Đầu tư, tín dụng, tài chính

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 10 NĂM THỰC HIỆN LUẬT BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NĂM 2004 (Trang 45)

I. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN LUẬT BV & PTR NĂM 2004

7. Một số vấn đề khác có liên quan đến BV & PTR

7.2. Đầu tư, tín dụng, tài chính

7.2.1. Kết quả đạt được

a)Thực trạng nguồn vốn đầu tư cho BV & PTR (Bảng 1.5)

- Trong giai đoạn 2006-2010 (sau khi Luật BV & PTR năm 2004 được ban hành), tổng nguồn vốn đầu tư cho tạo rừng là 18.196 tỷ đồng (bình quân mỗi năm: 3.639,2 tỷ đồng), trong đó nguồn vốn đầu tư chiếm tỷ trọng cao nhất là khu vực hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng: 9.627 tỷ đồng (chiếm 52,9%), sau đó là ngân sách nhà nước: 4.854 tỷ đống (chiếm 26,7%). Các nguồn đầu tư khác tương đối thấp, như: vốn đầu tư từ nguồn tín dụng:1.092 tỷ đồng (chiếm 6%), vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài: 208 tỷ (chiếm 1,1%), tổ chức ngoài quốc doanh 7,2% tổng vốn đầu tư tạo rừng).

So với giai đoạn 2001-2005, vốn đầu tư giai đoạn 2006-2010 tăng 81,4

%, các nguồn vốn đầu tư trong nước đều có xu hướng tăng. Đầu tư ngân sách tăng mạnh giai đoạn 2006 - 2010 do tăng diện tích trồng rừng, tăng đơn giá trồng rừng; nhưng chủ yếu việc tăng vốn ngân sách đầu tư cho trồng rừng giai đoạn này là do toàn quốc thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng cùng với việc triển khai chính sách hỗ trợ phát triển rừng sản xuất theo Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

Cơ cấu vốn đầu tư cũng có sự thay đổi, như: vốn đầu tư từ khu vực hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng; tổ chức ngoài quốc doanh có xu hướng tăng (giai đoạn 2001-2005 chỉ chiếm 43,4% và 5,2%; trong khi đó giai đoạn 2006-2010 là: 52,9% và 7,2% tổng vốn đầu tư); vốn ngân sách nhà nước không có sự thay đổi (26,5%); vấn đề này phù hợp với chủ trương xã hội hóa nghề rừng, huy động nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước cho trồng rừng. Vốn đầu tư từ nguồn tín dụng, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài có xu hướng giám (giai đoạn 2001-2005 chiếm 8,1% và 2,4%, trong khi đó giai đoạn

2006-2010: 6% và 1,1%); vốn đầu tư từ nước ngoài cho trồng rừng còn chiểm tỷ trọng quá thấp trong tổng vốn đầu tư cho trồng rừng.

- Giai đoạn 2006-2010 thực hiện thí điểm chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 của Thủ tướng chính phủ (thí điểm tại 2 tỉnh: Lâm Đồng và Sơn La). Đến năm 2010, số tiền thu được từ dịch vụ môi trường rừng là 432, 3 tỷ đồng, chiếm 0,82% tổng vốn đầu tư cho lĩnh vực trồng rừng. Bắt đầu từ năm 2011, thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trong phạm vi toàn quốc theo quy định tại Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ. Đây là một trong những nguồn tài chính tiềm năng đầu tư trực tiếp vào rừng.

Bảng 1.5: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư trong lâm nghiệp

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Chỉ tiêu Giai đoạn So sánh 2001 - 2005 2006 - 2010 1 2 3 4 5=4-3 (+-) 6=4/3(%) I Tổng cộng 23.573.077 35.735.294 12.162.217 151,5 1 Trồng rừng 10.030.085 18.196.394 8.166.309 181,4 - Ngân sách nhà nước 2.662.998 4.854.170 2.191.172 182,2 - Tín dụng 821.666 1.092.417 270.751 132,9 - ODA 1.410.776 1.091.138 -319.638 77,3 - FDI 246.400 208.180 -38.220 84,4 - Tổ chức ngoài quốc doanh 525.469 1.312.867 787.398 249,8 - Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng 4.362.776 9.637.622 5.274.846 220,9 - Chi trả dịch vụ MTR 432.300 432.300

2 Đầu tư ngoài trồng

rừng 13.542.992 17.538.900 3.995.908 129,5 - Xây dựng cơ bản (Bộ NN) 595.950 1.762.215 1.166.265 295,6 - ODA 2.755.754 3.754.556 998.802 136,2 - Khoa học công nghệ 113.630 204.309 90.679 179,8 - FDI (chế biến) 10.077.658 11.817.820 1.740.162 117,2

Nguồn: Đề án tái cấu trúc ngành lâm nghiệp năm 2012

Như vậy, trong giai đoạn 2006 - 2010, cơ cấu và xu hướng sử dụng vốn đầu tư trong ngành Lâm nghiệp đã có sự thay đổi. Vốn đầu tư cho trồng rừng chủ yếu vẫn là vốn đầu tư huy động từ các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng và nguồn từ ngân sách Nhà nước.

b) Quỹ BV & PTR

- Quỹ BV&PTR Việt Nam là một tổ chức tài chính Nhà nước được thành lập nhằm thực hiện chức năng huy động, tiếp nhận và quản lý, sử dụng các nguồn lực tài chính cho hoạt động BV&PTR.

Theo số liệu của Quỹ BV&PTR Việt Nam, năm 2011 nguồn thu từ chi trả dịch vụ môi trường rừng năm 2009-2011 đạt 493.336 triệu đồng, năm 2012 đạt 1.172 tỷ đồng (gần tương đương với nguồn ngân sách nhà nước bố trí cho BV & PTR (1.200 tỷ đồng); dự kiến năm 2013: 925 tỷ đồng. Ước tính tổng số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng từ các cơ sở sản xuất thủy điện và cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch đến năm 2015 là 1.300 tỷ VND/năm.

7.2.2. Bất cập, hạn chế 7. 2.2.1. Về đầu tư

a) Quy định về khai thác và huy động vốn, nguyên tắc sử dụng vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

- Luật BV & PTR năm 2004 (Điều 10, 11) quy định nguồn tài chính, chính sách của nhà nước về bảo vệ và phát triên rừng chỉ mang tính định hướng, còn trên thực tế việc quy định khai thác và huy động vốn liên quan đến BV & PTR lại chịu sự điều chỉnh bởi pháp luật về ngân sách, đầu tư, tín dụng, nên bất cập giữa yêu cầu cần đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các hoạt động BV & PTR với khả năng nguồn vốn của nhà nước (phần lớn là không đáp ứng yêu cầu về vốn).

- Chưa có định hướng rõ nét về việc huy động nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước cho BV & PTR.

- Bố trí nguồn vốn: nguồn vốn bố trí theo kênh sự nghiệp, do Bộ Tài chính cân đối. Các công trình đầu tư lâm sinh được bố trí từ nguồn vốn đầu tư phát triển của nhà nước, do Bộ Kế hoạch đầu tư cân đối. Các nguồn vốn ODA hàng năm khi giải ngân đều yêu cầu có nguồn đối ứng từ ngân sách. Từ các quy định về kế hoạch tài chính như vậy, phát sinh các nghiệp vụ xây dựng kế hoạch, lập dự toán ngân sách rất phức tạp, khó có sự thống nhất, đồng bộ giữa các cơ quan, giữa các cấp, giữa các Bộ.

b) Cơ chế đầu tư, hỗ trợ đầu tư

- Không quy định các họat động kinh doanh rừng sản xuất là rừng tự nhiên, chế biến lâm sản (ngoài sản xuất ván nhân tạo từ nguyên liệu nông lâm sản trong nước),

xây dựng cơ sở hạ tầng trong vùng nguyên liệu tập trung... thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư là chưa hợp lý.

- Về mức đầu tư trồng rừng, bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ: việc quy định không đồng bộ và chưa rành mạch về định mức và mức hỗ trợ đầu tư tại một số văn bản pháp luật dẫn đến khó khăn khi áp dụng. Trồng rừng phòng hộ ở nơi rất xung yếu và xung yếu mức đầu tư trực tiếp đến người trồng rừng bình quân 15 triệu đồng/ha là rất thấp, vì trồng rừng phần lớn ở những vùng điều kiện khó khăn, hơn nữa suất đầu tư được tính bình quân trên địa bàn cả nước với các điều kiện khó khăn thuận lợi khác nhau, cơ cấu cây trồng khác nhau là không hợp lý.

c) Về hạng mục đầu tư: việc quy định các hạng mục đầu tư từ nguồn vốn đầu tư phát triển, vốn sự nghiệp kinh tế của nhà nước chưa thống nhất tại một số văn bản pháp luật cũng gây khó khăn cho việc triển khai tại địa phương.

d) Hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất

- Quy dịnh điều kiện nhận hỗ trợ đầu tư đối với chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng quá chặt chẽ chưa đủ hấp dẫn người trồng rừng và người dân rất khó tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ này.

- Quy định nguồn vốn hỗ trợ đầu tư trồng rừng sản xuất đối với ngân sách địa phương, được sử dụng nguồn thu từ bán cây đứng, thuế tài nguyên rừng, tiền thu từ xử phạt các hành vi vi phạm Luật BV & PTR, phí bảo vệ môi trường, nguồn thu được để lại từ các nhà máy thuỷ điện và các nguồn thu khác nhưng rất khó thực hiện, khi nguồn thu từ thuỷ điện chỉ trả trực tiếp cho người bảo vệ rừng đầu nguồn; tiền bán cây đứng và thuế tài nguyên không đáng kể; việc huy động phí bảo vệ môi trường cho các hoạt động này phải có văn bản QPPL điều chỉnh, tiền thu từ xử phạt hành chính phải nộp vào ngân sách và phần trích để lại chỉ được sử dụng cho một vài hoạt động bảo vệ rừng của lực lượng kiểm lâm. Trên thực tế một số tỉnh vốn hỗ trợ trồng rừng sản xuất rất nhỏ bé.

- Quy định hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn (khai thác sau 10 năm tuổi), cây bản địa với mức 4,5 triệu đồng/ha chưa thực sự khuyến khích người dân trồng rừng gỗ lớn.

- Quy định vốn chi cho xây dựng cơ sở hạ tầng chỉ giới hạn bằng 10% tổng vốn đầu tư là rất thấp.

7.2.2.2. Tín dụng

- Không quy định các dự án liên quan đến lâm nghiệp (trồng rừng, chăm sóc rừng, nuôi dưỡng và phát triển rừng tự nhiên nghèo kiệt…) thuộc danh mục các dự án được vay vốn tín dụng là chưa hợp lý.

- Không quy định các hoạt động trồng rừng, chăm sóc rừng, cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt, chế biến MDF từ gỗ rừng trồng trong nước thuộc danh mục lĩnh vực

hưởng mức lãi suất ưu đãi khi vay lại nguồn vốn vay ODA của Chính phủ là chưa hợp lý.

7.2.2.3. Tài chính

a)Thuế tài nguyên

- Quy định thuế suất sản phẩm khai thác chính gỗ từ rừng tự nhiên từ 10-35% là không hợp lý, vì hiện nay, 80-90% diện tích rừng tự nhiên hiện có là rừng nghèo kiệt hoặc rừng mới phục hồi phải đầu tư dài hạn để bảo vệ và khoanh nuôi phục hồi rừng trong 30-35 năm tới mới hy vọng có thể khai thác được. Thuế suất quá cao có tác dụng tiêu cực, khuyến khích khai thác trái pháp luật và trốn lậu thuế.

- Chưa có chính sách quy định thuế tài nguyên rừng được đầu tư trực tiếp tái tạo lại rừng, nên việc sử dụng tiền thuế tài nguyên không thống nhất, nhiều địa phương sử dụng vào mục đích khác mà không đầu tư tái tạo lại rừng.

b) Tiền thuê đất, tiền sử dụng đất

Quy định chưa thống nhất về thời gian được miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất lâm nghiệp của một số văn bản QPPL và chưa phù hợp do chu kỳ sản xuất lâm nghiệp dài, đầu tư cao, rủi ro cao.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 10 NĂM THỰC HIỆN LUẬT BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NĂM 2004 (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)