Liên bang Nga

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 10 NĂM THỰC HIỆN LUẬT BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NĂM 2004 (Trang 54)

I. ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN LUẬT BV & PTR NĂM 2004

9.1.Liên bang Nga

9. Tóm tắt Luật lâm nghiệp một số nước trên thế giới

9.1.Liên bang Nga

- Bộ luật về rừng của Nga được ban hành năm 2006 và có hiệu lực từ 1 tháng 1 năm 2007 với tư cách là đạo luật cơ bản trong việc bảo vệ, quản lý và kiểm soát rừng. Bộ luật này điều chỉnh nhiều mối quan hệ liên quan đến hoạt động bảo vệ, quản lý và kiểm soát rừng và được xây dựng trên nền tảng các nguyên tắc cơ bản sau đây: (i) đảm bảo quản lý bền vững rừng, tăng tài nguyên và tiềm năng sinh thái của rừng; (ii) tăng cường sự đóng góp của rừng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của vùng; (iii) đảm bảo an toàn và ổn định sinh thái phù hợp với nhu cầu của nhân dân đối với tài nguyên và dịch vụ.

- Bộ luật về rừng năm 2006 có các qui định hướng đến phi tập trung hóa hoạt động quản lý và kiểm soát rừng, theo đó các chủ thể của Liên bang có thể quyết định tư nhân hóa một số vùng rừng trong tương lại.

- Cơ quan quản lý và thực thi pháp luật về rừng: rừng ở Liên bang Nga được quản lý bởi Cục quản lý rừng Liên bang. Cục quản lý rừng Liên bang quản lý 94% diện tích rừng của Nga, 6% còn lại do các tổ chức nông nghiệp, Ủy ban bảo vệ môi trường và một số cơ quan nhà nước khác. Cục quản lý rừng Liên bang có chức năng kép trong lĩnh vực lâm nghiệp là quản lý rừng và kinh doanh rừng. Cơ quan này được giao quản lý toàn bộ rừng của Liên bang và chịu trách nhiệm đối với 20% khối lượng gỗ khai thác dưới mọi hình thức. Như vậy, với Bộ luật mới, Cục quản lý rừng liên bang chuyển từ chức năng quản lý sang việc vừa thực hiện chức năng quản lý vừa thực hiện việc khai thác.

- Một phần diện tích rừng được quản lý bởi Cục quản lý rừng Liên bang được cho thuê. Chính quyền các vùng được quyền quyết định cho thuê rừng và việc cấp phép cho thuê được tiến hành thông qua đàm phán trực tiếp, đấu giá. Thời hạn cho thuê rừng đã được tăng lên 49 năm.

- Sở hữu rừng: Bộ luật rừng năm 2006 vẫn coi rừng là tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước. Đây là điểm đáng lưu ý khi Hiến pháp Nga qui định rằng đất và các tài nguyên thiên nhiên khác có thể thuộc sở hữu tư nhân, Nhà nước, sở hữu của các đô thị và các hình thức sở hữu khác. Hiện tại, Ủy ban của Duma Nga về tài nguyên thiên nhiên đang dự thảo Luật về bổ sung, sửa đổi Bộ luật về rừng năm 2006, theo đó đất rừng vẫn thuộc sở hữu Nhà nước nhưng thẩm quyền đối với việc quản lý gỗ trên đó được giao cho chính quyền vùng.

- Hiện nay, theo Bộ luật về rừng năm 2006, rừng được chia thành 2 loại: rừng cấm và rừng thương mại. Việc phân loại rừng nào thuộc rừng cấm và rừng nào là rừng thương mại thuộc thẩm quyền của chính quyền liên bang. Bộ luật giao cho các cơ quan hành pháp của 83 chủ thể trong Liên bang các quyền chủ yếu về quản lý rừng, giao cho các chủ thuê rừng trách nhiệm quản lý rừng thuê.

- Quản lý rừng: hướng tới việc duy trì và bảo vệ rừng thông qua các giải pháp sau: giảm diện tích rừng bị tổn thất và bị chết; (ii) phân chia trách nhiệm bảo tồn và bảo vệ rừng giữa Nhà nước và doanh nghiệp và công chúng; (iii) phân định địa lý và phân chia rừng theo loại rừng và mức độ bảo tồn và bảo vệ; (iv) hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Nhà nước với doanh nghiệp trong chống cháy rừng và bảo vệ rừng.

Chính sách rừng liên quan đến tổ chức kinh tế lâm nghiệp được hoàn thiện theo những giải pháp sau: (i) Phát triển cơ chế quản lý thị trường trong lĩnh vực lâm nghiệp, bảo tồn, bảo vệ và phát triển rừng; (ii) Hoàn thiện hệ thống phí sử dụng rừng; (iii) Tạo cơ chế tài chính rừng hiệu quả; (iv) Tạo ra những đầu tư đảm bảo cho việc bảo tồn, trẻ hóa nguồn tài nguyên rừng.

- Cơ quan quản lý rừng: việc quản lý rừng ở Nga được thực hiện dựa trên các nguyên tắc sau: sở hữu rừng thuộc Liên bang, quyền hạn quản lý rừng được phân bổ giữa cơ quan quản lý rừng Liên bang ở Trung ương, các chủ thể của Liên bang và các cơ quan tự quản. Cơ quan quản lý rừng được tổ chức theo nhiều cấp. Ở cấp trung ương, chức năng quản lý bao gồm nhiệm vụ quản lý rừng và duy trì việc thực thi thống

nhất pháp luật bảo vệ rừng; giám sát chất lượng của việc chuyển giao quyền hạn, thống kê rừng, qui hoạch và thực hiện trợ cấp. Ở cấp chủ thể Liên bang, nhiệm vụ quản lý rừng cũng tương tự. Ở cấp thành phố thì chức năng chủ yếu là quản lý rừng của thành phố. Những người sử dụng rừng có trách nhiệm thực hiện các giải pháp được xác định trong các qui hoạch rừng được thông qua. Trong các rừng cho thuê thì trách nhiệm quản lý rừng được chuyển giao từ cơ quan quản lý rừng sang cho người thuê rừng.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ 10 NĂM THỰC HIỆN LUẬT BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG NĂM 2004 (Trang 54)