Internet và web

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai E banking tại Việt Nam (Trang 29)

Một cách tổng quát, Internet là một mạng diện rộng. Là tập hợp hàng ngàn các mạng máy tính trải khắp thế giới. Internet giúp cho hàng triệu người dùng

THÁI KIỀU HÀ MI Page 25 trên trái đất có thể thông tin liên lạc với nhau. Nó là nguồn tài nguyên thông tin vô giá. Sự phát triển nhanh chóng của nó đã khiến cho nó có thêm một cái tên mới là "Siêu lộ thông tin". Lịch sử ra đời của Internet có thể xem như được bắt đầu từ năm 1969 với dự án ARPANET của Bộ quốc phòng Mỹ. Mô hình này nhanh chóng được người Mỹ nhân rộng ra các lĩnh vực khác với quy mô ngày càng lớn. Và khi có sự liên kết các mạng máy tính thuộc các lĩnh vực khác nhau, khu vực và các quốc gia khác nhau thì mạng Internet toàn cầu ra đời. Sự bùng nổ trong sử dụng Internet có lẽ nhờ một phần của cái gọi là dịch vụ tra cứu văn bản, dịch vụ thông tin toàn cầu goi là Web. Web được Tim Berners Lee triển khai lần đầu tiên vào năm 1989 tại phòng thí nghiệm vật lý hạt nhân Châu Âu (CERN) ỏ Geneva, Thuỵ sĩ. Các nhà phát triển tại CERN đã làm cho Web bao trùm hầu hết các hệ thống mạng trước đó. Cho đến 1993 Web mới bắt đầu được chấp nhận rộng rãi. Thương mại thế giới nói chung và "Ngân hàng điện tử" nói riêng đang trong tiến trình toàn cầu hoá và hiệu quả hoá. Internet và Web là các phương tiện đã đạt được quốc tế hoá cao độ và có hiệu quả sử dụng cao.

THÁI KIỀU HÀ MI Page 26

Chương 2: Tình hình triển khai E-banking tại Việt Nam

2.1 Thực trạng chung về triển khai E-banking tại Việt Nam

Cùng với xu thế chung của thế giới, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Nội dung cơ bản của quá trình này là việc Việt Nam nhất trí thực hiện các cam kết kinh tế quốc tế (song phương và đa phương) trong khuôn khổ các hiệp định. Các cam kết nổi bật trong thời gian gần đây mà Việt Nam đã ký kết với các tổ chức quốc tế đó là:

• Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung

(CEPT) cho khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) được ký kết ngày 15/12/1995 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1996. Mục tiêu cơ bản của ASEAN/AFTA là tự do hoá thương mại, xoá bỏ hàng rào thuế quan trong quan hệ buôn bán. Để thực hiện mục tiêu này, các nước thông qua công cụ chính là Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT). Trong khuôn khổ hiệp định này, Việt Nam cam kết hoàn thành việc cắt giảm thuế nhập khẩu xuống mức 0%-5% vào ngày 1/1/2006 với hơn 6200 dòng thuế. Ngoài ra, Việt Nam sẽ dành chế độ đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia trên cơ sở có đi có lại về thuế doanh thu, thuế hàng cao cấp, xác định tỷ giá hối đoái, quản lý ngoại tệ và các biện pháp khác.

• Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC). Việt Nam

trở thành thành viên của Tổ chức này từ ngày 14/11/1998. Mục tiêu lâu dài đặt ra đối với lĩnh vực thuế quan trong khuôn khổ cam kết APEC là mức thuế nhập khẩu ưu đãi sẽ ở mức 0% vào năm 2018, và các ưu đãi khác dành cho tất cả các lĩnh vực trong đó có ngân hàng.

• Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, ký ngày 13/7/2000 và có hiệu

THÁI KIỀU HÀ MI Page 27 hoặc không tăng thuế suất nhập khẩu đối với hơn 244 mặt hàng từ 36% xuống còn 26%. Riêng đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng, phía Việt Nam cam kết sẽ dỡ bỏ mọi hạn chế và dành cho phía Hoa Kỳ các quyền bình đẳng về lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng, ngân hàng trên nguyên tắc Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia với lộ trình dỡ bỏ dần các hạn chế từ nay đến năm 2008.

• Ngày 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam được phép gia nhập Tổ chức

Thương mại thế giới WTO sau khi đã kết thúc vòng đàm phán song phương với tất cả các nước có yêu cầu (trong đó có những nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản, Trung Quốc. Việt Nam chính thức trở thành viên thứ 150 của tổ chức WTO ngày 11 tháng 1 năm 2007. Việc gia nhập WTO đã mở ra những trang mới trong quan hệ thương mại của Việt Nam. Đó là thông điệp rõ ràng về những thành công đổi mới được bắt đầu từ năm 1986. WTO là điểm hội tụ đầy đủ các cam kết mà các hiệp định song phương và đa phương nói trên đã phản ánh. Các cam kết trong khuôn khổ các hiệp định nói trên đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi ngành, mọi lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là đối với ngành Ngân hàng, "mạch máu của nền kinh tế". Những cam kết trên cho thấy hội nhập sẽ mở ra hàng loạt cơ hội kinh doanh mới cho ngành Ngân hàng, nhưng cũng đưa đến muôn vàn khó khăn và thách thức. Tuy nhiên, bên cạnh những thách thức mà các ngân hàng thương mại phải đối đầu về lĩnh vực dịch vụ sau khi Việt Nam là thành viên thứ 150 của WTO thì cũng chính lĩnh vực này đã và đang mở ra hàng loạt cơ hội tốt, nếu các ngân hàng thương mại biết "đi tắt đón đầu". Đặc biệt là đón bắt những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất mà các ngân hàng thương mại trên thế giới đã đi trước chúng ta hàng chục thập kỷ

THÁI KIỀU HÀ MI Page 28 trong lĩnh vực này để ứng dụng nó một cách có hiệu quả nhất vào thực tiễn hoạt động tại Việt Nam.

Cơ hội và thách thức luôn là bạn đồng hành trên tiến trình hội nhập. Vì vậy, để thực hiện tốt các cam kết trong các hiệp định thương mại song phương và đa phương mà Chính phủ Việt Nam đã ký kết với các tổ chức quốc tế nói trên, toàn ngành Ngân hàng cần phải có những cải cách mạnh hơn trên mọi phương diện vĩ mô và vi mô để từng bước biến thách thức thành cơ hội trong quá trình hội nhập. Nhận thức được vấn đề trên, chúng ta đã chủ trương cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng Việt Nam, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong giai đoạn hội nhập khu vực và quốc tế. Nhiệm vụ trước mắt của các ngân hàng thương mại là mở rộng các dịch vụ ngân hàng, đưa dịch vụ đến từng doanh nghiệp, từng người dân, đưa văn minh thanh toán đến với mọi nhà, mọi người và giảm tới mức tối thiểu thanh toán dùng tiền mặt trong nền kinh tế, tăng lưu lượng và những phương tiện thanh toán hiện đại qua ngân hàng, có chiến lược hội nhập và chủ động tham gia hội nhập với lộ trình và biện pháp phù hợp, nhất là nâng cao năng lực quản trị điều hành theo kịp các chuẩn mực quốc tế để đủ sức cạnh tranh và phát triển bền vững.

a. Dịch vụ ngân hàng điện tử:

Ngân hàng trực tuyến (E-banking) không còn mới lạ ở Việt Nam, thậm chí đã và đang phát triển khá rầm rộ, nhưng dịch vụ ngân hàng trực tuyến ở Việt Nam mới chỉ đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Có thể nói, từ năm 2000 trở về sau này, những sản phẩm mang dấu ấn ngân hàng hiện đại mới được hình thành. Cho đến nay, hầu hết các ngân hàng đều mở website riêng để giới thiệu về các dịch vụ của mình như thủ tục chuyển tiền, mức chuyển tiền, thủ tục và điều kiện vay vốn, tỷ giá hàng ngày, biểu lãi suất đang áp dụng. Hay nói cách

THÁI KIỀU HÀ MI Page 29 khác, các ngân hàng đều đang trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.

Nhìn chung nhiều ngân hàng thương mại ở nước ta đang chú ý phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử. Bên cạnh hai ngân hàng đi đầu là ACB và Vietcombannk, nhiều ngân hàng khác cũng đã mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử.

Call center: đây là kênh giao dịch với ngân hàng đơn giản và được nhiều ngân hàng áp dụng như ACB, HSBC, Vietcombank, ANZ, Đông Á…. Phone banking: dịch vụ ngân hàng qua điện thoại hiện đã có một số ngân

hàng cung cấp như: Vietcombank, Techcombank, ACB, Eximbank… Mobile banking: giao dịch ngân hàng qua điện thoại di động, hiện tại dịch

vụ này đang được một số ngân hàng cung cấp như: ACB, Techcombank, Vietcombank. Riêng ACB là cung cấp dịch vụ này mạnh nhất với nhiều tiện ích được khách hàng ưa chuộng như: báo số dư tự động đến điện thoại di động của khách hàng mỗi khi số dư trên tài khoản thay đổi, thanh toán tiền điện, nước, điện thoại qua di động.

Home Banking: ngân hàng tại nhà, hiện dịch vụ này đang được cung cấp bởi một số ngân hàng như: Ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV, Sacombank, Techcombank, Eximbank, Vietcombank.

Với dịch vụ Internet banking hầu hết các ngân hàng đều đã có trang web

riêng để khách hàng truy vấn thông tin như ACB, Vietcombank, Techcombank, Đông Á…

b. Sản phẩm thẻ :

Một dịch vụ e-banking khác đang được nhiều ngân hàng chú trọng đầu tư và hiện đang cạnh tranh gay gắt là dịch vụ thẻ. Thị trường thẻ Việt Nam

THÁI KIỀU HÀ MI Page 30 đã có sự góp mặt của nhiều ngân hàng thương mại. Sự đa dạng về thành phần sở hữu, cơ cấu tổ chức của các ngân hàng đã làm cho thị trường thẻ trở nên sôi động, cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt trên mọi lĩnh vực hoạt động. Lượng thẻ phát hành ra lưu thông tính đến tháng 2/2009 đã lên đến gần 16 triệu thẻ với tốc độ tăng trưởng bình quân những năm gần đây là từ 300%/năm. Hiện đã có 40 tổ chức phát hành thẻ với khoảng 170 thương hiệu thẻ khác nhau. Các dịch vụ đi kèm cũng rất đa dạng và phong phú, đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của chủ thẻ.

Việc phát triển nhanh chóng của thị trường thẻ tại Việt Nam với nhiều tổ chức phát hành thẻ và nhiều thương hiệu thẻ khác nhau như Visa, Mastercard, JCB, … đang đặt ra yêu cầu cấp thiết phải có một tiêu chuẩn công nghệ thẻ thống nhất và đáp ứng được yêu cầu quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

Do bởi thị trường thẻ của Việt Nam tuy được đánh là đầy tiềm năng nhưng vẫn phát triển rời rạc và cắt khúc do mỗi ngân hàng đầu tư hệ thống ATM và người sử dụng phải tìm đúng máy ATM của ngân hàng phát hành thẻ mới có thể rút tiền được. Hạn chế này được khắc phục sau khi các liên minh thẻ được thành lập.

• Smartlink

Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, liên minh thẻ lớn nhất do Vietcombank chủ trì với 25 ngân hàng thành viên khác, gọi là Smartlink, với 2056 máy ATM (48%), 17.520 máy POS/EDC (57%) và số lượng thẻ đã phát hành 4.721.946 thẻ (57%).

• Banknet

Do Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và 7 ngân hàng thành viêc sáng lập, với số lượng máy ATM chiếm 62% (2654 máy), máy POS chiếm 46% (10.548 máy) và đã phát hành 5170.229 thẻ (chiếm 62%).

THÁI KIỀU HÀ MI Page 31

• Vietnam Bank Card VNBC

Do Ngân hàng Đông Á dẫn đầu, với 4 thành viên Ngân hàng TMCP Saigon Công thương (Saigonbank), Ngân hàng TMCP nhà (Habubank),Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng Sông Cửu Long MHB và Ngân hàng xuất nhập khẩu Eximbank, đến nay đã phát hành 1.766.053 thẻ (21%) với 783 máy ATM (18%), 1682 máy POS (57%). Cuối cùng là liên minh thẻ giữa Sacombank và ANZ. Dự kiến đến cuối năm 2010, toàn thị trường đạt mức phát hành 15 triệu thẻ. Thống kê tính đến ngày 15/11/2007 cho thấy toàn thị trường đã đạt mức phát hành thẻ 8.282.783 thẻ (tăng gần 4 triệu thẻ so với 2006) trong đó có 7.771.494 thẻ ghi nợ nội địa (94%); 25.673 thẻ tín dụng nội địa (0.3%); 302.046 thẻ ghi nợ quốc tế (3.65%) và 183.616 thẻ tín dụng quốc tế (2.2%). Theo Ngân hàng Nhà nước, Việt Nam là nước đi sau về công nghệ thanh toán so với các nước phát triển. Chính phủ đã đưa ra mục tiêu là cho đến năm 2010, tỷ lệ tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán không quá 18% và đến năm 2020 giảm xuống 15%.

Nói chung, có thể thấy rằng, với việc ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống ngân hàng trong nước đã có những biến chuyển mạnh mẽ, thu được một số kết quả nổi bật. Tuy nhiên, so với yêu cầu hội nhập khu vực và thế giới, hiện tại mức độ ứng dụng cộng nghệ thông tin để hiện đại hóa hệ thống ngân hàng trong nước mới chỉ là bước khởi đầu, các dịch vụ ngân hàng điện tử chỉ mới dừng lại ở mức cung cấp các thông tin về tài khoản, các thông tin dịch vụ của ngân hàng mà chưa thực sự được phổ biến lắm, chưa tạo ra được sự đa dạng hấp dẫn, sự tiện lợi thực sự để đủ sức thuyết phục mọi người sử dụng.

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai E banking tại Việt Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)