1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình triển khai E banking tại Việt Nam

89 303 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 649,33 KB

Nội dung

Các giai đoạn phát triển của Ngân hàng điện tử Khoảng hơn một thập kỷ trước đây, hàng loạt các ngân hàng bắt đầu cung ứng một chương trình phần mềm cho khách hàng nhắm giúp khách hàng c

Trang 1

Danh mục bảng biểu

Trang 2

Lời mở đầu

Chương 1: Tổng quan về E-banking 1

1.1 Khái quát về E-banking 1

1.1.1 Các giai đoạn phát triển của Ngân hàng điện tử 1

1.1.2 Dịch vụ Ngân hàng điện tử là gì 1

1.1.2.1 Các giai đoạn phát triển của Ngân hàng điện tử 1

1.2 Các dịch vụ, sản phẩm Ngân hàng điện tử 4

1.2.1 Các dịch vụ Ngân hàng điện tử 4

1.2.1.1 Call centre 4

1.2.1.2 Phone banking 5

1.2.1.3 Mobile banking 9

1.2.1.4 Home banking 11

1.2.15 Internet banking 13

1.2.2 Các sản phẩm Ngân hàng điện tử 16

1.2.2.1 Các loại thẻ nhựa 16

1.2.2.2 Vài nét về một số thương hiệu nổi tiếng thế giới 19

1.3 Các phương tiện kỹ thuật của Ngân hàng điện tử 23

1.3.1 Điện thoại, điện thoại di động 23

1.3.2 Thiết bị thanh toán điện tử 24

1.3.3 Máy tính, mạng nội bộ, mạng liên ngân hàng 24

1.3.4 Internet và web 24

Chương 2: Tình hình triển khai E-banking tại Việt Nam 2.1 Thực trạng chung về triển khai E-banking tại Việt Nam 26

2.2 Tình hình triển khai E-banking tại hệ thống ngân hàng trong nước 31

2.2.1 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Vietcombank 31

2.2.2 Ngân hàng TMCP Á Châu- ACB 39

2.2.3 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam- Techcombank 46

2.3 Tình hình triển khai E-banking tại hệ thống ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài 48

2.3.1 Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered Việt Nam 48

Trang 3

2.3.3 Ngân hàng ANZ 54

2.4 Đánh giá chung thực trạng triển khai E-banking tại Việt Nam 56

2.5 Những hạn chế trong quá trình phát triển E-banking tại Việt Nam hiện nay 70

2.5.1 Khung pháp lý 70

2.5.2 Quy mô ngân hàng 71

2.5.3 Nguồn nhân lực 71

2.5.4 Tâm lý khách hàng 72

2.5.5 Cơ sở hạ tầng 72

Chương 3: Giải pháp và kiến nghị 74

3.1 Giải pháp 74

3.1.1 Khung pháp lý 74

3.1.2 Quy mô ngân hàng 75

3.1.3 Nguồn nhân lực 76

3.1.4 Khách hàng 76

3.1.5 Cơ sở hạ tầng 76

3.2 Kiến nghị 77

3.2.1 Hoạt động marketing 78

3.2.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 81 Kết luận

Tài liệu tham khảo

Trang 4

Lý do chọn đề tài

Ngày nay, toàn cầu hoá đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng trên qui mô toàn thế giới, toàn cầu hoá là xu hướng khách quan tất yếu đối với tất cả các quốc gia Trong đó, công nghệ thông tin luôn được đề cao và là chìa khoá để các quốc gia bước vào thế kỷ 21 Ngành ngân hàng luôn là ngành đi đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin để thúc đẩy nền kinh tế phát triển Sự phát triển mạnh mẽ của các lực lượng tham gia thị trường đã thúc đẩy ngân hàng và các tổ chức tài chính áp dụng công nghệ thông tin một cách hiệu qủa hơn nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh và là tiền đề phát triển của các loại hình dịch vụ mới nhằm thu hút tối

đa khách hàng Chính vì vậy, ngành ngân hàng luôn luôn phải phát triển, tìm ra phương thức thanh toán quốc tế nhanh chóng, thuận tiện, phù hợp với xu hướng hiện nay Dịch vụ ngân hàng điện tử ra đời là một xu thế tất yếu đối với các ngân hàng Dịch vụ ngân hàng điện tử đã được phát triển ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây Nó đáp ứng được phần nào nhu cầu thanh toán của người dân Việt Nam đồng thời mở ra cho các ngân hàng Việt Nam các cơ hội lớn cũng như những thách thức trong việc hoàn thiện dịch vụ ngân hàng để có thể cạnh tranh trong quá trình hội nhập nền kinh tế quốc tế Tuy nhiên, do thói quen tiêu dùng tiền mặt và của người Việt Nam nên ngân hàng điện tử chưa được phát triển rộng rãi Các hình thức dịch vụ vẫn còn đơn giản Nghiên cứu và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử là vấn đề quan trọng trong thời kỳ này Nhận thức được tầm quan trọng của nó nên em đã chọn đề tài “ Tình hình triển khai E-banking tại Việt Nam” Đề tài đưa ra một cái nhìn tổng quát về các loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử và phương thức thanh toán của nó Đồng thời nghiên cứu thực trạng

Trang 5

Bài khoá luận tốt nghiệp được chia thành 3 chương bao gồm:

Chương I: Tổng quan về E-banking

Chương II: Tình hính triển khai E-banking tại Việt Nam

Chương III: Giải pháp và Kiến nghị

Đây là một đề tài mới nên trong quá trình nghiên cứu có thể còn nhiều sai sót Em mong nhận được đóng góp của thầy cô cũng như bạn đọc

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu đưa ra chủ yếu nhằm giải quyết ba vấn đề sau:

 Làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận trong việc triển khai E-banking tại Việt Nam

 Phân tích tình hình triển khai E-banking tại ngân hàng trong nước và ngân hàng có vốn đầu tư nước

 Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả triển khai E-banking tại Việt

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

 Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ E-banking tại Việt Nam

 Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống ngân hàng Việt Nam

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Sử dụng phương pháp mô tả, so sánh, đi từ cơ sở lý luận đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục đích đặt ra trong đề tài nghiên cứu

Trang 6

Chương 1: Tổng quan về E-banking

1.1 Khái quát về E-banking

1.1.1 Các giai đoạn phát triển của Ngân hàng điện tử

Khoảng hơn một thập kỷ trước đây, hàng loạt các ngân hàng bắt đầu cung ứng một chương trình phần mềm cho khách hàng nhắm giúp khách hàng có thể xem số dư tài khoản, đồng thời thực hiện một số lệnh thanh toán cho một số dịch vụ công cộng như tiền điện, tiền nước… Đến năm 1995, nghiệp vụ ngân hàng điện tử (E-banking) chính thức được triển khai thông qua phần mềm Quicken của Công ty Intuit Inc., với sự tham gia của 16 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ Khi đó, khách hàng chỉ cần một máy tính, một modem và phần mềm Quicken là có thể sử dụng được dịch vụ này Ngày nay, dịch vụ E-banking đã và đang được nhân rộng ra ngoài nước Mỹ đến tất cả các châu lục khác,

Ở các nước phát triển dịch vụ này trở nên khá quen thuộc với khách hàng vì tính tiện lợi và hiệu quả của nó

1.1.2 Dịch vụ ngân hàng điện tử là gì?

Dịch vụ Ngân hàng điện tử được giải thích như là khả năng của một khách hàng có thể truy cập từ xa vào một ngân hàng nhằm: thu thập các thông tin; thực hiện các giao dịch thanh toán, tài chính dựa trên các tài khoản lưu ký tại ngân hàng đó; đăng ký sử dụng các dịch vụ mới Đây là một khái niệm rộng dựa trên khả năng của từng ngân hàng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các sản phẩm dịch vụ của mình Nói cách khác dịch vụ ngân hàng điện tử là một hệ thống phần mềm vi tính cho phép khách hàng tìm hiểu hay mua dịch vụ ngân hàng thông qua việc kết nối mạng máy tính của mình với ngân hàng

1.1.2.1 Các giai đoạn phát triển của Ngân hàng điện tử

Năm 1989, Ngân hàng tại Mỹ (Wells Fargo), lần đầu tiên cung cấp dịch vụ

Trang 7

Ngân hàng qua mạng, đến nay, có rất nhiều tìm tòi, thử nghiệm, thành công cũng như thất bại trên con đường xây dựng hệ thống Ngân hàng điện tử hoàn hảo, phục vụ tốt nhất cho khách hàng Tổng kết những mô hình đó, nhìn chung, hệ thống Ngân hàng điện tử được phát triển qua những giai đoạn sau:

a Website quảng cáo (Brochure-Ware):

Là hình thái đơn giản nhất của Ngân hàng điện tử Hầu hết các NH khi mới bắt đầu xây dựng Ngân hàng điện tử là thực hiện theo mô hình này Việc đầu tiên chính là xây dựng một website chứa những thông tin về NH, về sản phẩm lên trên mạng nhằm quảng cáo, giới thiệu, chỉ dẫn, liên lạc,… thực chất đây chỉ là một kênh quảng cáo mới ngoài những kênh thông tin truyền thống (báo chí, truyền hình, …), mọi giao dịch của NH vẫn thực hiện qua hệ thống phân phối truyền thống, đó là các chi nhánh Ngân hàng

b Thương mại điện tử (E-commerce):

Thương mại điện tử là một khái niệm dùng để chỉ quá trình mua và bán một sản phẩm (hữu hình) hoặc dịch vụ (vô hình) thông qua môt mạng điện tử (electric network), phương tiện trung gian (medium) phổ biến nhất của Thương mại điện tử là Internet Qua môi trường mạng người ta có thể thiết lập giao dịch, thanh toán, mua bán bất cứ sản phẩm gì từ hàng hóa đến dịch vụ, kể cả dịch vụ ngân hàng

c Quản lý điện tử (E-business):

Trong hình thái này, các xử lý cơ bản của ngân hàng cả ở phía khách hàng (front-end) và phía người quản lý (back-end) đều được tích hợp với Internet và các kênh phân phối khác Giai đoạn này được phân biệt bởi sự gia tăng về sản phẩm và chức năng của NH với sự phân biệt sản phẩm theo nhu cầu và quan hệ của khách hàng đối với NH Hơn thế nữa, sự phối hợp, chia sẽ dữ liệu giữa hội sở NH và các kênh phân phối như chi nhánh, mạng Internet, mạng không dây…

Trang 8

giúp cho việc xử lý yêu cầu và phục vụ khách hàng được nhanh chóng và chính xác hơn Internet và khoa học công nghệ đã tăng sự liên kết, chia sẽ thông tin giữa NH, đối tác, khách hàng, cơ quan quản lý… Một vài NH tiên tiến trên thế giới đã xây dựng được mô hình này và hướng tới xây dựng được một Ngân hàng điện tử hoàn chỉnh

d E-bank

Ngân hàng điện tử được hiểu là các nghiệp vụ, sản phẩm dịch vụ ngân hàng Ngân truyền thống trước đây được phân phối trên các kênh mới như Internet, điện thoại, mạng không dây… Hiện nay Ngân hàng điện tử tồn tại dưới hai hình thức: hình thức ngân hàng trực tuyến , chỉ tồn tại dựa trên môi trường mạng Internet, cung cấp dịch vụ 100% thông qua môi trường mạng; và môi trường kết hợp giữa hệ thống ngân hàng thương mại truyền thống và điện tử hóa các dịch vụ truyền thống, tức là phân phối những sản phẩm, dịch vụ cũ trên những kênh phân phối mới Ngân hàng điện tử tại Việt Nam phát triển theo mô hình này Đây chính là mô hình lý tưởng Những NH này sẽ tận dụng sức mạnh thực sự của mạng toàn cầu nhằm cung cấp toàn bộ các giải pháp tài chính cho khách hàng với chất lượng tốt nhất Từ những bước ban đầu là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hiện hữu thông qua nhiều kênh riêng biệt, NH có thể sử dụng nhiều kênh liên lạc này nhằm cung cấp nhiều giải pháp khác nhau cho từng đối tượng khách hàng chuyên biệt

Công nghệ hiện đại ngày nay đã tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ tuyệt vời, đáp ứng được nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng Trước đây, nói đến giao dịch ngân hàng, ta thường tưởng tưởng ra cảnh khách hàng phải mất nhiều thời gian điền vào các mẫu giấy tờ, sau đó xếp hàng dài chờ đến lượt rồi phải lảm thủ tục qua nhiều cửa mất rất nhiều thời gian, công sức, chưa kể những rủi ro, nguy hiểm mà khách hàng có thể gặp khi thanh toán một số lượng lớn tiền mặt Ngoài

Trang 9

ra khách hàng chỉ có thể giao dịch trong giờ mở cửa của ngân hàng Nhưng giờ đây với sự đa dạng của các dịch vụ e-banking, với cách sử dụng tương đối đơn giản, tiện lợi đã giúp khách hàng hoàn toàn thoát khỏi phiền toái đó E-banking đã thực sự trở thành phương tiện hỗ trợ đắc lực giúp cho khách hàng có thể chủ động kiểm soát tình hình tài chính của chình mình một cách an toàn, hiệu quả, mọi lúc, mọi nơi mà không cần giao dịch trực tiếp tại ngân hàng Với doanh nhân thì “thời gian là vàng”, do đó có thể nói e-banking đã góp phần không nhỏ vào thành công trong hoạt động kinh doanh của họ

E-banking mang lại rất nhiều tiện ích không chỉ cho khách hàng mà còn cả cho các ngân hàng nữa E- banking giúp cho ngân hàng tiết kiệm tối đa được nguồn nhân lực bởi nhiều khâu đã được tự động hóa nhưng vẫn đảm bảo cung cấp dịch vụ chất lượng cao tới một số lượng lớn khách hàng của mình Và do đó không những lợi nhuận của ngân hàng tăng lên mà quan trọng hơn uy tín của ngân hàng được nâng cao hơn

1.2 Các dịch vụ, sản phẩm Ngân hàng điện tử

1.2.1 Các dịch vụ Ngân hàng điện tử

Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin trong những năm gần đây đã ảnh hưởng khá rõ nét đến sự phát triển của công nghệ ngân hàng Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới, dịch vụ ngân hàng điện tử đã phát triển khá phổ biến,

đa dạng về loại hình sản phẩm và dịch vụ Nhìn chung, các sản phẩm và dịch vụ bao gồm các loại

1.2.1.1 Call center

Call centre chính là dịch vụ chăm sóc khách hàng qua điện thoại hay cũng có thể hiểu Là trung tâm sử dụng hình thức giao tiếp qua điện thoại là chủ yếu, sử dụng nhiều nhân viên ngồi bên điện thoại để nhận cuộc gọi của khách hàng

Call center là dịch vụ Ngân hàng qua điện thoại với nhiệm vụ:

Trang 10

- Tư vấn và cung cấp tất cả các thông tin về sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng, bao gồm: tiền gửi thanh toán, tiết kiệm, cho vay, chuyển tiền,

- Đăng ký làm thẻ qua điện thoại

- Đăng ký vay cho khách hàng cá nhân qua điện thoại

- Thực hiện thanh toán các hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại, Internet, truyền hình cáp, bảo hiểm, và các hình thức chuyển tiền khác

- Tiếp nhận qua điện thoại các khiếu nại, thắc mắc từ khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng Khách hàng sẽ được cung cấp thông tin về các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng một cách đầy đủ

- Dịch vụ thanh toán các hóa đơn (điện, nước, điện thoại,…) rất an toàn vì các

- Dịch vụ chuyển tiền từ tài khoản cá nhân vào thẻ thanh toán

Do quản lý dữ liệu tập trung nên khách hàng có tài khoản tại bất kỳ chi nhánh nào vẫn gọi về một số điện thoại cố định của trung tâm này để được cung cấp mọi thông tin chung và thông tin cá nhân Khác với Phone banking chỉ cung cấp các loại thông tin lập trình sẵn, Call centre có thể linh hoạt cung cấp thông tin hoặc trả lời các thắc mắc của khách hàng bởi các nhân viên Nhược điểm của Call centre là phải có người trực 24/24 giờ

1.2.1.2 Phone banking

a Phone banking là gì?

Phone banking là một tiện ích ngân hàng mà khi sử dụng nó khách hàng chỉ cần sử dụng hệ thống điện thoại thông thường Đây là loại sản phẩm cung cấp thông tin ngân hàng qua điện thoại hoàn toàn tự động, hoạt động 24/24 giờ trong ngày,

7 ngày trong một tuần, 365 ngày trong một năm nên khách hàng hoàn toàn chủ động khi cần thiết Có thể nói Phone banking cũng như một Call Center tự động,

do tự động nên các loại thông tin được ấn định trước, bao gồm thông tin về tỷ gia

Trang 11

hối đoái, lãi suất, giá chứng khoán, thông tin cá nhân cho khách hàng như số dư tài khoản, liệt kê năm giao dịch cuối cùng trên tài khoản, các thông báo mới nhất… Hiện nay qua Phone banking, thông tin được cập nhật liên tục

Với dịch vụ này, khách hàng có thể mọi lúc mọi nơi dùng điện thoại cố định hay

di động đều có thể nghe được các thông tin về sản phẩm dịch vụ ngân hàng, thông tin tài khoàn của mình và có thể thực hiên được một số loại giao dịch

b Tiện ích của Phone banking

Khi sử dụng Phone banking khách hàng có thề:

- Kiểm tra các thông tin về tài khoản của mình như số dư tài khoản, các giao dịch trên tài khoản trong cùng một thời gian nhất định ( được quy dịnh tùy theo ngân hàng)

- Chuyển tiển giữa các tài khoản khác nhau của cùng khách hàng trong cùng ngân hàng hoặc khác ngân hàng

- Thanh toán các hóa đơn định kỳ như tiền điện, tiền điện thoại, phí truy cập Internet, thanh toán hóa đơn thẻ tín dụng…

- Yêu cầu phát hành lại thẻ và PIN (mã số nhận dạng các nhân)

- Yêu cầu một khoản vay cá nhân (personal loan) - tới một hạn mức xác định của ngân hàng

- Thông tin vê kết quả khớp lệnh của phiên giao dịch gần nhất

- Thay đổi thông tin cá nhân (địa chỉ liên lạc…), số PIN sử dụng Phone banking

- Yêu cầu báo cáo tài khoản, sổ séc

- Yêu cầu ngân hàng fax bản tỷ giá, giá chứng khoán, bản lãi suất tiền gửi Khi sử dụng dịch vụ này, khách hàng cần liên hệ trước với ngân hàng để đăng ký số fax của mình

c Chi phí sử dụng

Trang 12

Phone banking là một trong những dịch vụ ngân hàng đem lại nhiều tiện ích cho người sử dụng với chi phí thấp nhất Để sử dụng dịch vụ này, khách hàng không cần mua thêm bất kỳ thiết bị nào mà chỉ cần dủng hệ thống điện thoại thông thường Hầu hết các ngân hàng cung cấp dịch vụ này miễn phí, khách hàng chỉ phải trả cước phí điện thoại bưu điện cho bưu điện Tuy nhiên nếu khách hàng sử dụng dịch vụ fax của Phone banking sẽ phải tính theo biểu phí cụ thể của ngân hàng

Ví dụ: Ngân hàng Sài gòn- Hà Nội SHB:

o Dịch vụ gửi fax:

o Cùng tỉnh: 1000 đ/ 1 trang

o Khác tỉnh: 3000 đ/ 1 trang

Với hệ thống Phone banking, khách hàng sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, không cần đến ngân hàng vẫn giám sát được các giao dịch phát sinh trên tài khoản của mình mọi lúc kể cả ngoài giờ hành chính, mọi nơi trong phạm vi cả nước và quốc tế Dù khách hàng đang ở nhà, ở cơ quan hay đang đi công tác nước ngoài cũng có thể kiểm soát được các giao dịch trên tài khoản của mình, cập nhật thông tin về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng vào bất cứ thời điểm nào thích hợp nhất với họ

d Cách thức sử dụng và tính an toàn

Cách thức sử dụng dịch vụ này hoàn toàn đơn giản Sau khi đăng ký sử dụng dịch vụ với ngân hàng, khách hàng sẽ được cung cấp mã số truy cập và mật khẩu Mã số truy cập là cố định và thường có thể sử dụng cho cả Internet banking Độ dài của mật khẩu do từng ngân hàng quy định, thường nó là một số có độ dài tối thiểu 5 ký tự và tối đa 20 ký tự Khách hàng có thể thay đởi mật khẩu bất cứ lúc nào để đảm bào an toàn , bí mật cho các thông tin tài khoản

Trang 13

Khi cần dùng Phone banking, khách hàng chỉ cần gọi tới ngân hàng theo một số điện thoại đã được ngân hàng định trước cho tứng khu vực Sau khi kết nối vào hệ thống, khách hàng có thể nghe máy hướng dẫn cách thức bấm mã dịch vụ hoặc bấm trực tiếp mã dịch vụ để yêu cầu hệ thống trả lới các thông tin cần thiết Mã dịch vụ là các phím trên bàn phím điện thoại tương ứng với môt dịch vụ do ngân hàng quy định

Ví dụ: Dịch vụ Phone banking của Ngân hàng ACB

o 101: Gửi bản liệt kê các giao dịch qua fax

o 123: Số dư tài khoản

o 351: Lãi suất tiền gửi tiết kiệm bằng VND

Khách hàng cần chú ý, khi nhập mã số truy cập và mật khẩu khách hàng phải bấm liên tiếp không bị ngắt quãng (giữa 2 số liền nhau không được dừng quá 2 giây) Khi nhập xong mã số truy cập hoặc mật khẩu khách hàng cần báo cho hệ thống biết bằng cách bấm một phím kết thúc đã được quy định trước, như phím # chẳng hạn

Ngoài ra để tiết kiệm cho khách hàng, ngân hàng còn có thể quy định thêm một số phím chức năng có tác dụng ngưng giải đáp giao dịch hiện thời và chuyển sang giao dịch khác, nghe lại một giao dịch hoặc dừng ngay câu thoại đang đọc khi khách hàng không muốn nghe tiếp

Dù đơn giản nhưng tính bảo mật của các thông tin tài khoản vẫn được đảm bảo vì mỗi khách hàng sẽ được ngân hàng cấp mã số truy cập, mật khẩu riêng Khách hàng có thể tự động đổi mật khẩu bất cứ lúc nào muốn hoặc khi cho rằng có người đã biết mật khẩu của mình Ngoài ra, ngân hàng còn có hệ thống ngăn chặn các truy cập không hợp pháp

Trang 14

Bất cứ khi nào gặp khó khăn trong sử dụng Phone banking, khách hàng cũng có thể sử dụng số điện thoại hỗ trợ khách hàng của ngân hàng để được giải đáp, giúp đỡ

1.2.1.3 Mobile banking

a Mobile banking là gì?

Là hình thức thanh toán trực tuyến qua mạng điện thoại di động, song hành với phương thức thanh toán qua mạng Internet ra đời khi mạng lưới Internet phát triển đủ mạnh vào khoảng thập niên 90 Phương thức này ra đời nhằm giải quyết nhu cầu thanh toán các giao dịch có giá trị nhỏ (Micro payment) hoặc những dịch vụ tự động không có người phục vụ Muốn tham gia dịch vụ này, khách hàng cần đăng ký để trở thành thành viên chính thức, trong đó quan trọng là cung cấp những thông tin cơ bản như: số điện thoại di động, tài khoản cá nhân dùng trong thanh toán Sau đó , khách hàng được cung ứng dịch vụ thanh toán qua mạng này cung cấp một mã cố định danh ( ID) Mã số này không phải số điện thoại và nó sẽ được chuyển thành mã vạch để dán lên điện thoại di động, giúp cho việc cung cấp thông tin khách hàng khi thanh toán nhanh chóng, chính xác và đơn giản hơn tại các thiết bị đầu cuối cảu điểm bán hàng hay cung ứng dịch vụ Cùng với mã số định danh khách hàng còn được cấp một mã số cá nhân (PIN) để khách hàng xác nhận giao dịch thanh toán khi nhà cung cấp dịch vụ thanh toán yêu cầu Sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết thì khách hàng sẽ là thành viên chình thức và đủ điểu kiện để thanh toán qua thông qua điện thoại di động

Ngoài ra, tại một số ngân hàng thủ tục đăng ký Mobile banking rất đơn giản Đây là dịch vụ ngân hàng điện tử mới nhật hiện nay dựa trên công nghệ điện tử viễn thông không dây của mạng điện thoại di động Thực chất dịch vụ này chính là sự kết nối điện thoại di động của khách hàng với trung tâm cung ứng dịch vụ

Trang 15

ngân hàng điện tử và kết nối Internet trên điện thoại di động sử dụng giao thức truyền thông WAP (Wireless Application Protocol)

b Tiện ích của Mobile banking

Sử dụng dịch vụ Mobile banking khách hàng có thể thực hiện các loại giao dịch sau:

- Kiểm tra số dư tài khoản

- Xem chi tiết khoản các giao dịch gần nhất trên tài khoản

- Xem chi tiết các lệnh thanh toán định kỳ

- Xem chi tiết các lệnh thanh toán trực tiếp

- Chuyển khoản giữa các tài khoản trong cùng hệ thống ngân hàng

- Chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi sang tài khoản thanh toán

- Thông tin thị trường như giá vàng, ngoại tệ, chứng khoán

- thay đổi thông tin cá nhân

- Thanh toán các hóa đơn định kỳ như tiền điện, nước, điện thoại, internet… Ngoài ra, khách hàng còn có thể truy cập để xem các thông tin cập nhật về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, lãi suất tiết kiệm, tỷ giá hối đoái , địa điểm các máy ATM gần nhất, địa chỉ các chi nhánh của ngân hàng…

Chỉ với một chiếc điện thoại di động đã đăng ký dịch vụ Mobile banking của Ngân hàng nào đó, khách hàng có thể thực hiện một số giao dịch với ngân hàng một cách dễ dàng, bất cứ khi nào và bất cứ lúc nào, chỉ cần soạn tin nhắn theo cú pháp qui định của Ngân hàng cung cấp dịch vụ

Ví dụ: Tại Ngân hàng Standard Chartered:

- Chuyển khoản

o FT_Mật khẩu_Mã chuyển khoản_Mã tài khoản nhận_Số tiền

- Yêu cầu sổ séc

o CB_Mật khẩu_Mã tài khoản_b

Trang 16

- Truy vấn số dư tài khoản

o BE_Mật khẩu_Mã tài khoản

Xu hướng phát triển nhanh chóng của điện thoại di động cùng với tính an toàn và tiện lợi của dịch vụ ngân hàng qua mạng viễn thông không dây đã mở ra triển vọng đầy hứa hẹn cho loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử đầy mới mẻ này

1.2.1.4 Home banking

a Home banking là gì?

Với ngân hàng tại nhà (home banking), khách hàng giao dịch với ngân hàng qua mạng nhưng là mạng nội bộ (Intranet) do ngân hàng xây dựng riêng Các giao dịch được tiến hành tại nhà thông qua hệ thống máy tính nối với hệ thống máy tính của Ngân hàng Thông qua dịch vụ Home banking, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch về chuyển tiền, liệt kê giao dịch, tỷ giá, lãi suất, báo Nợ, báo Có…Để sử dụng được dịch vụ Home banking khách hàng chỉ cần có máy tính (tại nhà hoặc trụ sở) kết nồi với hệ thống máy tình của ngân hàng thông qua modem – đường điện thoại quay số, đồng thời khách hàng phải đăng ký số điện thoại và chỉ những số điện thoại này mới được kết nối với hệ thống Home banking của ngân hàng

Hệ thống này giúp khách hàng tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc vì họ không cần phải đến giao dịch trực tiếp tại ngân hàng, khách hàng sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào các hoạt động kinh doanh của minh Khách hàng cũng không phải lo lắng về nạn kẹt xe cũng như các loại sổ sách giấy tờ phức tạp Với sự trợ giúp của dịch vụ này, việc giao dịch ngân hàng đối với khách hàng giờ đây chỉ là việc bấm vài phím máy tính, vào thời điểm thuận tiện nhất với mình

b Chức năng chính của Home banking

Trang 17

Thông thường, dịch vụ Home banking có thể thực hiện 3 chức năng chính sau đây:

- Chuyển tiền (Fund Transfer):

- Xem số dư

- Xem chi tiết các giao dịch trên tài khoản:

- Thanh toán hóa đơn (Bill payment): Khách hàng thanh toán các hóa đơn cước phí điện, nước, điện thoại, internet…

- Thay đổi mật khẩu

- Xem thông tin thị trường như giá chứng khoán

- Lập thư tín dụng (L/C)

Đặc biệt, khi sử dụng dịch vụ Home banking khách hàng có thể tự in các báo cáo tài khoản của mình bất cứ lúc nào mà không cần phải đến ngân hàng cũng như gửi các yêu cầu của sao kê tài khoản thông qua Phone banking hay Mobile banking

c Dịch vụ home banking hoạt động như thế nào?

Để sử dụng dịch vụ này, khách hàng cần có máy tính với cấu hình phù hợp, modem, đường điện thoại truy cập và một chương trình phần mềm đặc biệt do ngân hàng cung cấp Khi sử dụng dịch, khách hàng sẽ quay số trực tiếp để kết nối với ngân hàng qua đường điện thoại thông thường Sau khi nhập mã số sử dụng (username) và mật khẩu (password), khách hàng sẽ có quyền thực hiện các giao dịch ngân hàng từ máy tính cá nhân đặt tại văn phòng mình Ngoài ra, ở một số ngân hàng hiện nay, khách hàng cần phải dùng chữ ký điện tử để xác nhận Thông thường các phần mềm của Dịch vụ ngân hàng tại nhà có thể hoạt động được trong môi trường Window nên sử dụng nó khá đơn giản và thuận tiện Khách hàng chỉ cần nhập các dữ liệu lên mẫu Lệnh chuyên tiền hay Thư tín dụng trên máy tính đã được cài đặt sẵn phần mềm Dịch vụ ngân hảng tại nhà tại văn

Trang 18

phòng của họ Sau đó, các lệnh yêu câu này sẽ được chuyển một cách an toàn tới ngân hàng thông qua đường dây điện thoại có nối modem tại văn phòng khách hàng Ngân hàng sẽ thực hiện các lệnh yêu cầu của khách hàng ngay khi nhận được thông qua hệ thống thanh toán nối mạng toàn cầu như SWIFT (The Social for World Wide Interbank Finacial Telecommunications) hay Telex Phần mềm của Dịch vụ ngân hàng tại nhà có thể được cài đặt trên mạng nội bộ (Local Area Network hay còn gọi là LAN) hoặc trên một máy tính độc lập

1.2.1.5 Internet banking

a Internet banking là gì?

Internet banking là một loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại và còn khá mới mẻ Nó cho phép khách hàng có thể giao dịch với ngân hàng thông qua mạng Internet bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu mà khách hàng cho là phù hơp nhất Do đó, khách hàng có thể làm giao dịch 24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần tại nhà tiêng hoặc

ở văn phòng, khi đang trong nước hay đi nước ngoài

Sự ra đời của Internet banking thật sự là một cuộc cách mạng, nó thúc đẩy các dịch vụ xảy ra nhanh hơn, tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền của cho cả khách hàng lẫn ngân hàng và xã hội nói chung

Tương tự như dịch vụ Home banking, để sử dụng dịch vụ này khách hàng cũng cần có máy tính, modem, đường dây điện thoại truy cập Tuy nhiên, khi sử dụng dịch vụ này khách hàng không cần phải cài đặt thêm một phần mềm đặc biệt nào mà chỉ cần truy cập trực tiếp vào trang web của ngân hàng

b Tiện ích của Internet banking

- Kiểm tra số dư tài khoản

- Xem thông tin về tài khoản như số dư

- Xem thông tin về các giao dịch đã sử dụng trên tài khoản

- Xem thông tin về lãi suất, tỷ giá ngoại tệ, chứng khoán, vàng,

Trang 19

- Tìm kiếm thông tin về một giao dịch cụ thể nào đó Ví dụ: sổ séc, số tiền thanh toán

- Chuyển tiền giữa các tài khoản trong cùng hệ thống ngân hàng hoặc khác hệ thống ngân hàng

- Làm lệnh thanh toán

- Xem chi tiết và sửa đổi các lệnh thanh toán định kỳ (standing orders) và lệnh ghi nợ trực tiếp ( Direct debit)

- Xem số dư và các giao dịch trên thẻ tín dụng

- Yêu cầu ngừng thanh toán séc

- Thay đổi địa chỉ liên lạc, mật khẩu

- Thông báo định kỳ bằng e-mail khi số dư tài khoản đạt đến mức tối đa hay tối thiểu mà khách hàng đặt ra từ trước

- Lập hạn mức chuyển tiền

- Đăng ký dịch vụ khác như SMS Banking

- Có thể tự download và in sao kê tài khoản

- Đăng ký trực tuyến các khoản vay như vay mua nhà, xe ô tô, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, bảo hiểm du lịch

- Mở tài khoản tiết kiệm, tài khoản thanh toán

- Yêu cấu thấu chi

c Cách thức sử dụng Internet banking

Để có thể sử dụng Internet banking trước hết khách hàng cần mở một tài khoản giao dịch (tài khoản vãng lai hoặc tiền gửi không kỳ hạn) tại ngân hàng Nếu là tài khoản chung từ hai người trở lên thì phương thức điều hành tài khoản phải là mỗi đồng chủ tài khoản có thể độc lập thực hiện giao dịch thì mới có thể sử dụng được Internet banking

Trang 20

Sau đó khách hàng sẽ đăng ký sử dụng dịch vụ Internet banking với ngân hàng Trong đơn đăng ký sử dụng Internet banking, khách hàng cần cung cấp các thông tin cá nhân như họ và tên, giới tính, ngày thàng năm sinh, địa chỉ và số điện thoại liên hệ, các số tài khoản mà khách hàng muốn sử dụng internet banking và quan trọng nhất là mật khẩu an toàn (security password) Mật khẩu an toàn này (có thể bao gồm cả chữ và/ hoặc số) do khách hàng tự đặt ra và được lưu lại trong hệ thống máy tính của ngân hàng Ngoài ra, hiện nay HSBC và Techcombank sử dụng một loại mật khẩu an toàn là Token key- là một thiết bị điện tử xác thực người dùng: thay đổi mật mã (token code) ngẫu nhiên và tự động tạo mã token trong 60 giây một lần Standard Chartered thì sử dụng mã eTAC.Mỗi khi khách hàng muốn thực hiện một giao dịch nào đó trên Internet banking, hệ thống sẽ tự động gửi tới điện thoại di động của khách hang mã eTAC và khách hàng chỉ cần nhập vào hệ thống giao dịch sẽ được thực hiện

Khi cần sử dụng Internet banking, khách hàng sẽ truy cập vào trang web của ngân hàng và lựa chọn dịch vụ Internet banking Sau đó, hệ thống sẽ yêu cầu khách hàng nhập tên truy cập và mật khẩu tạm thời Nếu đây là lần đầu tiên khách hàng sử dụng dịch vụ này, họ sẽ phải chấp nhận các Điều khoản và điều kiện sử dụng bằng cách nhấp chuột vào nút đồng ý trên màn hình Các điều khoàn và điều kiện này quy định các quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan đến việc sử dụng Internet banking Khách hàng nên đọc rõ cá điều khoản và điều kiện sừ dụng này để sử dụng Internet banking tốt hơn Nếu không đồng ý, dịch vụ Internet banking sẽ không được cung cấp Sau đó hệ thống sẽ yêu cầu khách hàng phải thay đổi mật khẩu tạm thời do ngân hàng cung cấp sang mật khẩu riêng của mình Số ký tự của mật khẩu khác nhau tùy qui định của từng ngân hàng nhưng thông thường là 8 ký tự Để tăng thêm tính an toàn mật khầu này

Trang 21

thường có phân biệt dạng chữ Điều này có nghĩa là nếu trong mật khẩu có chữ hoa và chữ thường

Ví dụ như “27HaMibb” thì khi nhập mật khẩu vào máy khách hàng phải đánh đúng như vậy Khi chọn mật khẩu khách hàng cần tránh lấy những mật khẩu mà người khác dễ đoán ra như tên minh hoặc tên vợ (chồng), con cái hoặc ngày sinh của họ, số điện thoại,…Nên chọn mật khẩu kết hợp nhiều loại ký tự như chữ hoa, chữ thường, số… nên thay đổi thường xuyên để đảm bảo an toàn Cũng như số PIN của thẻ rút tiền, mật khẩu này cũng phải tuyệt đối giữ bí mật vì nếu không người xấu khi biết mật khẩu này co thể rút tiền khỏi tài khoản của khách hàng Cũng để đảm bảo cho tính an toàn khi sử dụng Internet banking, hệ thống này sẽ khong cho phép truy cập thông tin nếu mật khẩu bị nhập sai ba lần Để sử dụng trở lại, khách hàng cần liên lạc với trung tâm trợ giúp khách hàng của ngân hàng mà mình đăng ký sử dụng dịch vụ

Trong trường hợp khách hàng quên mật khẩu, họ sẽ cần phải liên hệ với Trung tâm hỗ trợ khách hàng để yêu cầu được cấp lại mật khẩu khác Và khi nhập mật khẩu mới này vào máy, hệ thống sẽ yêu cầu khách hàng đổi lại mật khẩu khác của riêng mình

Tuy nhiên, khi kết nối internet thì ngân hàng phải có hệ thống bảo mật đủ mạnh để đối phó với rủi ro trên phạm vi toàn cầu Đây là trở ngại lớn vì đầu tu hệ thống bảo mật rất tốn kém…

1.2.2 Các sản phẩm của Ngân hàng điện tử

1.2.2.1 Các loại thẻ nhựa

“Plastic money” là tên gọi mà người ta đặt cho các loại thẻ nhựa dùng thay thế cho tiền mặt Có rất nhiều tên gọi khác nhau cho loại thẻ này nhưng nhìn chung chúng đều có hai chức năng chính: giúp người ta có thể rút được tiền mặt hoặc thực hiện thanh toán mà không cần dùng tiền mặt hoặc séc

Trang 22

a Credit card

Thẻ ghi Có hay thẻ tín dụng :

Các thẻ tín dụng (Credit Card) cung cấp các khoản vay cho khách hàng khi mua hàng hóa hoặc dịch vụ Thẻ tín dụng được các công ty thẻ tín dụng ( Credit card companies) phát hành Các công ty thẻ tín dụng hàng đầu trên thế giới phải kể đến là Master Card, Visa, American Express, Access, JCB…

Đặc điểm cơ bản của thẻ tín dụng là nó cho phép chủ thẻ khi mua hàng có thể nhận hàng trước và thanh toán sau, được hưởng một khoản tín dụng tuần hoàn và hạn mức tín dụng do ngân hàng phát hành thẻ qui định Khi khách hàng lần đầu tiên mua thẻ tín dụng, họ thường phải đặt cọc trước một khoản tiền và ngân hàng dựa vào đó để đưa ra hạn mức tín dụng cho thẻ

Lợi ích của thẻ tín dụng:

 Đối với người sử dụng:

- Lợi điểm lớn nhất của thẻ tín dụng đối với khách hàng là sự tiện dụng và

an toàn Chúng tiện dụng bởi lẽ, khi mua một vé máy bay chẳng hạn, khách hàng không cần phải tới đại lý bán vé máy bay mà chỉ cần nhấc điện thoại gọi cho đại lý đó và đọc cho họ số thẻ tín dụng của mình Điều này cũng có nghĩa là họ không cần phải mang một số lượng lớn tiền mặt theo người và do đó sẽ tránh khỏi nguy cơ bị cướp

- Khách hàng không phải mất thời gian đi rút tiền mặt tại ngân hàng rồi lại mất công đếm lại lần nữa tại đại lý bán vé máy bay

- Trong trường hợp bị mất hoặc bị lấy cấp thẻ, tài khoản của khách hàng cũng không bị người khác sử dụng, miễn là khách hàng phải thông báo mất thẻ ngay lập tức

Trang 23

- Nếu khách hàng thanh toán đầy đủ các khoản giao dịch trong tháng đúng hạn thì họ không phải trả khoản tiền lãi Như vậy khách hàng được hưởng môt khoảng tín dụng tuần hoàn mà không phải trả lãi

 Thẻ tín dụng cũng mang lại lợi ích cho người bán hàng

- Do khách hàng có thể dùng hàng trước, trả tiền sau nên doanh số bán hàng sẽ tăng lên

- người bán hàng sẽ an toàn hơn vì họ sẽ phải giữ ít tiền mặt hơn tại cửa hàng

- Khoản phí mà người bán hàng phải trả cho việc phát hành thẻ tín dụng cùng với các chi phí hành chính khác họ phải bỏ ra để lập sổ sách theo dõi và hoàn tất các thủ tục thu tiền bán hàng sẽ được người bán cộng vào giá bán của hàng hóa Như vậy, thực chất người bán cũng không phải bỏ thêm chi phí mà doanh thu lại tăng

b Debit card

Thẻ ghi nợ (Debit Card) cũng có các chức năng tương tự thẻ tín dụng, tuy nhiên khi dùng thẻ ghi nợ để thanh toán, số tiền phải trả sẽ được trừ trực tiếp vào tài khoản của khách hàng và như vậy, số dư tài khoản của khách hàng bị giảm xuống Ngươc lại, khi dùng thẻ tín dụng thì số dư nợ trong tài khoản khách hàng lại tăng lên

Những ưu điểm của thẻ ghi nợ có thể kể ra là:

- Thanh toán bằng chính tiền của mình mà không cần mang theo tiền mặt hay séc

- Không phải đợi ngân hàng thanh toán séc

- An toàn hơn thanh toán bằng tiền mặt

- Dễ dàng kiểm soát tình hình tài chính của mình

c Smart card

Trang 24

Thẻ thông minh (Smart Card) là lọai thẻ nhựa hiện đại nhất hiện nay Loại thẻ này có chứa một mạch vi xử lý (microchip) trên đó có mang các thông tin về tài khoản của chủ thẻ Nó còn có thể chứa các thông tin về các giao dịch về các tài khoản trước đó mà chủ thẻ có thể xem được tại các máy ATM Rõ rang rằng loại thẻ này còn có thể chứa các thông tin không liên quan tới các giao dịch ngân hàng như các thông số y tê của chủ thẻ, các thông tin cá nhân khác…

1.2.2.2 Vài nét về một số thương hiệu nổi tiếng thế giới

a Hệ Visa toàn cầu:

Hệ thống máy ATM toàn cầu của visa bao gồm khoảng 1.000.000 máy trên 150 nước Hầu hết các máy ATM này cung cấp dịch vụ 24 giờ trong ngày, 7 ngày trong tuần Hiện có hơn 1 tỷ người trên thế giới sử dụng thẻ này Các loại thẻ trong hệ thống Visa như Visa, Plus và Electron đều cho phép người sử dụng rút tiền một cách nhanh chóng, thuận tiện và an toàn

Thẻ visa có 3 loại chính mang các biểu tượng như sau:

Hình : 3 loại thẻ chính của Visa

Trang 25

Thẻ tín dụng Visa

Có cả một “gia đình” thẻ Visa để đáp ứng mọi loại nhu cầu thanh toán:

- Thẻ Visa Classic

- Thẻ Visa Gold

- Thẻ Visa Platinum

- Thẻ Visa Electron/Visa Plus

- Thẻ Visa Smart

b Master card

Master Card International là một trong những công ty thẻ nổi tiếng với nhiều nhãn hiệu thẻ được chấp nhận thanh toán rộng rãi như Mastercard, Cirrus và Maetro và khoảng 25.000 tổ chức thành viên thanh toán thẻ trên toàn thế giới Đối tượng khách hàng của Master Card bao gồm cả cá nhân lẫn các doanh nghiệp lớn nhỏ trên 210 quốc gia và lãnh thỗ Master Card là người đi đầu trong cải tiến chất lượng, cung cấp nhiều sự lựa chọn về giải pháp thanh toán cả trên thị trường thực lẫn ảo (internet) Với hơn 30 triệu điểm chấp nhận thanh toán thẻ trong đó bao gồm hơn 820.000 máy ATM trên toàn thế giới, không một thẻ thanh toán nào được chấp nhận rộng rãi như Mastercard Tính đến 31 tháng 12 năm

2002, tổng doanh thu mua bán hàng bằng thẻ đã vượt quá 1,14 tỷ nghìn đô

Thẻ thuộc hệ thống Master Card gồm 3 loại chính:

• Thẻ Maestro

• Thẻ Cirrus

• Thẻ Mastercard

c American Express (hay còn gọi là AMEX)

Có khoảng 30 loại thẻ AMEX khác nhau đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng hoặc mục đích sử dụng

Các tiện ích chính:

Trang 26

- Kiểm soát tình hình hoạt động của tài khoản thẻ

- Kiểm tra báo cáo tài chính, xem các giao dịch, thanh toán tiền mua hàng đã thực hiện trong tháng bất cứ lúc nào trong ngày

- Xem thông tin cập nhật về các giao dịch gần nhất bao gồm cả các loại phí, các khoản phải thanh toán và tín dụng

- Hưởng điểm thưởng cho các lấn thanh toán với số tiền lớn bằng thẻ cho các dịch vụ như giải trí, du lịch, mua sắm…

- Tải các dữ liệu về hoạt động thẻ vào các phần mềm chuyên dụng để dễ dàng quản lý tình hình tài chính như Microsoft Money hay Quicken

- Phương thức thanh toán cho hóa đơn mua hàng trong tháng linh hoạt: có thể trả một lần, trả đủ hoặc trả chậm.Rất thuận tiện vì khách hàng có thể mua hàng nhiều lần trong tháng nhưng chỉ phải thanh toán cho một hóa đơn tổng hợp mỗi tháng

- Đi mua sắm với thẻ American Express

- Có thể đi du lịch trước rồi thanh toán sau Có thể thanh toán đầy đủ một lần hoặc trả chậm

- Hưởng dịch vụ trợ giúp 24 giờ trong ngày khi đi du lịch xa

d JCB

Từ khi thành lập vào năm 1961, JCB đã luôn giữ vị trí hàng đầu trong ngành công nghệ thẻ của Nhật Bản bởi việc cung cấp dịch vụ chất lượng cao Năm 1981, JCB bắt đầu chương trình mở rộng hoạt động ra quốc tế nhằm cung cấp dịch vụ với chất lượng và sự thuận tiện tương tự tới tất cả các chù thẻ JCB ở nước ngoài Đến đầu những năm 90, ngày càng nhiều các tổ chức tài chính có uy tín hợp tác với JCB Sau đó, JCB đã nhanh chóng trở thành nhãn hiệu thẻ quốc tế lớn, có uy tín

e.Hệ thống thanh toán điện tử tại các điểm bán hàng (POS)

Trang 27

EFTPOS hay còn gọi là dịch vụ chuyển tiền điện tử tại các điểm bán hàng Số tiền phải trả cho hàng hóa sẽ được chuyển bằng công nghệ điện tử tại điểm bán hàng từ ngân hàng của người mua sang ngân hàng của người bán Điểm bán hàng có thể là tại siêu thị hay trạm bán xăng, nơi mà khách hàng sử dụng thẻ để thanh toán cho hàng hóa Người bán hàng kéo trượt máy qua cà thẻ Đây thực chất là một thiết bị đọc có thể đọc được các thông tin được mã hóa trên dải nẳm ở mặt sau thẻ

f Máy rút tiền tự động ATM

 Giới thiệu máy rút tiền tự động

Đúng như tên gọi, các máy rút tiền tự động (ATM) cho phép khách hàng tự mình rút tiền mà không cần sự trợ giúp nào của nhân viên ngân hàng Khách hàng dùng các loại thẻ nhựa như đã nói ở trên đưa vào máy ATM, các máy này sẽ nhận dạng khách hàng thông qua mã số nhận dạng cá nhân (PIN) mà khách hàng nhập trên bàn phím của máy Ngoài chức năng chủ yếu là cho phép khách hàng rút tiền mặt, các máy ATM còn cung cấp một loạt các tiện ích như cho phép khách hàng tư vấn tài khoản, chuyển tiền giữa các tài khoản, yêu cầu báo cáo tài khoản chi tiết…

Máy rút tiền tự động, phối hợp với thẻ ATM ( thẻ ghi nợ), khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ ngân hàng cho chi tiêu hàng ngày Một ví dụ là các ông chủ có thể trả lương nhân viên qua tài khoản ngân hàng, và người nhận lương có thể nhận tiền mặt từ tài khoản qua các máy thay vì phải giao dịch với nhân viên ngân hàng Thêm vào đó, máy cũng hạn chế phần nào tiền mặt trong thanh khoản

 Thẻ ATM

Thẻ ATM bao gồm thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, dùng để thực hiện các giao dịch tự động như kiểm tra tài khoản, rút tiền hoặc chuyển khoản, thanh toán hóa đơn,

Trang 28

mua thẻ điện thoại…loại thẻ này cũng được chấp nhận như một phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại các điểm thanh toán có chấp nhận thẻ

Thẻ ATM thực chất là một thẻ để khách hàng có thể giao dịch trên máy ATM với tư cách là thẻ ghi nợ hay thẻ tín dụng, là loại thẻ cho phép thực hiện nhiều loại giao dịch ngân hàng một cách tự động mà ngân hàng triển khai máy cho phép Việc thực hiện các giao dịch ngân hàng được lập trình sẵn để khách hàng là chủ thẻ có thể giao dịch các thao tác mà không cần sự trợ giúp của các nhân viên ngân hàng và vẫn đạt được kết quả mong đợi là giao dịch với ngân hàng thanh công Bên cạnh đó, với mỗi loại thẻ của ngân hàng khác nhau, sẽ có những giao dịch giống và khác nhau được thực hiện trên máy Giao dịch giống nhau là các giao dịch truyền thống như rút tiền, kiềm tra số dư tài khoản, chuyển khoản…

1.3 Các phương tiện kỹ thuật của Ngân hàng điện tử:

Ngân hàng điện tử là một ngành dịch vụ đòi hỏi một cơ sở công nghệ kỹ thuật cao, vốn lớn Ngành dịch vụ này thường đi đôi với một nền kinh tế phát triển trình độ dân trí phát triển ở một mức độ nhất định

1.3.1 Điện thoại, điện thoại di động:

Điện thoại là một phương tiện phổ thông, dễ sử dụng, và thường mở đầu cho các cuộc giao dịch thương mại nói chung và ngân hàng nói riêng Trong sự gia tăng của số lượng thuê bao điện thoại và điện thoại di động, ngân hàng thương mại với trang thiết bị " hộp thư trả lời tự động" kết nối với máy chủ ngân hàng có thể cung cấp dịch vụ ngân hàng qua điện thoại như cung cấp số

dư tài khoản, báo mất thẻ tín dụng Với sự phát triển của điện thoại di động, liên lạc qua vệ tinh, ứng dụng của điện thoại đang và sẽ trở nên rộng rãi hơn Tuy nhiên, công cụ điện thoại có mặt hạn chế là chỉ truyền tải được âm thanh,

Trang 29

kết thúc giao dịch vẫn phải dùng nhiều giấy tờ Ngoài ra, chi phí giao dịch điện thoại, nhất là điện thoại đường dài, quốc tế vẫn còn cao

Điện báo, Fax có thể truyền tải được âm thanh, hình ảnh, lời văn Nhưng chúng cũng có một số mặt hạn chế như không thể truyền tải được hình ảnh động, hình ảnh ba chiều và các hình ảnh phức tạp

1.3.2 Thiết bị thanh toán điện tử:

Một trong những mục tiêu quan trọng của nước ta cũng như trên thế giới là nền kinh tế với hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt Một thiết bị điện tử có đầu đọc dải điện tử được kết nối với mạng ngân hàng, mạng liên ngân hàng cho phép truyền tải, kiểm tra các thông tin từ tấm thẻ nhựa của người mua hàng từ các địa điểm bán hàng, nơi lắp đặt máy, về các ngân hàng của chủ thẻ đó và thực hiện các giao dịch thanh toán Với tấm thẻ nhựa (thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, thẻ thông minh ) bạn có thể mua hàng hoặc dịch vụ mà không cần tiền mặt Ngân hàng sẽ thay mặt bạn thanh toán với nơi bán hàng Một thiết bị điện tử quan trọng khác đó là máy rút tiền tự động Nó cho phép bạn gửi tiền vào tài khoản, chuyển tiền và rút tiền tự động

1.3.3 Máy tính, mạng nội bộ,mạng liên nội bộ, mạng liên ngân hàng

Mạng nội bộ là toàn bộ mạng thông tin của một ngân hàng và các liên lạc mọi kiểu giữa các máy tính trong ngân hàng đó Đó có thể gọi là mạng kết nối các mày tính gần nhau (Mạng cục bộ- LAN) hoặc kết nối các máy tính trong khu vực diện rộng (Mạng miền rộng- WAN)

Các ngân hàng và tổ chức tài chính liên hệ với nhau bằng mạng liên ngân hàng (Interbank, SWIFT…)

1.3.4 Internet và Web

Một cách tổng quát, Internet là một mạng diện rộng Là tập hợp hàng ngàn các mạng máy tính trải khắp thế giới Internet giúp cho hàng triệu người dùng

Trang 30

trên trái đất có thể thông tin liên lạc với nhau Nó là nguồn tài nguyên thông tin vô giá Sự phát triển nhanh chóng của nó đã khiến cho nó có thêm một cái tên mới là "Siêu lộ thông tin" Lịch sử ra đời của Internet có thể xem như được bắt đầu từ năm 1969 với dự án ARPANET của Bộ quốc phòng Mỹ Mô hình này nhanh chóng được người Mỹ nhân rộng ra các lĩnh vực khác với quy mô ngày càng lớn Và khi có sự liên kết các mạng máy tính thuộc các lĩnh vực khác nhau, khu vực và các quốc gia khác nhau thì mạng Internet toàn cầu ra đời Sự bùng nổ trong sử dụng Internet có lẽ nhờ một phần của cái gọi là dịch vụ tra cứu văn bản, dịch vụ thông tin toàn cầu goi là Web Web được Tim Berners Lee triển khai lần đầu tiên vào năm 1989 tại phòng thí nghiệm vật lý hạt nhân Châu Âu (CERN) ỏ Geneva, Thuỵ sĩ Các nhà phát triển tại CERN đã làm cho Web bao trùm hầu hết các hệ thống mạng trước đó Cho đến 1993 Web mới bắt đầu được chấp nhận rộng rãi Thương mại thế giới nói chung và

"Ngân hàng điện tử" nói riêng đang trong tiến trình toàn cầu hoá và hiệu quả hoá Internet và Web là các phương tiện đã đạt được quốc tế hoá cao độ và có hiệu quả sử dụng cao

Trang 31

Chương 2: Tình hình triển khai E-banking tại Việt Nam 2.1 Thực trạng chung về triển khai E-banking tại Việt Nam

Cùng với xu thế chung của thế giới, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế Nội dung cơ bản của quá trình này là việc Việt Nam nhất trí thực hiện các cam kết kinh tế quốc tế (song phương và đa phương) trong khuôn khổ các hiệp định Các cam kết nổi bật trong thời gian gần đây mà Việt Nam đã ký kết với các tổ chức quốc tế đó là:

• Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) được ký kết ngày 15/12/1995 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1996 Mục tiêu cơ bản của ASEAN/AFTA là tự do hoá thương mại, xoá bỏ hàng rào thuế quan trong quan hệ buôn bán Để thực hiện mục tiêu này, các nước thông qua công cụ chính là Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) Trong khuôn khổ hiệp định này, Việt Nam cam kết hoàn thành việc cắt giảm thuế nhập khẩu xuống mức 0%-5% vào ngày 1/1/2006 với hơn 6200 dòng thuế Ngoài ra, Việt Nam sẽ dành chế độ đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia trên cơ sở có đi có lại về thuế doanh thu, thuế hàng cao cấp, xác định tỷ giá hối đoái, quản lý ngoại tệ và các biện pháp khác

• Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức này từ ngày 14/11/1998 Mục tiêu lâu dài đặt ra đối với lĩnh vực thuế quan trong khuôn khổ cam kết APEC là mức thuế nhập khẩu ưu đãi sẽ ở mức 0% vào năm 2018, và các ưu đãi khác dành cho tất cả các lĩnh vực trong đó có ngân hàng

• Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, ký ngày 13/7/2000 và có hiệu lực từ 10/12/2001 Theo Hiệp định này, Việt Nam cam kết cắt giảm

Trang 32

hoặc không tăng thuế suất nhập khẩu đối với hơn 244 mặt hàng từ 36% xuống còn 26% Riêng đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng, phía Việt Nam cam kết sẽ dỡ bỏ mọi hạn chế và dành cho phía Hoa Kỳ các quyền bình đẳng về lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng, ngân hàng trên nguyên tắc Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia với lộ trình dỡ bỏ dần các hạn chế từ nay đến năm 2008

• Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam được phép gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO sau khi đã kết thúc vòng đàm phán song phương với tất cả các nước có yêu cầu (trong đó có những nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Trung Quốc Việt Nam chính thức trở thành viên thứ 150 của tổ chức WTO ngày 11 tháng 1 năm

2007 Việc gia nhập WTO đã mở ra những trang mới trong quan hệ thương mại của Việt Nam Đó là thông điệp rõ ràng về những thành công đổi mới được bắt đầu từ năm 1986 WTO là điểm hội tụ đầy đủ các cam kết mà các hiệp định song phương và đa phương nói trên đã phản ánh Các cam kết trong khuôn khổ các hiệp định nói trên đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi ngành, mọi lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là đối với ngành Ngân hàng, "mạch máu của nền kinh tế" Những cam kết trên cho thấy hội nhập sẽ mở ra hàng loạt cơ hội kinh doanh mới cho ngành Ngân hàng, nhưng cũng đưa đến muôn vàn khó khăn và thách thức Tuy nhiên, bên cạnh những thách thức mà các ngân hàng thương mại phải đối đầu về lĩnh vực dịch vụ sau khi Việt Nam là thành viên thứ

150 của WTO thì cũng chính lĩnh vực này đã và đang mở ra hàng loạt

cơ hội tốt, nếu các ngân hàng thương mại biết "đi tắt đón đầu" Đặc biệt là đón bắt những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất mà các ngân hàng thương mại trên thế giới đã đi trước chúng ta hàng chục thập kỷ

Trang 33

trong lĩnh vực này để ứng dụng nó một cách có hiệu quả nhất vào thực tiễn hoạt động tại Việt Nam

Cơ hội và thách thức luôn là bạn đồng hành trên tiến trình hội nhập Vì vậy, để thực hiện tốt các cam kết trong các hiệp định thương mại song phương và đa phương mà Chính phủ Việt Nam đã ký kết với các tổ chức quốc tế nói trên, toàn ngành Ngân hàng cần phải có những cải cách mạnh hơn trên mọi phương diện vĩ mô và vi mô để từng bước biến thách thức thành cơ hội trong quá trình hội nhập Nhận thức được vấn đề trên, chúng ta đã chủ trương cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng Việt Nam, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong giai đoạn hội nhập khu vực và quốc tế Nhiệm vụ trước mắt của các ngân hàng thương mại là mở rộng các dịch vụ ngân hàng, đưa dịch vụ đến từng doanh nghiệp, từng người dân, đưa văn minh thanh toán đến với mọi nhà, mọi người và giảm tới mức tối thiểu thanh toán dùng tiền mặt trong nền kinh tế, tăng lưu lượng và những phương tiện thanh toán hiện đại qua ngân hàng, có chiến lược hội nhập và chủ động tham gia hội nhập với lộ trình và biện pháp phù hợp, nhất là nâng cao năng lực quản trị điều hành theo kịp các chuẩn mực quốc tế để đủ sức cạnh tranh và phát triển bền vững

a Dịch vụ ngân hàng điện tử:

Ngân hàng trực tuyến (E-banking) không còn mới lạ ở Việt Nam, thậm chí đã và đang phát triển khá rầm rộ, nhưng dịch vụ ngân hàng trực tuyến ở Việt Nam mới chỉ đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển Có thể nói, từ năm 2000 trở về sau này, những sản phẩm mang dấu ấn ngân hàng hiện đại mới được hình thành Cho đến nay, hầu hết các ngân hàng đều mở website riêng để giới thiệu về các dịch vụ của mình như thủ tục chuyển tiền, mức chuyển tiền, thủ tục và điều kiện vay vốn, tỷ giá hàng ngày, biểu lãi suất đang áp dụng Hay nói cách

Trang 34

khác, các ngân hàng đều đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử

Nhìn chung nhiều ngân hàng thương mại ở nước ta đang chú ý phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử Bên cạnh hai ngân hàng đi đầu là ACB và Vietcombannk, nhiều ngân hàng khác cũng đã mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử

 Call center: đây là kênh giao dịch với ngân hàng đơn giản và được nhiều ngân hàng áp dụng như ACB, HSBC, Vietcombank, ANZ, Đông Á…

 Phone banking: dịch vụ ngân hàng qua điện thoại hiện đã có một số ngân hàng cung cấp như: Vietcombank, Techcombank, ACB, Eximbank…

 Mobile banking: giao dịch ngân hàng qua điện thoại di động, hiện tại dịch vụ này đang được một số ngân hàng cung cấp như: ACB, Techcombank, Vietcombank Riêng ACB là cung cấp dịch vụ này mạnh nhất với nhiều tiện ích được khách hàng ưa chuộng như: báo số dư tự động đến điện thoại

di động của khách hàng mỗi khi số dư trên tài khoản thay đổi, thanh toán tiền điện, nước, điện thoại qua di động

 Home Banking: ngân hàng tại nhà, hiện dịch vụ này đang được cung cấp bởi một số ngân hàng như: Ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV, Sacombank, Techcombank, Eximbank, Vietcombank

 Với dịch vụ Internet banking hầu hết các ngân hàng đều đã có trang web riêng để khách hàng truy vấn thông tin như ACB, Vietcombank, Techcombank, Đông Á…

b Sản phẩm thẻ :

Một dịch vụ e-banking khác đang được nhiều ngân hàng chú trọng đầu tư và hiện đang cạnh tranh gay gắt là dịch vụ thẻ Thị trường thẻ Việt Nam

Trang 35

đã có sự góp mặt của nhiều ngân hàng thương mại Sự đa dạng về thành phần sở hữu, cơ cấu tổ chức của các ngân hàng đã làm cho thị trường thẻ trở nên sôi động, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt trên mọi lĩnh vực hoạt động Lượng thẻ phát hành ra lưu thông tính đến tháng 2/2009 đã lên đến gần 16 triệu thẻ với tốc độ tăng trưởng bình quân những năm gần đây là từ 300%/năm Hiện đã có 40 tổ chức phát hành thẻ với khoảng 170 thương hiệu thẻ khác nhau Các dịch vụ đi kèm cũng rất đa dạng và phong phú, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của chủ thẻ

Việc phát triển nhanh chóng của thị trường thẻ tại Việt Nam với nhiều tổ chức phát hành thẻ và nhiều thương hiệu thẻ khác nhau như Visa, Mastercard, JCB, … đang đặt ra yêu cầu cấp thiết phải có một tiêu chuẩn công nghệ thẻ thống nhất và đáp ứng được yêu cầu quản lý của Ngân hàng Nhà nước

Do bởi thị trường thẻ của Việt Nam tuy được đánh là đầy tiềm năng nhưng vẫn phát triển rời rạc và cắt khúc do mỗi ngân hàng đầu tư hệ thống ATM và người sử dụng phải tìm đúng máy ATM của ngân hàng phát hành thẻ mới có thể rút tiền được Hạn chế này được khắc phục sau khi các liên minh thẻ được thành lập

• Smartlink

Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, liên minh thẻ lớn nhất

do Vietcombank chủ trì với 25 ngân hàng thành viên khác, gọi là Smartlink, với

2056 máy ATM (48%), 17.520 máy POS/EDC (57%) và số lượng thẻ đã phát hành 4.721.946 thẻ (57%)

• Banknet

Do Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và 7 ngân hàng thành viêc sáng lập, với số lượng máy ATM chiếm 62% (2654 máy), máy POS chiếm 46% (10.548 máy) và đã phát hành 5170.229 thẻ (chiếm 62%)

Trang 36

• Vietnam Bank Card VNBC

Do Ngân hàng Đông Á dẫn đầu, với 4 thành viên Ngân hàng TMCP Saigon Công thương (Saigonbank), Ngân hàng TMCP nhà (Habubank),Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long MHB và Ngân hàng xuất nhập khẩu Eximbank, đến nay đã phát hành 1.766.053 thẻ (21%) với 783 máy ATM (18%), 1682 máy POS (57%) Cuối cùng là liên minh thẻ giữa Sacombank và ANZ Dự kiến đến cuối năm 2010, toàn thị trường đạt mức phát hành 15 triệu thẻ Thống kê tính đến ngày 15/11/2007 cho thấy toàn thị trường đã đạt mức phát hành thẻ 8.282.783 thẻ (tăng gần 4 triệu thẻ so với 2006) trong đó có 7.771.494 thẻ ghi nợ nội địa (94%); 25.673 thẻ tín dụng nội địa (0.3%); 302.046 thẻ ghi nợ quốc tế (3.65%) và 183.616 thẻ tín dụng quốc tế (2.2%) Theo Ngân hàng Nhà nước, Việt Nam là nước đi sau về công nghệ thanh toán so với các nước phát triển Chính phủ đã đưa ra mục tiêu là cho đến năm 2010, tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán không quá 18% và đến năm 2020 giảm xuống 15%

Nói chung, có thể thấy rằng, với việc ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống ngân hàng trong nước đã có những biến chuyển mạnh mẽ, thu được một số kết quả nổi bật Tuy nhiên, so với yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới, hiện tại mức độ ứng dụng cộng nghệ thông tin để hiện đại hóa hệ thống ngân hàng trong nước mới chỉ là bước khởi đầu, các dịch vụ ngân hàng điện tử chỉ mới dừng lại ở mức cung cấp các thông tin về tài khoản, các thông tin dịch vụ của ngân hàng mà chưa thực sự được phổ biến lắm, chưa tạo ra được sự đa dạng hấp dẫn, sự tiện lợi thực sự để đủ sức thuyết phục mọi người sử dụng

2.2 Tình hình triển khai E-banking tại hệ thống ngân hàng trong nước 2.2.1 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam- Vietcombank

Đi đầu các ngân hàng thương mại trong nước trong quá trình hiện đại hoá Ngân hàng là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Ngân hàng Ngoại thương Việt

Trang 37

Nam là một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh được thành lập sớm nhất ở Việt Nam trong thời kỳ xây dựng đất nước và đấu tranh bảo vệ tổ quốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam luôn chú trọng đến các sản phẩm dựa trên công nghệ , do đó 24/09/2009, Vietcombank giới thiệu trọn gói dịch vụ ngân hàng điện tử VCB-eB@anking như VCB-Phone B@nking,VCB-SMS B@nking; VCB-iB@nking

a VCB-Phone B@nking

Để sử dụng dịch vụ Phone banking của Ngân hàng TMCP Vietcombank, khách hàng sử dụng số điện thoại 1900 545413, phục vụ 24x7 VCB-Phone B@nking cung cấp một số dịch vụ như sau:

Các dịch vụ yêu cầu Mã truy cập và mật khẩu VCB-Phone B@nking

• Tra cứu thông tin tài khoản

• Tra cứu số dư tài khoản mặc định (tài khoản bạn khai báo khi đăng ký dịch vụ) và chi tiết 05 giao dịch gần nhất

• Tra cứu số dư tài khoản khác (tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, giấy tờ có giá , tiền vay)

• Tra cứu tổng số dư tiền gửi tiết kiệm, tổng số dư tiền vay

• Thực hiện một số dịch vụ thẻ:

• Tra cứu hạn mức thẻ tín dụng

• Tra cứu dư nợ thẻ tín dụng và thời hạn thanh toán

• Thực hiện dừng chi tiêu thẻ trên internet

• Thực hiện dịch vụ ngân hàng điện tử

• Ngừng sử dụng dịch vụ VCB-iB@nking, VCB-SMS B@nking, VCB - Phone B@nking

• Thay đổi mật khẩu sử dụng dịch vụ VCB - Phone B@nking

Các dịch vụ không yêu cầu Mã truy cập và mật khẩu VCB-Phone B@nking

Trang 38

• Thực hiện một số dịch vụ thẻ:

• Thông báo mất thẻ và khóa thẻ tạm thời

• Đề nghị cấp phép thẻ tín dụng

• Tra cứu thông tin của Vietcombank:

• Tỷ giá

• Thủ tục đăng ký và sử dụng các dịch vụ, sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân

• Thông tin về sản phẩm, dịch vụ mới

• Gặp tư vấn viên cho nhiều thông tin, dịch vụ khác…

b Mobile baking:

VCB SMS-B@nking là dịch vụ Ngân hàng qua điện thoại di động giúp khách hàng truy vấn thông tin ngân hàng bất kỳ lúc nào bằng cách dùng điện thoại

di động của mình nhắn theo cú pháp quy định gửi tới tổng đài 8170

Tất cả các khách hàng cá nhân hiện đang sử dụng mạng di động Vinaphone, Mobiphone và Viettel đều có thể sử dụng dịch vụ VCB SMS-B@nking

 Đặc điểm sản phẩm: Bất cứ lúc nào 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần (24x7), dịch vụ VCB SMS-B@nking qua tổng đài 8170 hỗ trợ bạn cung cấp các:

• Thông tin về số dư tài khoản

• Thông tin hạn mức của tất cả các loại thẻ tín dụng

• Thông tin 05 giao dịch gần nhất và chi tiết từng giao dịch

• Thông tin về tỉ giá, lãi suất

• Thông tin địa điểm đặt máy ATM, quầy giao dịch

• Dịch vụ tin nhắn chủ động - nhận tin nhắn thông báo thay đổi số dư tài khoản và chi tiêu thẻ từ Vietcombank

 Dịch vụ VCB-eTopup nạp tiền cho thuê bao di động trả trước :

Trang 39

Một dịch vụ đi kèm của Mobile banking mà VCB mang lại cho khách hàng của mình đó là VCB-eTopup Với dịch vụ VCB-eTopup của Vietcombank khách hàng có thể nạp tiền vào tài khoản điện thoại di động trả trước bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu từ chính điện thoại di động mà khách hàng đang sở hữu hoặc từ các ATM của Vietcombank trên toàn quốc

Ưu điểm của dịch vụ này là : Khách hàng sẽ có ngay tiền trong tài khoản trong giây lát mà không cần phải tìm kiếm những địa điểm bán thẻ cào điện thoại

Khách hàng chỉ cần dùng các loại thẻ nợ của Vietcombank để thanh toán tại các máy ATM của VCB trên toàn quốc Điều này góp phần giảm thiểu số lượng tiền mặt lưu thông trên thị trường và dần tạo cho khách hàng một thói quen không dùng tiền mặt và một phong cách tiêu dùng hiện đại, trẻ trung, tiết kiệm, thân thiện với môi trường và đặc biệt an toàn

Tuy nhiên, dịch vụ này chỉ áp dụng cho những thuê bao của Viettel, Mobilfone và Vinaphone Trong khi đó, thị trường viễn thông Việt Nam hiện nay trở nên rất sôi động với sự tham gia của những nhà mạng như Beeline, S-fone, Vietnam Mobile, EVNTelecom Do đó với sự hạn chế này, những khách hàng có tài khoản tiển gửi thanh toán tại Vietcombank mà không sử dụng dịch vụ viễn thông của Viettel, Vinaphone, Mobifone sẽ không tiếp cận được dịch vụ tiện ích này của VCB Và đặc biệt, ngân hàng vô tình không phục vụ tốt một lượng khách hàng của mình Chính vì thế, ngân hàng phải sớm nhanh chóng đưa ra giải pháp và liên kết với các nhà mạng khác để có thể đem đến dịch vụ tiện ích cho tất cả các khách hàng Như vậy, chất lượng dịch của ngân hàng sẽ ngày càng tốt và phục vụ ngày càng chu đáo khách hàng, góp phần tạo một hình ảnh ấn tượng Đó cũng chính là một hình thức để marketing ngân hàng của mình, điều mà hiện nay các ngân hàng trong nước vẫn chưa làm tốt

Trang 40

c Dịch vụ ngân hàng trực tuyến VCB-iB@nking

Chỉ cần một chiếc máy vi tính có kết nối Internet và mã truy cập do ngân hàng cung cấp, khách hàng có tài khoản tiền gửi VND tại VCB và đã đăng ký sử dụng dịch vụ VCB-iB@nking có thể thực hiện các yêu cầu của mình mọi lúc mọi nơi với tính an toàn bảo mật tuyệt đối, bao gồm:

• Xem biểu phí, lãi suất, tỷ giá

• Tra cứu số dư tài khoản và thông tin chi tiết các giao dịch liên quan

• Truy vấn thông tin của các loại thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ

• In các sao kê tài khoản theo thời gian

• Thanh toán chuyển khoản bằng VNĐ trong hệ thống Vietcombank với hạn mức tối đa 100.000.000 VNĐ/ngày, không tính số lần giao dịch

• Chuyển tiền cho các đơn vị có hợp tác với Vietcombank (công ty tài chính, bảo hiểm, chứng khoán, viễn thông… ) để thanh toán tiền lãi, gốc vay, tiền đầu tư chứng khoán, đóng phí bảo hiểm, phí sử dụng dịch vụ hoặc các nội dung thanh toán khác với hạn mức thanh toán lên tới 500.000.000 VNĐ/ngày, không giới hạn hạn mức thanh toán/01 lần giao dịch và số lần thanh toán/01 ngày

Hiện nay, Ngân hàng Vietcombank đã hợp tác với Công ty tài chính Prudential và Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) Do đó, khách hàng của Vietcombank có thể thực hiện lệnh chuyển tiền tới 2 tổ chức tài chính này qua hệ thống Ngân hàng trực tuyến VCB-iB@anking Đăng ký và thay đổi yêu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử và nhiều tiện ích gia tăng khác của ngân hàng

Ngày đăng: 24/11/2014, 02:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình : Visa Cash - Tình hình triển khai E banking tại Việt Nam
nh Visa Cash (Trang 24)
Bảng 1: Bảng so sánh dịch vụ Phone banking giữa các ngân hàng - Tình hình triển khai E banking tại Việt Nam
Bảng 1 Bảng so sánh dịch vụ Phone banking giữa các ngân hàng (Trang 61)
Bảng 2: Bảng so sánh dịch vụ SMS banking giữa các ngân hàng - Tình hình triển khai E banking tại Việt Nam
Bảng 2 Bảng so sánh dịch vụ SMS banking giữa các ngân hàng (Trang 64)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w