3.1.1 Khung pháp lý:
Yếu tố pháp lý đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của bất cứ một ngành nghề nào. Đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng, yếu tố này lại càng đóng vai trò quyết định vì tài chính ngân hàng luôn được coi là "huyết mạch của nền kinh tế" và để "huyết mạch" hoạt động thông suốt thì môi trường pháp lý phải hoàn thiện và ổn định. Đặc biệt, môi trường pháp lý ổn định xà minh bạch sẽ có tác động tích cực đến sự phát triển loại hình dịch vụ ngân hàng mới như e- banking vì nó đảm bảo cho loại hình dịch vụ này được bảo vệ, khuyến khích phát triển và cạnh tranh công bằng với các loại dịch vụ ngân hàng khác. Do đó từ những hạn chế về khung pháp lý như đã nói ở trên, chúng ta có thể đưa ra những giải pháp như sau:
- Chính phủ đã và đang cố gắng hoàn thiện Luật giao dịch điện tử nhằm tạo
ra một môi trường hoạt động thong thoáng hơn, góp phần phát triển Thương mại điện tử nói chung và dịch vụ Ngân hàng điện tử nói riêng. Thế nhưng, các văn bản luật hiện nay chỉ mới là tạo bước tiền đề (xác lập chữ ký điện tử và thỏa thuận giao dịch, hợp đồng điện tử...). Bên cạnh Chính phủ, cũng như Ngân hàng nhà nước cần ban hành thêm những nghị định cần thiết trong giao dịch điện tử cũng như chữ ký số nhằm tăng thêm tính pháp lý và chặt chẽ cho Luật giao dịch điện tử. Đồng thời phải những văn bản hướng dẫn cụ thể trong việc thi hành triển khai Luật giao dịch điện tử và áp dụng chữ ký điện tử, và những quy định cụ thể đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ chữ ký điện tử.
- Thứ hai, cần phải có tính đồng bộ giữa các nghị định, không nên có sự
THÁI KIỀU HÀ MI Page 75 về các dự thảo với nhau nhằm hoàn thiện và thống nhất các văn bản pháp lý.
- Thứ ba, vấn đề xử lý vi phạm trong giao dịch điện tử, tội phạm mạng và tố
tụng liên quan đến giao dịch điện tử cần cần sớm có văn bản hướng dẫn để làm chỗ dựa cho tòa án xử lý khi có tranh chấp và bảo đảm an toàn cho giao dịch điện tử. Ngoài ra, vấn đề chứng cứ điện tử, mật mã cho khu vực không thuộc bí mật nhà nước hay vấn đề bảo vệ dữ liệu cá nhân cũng cần được đề cập đến trong phạm vi xây dựng văn bản hướng dẫn Luật giao dịch điện tử.
- Thứ tư, Nhà nước cần phải có một chuẩn quốc gia về đảm bảo an ninh
mạng trong giao dịch điện tử. Bất kỳ tổ chức nào không đạt chuẩn sẽ không được tham gia giao dịch điện tử.
3.1.2 Quy mô ngân hàng:
Hiện nay, các ngân hàng trong nước có một lợi thế rất lớn so với các ngân hàng nước ngoài đó là quy mô rộng lớn và chiếm lĩnh một thị phần khách hàng hơn 80%. Chính vì vây các ngân hàng cần nâng vốn chủ sỡ hữu bằng cách huy động hay sát nhập với nhau. Như vậy, ngân hàng sẽ có thể mở rộng hơn quy nô, nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin, đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đem lại chất lượng dịch vụ ngày càng cao cho khách hàng, tạo uy tín cũng như hình ảnh tốt đẹp trong mắt khách hàng, tạo sự gắn bó, trung thành giữa khách hàng và ngân hàng.
3.1.3 Nguồn nhân lực:
Nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức sản phẩm và hiểu biết công nghệ thông tin là một phần không thể thiếu trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng điện. Bởi lẽ để dịch vụ ngân hàng điện tử có thể hoạt động một cách suôn sẻ, nhanh chóng, bảo mật cao và không rủi ro cần phải có một đội ngũ nhân viên có trình
THÁI KIỀU HÀ MI Page 76 độ cao và am hiểu về sản phẩm, công nghệ. Bởi lẽ, dịch vụ ngân hàng điện tử là một dịch vụ thường xuyên cải tiến các chương trình phần mềm cũng như các nghiệp vụ thay đổi hàng ngày nên nhiều nhân viên khi chưa kịp nắm bắt dễ dàng dẫn đến tình trạng nhầm lẫn. Do đó các ngân hàng cần phải dành ra những khoản ngân sách để đào tạo về chuyên môn, cũng như thường xuyên đưa nhân viêc đi tham dự các lớp tập huấn, các buổi hội thảo chuyên đề. Và tất nhiên chi phí cho việc đào tạo là không nhỏ và không thể làm trong một sớm một chiều.
Không chỉ tích cực đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực hiện có, đồng thời cần phải tuyển dụng mới cả về số lượng lẫn chất lượng đủ khả năng đón nhận chuyển giao các công nghệ mới. Cần bổ sung kịp thời các cán bộ trẻ có năng lực, đồng thời phải phát hiện và đào tạo những cán bộ có năng lực làm nòng cốt.