa,sự phát triển của kinh tế thành thị đã góp

phần cho kinh tế hàng hóa giản đơn ra đời,góp phần

xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền,xây dựng chế

độ phong kiến tập quyền ở Châu Âu

Không khí tự do,dân chủ trong thành thị đã tạo điều

kiện cho mọi người mở mang kiến thức,trên cơ sở

đó các trường Đại Học lớn ở châu âu ra

đời:BôLôNha(Italia),OXphơt(Anh),XoocBon(Pháp)

- Phân tích những hoạt động kinh tế chính của thành

thị, so sánh với kinh tế lãnh địa

?.3 Thành thị đã đóng vai trò gì đối với sự phát

triển của chế độ phong kiến châu Âu ?

- Lãnh chúa: sống xa hoa nhàn rỗi trên cơ sở

bóc lột nông nô

+ Kỹ thuật canh tác tiến bộ nhưng kinh tếđóng kín, mang tính chất tự nhiên tự cấp, tựtúc

+ Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông nô làm lung lay nền móng chế độ phong kiến.

3 Sự xuất hiện của thành thị trung đại.

Kết luận toàn bài: Thành thị ra đời góp phần củng cố và phát triển chế độ phong kiến châu Âu, tạo

điều kiện cho kinh tế hàng hóa phát triển, báo hiệu một thời đại mới ở châu Âu Marx đã nhận xét:

“Thành thị là bông hoa rực rỡ nhất của châu Âu trung đại”

3 Củng cố bài: tùy lớp và tùy thời gian, có thể hỏi :

- Thế nào là lãnh địa phong kiến ? So sánh với vương quốc phong kiến phương Đông để thấy rõ tínhchất chế độ phong kiến châu Âu ?

- Nguồn gốc và vai trò thành thị trung đại ?

4 Ôn tập và chuẩn bị bài mới :

1 Trả lời các câu hỏi SGK, trang 51

2 Đọc kỹ SGK bài 11: “Tây Âu thời hậu kỳ trung đại”, chú ý tìm hiểu các từ khó và các kháiniệm khó Sưu tập tư liệu liên quan đến bài giảng

5 BỔ SUNG – GÓP Ý.

Bài 11:

TÂY ÂU THỜI HẬU KỲ TRUNG ĐẠI

I MỤC TIÊU :

1 Kiến thức : Giúp học sinh nhận thức :

-Nguyên nhân các cuộc phát kiến địa lý

- Các cuộc phát kiến dịa lý và hệ quả của nó

-Các giai cấp mới trong xã hội sau phát kiến địa lý

-Phong trào văn hóa phục hưng và nội dung chủ yếu của nó

2 Kỹ năng : Rèn cho học sinh :

- Biết sử dụng bản đồ mô tả các cuộc phát kiến địa lý, đồng thời biết tự vẽ bản đồ

Duyeät:

Trang 29

- Thông qua các sự kiện lịch sử, biết phân tích và khái quát hóa rút ra kết luận.

3 Tư tưởng :

- Giáo dục học sinh tinh thần dũng cảm, khám phá cái mới; tinh thần đoàn kết các dân tộc;

giúp học sinh hiểu giá trị của lao động, căm ghét bọn bóc lột, hiểu giá trị lao động của người bị ápbức

- Giúp học sinh biết quý trọng những di sản văn hóa các dân tộc trên thế giới, đồng thời cóhiểu biết về tôn giáo để có thái độ đúng đắn với các tôn giáo đang tồn tại ở nước ta

II ĐỒ DÙNG DẠY & HỌC :

1 Giáo viên :

- Bản đồ phát kiến địa lý

- Ảnh chân dung: C Colomb Ma-gien-lăng, Chúa Jésus, Luther, Calvin, Mona Lisa…

- Hình tàu Caraven, các bức họa thời Phục hưng, ngày lễ thánh Barthélémé…

- Lương Ninh, Lịch sử thế giới trung đại, sđd, tập 2

- Vũ Dương Ninh, Lịch sử văn minh nhân loại, NXB Giáo Dục, 2002

- Phan Ngọc Liên, Thuật ngữ lịch sử PTTH, NXB ĐHQG Hà Nội, 1995

2 Học sinh : đọc trước SGK,

III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

1 Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ :

* Tiết 14 :

1 Các giai cấp lãnh chúa và nông nô đã được hình thành như thế nào ?

2 Thế nào là lãnh địa phong kiến? Đời sống kinh tế và chính trị trong lãnh địa

3 Nguồn gốc và vai trò thành thị trung đại ?

* Tiết 15 :

1 Nguyên nhân và hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý ?

2 Tại sao nói thời hậu kỳ trung đại, quan hệ sản xuất TBCN đã xuất hiện ở Tây Âu?

2 Hoạt động dạy và học :

Mở bài : Sự ra đời của thành thị thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển ở Tây Âu Từ thế kỷ XV –

XVII, một số vương quốc hùng mạnh (Pháp, Anh, TBN, BĐN) đều muốn hướng tầm mắt ra bênngoài, khi mà nỗi khao khát bồi đắp thêm sự hưng thịnh đã kích thích các nhà thám hiểm khai phá

thêm những vùng đất mới lạ với những tài nguyên thiên nhiên và những cơ hội mậu dịch mới

Quá trình tích luỹ tư bản nguyên thuỷ diễn ra sôi động Mặt khác, thành thị ra đời cũng đánh dấu sựbừng tỉnh của học thức và sự sáng tạo, đã cho ra đời những thành tựu nghệ thuật vĩ đại thời Phụchưng Đồng thời phong trào cải cách tôn giáo cũng giáng những đòn quyết liệt vào dinh luỹ của nhànước phong kiến và thần quyền (giáo hội Gia-tô)

Tất cả đều là những nhát búa tạ giáng tới tấp vào thành trì chế độ phong kiến và mở đườngcho sự ra đời của một chế độ xã hội mới trong thế kỷ XVII

Hoạt động dạy và học :

* Hoạt động 1: GV nêu vấn đề: Khái niệm và

nguồn gốc những cuộc phát kiến địa lý ?

- Khái niệm: Sự phát hiện có ý nghĩa khoa học

về mặt địa lý (tìm ra được những con đường đi

mới và những vùng đất mới mà châu Âu chưa

biết).

?.1 Tại sao các quốc gia châu Âu có nhu cầu

và có thể tìm kiếm ra những con đường đi

mới đến các vùng đất mới ?

* Hoạt động 2: Sử dụng bản đồ “Các cuộc

phát kiến địa lý” và ảnh chân dung các nhà

hàng hải, mô tả những nét cơ bản hành trình

phát kiến địa lý.

?.2 Vì sao BĐN và TBN là những nước đi

tiên phong ?

- Cho học sinh xem hình C Colomb tìm ra

1 Những cuộc phát kiến địa lý :

a Nguyên nhân và điều kiện :

- Nền kinh tế hàng hóa phát triển, nhu cầu thịtrường và nguyên liệu cao, thúc đẩy sự cần thiếtphải tìm ra con đường giao lưu với phương Đông,

trong khi con đường thông thương Đông – Tây đã

bị người Ả-rập chiếm giữ

- KHKT phát triển, đặc biệt là ngành hàng hải

b Các cuộc phát kiến địa lý :

- 1487, Điaxơ đi vòng qua cực Nam châu Phi, đặttên là mũi Bão tố ( Hảo vọng)

- 8/1492, C Colomb phát hiện ra châu Mỹ

- 7/1497, Vasco De Gama đi vòng quanh châu Phi,đến Callicut (Ấn Độ)

- 1519 – 1521, Majenland đã đi vòng quanh thếgiới bằng đường biển

Trang 30

châu Mỹ.(Thủy thủ Italia, được nữ hoàng TBN

phong làm đô đốc, dẫn đoàn thám hiểm gồm 3

thuyền và 90 thủy thủ sang Ấn Độ Ngày

12/10/1492, ông đến Cuba và một số đảo ở

Trung Mỹ nhưng cho rằng đấy là Đông Ấn Về

sau A.Verpuci lập bản đồ & cho rằng đây là

một châu lục mới-> được đặt tên cho châu

Mỹ)

* Hoạt động 3: phát vấn :

?.3 Nêu kết quả và ý nghĩa của các cuộc phát

kiến địa lý ? Gợi ý cho học sinh trả lời.

- Khẳng định trái đất hình cầu

- Chuyển ý: trong các hệ quả của cuộc phát

kiến địa lý, hệ quả nào quan trọng nhất ? (tiền

đề nảy sinh CNTB ở châu Âu).

- Giải thích khái niệm: “CNTB” (là hình

thái kinh tế xã hội xuất hiện sau chế độ phong

kiến, trong đó tính chất cơ bản của nền kinh tế

là sản xuất hàng hóa, các tư liệu sản xuất do

giai cấp tư sản chiếm hữu và dùng làm phương

tiện để bóc lột lao động làm thuê).

* Hoạt động 4: Đặt vấn đề: “Những điều

kiện kinh tế xã hội nào dẫn đến sự nảy sinh

CNTB ở châu Âu trong thế kỷ XVI – XVII ?”

- Giải thích thuật ngữ: “tích lũy tư bản nguyên

thủy (góp nhặt dần lại cho nhiều, phong phú

lên, dành ra một phần sản phẩm xã hội dưới

hình thức tiền tệ hoặc nguyên vật liệu để thực

hiện tái sản xuất mở rộng).

- So sánh công trường thủ công và xưởng thủ

công ?

?.4 Từ sự biến đổi về kinh tế, xã hội Tây Âu

có sự phân hóa sâu sắc ra sao ?

- Chuyển ý: “Giai cấp tư sản đã từng bước

thoát khỏi sự chèn ép của nhà nước phong kiến

ra sao ?”

* Hoạt động 5: GV đặt vấn đề: “Tại sao giai

cấp tư sản lại chủ trương phục hưng văn hóa

cổ ? Phong trào nổ ra ở đâu? Thời gian?

- Sử dụng các tác phẩm văn học để minh họa,

có thể kể chuyện khắc họa lại những gương

mặt điển hình, những con người “khổng lồ”

xuất hiện trong phong trào Văn hóa Phục hưng

(L.d.Vinci, Mikenlangelo, Shakespeare…)

- Không chỉ phục hưng văn hóa cổ Hy-Ro mà

còn phát huy những giá trị văn hóa của nhân

loại bị chế độ phong kiến kìm hãm

+ Chuyển ý: Sau Văn hóa Phục hưng, cuộc

đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại chế độ

phong kiến diễn ra ngày càng mạnh trên nhiều

-Thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa các châu lục.-Nảy sinh sự cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ

2 Sự nảy sinh CNTB ở châu Âu :

b Sự nảy sinh của chủ nghĩa tư bản:

+ Công trường thủ công ,thay thế cho phường hội.+Trong nông nghiệp, xuất hiện các trang trại tư bảnchủ nghĩa và công nhân nông nghiệp

+ Thương nghiệp : xuất hiện các công ty thươngmại lớn

=>Xã hội tây Âu có sự biến đổi; giai cấp tư sản vàgiai cấp vô sản ra đời

3 Văn hóa Phục hưng :

a Nguyên nhân : -Giai cấp tư sản đang lên, nắm thế lực kinh tế,

muốn chống lại giáo lý Ki-tô lỗi thời kìm hãm xãhội

d Ý nghĩa :

- Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vựcvăn hóa tư tưởng của giai cấp tư sản chống chế độphong kiến lỗi thời,

Trang 31

Ki-tô trong xã hội phong kiến ? (thế lực

phong kiến thực sự, bóc lột nông dân bằng địa

tô & sinh hoạt hủ bại).

-> lực lượng cản trở sự phát triển của giai cấp

tư sản

?.5 Phong trào cải cách tôn giáo diễn ra đầu

tiên ở đâu ? Kết quả? (Đức ->Thụy Sĩ, Bỉ, Hà

Lan, Pháp, Anh).

- Xem ảnh chân dung Luther & Calvin, giới

thiệu sơ nét về phong trào cải cách tôn giáo ở

Đức

- Đặc điểm: chỉ thay đổi cho phù hợp, không

phải là tôn giáo mới

* Hoạt động 7: Đề nghị học sinh đọc đoạn chữ

nghiêng trong SGK, trang 56 và đặt vấn đề :

Tại sao nói chiến tranh nông dân Đức là hệ

quả của cải cách tôn giáo ?

- Xem ảnh chân dung và giới thiệu sơ nét về

Thomas Muyns

- Xem tranh: “Chiến tranh nông dân Đức”

* Nguyên nhân thất bại: mang tính chất địa

phương, phân tán, ít hiểu biết về quân sự.

- Cổ vũ, mở đường cho văn hóa châu Âu phát triển

4.Cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân:

a Cải cách tôn giáo ;

* Nguyên nhân: Giáo hội Ki-tô lỗi thời lạc hậu,

ngăn cản hoạt động của giai cấp tư sản đang lên

* Nội dung:

- Luther (1483 – 1546): chủ trương trở lại đạo

Ki-tô nguyên thủy

- Calvin (1509 – 1564): xây dựng tôn giáo mới phùhợp với giai cấp tư sản (đạo Tin lành)

* Hậu quả:

- Tôn giáo bị phân làm hai: Tin lành và Kitô giáo

- Châm ngòi cho các cuộc chiến tranh nông dân

b Chiến tranh nông dân Đức :

* Mục tiêu đấu tranh: Lúc đầu đòi giảm nhẹ thuế

khóa, bớt lao dịch, sau thống nhất với tư sản đòithủ tiêu chế độ phong kiến

** Kết luận toàn bài: Từ khi thành thị ra đời, nhu cầu phát triển kinh tế hàng hóa đã thúc đẩy quá

trình phát kiến địa lý diễn ra nhanh và mạnh, tạo tiền đề cho kinh tế TBCN phát triển mạnh Giai cấp

tư sản mới ra đời đã tìm cách khẳng định vai trò và vị trí của mình thông qua những phong trào Vănhóa Phục hưng và cải cách tôn giáo Từ đây , một thời kỳ mới trong lịch sử xã hội loài người được

mở ra: Thời Cận đại

3 Củng cố bài :

* Tiết 14:

1 Nêu nguyên nhân và hệ quả các cuộc phát kiến địa lý ?

2 Tại sao quan hệ sản xuất TBCN xuất hiện ở Tây Âu thời hậu kỳ trung đại ?

* Tiết 15 :

1 Tính chất của phong trào văn hóa Phục hưng ?

2 Đặc điểm và ý nghĩa phong trào cải cách tôn giáo ?

4 Ôn tập và chuẩn bị bài mới :

1 Học sinh học 4 câu hỏi trong sách giáo khoa, trang 57

2 lập bảng niên biểu, thống kê những sự kiện chính trong bài ( lấy điểm cộng)

2 Đọc kỹ bài mới : bài 12, ôn lại các kiến thức cũ.

3 Sưu tập các tư liệu liên quan đến bài giảng

5 BỔ SUNG & GÓP Ý :

Bài 12:

ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI

Duyeät:

Trang 32

THỜI NGUYÊN THỦY, CỔ ĐẠI VÀ TRUNG ĐẠI

- Sơ đồ tiến triển của xã hội nguyên thủy

- Sơ đồ xã hội thời cổ đại phương Đông và phương Tây

- Bảng so sánh chế độ phong kiến châu Á và châu Âu

2 Học sinh : Đọc kỹ bài ở nhà trước khi lên lớp

C TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

I Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ :

1 Tính chất của phong trào văn hóa Phục hưng ?

2 Đặc điểm và ý nghĩa phong trào cải cách tôn giáo ?

II Giảng bài mới :

1 Mở bài : Trong thời gian vừa qua chúng ta đã học về quá trình hình thành và phát triển của lịch sử

xã hội loài người, các em hãy cho biết từ khi có xã hội loài người đến hết Tây Âu trung đại, chúng ta

đã học qua những thời kỳ lịch sử lớn nào ?

(Dự kiến học sinh trả lời: Xã hội nguyên thủy, xã hội cổ đại, xã hội phong kiến)

2 Hoạt động dạy và học :

- GV nêu vấn đề vào bài: “Thời kỳ lịch sử đầu tiên nào mà các dân tộc đều phải trải qua là gì ?

I Thời kỳ nguyên thủy là bước đi chập chững đầu tiên mà dân tộc nào cũng phải trải qua.

* Hoạt động 1:

- GV vẽ (hoặc treo sơ đồ câm) sơ đồ tiến triển của xã hội nguyên thủy Sử dụng tranh ảnh, phát vấn

cho học sinh nắm lại khái quát quá trình tiến triển của xã hội nguyên thủy, học sinh tự ghi bài.

Thời kỳ công xã

nguyên thuỷ được

chia làm mấy giai

Người hiện đại

Dựa vào đâu để

phân chia như

vậy?

Công cụ Rìu tay thô sơ Dao, nạo, lao,

cung tên Rìu, dao, liềm, hái(nhiều loại)

Lượm hái, sănbắt

Ởû trong hangĐời sống bấpbênh

Lượm hái, săn bắn

Ở nhà lềuTạm đủ ăn

Có quần áo, trangsức

Chăn nuôi, trồngtrọt, làm gốm & dệt

Bầy người nguyên thủy

Cộng đồng, bìnhđẳng, cùng làm –cùng hưởng,

Tư hữu

* Chuyển ý: Thời kỳ nguyên thủy là bước đi chập chững đầu tiên của loài người mà bất cứ một dân

tộc nào cũng phải trải qua Trong thời kỳ khó khăn này, nguyên tắc vàng cho loài người có thể tồn tại

và phát triển là :”cộng đồng & bình đẳng” Từ khi công cụ kim loại ra đời, sản phẩm dư thừa thường

Trang 33

xuyên hơn, tư hữu xuất hiện, nguyên tắc vàng của xã hội nguyên thủy bị phá vỡ, loài người đứngtrước ngưỡng cửa của thời đại xã hội có giai cấp đầu tiên : Thời Cổ đại.

II Xã hội cổ đại:

* Hoạt động 2:

- GV phát vấn: Xã hội cổ đại đầu tiên trên thế giới xuất hiện ở đâu ?

- Treo bảng sơ đồ xã hội cổ đại, HS quan sát sơ đồ, nêu sự khác nhau giữa xã hội cổ đại phương Đông và phương Tây

( sơ đồ trang 65 – SGV)

III Xã hội phong kiến trung đại :

* Hoạt động 3: GV vẽ bảng so sánh câm, gợi ý cho học sinh dựa vào SGK và kiến thức đã học để hoàn chỉnh bài học

Chế độ phong kiến châu Á Chế độ phong kiến châu Âu

( khoảng thế kỷ V trước công nguyên

Ra đời muộn( 476, đế quốc Roma sụp đổ )

Kinh tế - Nông nghiệp : ngành sản xuất chính

- TCN truyền thống và thương nghiệp

- LLSX chính: nông dân lĩnh canh

Kinh tế lãnh địa

LLSX chính: nông nô

Thể chế chính trị Tập quyền chuyên chế Phân quyền -> Tập quyền

Xã hội Nông dân lĩnh canh >< Địa chủ Nông nô >< Lãnh chúa phong kiến

Kết thúc Muộn ( thế kỷ XVII – XIX ) Sớm ( thế kỷ XV – XVII )

3 Kết luận toàn bài :

III Củng cố bài: dựa vào các bảng sơ đồ và bảng so sánh, học sinh ôn lại các chương bài đã học,

chuẩn bị làm bài kiểm tra một tiết

D BỔ SUNG & GÓP Ý:

PHẦN HAI LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC

ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX

CHƯƠNG I:

VIỆT NAM TỪ THỜI NGUYÊN THỦY

ĐẾN THẾ KỶ X BÀI 13:

VIỆT NAM THỜI NGUYÊN THỦY

I MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1 Kiến thức : HS nắm bắt được những nét chính về thời nguyên thủy ở Việt Nam.

- Cách nay 30 – 40 vạn năm, trên đất nước ta đã có con người sinh sống (Người tối cổ)

- Các giai đoạn phát triển của công xã nguyên thủy ở VN

- Các nền văn hóa lớn của Việt Nam cuối thời nguyên thủy (Phùng Nguyên, Sa Huỳnh, ĐồngNai)

2 Kỹ năng : Xem xét các sự kiện lịch sử trong mối quan hệ giữa không gian, thời gian và xã hội.

3 Tư tưởng :

- Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, tự hào về lịch sử lâu đời của đất nước

- Bồi dưỡng ý thức lao động sáng tạo

II ĐỒ DÙNG DẠY & HỌC :

1 Giáo viên :

- Bản đồ Việt Nam thời nguyên thủy

- Tranh ảnh: di chỉ khảo cổ, hiện vật khảo cổ (công cụ lao động, đồ trang sức, gốm…), đờisống sinh hoạt…

Duyeät:

Trang 34

2 Giảng bài mới :

Mở bài : Cách nay 30-40 vạn năm, do điều kiện tự nhiên và khí hậu thuận lợi, trên địa bàn nước ta

đã có người tối cổ sinh sống Trải qua hàng chục vạn năm, người tối cổ đã tiến hóa thành người tinhkhôn (hiện đại), đưa xã hội nguyên thủy ngày càng phát triển qua các giai đoạn hình thành, phát triển

và giải thể

* Hoạt động 1: GV sử dụng bản đồ “ Việt Nam

thời nguyên thủy”, giới thiệu các địa danh có

dấu tích người tối cổ và niên đại của nó Nêu

vấn đề: “ Nhận xét về địa bàn sinh sống của

người tối cổ ở Việt Nam?” (Phân bố rộng rãi).

- Chuyển ý: đến văn hóa Sơn Vi (cách nay 2 vạn

năm), Người tối cổ ở nước ta đã tiến hóa thành

Người hiện đại, hình thành công xã thị tộc, mở

đầu cho các giai đoạn phát triển của xã hội thị

tộc

* Hoạt động 2: GV sử dụng bản đồ, tranh ảnh

giới thiệu sơ nét về hoạt động của người thời

Sơn Vi.

- Chuyển ý: tiếp nối văn hóa Sơn Vi là văn hóa

Hòa Bình: có nhiều tiến bộ về kỹ thuật và

phương thức sản xuất, tạo nên một “cuộc cách

mạng đá mới”, nâng cao cuộc sống con người về

mọi mặt

* Hoạt động 3: Nêu vấn đề: “Nhận xét những

điểm tiến bộ trong hoạt động kinh tế của cư

dân Hòa Bình, Bắc Sơn?”.

- GV hướng dẫn học sinh quan sát tranh ảnh

minh họa, nêu nhận xét về sự tiến bộ trong việc

cải tiến công cụ sản xuất, trong sản xuất và đời

sống XH

?.1 Những biểu hiện của “cách mạng đá mới”

ở nước ta? Ý nghĩa?

Cuộc cách mạng đá mới đã tạo điều kiện cho sản

xuất phát triển, là tiền đề cho sự ra đời của thuật

luyện kim và nghề nông trồng lúa nước

- Địa bàn rộng (Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên

Bái, Bắc Giang đến Thanh Hóa, Nghệ An,

Quảng Trị).

* Hoạt động 4: GV nêu câu hỏi nhận thức cho

học sinh suy nghĩ: “ Những điểm mới trong

cuộc sống của cư dân Phùng Nguyên là gì ? So

sánh với cư dân Hoà Bình – Bắc Sơn ?

Phùng Nguyên (Phú Thọ), Hậu Lộc (Thanh

Hóa), Lung Leng (Kon Tum)

?.2 Nhận xét về thời gian ra đời thuật luyện

kim ở các bộ lạc sống trên đất nước ta ?

- Biết làm gốm: dấu hiệu của thời đá mới.

1 Những dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam.

Cách nay 30 -> 40 vạn năm, trên đất ViệtNam đã có Người tối cổ sinh sống (dấu vết tìmthấy ở Lạng Sơn (răng hóa thạch), Thanh Hóa,Đồng Nai, Bình Phước (công cụ ghè đẽo thô sơ)

2 Sư hình thành và phát triển công xã thị tộc.

–Trong quá trình tiến hóa đến văn hóa Sơn ViNgười tối cổ đã tiến hóa thành Người hiện đại

Họ cư trú trong hang động, mái đá, ngoài trời; sinh sống bằng săn bắt – hái lượm; sử dụng công

- Công cụ lao động: đá mới sơ kỳ (nhiều loại rìu

có mài lưỡi), biết làm gốm.

- Cuộc “cách mạng đá mới”: Từ 5000 – 6000năm cách nay, kỹ thuật chế tác công cụ tiến bộ:biết khoan đá, làm gốm bằng bàn xoay,

- Nông nghiệp: trồng lúa dùng cuốc đá, việc traođổi sản phẩm được đẩy mạnh

=>Đời sống vật chất ổn định, đời sống tinh thầnđược nâng cao, địa bàn cư trú mở rộng

3 Sự ra đời của thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước.

a.Sự ra đời của thuật luyện kim:

Cách nay khoảng 3000-4000 năm ở nước

ta các bộ lạc đã biết dùng đồng và thuật luyệnkim , chuyển qua giai đoạn mới , đó sơ kỳ đồngthau

b.Nghề trồng lúa nước:

kỹ thuật phát triển,con người đã định cư xuốngvùng thấp, thuận lợi cho trồng lúa nươc, hìnhthành nên các khu vực khác nhau,làm tiền đề choviệc chuyển biến xã hội sau này

Trang 35

Kết luận: Cách nay 3000 – 4000 năm, trên cả ba miền đất nước Việt Nam, các thị tộc, bộ lạc đã

bước vào giai đoạn sơ kỳ đồ đồng, hình thành những nền văn hóa lớn, phân bố ở các khu vực khácnhau, làm tiền đề cho sự chuyển biến của xã hội nguyên thủy sang thời đại mới

3 Củng cố bài: Lập bảng thống kê những điểm chính về cuộc sống của các bộ lạc Phùng Nguyên,

Sa Huỳnh, Đồng Nai theo các nội dung: địa bàn cư trú, công cụ lao động, hoạt động kinh tế.

1 Phùng Nguyên

2 Sa Huỳnh

3 Đồng Nai

4 Ôn tập và chuẩn bị bài mới :

1 Học 3 câu hỏi trong sách giáo khoa

2 Lập bảng so sánh theo nội dung câu 4

3 Đọc kỹ bài 14, sưu tập tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài giảng

5 BỔ SUNG & GÓP Ý :

BÀI 14:

CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM

I MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1 Kiến thức: Giúp cho học sinh nắm được những nét đại cương về ba nhà nước cổ đại trên đất Việt

Nam Nhà nước Văn Lang-Âu Lạc,Champa,Phù Nam

2 Tư tưởng, tình cảm: Bồi dưỡng tinh thần lao động sáng tạo, lòng yêu quê hương đất nước và ý

thức văn hóa dân tộc

3 Kỹ năng: Quan sát, so sánh các hình ảnh để rút ra nhận xét Bước đầu rèn luyện kỹ năng xem xét

các sự kiện lịch sử trong mối quan hệ giữa không gian, thời gian và xã hội

II ĐỒ DÙNG DẠY & HỌC :

1 Giáo viên:

- Lịch sử Việt Nam từ nguyên thủy đến thế kỷ X, giáo trình ĐHSP.

- Thời đại Hùng Vương

- Lược đồ Giao Châu và Chăm-pa thế kỷ VI – X, SGK ban KHXH, trang 134, hình 39

- Bản đồ hành chính Việt Nam có các di tích văn hóa Đồng Nai, Óc Eo ở Nam Bộ

- Tranh ảnh, tư liệu về các quốc gia cổ (công cụ lao động, đồ trang sức, nhạc cụ, đền,tháp….)

2 Học sinh :

- Đọc trước SGK , chú ý tìm hiểu và thử trả lời các câu hỏi trong sách

- Sưu tập các tư liệu có liên quan đến bài giảng

III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

1 Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ :

1 Trình bày các giai đoạn phát triển chính của thời nguyên thủy ở việt Nam ?

2 Em có nhận xét gì về thời gian ra đời của thuật luyện kim ở các bộ lạc sống trên đất VN ?

3 Sự ra đời của thuật luyện kim có ý nghĩa như thế nào đối với các bộ lạc sống trên đất nước

ta scách nay 3000 – 4000 năm ?

2 Giảng bài mới:

Mở bài: Vào cuối thời nguyên thủy, các bộ lạc sống trên đất nước ta đều bước vào thời sơ kỳ đồng

thau, biết thuật luyện kim và nông nghiệp trồng lúa nước Trên cơ sở đó đã hình thành các quốc gia

cổ đại: Văn Lang – Âu Lạc, Cham-pa, Phù Nam

Trang 36

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI

* Hoạt động 1: Nêu vấn đề: “Kể tên quốc

gia đầu tiên trên đất VN Những cơ sở và

điều kiện nào dẫn đến sự ra đời của quốc

gia này ?”

- GV giải thích khái niệm văn hóa Đông

Sơn, hướng dẫn cho học sinh nắm được cơ

sở kinh tế kỹ thuật của văn hóa Đông Sơn

?.1 Hoạt động kinh tế của cư dân Đông

Sơn có gì khác so với cư dân thời Phùng

Nguyên-Hoa Lộc ?

Đông Sơn là một vùng đất ven sông Mã

thuộc Thanh Hóa, nơi phát hiện hàng loạt

đồ đồng đồng tiêu biểu cho một giai đoạn

phát triển cao của người nguyên thủy thời

đó, được dùng để gọi chung nền văn hóa

đồng thau ở Bắc Việt Nam.

* Hoạt động 2: GV vẽ sơ đồ và giới thiệu

về tổ chức nhà nước – xã hội thời Văn

Lang.

?.2 Nêu những nét tiến bộ của nhà nước

Âu Lạc so với Văn Lang?

- Đứng đầu công xã nông thôn (chạ,

chiềng, kẻ) là Bồ chính (già làng)

- Liên hệ câu nói của Bác Hồ: “Các vua

Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta

phải cùng nhau giữ lấy nước”.

* Hoạt động 3: GV cho HS xem tranh ảnh

mô tả đời sống vật chất – tinh thần của

người Văn Lang – Âu Lạc

thành và mở rộng quốc gia Cham-pa từ thế

kỷ II – X ( từ một huyện Tượng Lâm đến

cả quận Nhật Nam (từ Hoành Sơn đến

Quảng Nam), gồm 5 huyện: Tây Quyển,

Chu Ngô, Tỉ Cảnh, Lô Dung và Tượng

Lâm

1 Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc:

a Cơ sở hình thành:

*Kinh tế:

Thiên niên kỷ I TCN đã xuất hiện công cụ bằng sắt,

làm cho nền kinh tế nông nghiệp phát triển, kết hợpvới chăn nuôi và đánh bắt cá

- Đứng đầu nhà nước là Vua Hùng,Vua Thục

-Dưới có lạc Hầu, lạc Tướng, đất nước chia làm 15 bộ

do lạc Tướng đướng đầu

-Bồ chính đứng đầu các làng xã

c.Quốc gia Âu Lạc: (III-II tcn)

+Kinh đô (cổ Loa) Đông Anh, Hà Nội

Lãnh thổ được mở rộng, tổ chức bộ máy nhà nước chặtchẽ hơn, có quân đội mạnh, xây thành vững ,kiên cố

- Nhà nước Âu Lạc mở rộng lãnh thổ, hoàn chỉnh hơn

về tổ chức (quân đội mạnh, vũ khí tốt, có thành Cổ Loakiên cố)

d Đời sống vật chất – tinh thần:

+ Vật chất

- Lương thực chính: gạo, khoai, sắn, thịt, cá, rau…

- Tập quán: ở nhà sàn, nhuộm răng, ăn trầu, xâm mình,thích dùng đồ trang sức Thường ngày, nữ mặc váy,nam đóng khố

+ Tinh thần:

- Tín ngưỡng: thờ thần linh, vật linh, các vị anh hùng

- Tục lệ cưới xin, ma chay, lễ hội phổ biến

2 Quốc gia cổ Cham-pa.

a Sự hình thành quốc gia cổ Cham-pa.

- Cơ sở: văn hóa Sa Huỳnh (ven biển miền Trung vàNam Trung bộ ngày nay)

- Cuối thế kỷ II Khu Liên lãnh đạo nhân dân huyệnTượng Lâm giành quyền tự chủ, lập nước Lâm Ap, saulãnh thổ mở rộng đến Hoành Sơn (Bắc) và Phan Rang(Nam), đổi tên nước là Cham-pa

Trang 37

Các ngành thủ công phổ biến: dệt, gốm, đồ

trang sức, luyện kim, đóng gạch

?? Em có nhận xét gì về trình độ kỹ thuật

và mỹ thuật xây dựng của người Chăm

qua các tượng và tháp Chăm ?.

Quân đội hùng mạnh: 40.000 – 50.000

quân, gồm bộ, thủy, kỵ và tượng binh

Kinh đô ban đầu ở Sin-ha-pu-ra (Trà

Kiệu-Quảng Nam), sau dời sang In-dra-pu-ra

(Đồng Dương-Quảng Nam), rồi chuyển về

Vi-giay-a (Trà Bàn – Bình Định)

Nghệ thuật âm nhạc, nhảy múa phát triển,

kiến trúc, điêu khắc độc đáo

- Óc Eo thuộc Ba Thê – An Giang

- Địa bàn: chủ yếu: An Giang, Kiên Giang,

Đồng Tháp, Cà Mau, ngoài ra còn có ở

Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai…

- Ngôn ngữ: nói tiếng Nam Đảo

- Nô lệ: hulun

- Nghề thủ công nổi bật: luyện thiếc, làm

đồ kim hoàn

- Tập quán khác: mặc áo chui đầu, xăm

mình, xoã tóc, đi chân đất

thuật xây tháp đạt trình độ cao

+ Tổ chức nhà nước – hành chính:

- Thể chế: quân chủ chuyên chế: Vua ->Tể tướng ->Đại thần (văn, võ)

- Hành chính: Nước -> 4 châu -> huyện -> làng

- Xã hội có nhiều giai cấp: quý tộc, dân tự do, nông

dân lệ thuộc và nô lệ

+ Đời sống vật chất – tinh thần:

- Vật chất: ở nhà sàn, ăn trầu, hỏa táng người chết.

- Tinh thần: có chữ viết riêng (thế kỷ IV); tôn giáochính là Bà La Môn giáo và Phật giáo

3 Quốc gia cổ Phù Nam:

a Hình thành:

- Cơ sở: văn hóa Óc Eo (cách nay 2000 – 1500 năm)

- Quốc gia cổ Phù Nam hình thành vào thế kỷ I, địabàn chính ở châu thổ đồng bằng sông Cửu Long

b Thể chế nhà nước: quân chủ chuyên chế theo kiểu

Ấn, vua nắm mọi quyền hành

- Xã hội có các giai cấp: quý tộc, bình dân, nô lệ

c Đời sống vật chất – tinh thần:

+ Kinh tế – vật chất:

- Kinh tế chính là nông nghiệp, kết hợp làm nghề thủcông, đồ gốm, buôn bán Ngoại thương đường biểnphát triển

- Tập quán: ở nhà sàn, hoả táng người chết

+ Tinh thần:

- Tôn giáo: Phật giáo và Bà La Môn giáo

- Nghệ thuật ca múa nhạc phát triển

* Cuối thế kỷ VI Phù Nam bị Chân Lạp thôn tính

Kết luận toàn bài: Các quốc gia cổ Văn Lang – Âu Lạc, Cham-pa, Phù Nam trong quá trình hình

thành, phát triển có những nét tương đồng về đời sống kinh tế, văn hóa, có mối quan hệ với nhau.Mỗi quốc gia cũng có những nét riêng về văn hóa, xã hội (tín ngưỡng, tôn giáo, đặc điểm nghệ thuật,kiến trúc…), tạo nên sự đa dạng trong thống nhất của văn hóa Việt Nam

3 Củng cố bài:

1 Tóm tắt quá trình hình thành quốc gia Văn Lang-Âu Lạc ?

2 Lập bảng thống kê những điểm giống và khác nhau trong đời sống kinh tế, văn , hóa, tínngưỡng của cư dân Văn Lang Âu Lạc, cư dân Lâm Aáp-Cham-pa và cư dân Phù Nam ?

4 Ôn tập và chuẩn bị bài mới:

1 Hoàn thành bảng so sánh nêu trên

2 Học 3 câu hỏi trong SGK, trang 68

3 Đọc kỹ bài 15 :” Thời kỳ Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc”

4 Sưu tập tư liệu, tranh ảnh liên qua đến bài giảng

5 BỔ SUNG & GÓP Ý :

BÀI 15:

Duyeät:

Trang 38

THỜI BẮC THUỘC VÀ CUỘC ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC

(Từ thế kỷ II TCN đến đầu thế kỷ X)

I MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1 Kiến thức: Giúp học sinh nắm được những nội dung cơ bản các chính sách đô hộ của các triều đại

phong kiến phương Bắc ở nước ta và những chuyển biến kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta trong thờiBắc thuộc

2 Tư tưởng, tình cảm: Giáo dục tinh thần đấu tranh bền bỉ chống đồng hóa của nhân dân ta.

3 Kỹ năng: Bồi dưỡng kỹ năng biết liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả, chính trị với kinh tế, văn

hóa, xã hội

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

1 Giáo viên:

- Lịch sử Việt Nam từ nguyên thủy đến thế kỷ X, sđd

- Bản đồ Việt Nam thời Bắc thuộc (SGK, ban KHXH, trang 139, hình 41)

- Bảng thống kê sự chuyển biến các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội nước ta thời Bắc thuộc

2 Học sinh:

- Đọc kỹ SGK, bài 15, thử trả lời các câu hỏi trong SGK

III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

1 Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:

1 Tóm tắt quá trình hình thành và đời sống vật chất tinh thần quốc gia Văn Lang – Âu Lạc ?

2 Trình bày tình hình kinh tế, xã hội Cham-pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X

3 Những nét chính về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia Phù Nam

2 Giảng bài mới:

Mở bài: Quốc gia Âu Lạc thời Thục Phán với thành Cổ Loa sừng sững đã không ngăn chặn được

âm mưu thâm độc và bước chân xâm lược của Triệu Đà Từ sau khi bị Triệu Đà xâm chiếm cho đếnđầu thế kỷ X, nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ Sử ta thường gọi là thời Bắc thuộc

* Hoạt động 1: Toàn lớp và cá nhân

- GV nêu câu hỏi phát vấn kiến thức cũ:

?? Cuối thời kì Âu Lạc, nước ta xảy ra biến cố lớn gì?

Biến cố này gắn liền với truyền thuyết nào? (Truyền

thuyết: “Mỵ Châu – Trọng Thủy”179 TCN, sau khi mất

nước vào tay Triệu Đà, dân ta rơi vào ách thống trị của

phong kiến phương Bắc, Âu Lạc cũ bị chia thành quận,

huyện, sáp nhập vào lãnh thổ Trung Quốc)

* Hoạt động 2: Hoạt động nhóm

- GV đặt vấn đề và hướng dẫn HS hoạt động nhóm,

phân tích chính sách cai trị của các triều đại phong kiến

phương Bắc để học sinh thấy được âm mưu thâm độc

của chúng

Nhóm 1 Các triều đại phong kiến phương Bắc chia Âu

Lạc cũ thành quận, huyện nhằm mục đích gì? (câu hỏi

cho học sinh khá, giỏi HS trả lời, GV chốt ý cho các em

nắm kiến thức)

Nhóm 2 Vì sao chính quyền phương Bắc thi hành

chính sách độc quyền về muối và sắt?(thâm độc, tàn

ác, nhắm hạn chế các cuộc nổi dậy của nhân dân ta)

Nhóm 3 Vì sao chính quyền phương Bắc truyền bá

Nho giáo và nước ta và buộc dân ta theo phong tục

Hán? (đồng hóa văn hóa)

Nhóm 4 Nêu nhận xét gì về chính sách bóc lột của

chính quyền đô hộ?(chính sách tàn bạo, nặng nề)

Những chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc đã

I Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và những chuyển biến trong kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam.

- Kinh tế: hạn chế sự phát triển sản xuất:bóc lột cống nạp nặng nề, cướp đất lậpđồn điền, độc quyền về muối và sắt

- Văn hóa: Truyền bá văn hóa Nho giáo,buộc nhân dân ta phải thay đổi phong tụctập quán theo người Hán

- Áp dụng luật pháp hà khắc, thẳng tayđàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dânta

2 Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa và xã hội:

Trang 39

tác động như thế nào đến xã hội Việt Nam ?

* Hoạt động 3: Toàn lớp và cá nhân

- GV đề nghị học sinh đọc SGK, nêu những biểu hiện

phát triển kinh tế ở nước ta bấy giờ, chọn HS trung bình

trả lời và đề nghị các HS khá giỏi bổ sung cho đủ ý để

HS tự ghi bài.

- GV phát vấn:

?? Vì sao dưới chính sách cai trị tàn bạo của phong

kiến phương Bắc, kinh tế Âu Lạc cũ vẫn có sự phát

triển? (câu hỏi dành cho học sinh giỏi Sau khi HS trả

lời, GV phân tích và giảng giải cho chọ sinh hiểu bài:

dân ta tiếp thu những tiến bộ kĩ thuật trong sản xuất

của Trung Hoa; phong kiến phương Bắc phải cho phát

triển kinh tế trong chừng mực nhất định để thu tô thuế)

?? Người dân Việt đã tiếp thu văn hóa Trung Hoa

những gì và tiếp thu như thế nào? (câu hỏi dành cho

cả lớp)

+ Phong kiến phương Bắc tăng cường cai trị trực tiếp

đến cấp huyện, tổ chức hành chính đến tận hương, xã

nhưng không khống chế nổi làng xóm Việt.và chính các

làng xóm là nơi xuất phát nhiều cuộc đấu tranh giành

độc lập

+ Một số nơi nông dân bị nông nô hóa và bị bóc lột theo

quan hệ địa tô phong kiến

Sự bóc lột nặng nề của phong kiến phương bắc đã làm

cho mâu thuẫn giữa nhân dân ta với phong kiến phương

bắc ngày càng sâu sắc

?? Bọn đô hộ phương Bắc có đạt được mục đích đồng

hóa dân tộc Việt hay không? Vì sao? (không thực hiện

được mục đích đồng hóa dân tộc Việt Nam do sự đấu

tranh kiên trì, bền bỉ về mọi mặt của dân tộc Việt Nam).

- GV phân tích thêm để học sinh hiểu quan hệ địa tô

phong kiến từ phương Bắc xâm nhập vào đất Âu Lạc sẽ

dẫn đến sự biến đổi xã hội

- Xuất hiện nhiều chợ lớn (Long Biên, Luy Lâu), buôn bán với thương nhân Java,

Ấn Độ

b Văn hóa – xã hội:

- Văn hóa: tiếp thu văn hóa Trung Hoa

(văn tự, ngôn ngữ) nhưng vẫn bảo tồn văn hóa dân tộc (tiếng Việt, phong tục, tập quán).

- Xã hội:

Phong kiến phương bắc cai trị tới tậnhuyện, hương, xã song không đồng hóađược dân tộc ta

-một số nơi nông dân bị nông nô hóa

3 Củng cố bài :

1 Nhận xét về chính sách bóc lột của chính quyền đô hộ phương Bắc ?

2 Vì sao sau 1000 năm Bắc thuộc, người Việt vẫn giữ được tiếng nói, phong tục tập quán ?

4 Ôn tập và chuẩn bị bài mới :

1 Học sinh học 3 câu hỏi trong SGK, trang 71

2 Đọc trước bài 16, tập trả lời các câu hỏi trong SGK

3 Sưu tập tư liệu, tranh ảnh có liên quan đến bài giảng

BÀI 16:

Trang 40

- Giáo dục lòng căm thù quân xâm lược, đô hộ nước ta.

- Lòng biết ơn tổ tiên và truyền thống đánh giặc ngoại xâm của dân tộc

- Lược đồ “Khởi nghĩa Hai Bà Trưng” và “ Chiến thắng Bạch Đằng” của Ngô Quyền

- Bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa từ thế kỷ I – X

- Tranh ảnh: đền thờ Hai Bà Trưng, đền thờ Ngô Quyền…

2 Học sinh :

- Sưu tập những bài thơ, câu thơ về thời kỳ này trong “Đại Nam quốc sử diễn ca”

- Đọc trước bài và thử trả lời các câu hỏi trong SGK

III TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

1 Mở bài: Dưới ách đô hộ hà khắc của phong kiến phương Bắc, nhân dân ta vẫn không ngừng đấu

tranh giành độc lập Từ thế kỷ I đến đầu thế kỷ X, nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra, tiêu biểu như khởinghĩa của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ và cuộc kháng chiến của Ngô Quyền

2 Hoạt động dạy và học:

* Hoạt động 1: Yêu cầu học sinh đọc

SGK, mục II.1 , nêu câu hỏi phát vấn:

?.1 Em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh

của nhân dân ta thời Bắc thuộc ?

* Hoạt động 2: GV sử dụng lược đồ

tường thuật diẽn biến cuộc khởi nghĩa

Hai Bà Trưng.

?.2 Hãy nêu vai trò của phụ nữ trong

cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng ? (giữ vai

trò chủ đạo và chỉ huy)

- Nguyên nhân và mục tiêu:

“Một xin rửa sạch nước thù

Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng

Ba kẻo oan ức lòng chồng

Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này “

?.3 Giải thích tên nước Vạn Xuân? (Đất

nước của vạn mùa xuân, ý mong muốn

II Cuộc đấu tranh giành độc lập (thế kỷ I đến đầu thế kỷ X)

1 Khái quát phong trào đấu tranh từ thế kỷ I - X Sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng (nãm 40), nhiều cuộc

khởi nghĩa nổ ra liên tục, quyết liệt ở 3 quận, thu hútđông đảo nhân dân tham gia, giành nhiều thắng lợi, lậpchính quyền tự chủ trong một thời gian

2 Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu :

a Khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

- Nguyên nhân: nợ nước thù nhà.

b Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí và sự thành lập nhà nước Vạn Xuân.

- Nguyên nhân: mùa xuân năm 542, nhân lòng oán

giận của nhân dân trước sự cai trị hà khắc, bóc lột của

Ngày đăng: 24/11/2014, 11:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Lược đồ Giao Châu và Chăm-pa thế kỷ VI – X, SGK ban KHXH, trang 134, hình 39. - Giáo án lịch sử 10 cơ bản
c đồ Giao Châu và Chăm-pa thế kỷ VI – X, SGK ban KHXH, trang 134, hình 39 (Trang 35)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w