I. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN LUẬT BV & PTR NĂM 2004
9. Tóm tắt Luật lâm nghiệp một số nước trên thế giới
10.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế
- Nhận thức về lâm nghiệp của các ngành, các cấp có chuyển biến nhưng chưa có sự quan tâm đầy đủ và toàn diện; chưa đánh giá đúng giá trị của rừng đem lại cho xã hội về các dịch vụ môi trường, chưa thấy hết mối quan hệ sâu sắc qua lại giữa lâm nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi địa phương và những yêu cầu mới đặt ra đối với ngành lâm nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế; chưa đánh giá đúng vai trò phát triển nền lâm nghiệp nhiều thành phần, quá nhấn mạnh đến vai trò của khu vực nhà nước trong việc quản lý tài nguyên rừng.
- Chính sách BV & PTR thay đổi qua nhiều thời kỳ, rừng tự nhiên thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, chủ rừng được trao nhiều quyền, trong khi quyền sử dụng rừng tự nhiên cũng đặt ra nhiều vấn đề mới, trong khi chúng ta còn thiếu kinh nghiệm; mặt khác, công tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn để làm rõ cơ sở khoa học, lý luận còn hạn chế.
- Các văn bản hướng dẫn thi hành luật không được ban hành, triển khai đồng bộ và ban hành rải rác trong nhiều năm từ nhiều cơ quan khác nhau, có văn bản phải bổ sung, chỉnh sửa nhiều lần trong một thời gian ngắn, có mặt còn chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu thống nhất với câc văn bản QPPL khác nên việc áp dụng khó khăn.
- Mỗi một vùng miền nước ta có những đặc thù riêng về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội nhưng trong nội dung các văn bản về BV & PTR chưa có hành lang thông thoáng cho phép các địa phương, các vùng miền vận dụng linh hoạt theo điều kiện của mình để triển khai thực hiện. Đây là nguyên nhân chính làm cho các địa
phương gặp lúng túng trong công tác chỉ đạo thực hiện (chậm ra văn bản hướng dẫn chỉ đạo, chậm tổ chức triển khai…).
- Chế tài xử lý vi phạm pháp luật về BV & PTR còn thiếu và chưa đủ mạnh để ngăn chặn các hành vi vi phạm.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến QPPL lâm nghiệp chưa được triển khai rộng rãi, kịp thời và chưa đến được với nhiều người dân.