Chế biến và thương mại lâm sản

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 10 NĂM THỰC HIỆN LUẬT BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NĂM 2004 (Trang 42)

I. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN LUẬT BV & PTR NĂM 2004

7. Một số vấn đề khác có liên quan đến BV & PTR

7.1. Chế biến và thương mại lâm sản

7.2.1. Kết quả đạt được

- Trong khoảng mười năm trở lại đây với những bước phát triển vượt bậc, Việt Nam đã trở thành quốc gia quan trọng trên bản đồ chế biến gỗ và xuất khẩu đồ gỗ thế giới về quy mô sản xuất, về kim ngạch xuất nhập khẩu, về các mối quan hệ giao thương rộng lớn với các nước sản xuất gỗ nguyên liệu và các nước tiêu thụ đồ gỗ trên toàn thế giới, về số lượng các doanh nghiệp, về giá trị sản phẩm công nghiệp, về số lượng việc làm do ngành này tạo ra.

- Ngày nay có thể nói rằng chế biến gỗ đã trở thành ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp to lớn trong giải quyết công ăn việc làm, phát triển kinh tế, xã hội, chiếm tỷ trọng đáng kể trong GDP, và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. (xem bảng 1.4).

Bảng 1.4: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam

Đơn vị tính: triêu USD

Danh mục 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Dầu thô 7.387 8.323 8.477 10.450 6.210 4.944 7.236 8.395 Dệt, may 4.806 5.802 7.784 9.108 9.004 11.172 14.028 6.156 Giày dép 3.005 3.555 3.963 4.697 4.015 5.079 6.523 7.246 Điện tử, máy tính 1.442 1.770 2.178 2.703 2.774 3.558 4.198 7.882 Gạo 1.399 1.306 1.454 2.902 2.662 3.212 3.643 3.689 Thủy sản 2.741 3.364 3.792 4.562 4.207 4.953 6.107 6,156 Đồ gỗ 1.559 2.014 2.267 2.749 2.614 3.408 3.905 4.641

Nói một cách khác trong thời gian qua ngành chế biến gỗ đã liên tục lên hạng, đặc biệt ở thị trường quốc tế. Tuy nhiên giờ đây thách thức lớn nhất với chế biến gỗ Việt Nam là trụ lại ở đẳng cấp đã đạt được và tiếp tục phát triển. Hệ thống pháp luật hoàn chỉnh tạo hành lang pháp lý thuận lợi là một trong những điều kiện quan trọng để CB&TMLS Việt Nam thực hiện được điều này.

7.2.2. Tồn tại, hạn chế

a) Không có một văn bản QPPL nào dành riêng cho việc điều chỉnh trực tiếp và toàn diện về CB & TMLS về các khía cạnh, như: quan điểm, định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển. Đáng chú ý là trong tổng số 88 Điều của Luật BV & PTR năm 2004 không có điều nào dành riêng cho CB &TMLS, và trong tổng số hơn 21 ngàn từ của Luật BV & PTR năm 2004, chỉ có 3 lần cụm từ "Chế biến lâm sản" được nhắc đến.

b) Chỉ có một số văn bản QPPL gián tiếp điều chỉnh một số nội dung về khuyến khích trồng rừng xây dựng nguồn nguyên liệu cho chế biến gỗ, phát triển chế biến gỗ quy mô nhỏ, ưu đãi và hỗ trợ về tín dụng và đầu tư CBLS ở những vùng khó khăn. Tuy nhiên, chưa có văn bản QPPL nào quy định cụ thể những nội dung liên quan đến CB &TMLS đã được đề cập trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020, cụ thể:

- Xây dựng các vùng nguyên liệu:khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung có quy mô vừa và lớn nhằm bảo đảm nguyên liệu cho chế biến lâm sản.

- Phát triển công nghiệp chế biến lâm sản:

+ Đưa công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản trở thành mũi nhọn kinh tế của ngành lâm nghiệp, phát triển theo cơ chế thị trường. Khu vực ngoài quốc doanh có vai trò quan trọng và được khuyến khích đầu tư trong phát triển công nghiệp chế biến lâm sản.

+ Quy định cụ thể việc tập trung phát triển các sản phẩm có ưu thế cạnh tranh cao như đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời, đồ mộc mỹ nghệ và sản phẩm mây tre, củng cố và nâng cấp hệ thống nhà máy chế biến lâm sản quy mô vừa và nhỏ và phát triển công nghiệp chế biến lâm sản quy mô lớn.

+ Xây dựng và mở rộng khu công nghiệp chế biến lâm sản ở các vùng có khả năng cung cấp đủ nguyên liệu, ổn định; hiện đại hoá công nghiệp chế biến lâm sản quy mô nhỏ ở các vùng nông thôn và làng nghề truyền thống.

- Xuất nhập khẩu lâm sản:

+ Tăng cường trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn và lâm sản ngoài gỗ, để từng bước đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho chế biến, giảm dần sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu và nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm chế biến.

+ Phát triển các mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn là đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoài trời, đồ mộc mỹ nghệ và sản phẩm tinh chế từ lâm sản ngoài gỗ. Đa dạng hoá và không ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm chế biến cho phù hợp với thị hiếu khách hàng trong và ngoài nước. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu và cấp chứng chỉ cho các mặt hàng xuất khẩu.

- Phát triển chế biến gỗ theo vùng lãnh thổ trên cơ sở phát huy lợi thế của từng vùng.

- Tài chính, tín dụng, thuế:

+ Thiếu các văn bản QPPL quy định cụ thể về tài chính và tín dụng nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân đầu tư sản xuất và CBLS (ngoài Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn có quy định về cho vay chế biến, tiêu thụ các sản phẩm lâm nghiệp).

+ Nhà nước tăng cường xây dựng quy hoạch và hỗ trợ lập một số dự án vùng trồng rừng nguyên liệu công nghiệp tập trung để kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước.

+ Miễn giảm thuế cho doanh nghiệp chế biến lâm sản mới xây dựng hoặc đổi mới công nghệ; đơn giản hoá các thủ tục khai thác, lưu thông thương mại lâm sản.

- Tổ chức, quản lý, đào tạo

+ Đổi mới tổ chức ngành theo hướng tiến tới có được hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về lâm nghiệp thống nhất, đủ mạnh từ trung ương đến cơ sở trên phạm vi cả nước.

+ Khuyến khích và hỗ trợ thành lập các hội, hiệp hội của các nhà sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, chế biến và xuất nhập khẩu lâm sản.

+ Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về quản lý rừng bền vững, chuỗi hành trình sản phẩm. Xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia cho các sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ, đáp ứng những yêu cầu cho các thị trường xuất khẩu chính.

+ Nâng cao năng lực và cơ sở vật chất kỹ thuật cho các đơn vị đào tạo về lâm nghiệp. Tăng cường đào tạo cán bộ, công nhân lành nghề cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến lâm sản, trang trại lâm nghiệp và các làng nghề thủ công

+ Nâng cao năng lực và cơ sở vật chất kỹ thuật cho các đơn vị đào tạo về lâm nghiệp. Tăng cường đào tạo cán bộ, công nhân lành nghề cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến lâm sản, trang trại lâm nghiệp và các làng nghề thủ công.

- Nguồn gốc gỗ và hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ: một số văn bản QPPL hiện hành chưa hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của EUTR và LA.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 10 NĂM THỰC HIỆN LUẬT BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NĂM 2004 (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)