Công nghệ sản xuất

Một phần của tài liệu xây dựng một số chiến lược tăng trưởng nhằm nâng cao vị thế cạnh của trung tâm thông tin di động khu vực iii (Trang 36 - 39)

I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM THÔNG TIN DI ĐỘNG KHU VỰC

4. Công nghệ sản xuất

4.1. Đặc điểm quy trình công nghệ GSM:

Trước khi có hệ thống mạng thông tin kỹ thuật số GSM thì trên thế giới đã xuất hiện một số mạng thông tin di động khác như : NMT (Nordic Mobitelephone - điện thoại di động Bắc Âu) ở các nước Bắc Âu, TACS (Total Access Communication System –Hệ thống thông tin thâm nhập toàn bộ) ở vương quốc Anh…Tuy nhiên một nhược điểm lớn của hệ thống này là nó chỉ giới hạn hoạt động trong phạm vi quốc gia không sử dụng điện thoại di động ở nước ngoài.

Sự ra đời của hệ thống thông tin kỹ thuật số GSM đã khắc phục được nhược điểm này.

GSM ( Groupe Special Mobile hay Global System For Mobile Comunication - Nhóm đặc trách di động hay hệ thống thông tin di động toàn cầu) với tiêu chuẩn viễn thông tổ ong số toàn Châu Âu, sẽ giải quyết sự hạn chế dung lượng hiện nay. Thực chất dung lượng sẽ tăng 2-3 lần nhờ việc sử dụng tần số và kỹ thuật ô nhỏ, do vậy số thuê bao sẽ được tăng lên.GMS là tiêu chuẩn di động số toàn Châu Âu do ETSI (Eropean Tele Comunication Standard Institude - Viện tiêu chuẩn viễn thông Châu Âu) quy định và là một tiêu chuẩn chung .Hệ thống thông tin di động toàn cầu kỹ thuật số GSM được ra đời vào năm 1990, hiện nay có trên 100 nhà khai thác cung cấpmạng lưới GSM trên phạm vi 80 quốc gia.

Sự ra đời của GSM còn phá vỡ thế độc quyền của hệ thống thông tin di động từng quốc gia, làm giảm các thiết bị hệ thống và các máy điện thoại và giá cả của các loại dịch vụ khác.

Trước khi có mạng GSM, các mạng thông tin di động khác hoạt động theo nguyên tắc sóng điện từ truyền từ máy gọi sang máy bị gọi.Với hình thức này chất

lượng cuộc gọi bị ảnh hưởng bởi môi trường. Trong khi một cuộc gọi trên mạng kỹ thuật số GSM được thực hiện như sau:

Hình 3. Sơ đồ:Quy trình thực hiện một cuộc gọi trên mạng

(Nguồn: Trung tâm thông tin di động khu vực 3)

Như vậy ,GSM mang lại chất lượng cuộc gọi rất cao và khả năng nghe trộm là không thể do thông tin được mã hoá trước khi truyền đi.

An toàn cho việc sử dụng của khách hàng :Việc sử dụng trái phép là không thể xảy ra vì để tiến hành cuộc gọi, khách hàng cần phải có một máy điện thoại di động và một Simcard được cài vào máy, mạng lưới sẽ tự động tiến hành một thủ tục kiểm tra xem Simcard đó có hợp lệ không ,chỉ khi Simcard hợp lệ thì mới tiến hành cuộc gọi được.

Có nhiều dịch vụ và đặc điểm được cung cấp thuận lợi cho người sử dụng.

4.2. Cấu tạo cơ bản của hệ thống ĐTDĐ GSM gồm 3 phần:

• Các tổng đài ĐTDĐ (Exchangges) gồm có BSC&MSC.

• Các trạm thu phát gốc BTS (Base Transceiver Station).

• Máy thuê bao di động MS (Mobile Station).

Tổng đài_(BSC&MSC):

Tổng đài là bộ phận chính để kết nối các cuộc gọi giữa các thuê bao với nhau và ghi nhận các số thuê bao gọi và bị gọi cùng thời gian đàm thoại để làm cơ sở tính cước. Có các thiết bị để kết nối với các đường truyền dẫn nối với các tổng đài nội hạt của các thành phố, tổng đài di động khác, các tổng đài Getway và tổng đài quốc tế. Trạm thu phát gốc-BTS. Âm thanh Mã hoá tại máy gọi Trạm thu phát Máy nhận Giải

- Trạm thu phát chính tại tổng đài được kết nối với các tổng đài di động bằng cáp đồng. Còn các trạm thu phát gốc được kết nối bằng sóng viba. Nó có nhiệm vụ thu và khuếch đại sóng .

- Chất lượng vùng phủ sóng mạnh hay yếu ngoài yếu tố chủ quan là chất lượng thiết bị máy móc, còn phụ thuộc vào địa hình, địa lý của vùng phủ sóng. Những vùng bằng phẳng, mỗi trạm BTS có khả năng phục vụ với bán kính cực đại khoảng từ 15-20 km. Còn những vùng thành phố có nhiều nhà cao tầng kiên cố và kín thì bán kính phục vụ chỉ còn 3-4 km. Do vậy trong thành phố cần lắp đặt nhiều trạm BTS để đảm bảo chất lượng phủ sóng tốt.

Máy thuê bao (MS):

Là máy thu phát vô tuyến MS của hệ GSM gồm hai phần riêng biệt: o Máy đầu cuối –ME.

o Simcard.

* Máy đầu cuối ME: .Đảm nhận việc lịên lạc vô tuyến.

*Simcard (thẻ thông minh): là thẻ chứa các thông tin về thuê bao và các phần mềm ứng dụng phù hợp với các tiêu chuẩn của hệ thống GSM. Nó có một tập lệnh và hệ điều hành riêng , có một bộ vi xử lý là hạt nhân với một số tiếp điểm, tiếp xúc với máy ME để tiếp nhận năng lượng và trao đổi dữ liệu.

Tất cả cước phí cuộc gọi sẽ được tính vào số thuê bao của Simcard, vì thế các thông tin của khách hàng là ở trên simcard chứ không phải là ở trên máy cầm tay

Phương thức liên lạc:

Các cuộc gọi đi xuất phát từ thuê bao ĐTDĐ:

Khi MS bật máy thì tổng đài đã xác định được vị trí thuê bao. Khi MS bấm số điện thoại gọi đi sẽ được trạm BTS (nơi MS đang hoạt động) chuyển đến tổng đài để phân tích dữ liệu và xác định cuộc gọi này .Sau đó sẽ được kết nối đến 1 BTS khác (nơi số điện thoại bị gọi đang hoạt động) hoặc sẽ được chuyển đến tổng đài

gateway để kết nối với các tổng đài cố định hoặc di động mạng khác (khi gọi đến số cố định hoặc di động mạng khác) chọn một kênh thoại và thực hiện kết nối cuộc gọi. Sau khi thành lập xong kênh thoại tổng đài sẽ gửi các hồi chuông đến thuê bao bị gọi và thuê bao gọi để họ biết và thực hiện cuộc đàm thoại.

Như vậy, trong phạm vi của vùng phủ sóng thì các máy ĐTDĐ hoạt động bình thường và có thể liên hệ với bất kỳ thuê bao nào trong mạng điện thoại (trong nước và quốc tế).

Một phần của tài liệu xây dựng một số chiến lược tăng trưởng nhằm nâng cao vị thế cạnh của trung tâm thông tin di động khu vực iii (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w