1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác động của kết quả xét nghiệm HIV dương tính đến các mối quan hệ xã hội của người có H tại thành phố Hồ Chí Minh

54 482 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 1,75 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH KHOA XÃ HỘI HỌC VÀ CÔNG TÁC XÃ HỘI A KHOA LUAN TOT NGHIEP Dé tai :

TAC DONG CUA KET QUA XET NGHIEM HIV DUONG TINH DEN CAC MOI QUAN HE

Trang 2

“NS „ A Lời mỡ đâu

Việt Nam chúng ta ngày càng phát triển với những bước tiến vượt bậc Nhưng HIV/AIDS luôn là một vấn đề rất đáng quan tâm trong xã hội hiện nay Cả nhân loại đang củng nhau đây lùi đại địch này Bên cạnh những sự giúp đỡ về mặt vật chất, điều trị thì người có H luôn cần sự chăm sóc, chia sẻ về mặt tỉnh thần với mọi người Vì vậy, các mối quan hệ xã hội rất quan trọng đối với họ Nhưng sự kì thị của xã hội và sự tự kì thị của bản thân người có H là trở ngại lớn nhất Vì vậy, tôi quyết định làm nghiên cứu đề tài về “ Tác động của kết quả xét nghiệm HIV dương tính đến các mỗi quan

hệ của người có H tại thành phố Hồ Chí Minh ”

Tôi xin cảm ơn bác sĩ Trần Thịnh — Phó chánh văn phòng Ủy Ban

Phòng Chống AIDS Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi được

thực tập nghiên cửu tại dự án ATS Trong quá trình thực hiện thực tập, tôi đã nhận được sự hé tro nhiệt tình của các anh chị nhân viên, tham vấn viên

của dự án ATS, đặc biệt là điều phối viên du án : anh Lương Quốc Bình;

tham vấn viên Nguyễn Thành Công cùng nhiều anh chị khác

Tôi luôn có được sự hướng dẫn tận tâm của cô Lâm Thị Anh Quyén,

giảng viên khoa Xã hội học, trường đại học Mở thành phố Hỗ Chí Minh

Tôi chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ của bác sĩ Trần Thịnh, các

anh chị tại dự án và cô Xin chúc cho bác sĩ, anh chị và cô luôn khỏe mạnh,

gặp nhiều thành công trong cuộc sống cũng như trong công việc

Trang 3

Nguyễn Thị Phương Linh MSSV : 60661087

MỤC LỤC

0.00 1

Nhận xét của giáo viên hướng dẫn neo 2

PHAN I: GIỚI THIỆU sô 7a -+ 5 1.1 Bối cảnh chung về tình hình HIV/AIDS tại Việt Nam 5 PT n4 6 1.3 Điểm lại thư tịch -scccset tr tt xe trerrree 7 2 — Mục đích nghiên cứu co nàn HH HH Hy 9 2.1 Mục tiêu tổng quát .2 Sccs x1 221 112111111111 1111 m1xtkrrriee 9 2.2 Mục tiêu cụ thỂ -/c 2< 22H S22 2121311531113 1.1.2.1 TECTEEEE.kerkre 9

3 Đối tượng nghiên cứu .- -.-7c+S2cSScsecrvEEEEE.EE xerrrerrvee 9

3.1 Khách thể nghiên cứu .-. 220+ 22 HH S112 1eexrxee 10 3.2 Khach thé ch 10

3.3 Giới hạn phạm vi nghiên CỨU Ăn ng ren 10 4 — Ý nghĩa khoa học và thực tiễn scccH teen 10 4.1 Ý nghĩa khoa học 2S 2S 2212212221170 eree 10

4.2 Y nghia thure tS oo cccccsscssssssesecsssssesssseessssssessssecersasenssecsesseeesssvesssseeeessuesessee 10

5 _ Phương pháp nghiên CứỨU Sóng Ty HH, 11 5.1 Phương pháp thu thập thông tin

5.2 Phương pháp xử lý thông tỉI - on HH HH HH Hy hờ

PHAN HAI : PHAN NOI DUNG

Chương 1 : Cở sở lý luận nghiên cứu đề tài

I Cụ thể hóa các khái niệm 13

2 Khung nghiên cứu 14

3 Câu hỏi nghiên cứu

4 Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu_ .ccccccccceccey 15

Chương 2 : Kết quả nghiên cứu

1 Các thông tin tổng quát về đối tượng nghiên cứu . 18

Trang 4

1.1 Tình hình kinh tế - văn hóa —- xã hội của thành phố Hồ Chí Minh

hiỆn nay cu HH HH 0 ng HH nà 0101444411101 7801114 t1, 18

1.2 Tổng quan về dự án ATS ch tre 19

1.3 Bảng tóm lược về đối tượng tham gia phỏng vắn . - 22

2 — Trải nghiệm của bản thân người có H khi biết kết quả xét nghiệm HIV

dương tÍnh có S< SH h2 tr HH0 4 1114141 5” 23

2.1 Lý do đối tượng đi xét nghiệm .- ccc/ccScccctrrcrrey 23

2.2 Cảm giác đến trung tâm xét nghiệm và biết kết quả xét nghiệm HIV 25

2.3 Cảm giác khi biết kết quả xét nghiệm .«-ocooSccccrirrrever 26

2.4 Yếu tổ giúp đối tượng vượt qua cảm giác khi nhận kết quả 27

3 Tác động của kết quả xét nghiệm HIV đương tính lên các mỗi quan hệ xã hội của người có HÏ vector HH re 28

3.1 Tac động của kết quả xét nghiệm HIV dương tính đến mối quan hệ gia

đình của người CÓ HH xà HH HH TH TH TH TH gà HH HH 28 3.1.1 Chưa tiết lộ kết quả xét nghiệm .à co te 29 3.1.2 Người được đổi tượng tiết lộ CRONIN cu ee 31

3.1.3 Cảm giác và thái độ, hành vì của gia đình c «Ăn 32

3.1.4 Các mối quan hệ dòng hỌ 2H nhe 38 3.2 Tác động của kết quả xét nghiệm HIV dương tính đến mối quan hệ bạn bè ð 8/1/0200 8n 39

3.2.1 Mỗi quan hệ bạn bè hiện tại của người có H 40

3.2.2 Tiết lộ thông kết quả xét nghiệm cho bạn bề co 41

3.2.3 Lý do tiết lộ thông kết quả xét nghiệm cho bạn bè 43

3.2.4 Việc phòng ngừa lây nhiễm HIV cho bạn à ào 44

3.3 Tác động của kết quả xét nghiệm HIV dương tính đến mối quan hệ công việc, đồng nghiệp của người có H - (c2 S22 S2 ng Hee se 46 PHẦN 3 : KÉT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ ©2< 2 ve eSEEEEkxerkrrrrreg 50 PHỤ LỤC 522252222 222221122731222EE.72E 711.7111.221 E.TEEg ceeerrerriee

Trường hợp phỏng vấn số l — - 54

Văn bản pháp luật về phòng chỗng HIV/AIDS 55-222 59

Trang 5

Nguyễn Thị Phương Linh MSSV : 60661087

PHAN 1: GIOI THIEU

1 DAN NHAP

1.1 Bối cảnh chung về tình hình HIV/AIDS tại Việt Nam

Sau khi thiết lập nền “ kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ” từ

năm 1986 đến này, xã hội Việt Nam đã và đang có nhiều bước chuyển đổi tích cực Nền kinh tế của đất nước càng ngày càng phát triển mạnh, văn hóa luôn được chú trọng và thêm đa dạng phong phú, xã hội thêm những bước tiến mới để ngày

cảng văn minh hiện đại Cùng với những sự mở cửa để phát triển thì chúng ta cũng phải đối mặt cùng với những thách thức Trong các thách thức ấy thì đại dịch

HIV/AIDS là một thử thách mà cả nhân loại đang phải cùng nhau chung sức

chống lại Đây là một cuộc chiến lâu dài, bền bỉ của con người Đã hơn ba thập

niên từ khí virus HIV được phát hiện, đến nay các nhà khoa học vẫn phải đang chiến đấu, tìm hiểu và nghiên cứu cách chữa trị căn bệnh này Vậy mà giới khoa học vẫn chưa có được một kết quả nảo về cách chữa trị căn bệnh thé ki nay Bén

cạnh đó, căn bệnh này còn dẫn đến nhiều vấn đề xã hội khác như sự kì thị đối với

người nhiễm Và có lẽ vì lý đo này, HIV/AIDS luôn là một vấn để xã hội được

toàn thế giới quan tâm

Việt Nam chúng ta cũng đã và đang có các hoạt động cố gắng để ngăn chặn đại

dịch HIV/AIDS Nhưng từ ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào năm 1990

đến nay thì cả nước đã có 156.802 người nhiễm HIV đang còn sống được báo cáo, trong đó có 34.391 bệnh nhân AIDS còn sống và đã có 44.232 người chết do

AIDS (theo báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2009 của Cục phòng chống HIV/AIDS (trực thuộc Bộ y tế)) Như vậy, số lượng người nhiễm HIV/AIDS tại Việt Nam ngày càng gia tăng Đứng trước thực trang đó, các cơ quan, tổ chức xã hội cũng đã có những hoạt động thiết thực nhằm giúp đỡ, hỗ trợ về mặt vật chất lẫn tỉnh thần cho người có H Bên cạnh những mặt tích cực đó, người có H luôn phải đứng trước những ngăn cách, rào cản xã hội Mặc dù các

Trang 6

hoạt động tuyên truyền giảm kì thị đối với người nhiễm HIV luôn được quan tâm,

chú trọng nhưng sự kì thị đối với người nhiễm HIV/AIDS vẫn còn rất nhiều ngay

cả đối với các mối quan hệ xã hội của người nhiễm

1.2 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh cả thế giới đang cùng nhau chống lại căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS,

Việt Nam đã và đang đóng góp vào những bước tiến ấy Có khá nhiều các dự án

cùng các hoạt động với nhiều mảng dịch vụ khác nhau như : can thiệp dự phòng,

can thiệp giảm tác hại, chăm sóc điều trị, hồi gia .để tác động đến mức độ lây

nhiễm của HIV trong cộng đồng và ý thức, suy nghĩ của người dân trong xã hội về

vận đề này Có rất nhiều kết quả đạt được trong năm 2009 vừa qua như : trong 9

tháng đầu năm 2009 tổng số bao cao su phát miễn phí cho các đối tượng có hành

vi nguy cơ cao là 13.690.464 chiếc; cho tới nay tại 64 tỉnh, thành phế đã có hơn

246 phòng tư vẫn xét nghiệm HIV tự nguyện Riêng 9 tháng đầu năm 2009 đã tư vấn xét nghiệm cho tổng số 176.755 người, số người được xét nghiệm HIV là 168.789 (theo báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2009 của Cục

phòng chẳng HIV/AIDS (trực thuộc Bộ y tế))

Hoạt động thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng đã được

đây mạnh Các thông tin hiện nay hướng tới giáo dục chống kỳ thị phân biệt đối

xử, thay đổi hành vi hơn so với trước đây Những hoạt động này cũng đã góp phần rất lớn trong công cuộc phòng chống HIV của Việt Nam Nhưng vẫn còn một số vấn để khó khăn gặp phải khi các hoạt động truyền thông nảy vấn chưa tác động

mạnh mẽ đến suy nghĩ của người dân, và thông tin, kiến thức về HIV/AIDS vẫn

chưa đến được hết mọi tang lớp trong xã hội Vì vậy, sự phân biệt kì thi đối với

người có H vẫn còn diễn ra tác động làm người có H gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống cũng như trong quá trình điều trị Qua việc phân tích tác động của kết

quả xét nghiệm HIV đến các mối quan hệ của người nhiễm tại thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta sẽ khái quát được phần nào mức độ kì thị và tự ki thị của người

Trang 7

Nguyễn Thị Phương Linh MSSV : 60661087 Các mối quan hệ xã hội luôn luôn tác động đến con người trong xã hội này

Đối với người có H cũng vậy Tác động của các mối quan hệ này ảnh hưởng rất

lớn đến cuộc sống của người có H Tắt nhiên, sẽ có những tác động tiêu cực và tích cực lên tâm lý người có H Qua nghiên cứu, chúng ta sẽ thấy rõ tác động nào là tích cực và giúp người có H sống lành mạnh, lạc quan; tác động nào là tiêu cực và làm người có H càng cảm thấy bi quan hơn về cuộc sống Từ đó, chúng ta sẽ có

những giải pháp truyền thông tích cực hơn, tốt hơn để giảm bớt sự kì thị đối với

người có H đề người có H nhận được nhiều sự giúp đỡ hơn góp phần xây dựng

một cuộc sống hạnh phúc hơn, tích cực hơn cho người nhiễm

Bên cạnh đó, theo báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2009 của

Cục phòng chống HIV/AIDS ( trực thuộc Bộ y tế) thì đến nay, thành phố Hồ Chí

Minh van là địa phương có tổng số người nhiễm HIV cao nhất nước chiếm 26,3% các trường hợp nhiễm HIV phát hiện trên toàn quốc

Vì vậy, tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài “ 7ác động của kết quả xé

nghiệm HIV dương tỉnh đến các mỗi quan hệ của người có H tại thành phố Hà Chi Minh ”

1.3 Điểm lại thư tịch

“ Tìm hiểu kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS tại Việt Nam "

của Viện nghiên cứu phát triển xã hội năm 2003 — 2004 Nghiên cứu này được thực hiện năm 2004 do Viện nghiên cứu Phát triển xã hội (SDS) và Trung tâm nghiên cứu quốc tế về phụ nữ CRW) đã tiến hành một cuộc nghiên cứu về kì thị

và phân biệt đối xử liên quan đến HIV và AIDS tại hai thành phố lớn của Việt

Nam là Hải Phòng và Cần Thơ Cuộc nghiên cứu nhằm mô tả bối cảnh của kì thị và phân biệt đối xử đối với các người có H và gia đình của họ Nghiên cứu này cũng nhằm tìm hiểu sự đan xen giữa kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan tới HIV và kì thị liên quan đến ma túy và mại đâm; đồng thời tìm hiêu những ảnh hưởng của yếu tố giới tới các quá trình này Nghiên cứu phân tích số liệu định tính thu

Trang 8

thập được từ hơn 250 đối tượng tham gia khảo sát theo hệ thống các chủ để nghiên cứu

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu tổng quát ,

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu tổng quát nhằm tìm hiểu tác động của

kết quả xét nghiệm HIV đương tính đến các mối quan hệ của người có H tại thành phô Hồ Chí Minh

2.2 Mục tiêu cy thé

Để thực hiện mục tiêu tổng quát trên, nghiên cứu này đặt ra các mục tiêu cụ thể sau :

Tìm hiểu tác động của kết quả xét nghiệm HIV dương tính đến mối quan hệ gia đình của người có H như mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, vợ chồng, anh chị em, họ hàng tại thành phố Hồ Chí Minh

Tìm hiểu tác động của kết quả xét nghiệm HIV dương tính đến mối quan hệ

bạn bè của người có H tại thành phố Hồ Chí Minh

Tác động của kết quả xét nghiệm HIV dương tính đến mối quan hệ công việc

và đồng nghiệp của người có H tại thành phố Hỗ Chí Minh

3 ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đấi tượng nghiên cứu của đề tài chính là các mối quan hệ gia đình, bạn bè, công việc của khách thể nghiên cứu, chính là tác động của kết quả xét nghiệm tác động đến đối tượng nghiên cửu của khách thể nghiên cứu Song song đó, trong điều kiện cho phép, tác giả xác định mức độ ảnh hưởng của đối tượng nghiên cứu đến khách thê nghiên cứu trong quá trình sống và điều trị HIV

3.1 Khách thể nghiên cứu

Trong dé tai nay, khách thể nghiên cứu là người có H tại thành phố Hồ Chí Minh

Trang 9

Nguyễn Thị Phương Linh MSSV : 60661087

3.2 Khách thể điều tra

Khách thể điều tra là số khách thể trong mẫu nghiên cứu được tiếp cận và phỏng

vẫn Trong đề tài này, khách thể điều tra được chọn ra 'từ khách thể nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu tích luỹ kết hợp với kĩ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên

3.3 Giới hạn phạm vỉ nghiên cứu

Phạm ví nghiên cứu được xác định trong một giới hạn nhất định Trong đề tải

nghiên cứu này, phạm vi được quan tâm là những người có H đến dé lấy thẻ tham

gia điều trị tại dự án ATS vào tháng 4 năm 2010

4 Y NGHIA KHOA HOC VA THUC TIEN

4.1 Ý nghĩa khoa học 4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đánh giá, phân tích sự tác động của kết quả xét nghiệm HTV dương tính

đến các mối quan hệ của người có H tại thành phố Hồ Chí Minh và qua đó đưa ra

khuyến nghị đối về phương pháp truyền thông thay đổi hành vi, sự kì thị của mọi

người trong xã hội về HIV/AIDS

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨỬU Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp định tính

5.1 Phương pháp thu thập thông tin

Trong đẻ tài này, chúng tôi sử dụng 2 phương pháp thu thập thông tin chủ yếu là phỏng vấn sâu và phương pháp quan sát thứ cấp

Trang 10

Nghiên cứu bằng phương pháp định tính nhằm tìm hiểu đầy đủ hơn về hoàn

cảnh cụ thể của mỗi đối tượng , giúp hiểu sâu những tác động của việc có kết quả xét nghiệm HIV dương tính đến các mối quan hệ gia đình, bạn bè và công việc, đồng nghiệp để chúng ta xem xét có sự kì thị của các mối quan hệ đó đối với người có H hay không

Phương pháp phóng vấn sâu được thực hiện theo phương pháp bán cau trúc, dựa trên một bảng câu hỏi gợi ý, trong đó các câu hỏi cụ thể sẽ linh hoạt thay đổi tùy theo cuộc trao đổi với đối tượng tham gia nghiên cứu Bảng gợi ý phỏng vấn sâu tập trung vào các nội dung sau :

Trải nghiệm của bản thân về kết quả xét nghiệm HIV

Tác động của kết quả xét nghiệm HIV dương tính đến mối quan hệ gia đình của người có H

Tác động của kết quả xét nghiệm HIV dương tính đến mối quan hệ bạn bẻ

của người có H

Tác động của kết quả xét nghiệm HIV đương tính đến mối quan hệ công

việc và đồng nghiệp của người có H

Để đối tượng tham gia phỏng vấn có thể nói một cách chân thật và thoải mái, cùng với nguyên tắc bảo mật thông tin khách hàng tại đự án ATS ( nơi nghiên cứu

diễn ra ) vì vậy khi trích dẫn những câu nói của người được phỏng vẫn vào kết

quả, tác giả đã không gắn tên của đối tượng vào mà thay bằng số kí hiệu trường

hợp

3.2 Phương pháp xử lý thông tin

Nghiên cứu chọn lọc thông tin chủ yếu thông qua phỏng vấn sâu và quan sát

Các cuộc phỏng vẫn được ghi âm và ghi lại ra giấy , đánh số kí hiệu theo thứ

Trang 11

Nguyễn Thị Phương Linh MSSV : 60661087

cần thiết Ở bộ thứ hai, những câu nói của người được phỏng vấn được phân loại,

cắt ra và sắp xếp lại theo từng đề mục Trong các để mục, các trường hợp cũng

được sắp xếp theo số thứ tự đã đánh Ngoài ra, những thông tin được quan sát

cũng được ghi nhận và phân loại theo mục đề

Trang 12

PHAN HAI: PHAN NOI DUNG

Chương I1: Cơ sở lí luận nghiên cứu đề tài

1 CỤ THẺ HÓA CÁC KHÁI NIỆM

HIV: Tên virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người

AIDS: Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người do nhiễm HIV

Kết quả xét nghiệm HIV đương tính : Xét nghiệm HIV có kết quả là đương

tính nghĩa là trong máu có kháng thể kháng HIV Điều này cũng có nghĩa là người

xét nghiệm có HIV, trừ trường hợp trẻ sơ sinh ( một số trẻ không có virus HIV

nhưng lại có kháng thể của mẹ truyền sang )

Gia đình: là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở hôn nhân và quan

hệ huyết thống, những thành viên trong gia đình có sự gắn bó và ràng buộc với

nhau về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ có tính hợp pháp được nhà nước thừa nhận và bảo vệ

Theo tài liệu “ Huấn luyện tham vẫn viên HIV ” của Ủy ban phòng chống

AIDS thành phố Hà Chí Minh, kì thị và tự kì thị được định nghĩa như sau :

Kỳ thị : là một hiện tượng xã hội phức tạp bao gồm sự đan xen giữa các

yếu tố kinh tế xã hội của môi trường sống và những vấn để tâm lý xã hội của cá

nhân đối tượng bị tác động Erving Goffman (1963) đã mô tả 3 thể loại kỳ thị: “ sự

ghê sợ về cơ thể ”, hay là kỳ thị liên quan tới những biến dạng về thể chat; ky thi

liên quan tới “ nhược điểm của tính cách cá nhân ”, thí dụ những người bị coi là thiếu nghị lực, có những đam mê không bình thường, hoặc không trung thực

Ky thị có thể định nghĩa là sự gán nhãn cho một người hoặc một nhóm người một sự khác biệt so với mọi người

Trang 13

Nguyễn Thị Phương Linh MSSV : 60661087 Tự kỳ thị: Thường xảy ra ở những người đã nghe hoặc nhìn thấy người

khác bị kỳ thị và sợ hãi cho bản thân mình Đây là một tiến trình tâm lý nội tại của

người tự kỳ thị, và thường dẫn đến việc họ trốn tránh những môi trường có thể xảy ra sự kỳ thị đối với họ

Bị kỳ thị: Những người đã từng có kinh nghiệm bị người khác kỳ thị Chang han họ đã từng bị từ chối khi đi khám chữa bệnh, đã từng bị buộc thôi việc,

đã từng bị đuôi ra khỏi nhà, đã từng nghe người xung quanh bàn tán về căn bệnh

của họ

Phân biệt đối xử thường được miêu tả là sự đối xử không công bằng đối với một người hoặc một nhóm người Sự phân biệt đối xử có thể thể hiện qua những

văn bản pháp luật chính thức hoặc qua những hành động tự phát của cộng đồng

2 KHUNG NGHIÊN CỨU Kết quả xét nghiệm HIV dương tính Ỷ `

Mối quan hệ Mối quan hệ Mối quan hệ Người có H - gia đình Người co H — ban bé Người có H —- đồng

nghiệp

r

Cuộc sông, thái độ, hành vi,

Trang 14

3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Câu hỏi 1 : Trải nghiệm của bản thân người có H khi biết kết quả xét nghiệm

HIV dương tính

Câu hỏi 2 : Kết quả xét nghiệm HIV đương tính tác động như thế nào đến

mối quan hệ gia đình của người có H ?

Câu hởi 3 : Kết quả xét nghiệm HIV dương tính tác động như thế nào đến mối quan hệ bạn bè của người có H ?

Câu hôi 4: Kết quả xét nghiệm HIV dương tính tác động như thế nào đến mối quan hệ đồng nghiệp của người có H ? 4 BẢNG HƯỚNG DẪN PHỎNG VÁN SÂU 4.1 Trải nghiệm của bản ien khi biết kết quả xét nghiệm HIV đương tính Anh/chị biết kết quả xét nghiệm của mình khi nào? Cảm xúc của anh/chị như thế nao ?

4.2 Tác động của kết quả xét nghiệm đến mối quan hệ gia đình Khi nhận được kết quả, anh/chị có thông báo cho gia đình biết không 2

Nếu không, anh/chị cảm thấy như thế nào ?

Anh/chị có tìm biện pháp nào để bảo vệ người thân không ? Anh/chị có sợ gia đình mình biết không ?

Anh/chị nghĩ nếu gia đình mình biết thì phản ứng của mọi người sẽ như thế nào ?

Nếu có, ai là người trong gia đình mà anh/chị đã thông báo cho họ biết ?

Khoảng bao nhiêu lâu sau khi biết kết quả, anh/chị thông báo cho gia đình

biết 2

Thái độ của người được thông báo như thế nào ?

Mối quan hệ giữa anh/chị và họ như thế nào sau khi nghe thông tin ?

Trang 15

Nguyễn Thi Phuong Linh MSSV_: 60661087

Nếu có, họ đã có những hành động gì khiến anh/chị cảm thấy như vậy?

4.3 Tác động của kết quả xét nghiệm đến mối quan hệ bạn bè Khi nhận được kết quả, anh/chị có thông báo cho bạn bè biết không ? Nếu không, tại sao anh/chị không thông báo ?

Anh/chị có sợ bạn bè mình biết tình trạng HIV của mình không ?

Anh/chị nghĩ nếu bạn bè mình biết thì phản ứng của mọi người sẽ như

thế nào ?

Nếu có, người bạn nào mà anh/chị đã thông báo cho họ biết 2

Thái độ của người được thông báo như thế nào ?

Méi quan hệ giữa anh/chị và họ nhu thế nào sau khi nghe thông tin ?

Họ đối xử với anh/chị như thế nào sau khi biết tình trạng HỊV của anh/chị ?

Anh/ chị có cảm thấy bị kì thị không ?

Nếu có, họ đã có những hành động gì khiến anh/chị cảm thấy như vậy?

1 Tác động của kết quả xét nghiệm đến mắi quan hệ đồng nghiệp

Khi nhận được kết quả, anh/chị có thông báo cho đồng nghiệp biết không ?

Nếu không, tại sao anh/chị không thông báo 2

Anh/chị có sợ đồng nghiệp mình biết tình trạng HIV của mình không ?

Anh/chị nghĩ nếu đồng nghiệp mình biết thì phản ứng của mọi người sẽ như thế nào 2

Theo anh/chị, tình trạng HIV hiện tại có ánh hưởng đến công việc của anh/chị không 2

Nếu có, đồng nghiệp nào mà anh/chị đã thông báo cho họ biết ?

Thái độ của người được thông báo như thế nào ?

Mỗi quan hệ giữa anh/chị và họ như thế nào sau khi nghe thông tin ?

Họ đối xử với anh/chị như thế nào sau khi biết tình trạng HTV của anh/chị ? Anh/ chị có cảm thấy bị kì thị không ?

Trang 16

Chương 2 : Kết quả nghiên cứu

2 CÁC THÔNG TIN TỎNG QUÁT VÈ ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1 Tình hình kinh tế - văn hóa — xã hội của thành phố Hồ Chí Minh hiện

nay

Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là thành phố đông dân nhất, đồng thời

cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của cả nước ta

Về mặt kinh tế, thành phố Hồ Chí Minh giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam Trong tổng sản phẩm cả nước, thành phố chiếm 20,2 % tổng sản phẩm và 27,9 % giá trị sản xuất công nghiệp của cả quốc gia Nền kinh tế của

thành phố Hồ Chí Minh rất da dang C6 rat nhiều lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy

sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây đựng dến du lịch, tài chính “ Cơ

cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc đoanh

chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Về các ngành

kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1% Phần còn lại, công nghiệp và xây

dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2% ” ( từ www.wikipeđia.org ) Nói chung, thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều khó khăn

nhưng là một thành phố trẻ, năng động và trên đà phát triển kinh tế

Về mặt xã hội, thành phố Hồ Chí Minh là thành phế rất đông dân với nhiều

thành phần dân cư đến từ khắp mọi miễn đất nước Vì vậy, tinh hình xã hội ở đây

khá phức tạp và có nhiều điều bất cập như sự phân bố dân cư không đồng đều, hệ

thống giao ien ùn tắc, đường xá xuống cấp, ngập lụt Và mặc đù thành phố

Hồ Chí Minh có thu nhập bình quân đầu người rất cao so với mức bình quân của

cả Việt Nam, nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày các lớn

Về văn hóa, thành phố Hồ Chí Minh có thể xem một trong hai trung tâm lớn

Trang 17

Nguyên Thị Phương Linh MSSY : 60661087

dục thể thao, văn hóa giải trí Vì vậy, hoạt động văn hóa của thành phố Hồ Chí

Minh nhộn nhịp và phát triển hơn bắt cứ thành phố nào ở Việt Nam

Chúng ta thấy rằng thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm lớn của cả nước

và vì vậy vẫn còn khá nhiều vấn đề bắt cập cần được giải quyết

2.2 Tông quan về dự án ATS :

Dự án ATS ( viết tắt của của cụm từ Anonymous Testing Site) là điểm tham

vấn, xét nghiệm đầu tiên của Việt Nam Dự án ATS là sự kết hợp giữa Ủy Ban Phòng Chống AIDS thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Nghiên cứu Phòng ngừa

AIDS thuộc trường Đại học California, San Francisco (CAPS-UCSF) và Tổ chức

sức khỏe gia đình Quốc tế (FHI) bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 11/2001 tại địa

điểm 53 Vũ Tùng (lầu 2), phường 2, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh và

hiện nay dự án được đặt tại lầu 1, khoa tham vấn hỗ trợ cộng đồng quận Bình Thạnh, 8/104 Đinh Bộ Lĩnh, phường 24 quận Bình Thạnh

Hình 1 : Địa điểm dự án ATS

Trang 18

Mục tiêu chung của đự án là giảm sự lan rộng của HIV ở thành phố Hồ Chí

Minh và cải thiện chất lượng cuộc sống của những người có HIV và những người

bị tác động bởi HIV ở thành phố Hồ Chí Minh

Và mục tiêu cụ thể là :

Cung cấp dịch vụ tham vấn — xét nghiệm tự nguyện giấu tên hiệu quả, dễ

tiếp cận, đồng thời giới thiệu chuyên tuyến cho người nhiễm hiệu qua

Điều phối các hoạt động huấn luyện, chia sẻ kinh nghiệm, họp địch vụ

chuyển gửi, giám sát chất lượng tư vấn và hỗ trợ các buổi họp giao ban mạng lưới VCT ( Mạng lưới các trung tâm tham vấn xét nghiệm tự nghiệm ) trên toàn thành phố Hỗ Chí Minh Trong năm 2009, dự án đã đạt được một số kết quả sau : v Tham vấn: 1649 người v Xétnghiệm: 1561 (95%) v Nhận kết qua: 1413 (91%) v“ Kết quả (+): 313 (20%) v Cấp thẻ xác định tình trạng nhiễm HIV: 252 (81% số người có kết qua (+)) +“ Tỉ lệ(+) được chuyển gởi: 252 (81%) UBPCAIDS | Ra | PO TTYTD? BÌNH ĐIỀU PHỐI VIÊN a ĐIỀU PHỐI HUẤN BIRUPHOICSEN LUYSN So dé t6 chức dy án | | _| | | |

THAMVAN | | THAMVAN THAMVẤN RNVIÊN NHÂN VIÊN NHÂN VIÊN

Trang 19

Nguyễn Thị Phương Linh MSSV : 60661087

Trang 21

Neuyén Thi Phuong Linh MSSV : 60661087

3 TRAI NGHIEM CUA BAN THAN NGUOI CO H KHI BIET

KET QUA XET NGHIEM HIV DUONG TINH

Nhận kết quả xét nghiệm HIV đương tính luôn là một sự khó khăn đối với tắt

cả mọi người Đã có nhiều trường hợp khi biết kết quá đã có suy nghĩ và hành vi tiêu cực làm hại đến bản thân và mọi người xung quanh Vì vậy, qua cuộc nghiên

cứu lần này, tác giá muốn phân tích để hiệu rõ hơn tâm lý và thái độ thật sự khi

người nhiễm nhận kết quả

3.1 Lý do các đối tượng làm xét nghiệm

Trong quá trình chuẩn bị sinh con, đối tượng được xét nghiệm trước khi sinh như trường hợp 1: “ Luc đầu em vào bệnh viện Đồng Nai cải người ta xét nghiệm, sinh xong người ta chuyên con em lên bệnh viện Nhi Đông Lúc đó, em mới biét ”

Hay như trường hợp 3 : “ 7rước khi sinh, đi khám thì biết nhiễm ”

Với những trường hợp này, đối tượng rất buôn, rất sốc gặp nhiều khủng hoảng vỉ gần như không có sự chuẩn bị tâm lý nào khi biết được kết quả và họ rất lo lắng cho tỉnh trạng HIV của con minh Qua hai trường hợp này, chúng ta thay việc truyền thông dự phòng lây truyền mẹ - con vẫn chưa phổ biến rộng khắp vì vậy vẫn có những trường hợp khi người phụ nữ bắt đầu có thai đã không đi xét nghiệm kiểm tra tinh trạng HIV của mình nên không được uống thuốc dự phòng từ lúc mang thai Nhưng có một câu hỏi được đặt ra ở đây là : Nếu con bị nhiễm thì chuyện gì sẽ xảy ra, ? Tâm lý của những người phụ nữ này sẽ ra sao? Và quan trọng nhất là nếu họ lây nhiễm từ chồng và lây nhiễm cho con thì mối quan hệ giữa đối tượng và chồng sẽ ra sao ? Đây là một vẫn để rất đang quan tâm!

Đối tượng đi xét nghiệm vì biết được tình trạng HIV đương tính của bạn tình

Đối tượng này tự nguyện đến các trung tâm xét nghiệm vì biết nguy cơ của mình

nhưng cảm xúc chung của họ cũng rất lo lắng, bên cạnh đó còn có cảm giác bị phản bội, nhất là khi có nguy cơ bị nhiễm từ chồng và vừa biết được tình trạng HIV của chồng

Trang 22

“ Thì chỗng chị về nói, ông nói ống bị nhiễm, rồi kêu chị đi xét nghiệm ” ( trường

hợp 10)

Nhưng cũng có trường hợp do quan hệ với người có nguy cơ cao

“ Tại anh H mình quen, sau đó mình biết anh H bị nhiễm nên mình đi xét nghiệm

”( trường hợp 8 ) (H là tên bạn tình của đối tượng )

“ Cũng có đi này nọ nên cũng sợ, có thằng bạn là bác sĩ, nó xét nghiệm giùm Không ngờ ” ( trường hợp 5 )

Trường hợp này, đối tượng đi xét nghiệm bên cạnh việc lo lắng thì họ luôn hi vọng khả năng bản thân không bị nhiễm vì theo họ thì chỉ quan hệ tình đục với người có nguy cơ cao chỉ một, hai lần thì cũng còn có khả năng không nhiễm

Còn 5 trường hợp còn lại, tất cả đều có thời gian sử dụng ma tủy và có 4 trường hợp biết được khi đi trại cai nghiện, một trường hợp đo sức khỏe giảm sút nên đi xét nghiệm nhưng gia đình đã từng nghỉ ngờ từ l năm trước

“ Năm ngoái, có về quê làm thuốc Nam với ông thầy ở Vĩnh Long, hình như ông

biết, ông có kêu anh hai tui về dưới nói chuyện Máy anh chị ở nhà đã đoán biết

hồi năm ngoái nhưng hồng nói với tui vì sợ tui buôn ” ( trường hợp 6 )

Qua phỏng vấn lần này, tác giá nhận thấy rằng khi được hỏi trải nghiệm của bản thân người nhiễm lúc nhận kết quả đương tính thì các đối tượng có hảnh vi nguy cơ cao như : tiêm chích ma túy, hành nghề mại dâm gần như thê hiện một

thái độ chấp nhận, đã chuẩn bị tâm lý trước việc sẽ nhiễm HIV và đẫn đến chết, “

bắt cần đời ”

“ Cũng bình thường thôi ” ( trường hợp 4}

“ Nói chưng, chơi cái này thì biết sẽ dính thôi, chơi thì phải chịu ” ( trường hợp 2) “ Cũng buôn, nhưng anh chơi cải này thì sẽ có lúc bị thôi ” ( trường hợp 9 )

Thật sự, mặc dù nói vậy, nhưng khi tác giả hỏi thêm các đối tượng : “ Em biết rằng anh/chị đã chuẩn bị tâm lý cho chuyện này nhưng nếu anh/chị có thêm

Trang 23

Nguyễn Thị Phương Linh : MSSV : 60661087

giả nhận thấy rằng trong lòng họ vẫn rất lo lắng cho người thân, hay vẫn muốn có

một cuộc sống tốt hơn

“ Ông già đang nằm bệnh viện Bà già tui cũng đang bệnh nặng Chỉ sợ ống bả biết Ơng bả biết chắc ơng bả chế? sớm ” ( trường hợp 6 )

“ Gia đình vợ mình biết vợ mình nhiễm nên xua đuổi, mình phải gỗng gánh Giờ chỉ mong có sức khỏe, làm việc kiếm tiển ” ( trường hợp 2 }

Vậy chúng ta có thé thấy rằng việc có kết quả xét nghiệm HTV tác động rất nhiều đến suy nghĩ của những đối tượng từng có những hành vi nguy cơ cao Mặc

dù họ thường có một vỏ bọc rất vững chắc, thường thể hiện thái độ không quan

tâm hay lo lắng đến cái chết, đến tình trạng HIV của mình nhưng thật sự họ vẫn quan tâm, lo lắng cho người thân và mong muốn sống tốt Có thể kết quả xét nghiệm HTV dương tính sẽ giúp họ thay đổi cách sống của mình, sống tích cực và lành mạnh hơn

3.2 Cảm giác đến trung tâm xét nghiệm và biết kết quá xét nghiệm HIV

Trong trường hợp 1, 3, 10 bị lây nhiễm từ chồng khi được hỏi đến cảm giác

đến trung tâm xét nghiệm thì các đối tượng cho biết, mặc đù họ đều đã đi xét

nghiệm rất nhiều lần ở bệnh viện ở Đồng Nai, viện Pasteur nhưng khi đến đây đối

tượng vẫn cảm thấy rất lo lắng, rất sốc Đối tượng vẫn có cảm giác bị phản bội, lừa

dối khi bị nhiễm từ chồng mình

“G : Khi chị biết chị nhiễm, chị có nói gì với anh không ?

ĐT: Em nói với chẳng em, nếu con em mà bị nhiễm như em thì mỗi người đi một con đường ấi, chứ đừng làm khổ nhau nữa ” ( trường hợp 1 }

“7G : Khi chị biết chị bị nhiễm từ anh, chị cảm thấy như thế nào ?

ĐT: Nói thật, chị không thể chấp nhận được Hiện tại, chị chỉ muốn Iï' dị với Ống

thôi.” ( trường hợp 10 )

Bên cạnh đó, trường hợp 1, 3 còn có cảm giác rất lo sợ kết quả xét nghiệm

HIV từ con Trường hợp 3 hiện tại đã biết kết quả xét nghiệm từ con là kết quả âm

tính nhưng khi nhớ đến cảm giác trong khoảng thời gian đó, đối tượng đã nói là :

Trang 24

Liúc đó, lúc nào cũng sợ kết quả của nó là dương ” Hay như trường hợp 1, đối

tượng khi được hỏi về tình trạng HIV của con đã khóc rất nhiều và trong lúc

phỏng vẫn đã hỏi tác giả rất nhiều về khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con

Hai trường hợp 5, 8 đều đã từng quan hệ tình dục với người có nguy cơ nên trong lần xét nghiệm đầu tiên họ đều có cảm giác rất lo lắng nhưng cũng kèm với

hi vọng may mắn không bị nhiễm nhưng vì vậy khi đối tượng biết được kết quả

đương tính đã không tin vào kết quả

“7G : Khi anh mới biết kết quả thì cảm giác của anh như thể nào ?

ĐT: Lúc đầu đâu có tin di xét nghiệm cả chục lần ” ( trường hợp 5 )

Hoặc đã suy nghĩ tiêu cực :

“ Lúc mới biết kết quả, lúc đầu cũng rất sốc lắm, cũng từng muốn tự tử ” ( trường

hop 8 )

Còn trong các trường hợp sử đụng ma túy, có trường hợp cảm thấy sợ khi đến với trung tâm xét nghiệm vì họ nghĩ rằng họ đến đây nếu mọi người biết được đối tượng có sử dụng ma túy và bị nhiễm thì sẽ bị bắt

“7G : Lúc đến trung tâm xét nghiệm, anh cảm thấy thế nào ?

ĐT: Lúc trước, hồi 16 tuổi tui đã chơi ma túy Cũng bỏ rồi nhưng lúc đầu đến đây xét nghiệm cũng sợ rủi mình bị A1DS thì người ta bắt mình Nhờ có hỏi anh B, anh giải thích nên tui mới không sợ nữa ” ( trường hợp 6 ) ( anh B là tham vẫn viên tại dự án ATS )

3.3 Cảm giác khi biết kết quả xét nghiệm

Khi được hỏi đến cảm giác khi nhận được kết quả, có khá nhiều đối tượng

nghĩ rằng bản thân sẽ chết trong thời gian ngắn và vì vậy rất sợ “7G : Khi biết kết quả dương tính, anh cảm thấy thé nao ?

ĐT : Lúc đó, buôn lắm, chỉ không biết mình sống được mẫy ngày nữa

hợp 7)

Trang 25

Nguyễn Thị Phương Linh MSSV : 60661087 Bên cạnh đó, các đối tượng còn có giác sợ-gia đình thất vọng, sợ người thân

biết, sợ bị kì thị

“ 7G : Anh nhận được kết quả thì lúc đây anh nghĩ gì ?

ĐT : Lúc trước, anh cũng từng là giáo viên đó chủ Bởi vậy, đi khám sức khỏe dé

đi nước ngoài với vợ thì biết Lúc đó, anh sợ gia đình mình biết, không biết sẽ ra

sao Nhà anh toàn trí thức hết đó ” ( trường hợp 9 )

3.4 Yếu tố giúp đối tượng vượt qua cảm giác khi nhận kết quả

Khi mới nhận được kết quả, tất cả các đối tượng đều có cảm giác tiêu cực

như : đau buổn, sốc, tuyệt vọng .nhưng sau khi có một thời gian để suy nghĩ thì dối tượng bình tâm lại và có suy nghĩ lạc quan hơn

“ Em nghĩ ai cũng một lần chết, không bệnh này cũng bệnh kia ” (trường hợp

1)

“ Lúc đầu cũng sốc nhưng rôi cũng quen ” ( trường hợp 4)

" Thì lúc đầu cũng buôn réi cũng thôi Mọi chuyện đã xảy ra như vậy rồi thì phải

tìm cách chữa, chứ buôn làm gì " ( trường hợp 5 )

Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy rằng tâm lý của các đối tượng thay đổi theo thời gian nhận biết kết quả Theo tác giả quan sát, các trường hợp đã sống chung với HIV trong một thời gian dài thì khi tác giả hỏi đến cảm giác hiện tại, cũng như trường hợp 9 nói “ Cỡng bình thường Mình cứ sống lành mạnh vậy là

,

được rôi ”, có thê thẫy suy nghĩ của người nhiễm tích cực hơn theo thời gian Bên cạnh đó, theo tác giả, yếu tố tác động không nhỏ đến tâm lý của các đối tượng mà tác giả phỏng vấn là do sự hỗ trợ, tham vấn của các tham vẫn viên tại dự án ATS Những đối tượng được tác giả phỏng vấn là các đối tượng đã đến trung

tâm tham vấn xét nghiệm tự nguyện quận Bình Thạnh để xét nghiệm nên các đối

tượng này đã được tham vẫn trước khi xét nghiệm và khi đến nhận kết quả Có thể

vì lý do đã được chuẩn bị về mặt tâm lý nên các đối tượng trên dù có buồn hoặc có suy nghĩ tiêu cực đều có thể vượt qua sau một khoảng thời gian ngắn

“7G : Về sau thì cảm giác của anh thé nào ?

Trang 26

-ĐT : Mới biết thì tuyệt vọng lắm mà nhờ anh tư vấn ở đây, ảnh cũng giải thích với mình nhiều nên mình phải rắng cô gắng thôi ” ( trường hợp 8 )

" Nghe mấy anh chị ở đây giải thích cũng yên tâm nhiều nên làm thẻ lấy thuốc

uống ” ( trường hợp 7 )

Cảm giác của các đối tượng đều trở nên tết hơn sau khi được tham vấn ở dự án ATS Tôi nhận thấy rằng đối tượng chỉ được tiếp cận với việc tham vấn thay đổi cảm xúc khi đến với dịch vụ tham vấn — xét nghiệm tự nguyện Tuy vậy, sự can thiệp này cũng còn khá chậm trễ Nếu như trong mảng truyền thông trực tiếp bể sung thêm những nhân viên có chuyên môn để có thẻ hỗ trợ tham vẫn ngay từ đầu cho các đối tượng thì sẽ giúp chuẩn bị tâm lý tốt hơn cho khách hàng, giúp người đi xét nghiệm an tâm hơn và biết nhiều thông tin hơn

4 TAC DONG CUA KET QUA XET NGHIEM HIV DUONG

TINH DEN CAC MOI QUAN HE CUA NGUOI CO H

4.1 Tác động của kết quả xét nghiệm HIV dương tính đến mối quan hệ gia

đình của người có H

Theo truyền thống của gia đình Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung, gia đình luôn là cái nôi sinh thành của mọi người Gia đình luôn là nơi dạy dỗ, che chở cho con người Dù bạn lầm đường, lỡ bước đi nữa thì gia đình luôn dang rộng vòng tay đón bạn Vậy với tác động của đại dịch HIV/AIDS, sức mạnh của gia đình có giúp được cho người có H có một sống tốt đẹp hay không ?

Và qua nghiên cứu lần này, tôi có thể thấy rõ gia đình luôn là điểm tựa vững chắc nhất đối với tất cả mọi người Gần như tất cả 10 người tham gia nghiên cứu

lần này đều được nhận được sự hỗ trợ từ người thân trong gia đình 4.1.1 Chưa tiết lộ kết quả xé! nghiệm

Khi được hỏi cảm giác của các đối tượng lúc chưa nói tình trạng HIV của mình cho người thân biết thì ai cũng cùng chung một tâm trạng là rất lo lắng,

không biết phải nói thế nào hoặc cách nhìn của gia đình đối với họ sẽ như thế nào

Trang 27

Nguyễn Thi Phương Linh MSSV : 60661087 ĐT: Chưa

1G : Sao anh chưa nói ?

ĐT: Ba mình khó lắm, nói ra không biết như thế nào nữa

TG : Vậy cảm giác của anh khi chưa cho ba biết kết quả xét nghiệm ra sao ?

ĐT: Sợ ba biết ” ( trường hợp § }

Hay như trường hợp 3 :

“1G ; Hai đứa con của anh chị có biết không ? ĐT: Không TG : Chị có sợ hai đứa con mình biết không ? ĐT: sơ TG : Chị nghĩ hai đứa biết sẽ phản ứng thế nào? ĐT: Em cũng không biết

1G : Chị có định khi nào nói cho hai đứa biết không ?

ĐT : Không, em không nói Tại đứa lớn giờ đang đi học, đứa nhỏ thì còn nhỏ

(Đối tượng khóc) ” :

Khoảng thời gian khi người có H biết kết quả và quyết định nói với gia đình

là một khoảng thời gian rất khó khăn đối với họ Có rất nhiều trường hợp có

những hành động tiêu cực lúc đầu Họ không dám nói với gia đình về tỉnh trạng

HIV của mình Như trường hợp thứ 6, đối tượng đã từng chơi ma túy năm 16 tuổi Đến nay, khi sức khỏe yếu, đối tượng xét nghiệm có kết quá HIV dương tính thì

đối tượng đã không dám nói với vợ

“1Œ : Khi biết kết quả, anh có nói cho vợ biết không ?

ĐT : Không, đến giờ tui vẫn không nói

TG : Vậy làm cách nào anh phòng tránh cho chị ? ĐT: Lúc do, tui noi tui bị bệnh lao, tui trảnh bả

1G : Vậy sau đó thì sao?

ĐT: Lúc đâu thì không Sau bả nghĩ tui quen người khác Bả gián

1G : Sau đó thì tình cảm anh chị thể nào?

Trang 28

DT : Tui buôn lắm, muốn nói nhưng không dám Vợ tui nghĩ tui có người khác nên lạnh nhạt, nhiều lúc vợ tôi nóng giận quát tháo tui chỉ biết im lặng và chịu đựng vì lỗi của mình mà Hơn nữa tôi nghĩ tôi và bả không nên sống chung với nhau nữa

để bảo vệ cho bả với lại không làm khổ vợ con Khoảng 5,6 tháng sau thì tui và bả

chia tay

TG : Vậy bây giờ chị biết chưa ?

DT : Giờ bả có chẳng khác nên tui không nói ” ( trường hợp 6 )

Chúng ta có thể thấy rằng kết quả xét nghiệm HIV dương tính đã làm gia

đình của trường hợp 6 tan vỡ Và qua đây, chúng ta thấy cần phải nhắn mạnh đến tầm quan trọng trong việc tiết lộ thông tin tình trạng HIV cho vợ/chồng biết vì nếu không nói sẽ có thể lây nhiễm cho đối phương và làm lây nhiễm cho người khác

Trường hợp 6 đã không nói cho vợ và con biết, vợ của đối tượng đã kết hôn với

người khác nên có thẻ đối tượng sẽ làm lây nhiễm cho nhiều người

Còn trường hợp 8, đối tượng đã bỏ nhà đi hơn 2 tháng vừa qua và mới quay

về nhà

“TG : Khi có kết quả, khi nào anh nói với gia đình ? ĐT: Mới nói khoảng hai tuần trước

TG : Anh biết kết quả đã 3 tháng rỗi mà bây giờ mới nói với gia đình à ?

ĐT: Mới biết, không dám nói nên bỏ nhà đi với bạn

TG : Sao anh khéng dam noi ?

ĐT: Trước đó biết nghiện là cha mẹ đã nói đã chơi mà nhiễm thì đừng vác mặt về

nhà nữa nên biết bị là bỏ đi luôn ” ( trường hợp 8 )

Tiết lộ kết quả xét nghiệm HIV dương tính cho người thân trong gia đình

luôn là một thử thách khó khăn đối với người có H Và khoảng thời gian quyết

định tiết lộ tỉnh trạng HIV tác động rất nhiều đến tình cảm gia đình của đổi tượng

Nếu không tiết lộ, đối tượng luôn có cảm giác dẫn vặt, lo lắng vì sợ gia đình biết,

sợ gia đình bị nhiễm và luôn phân vân giữa việc tiết lộ hay không Điều này làm

ảnh hưởng đến mối quan hệ gia đình của người nhiễm và làm cho người nhiễm có

Trang 29

Nguyễn Thị Phương Linh MSSV : 60661087

Cũng có những trường hợp không nói cho gia đình, nhưng gia đình biết được thông qua cơ sở y tế khi người có H sinh con

“TG : Cén gia đình bên chồng ?

ĐT : Đâu nói đâu, tại bà gia chong ba di nuôi đẻ nên ba biết chứ ông già chẳng đâu biết Bá về bá cũng làm thỉnh chỉ nói bệnh giống má em vậy đó mẫu xấu nên không cho em bé bu Em cũng mặc kệ, em đâu có nói gì đâu ” ( trường hợp 1 }

Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy rằng, đối với người có H, việc tiết lộ

thông tin với gia đình luôn là một quyết định khó khăn Mặc dù, thành viên trong

gia đình luôn là chỗ dựa tin thần cho con người, nhưng sự kì thị về HIV/AIDS làm chỗ dựa ây trở nên lung lay, đối tượng có H muốn nói, muốn tựa vào điểm tựa ấy

cũng thật sự khó khăn Vậy với những khó khăn trên, những lo sợ trên, người

nhiễm sẽ người nào trong gia đình để tiết lộ là một quyết định rất khó khăn 4.1.2 Người được đối tượng tiết lộ thông tin

Mặc dù, cùng trong gia đình, người có H luôn chọn lựa thành viên họ gần gũi

nhất, tỉn tưởng nhất để chia sẻ thông tin này đầu tiên

“1G : Khi biết kết quả, chị nói với người nào trong gia đình mình ?

ĐT : Lúc đó, chị vào thăm rồi nói luôn ” ( trường hợp 4 )

“1G : Khi đó, anh quyết định nói voi ai dau tiên trong gia đình ?

ĐT: Nói với bà chị kế đầu tiên ” ( trường hợp 5 )

“TG : Anh nói với ai trong gia đình khi nhận kết quả ?

ĐT: Mình nói với mẹ đầu tiên ” ( trường hợp 8 )

Có thể nhận thấy một điều đặc biệt là các đối tượng thường nói với mẹ hoặc

chị Ta có thể giải thích rằng bên cạnh mối quan hệ gần gũi thì mẹ hoặc chị là phụ

nữ Và với tính cách của người phụ nữ thì rất dé thông cảm, dịu dàng và luôn biết

cách chăm sóc đối tượng nên trong các trưởng hợp mà tác giả phỏng vấn thì có

Trang 30

đến 3 trường hợp hiện tại đang sống cùng chi va | trường hợp trong gia đình chi có mẹ biết kết quả xét nghiệm HIV của đối tượng

4.1.3 Cảm giác và thái độ, hành vì của gia đình

Khi đối tượng tiết lộ thông tin kết quả xét nghệm HIV dương tính cho người thân trong gia đình, phản ứng của người thân chính là sự đau buồn

“7G : Khi anh nói với mẹ, cảm xúc của mẹ anh như thế nào ?

ĐT; Mẹ mình buôn lắm, mẹ khóc bồi hà Mà khơng dám khóc trước mặt ba ” ( trường hợp 8 )

“ Chị về chị nói với mẹ, mẹ chị khóc ngắt luôn Mẹ chị sốc lắm ” (trường hợp 10) Bên cạnh đó cũng có trường hợp gia đình rất thất vọng và có phản ứng tiêu

cực khi nghe biết đối tượng bị nhiễm Như trường hợp 5, người chị của đối tượng khi được hỏi thì chị đã kể về phản ứng của người anh trai đối với đối tượng :

" Anh nó biết nó nhiễm, mỗi lần ghé nhà là la mắng nó, chửi nó quá trời Giờ mỗi lần anh nó ghé la nó toàn chui vào phông, ở suốt trong đó Tội nghiệp lắm! BỊ thì bị rồi mà thằng anh nó la suốt Thấy mà thương nó ”

Hoặc như trường hợp 10, mặc dù người nhiễm lây từ chồng nhưng khi một

vài người thân trong gia đình biết thì đã có những lời nói thể hiện sự phân biệt đối XỬ : “7G : Ở gia đình chị khi biết chị nhiễm có phản ứng hoặc đối xử với chị có gì khác không ? ĐT: Cha mẹ và anh chị cũng buôn lắm nhưng hiểu cho chị Có bà chị đâu hay nói nay no TG : Chị dâu chị nói gì ?

ĐT: Thì nói không biết chị lây từ chẳng thật không, ai mà biết Rồi hai đứa cháu

Trang 31

Nguyễn Thị Phương Linh MSSV : 60661087

Ở trường hợp |, gia đình ruột rất thông cảm: “ Bè nội và máy chị chỉ nói bị nhiễm mà cảm thấy sống bên chẳng không được thì về bên này sống rồi và bên này uống thuốc, ăn uống cho khỏe ” và đồng thời rất tức giận người chồng vì đã lây cho đối tượng : “ Khí biết tin em vậy, mấy chị em cũng tim thằng chồng em, chửi nó dữ lắm Bà nội điện thoại cho bà già chẳng em nói tại con bả mà em bị nhiễm.”

nhưng bên người mẹ chồng thì :

“TG : Mẹ chồng khi biết chị nhiễm thì đối xử với chị như thể nào ?

ĐT: Lúc trước, hồi cưới là bị phản đối rồi Sau này sinh đứa đâu bả mới thương

Giờ sinh đứa hai biết nhiễm bả lại ghét như trước

1G : Sao chị biết mẹ chồng chị ghét chị 2 Mẹ chong chị đối xử với chị như thể

nào?

DT : Thì bả nói em đồ thừa cho chẳng em lây cho em, nói - len nói gió hoài hà

May mà ông già chông và máy đứa em chồng em chưa biết Bình thường tụi nó đã

ghét em rồi Biết nữa chắc khó sống với tụi nó Hôm bữa em lên đây nè, anh B ( tham vấn viên dự án ATS - chú thích của tác giả ) nói em đừng có lo lắng nhiễu, về ăn trái cây nhiều Về nhà hôm bữa em mua có trái ẩu đủ em ăn với con em mà bà già chồng em với máy đứa nó cứ nói này nọ ” ( trường hợp 1}

Chúng ta thấy rằng vì đối tượng bị lây nhiễm từ chồng nên gia đình chồng

chấp nhận kết quả trên nhưng vẫn nhiều lần cho rằng bên gia đình vợ “đỗ thừa”

cho chồng

Cá biệt như trường hợp 3 thì gia đình chồng và người nhiễm giấu gia đình

bên người vợ vì người vợ nhiễm từ chồng “TG : Bên gia đình chị có ai biết không ?

ĐT: Không, không ai biết Chỉ có gia đình bên chỗng biết 7G : Vậy gia đình bên chẳng chị đối xử với chị như thể nào ?

ĐT: Vẫn bình thường như trước

Trang 32

TG : Chị nghĩ lý do gì gia đình bên chẳng chị đối xử vẫn bình thường với chị như trước? ĐT: Thì chồng em lây cho em mà ” Người nhiễm này có áp lực tâm lý rất lớn khi phải giấu gia đình ruội của minh “ Nhiéu hic cũng muốn tâm sự với ai đó Nhiều lúc về cũng muốn nói cho anh ruột biết ”

Đây cũng là một vấn đề rất đáng suy nghĩ và đặt câu hỏi Nếu người con dâu là người lây nhiễm cho người chồng thi gia đình chồng sẽ đối xử như thế nào đối với con dâu ?

Qua ba trường hợp trên, tác giả nhận thấy rằng ở những trường hợp người

phụ nữ nhiễm từ chẳng, mặc dù họ là nạn nhân nhưng họ thường gặp rất nhiều sự

kì thị, phân biệt đối xử từ cả hai phía gia đình Áp lực này rất lớn, nếu không có can thiệp đúng lúc, đúng cách có thẻ dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc không lường trước

Còn các trường hợp nhiễm mà gia đình biết đã từng có hành vi nguy cơ cao

như tiêm chích ma túy thì người thân thường có sự chuẩn bị tâm lý trước khi biết

đối tượng tiêm chích :

“7Œ : Mẹ anh biết thì mẹ anh phản ứng thế nào?

ĐT : Mẹ nói, nói chung mẹ cũng biết mình chơi thể nào cũng bị dính thôi Nói

chung lúc đầu mẹ cũng buôn nhưng mình nói an ủi mẹ cho mẹ bớt buén ” ( trường hợp 2 )

“TG: Vay cha me anh biết không ?

Trang 33

Nguyễn Thi Phuong Linh MSSV ; 60661087

Qua các trường hợp trên, chúng ta thấy rằng khi người nhiễm tiết lộ thông

tin về kết quả xét nghiệm HIV dương tính là một một khoảng thời gian rất khó

khăn cho bản thân người nhiễm và người thân trong gia đình Việc nhiễm HIV gây

tác động không nhỏ đến mối quan hệ ấy

Và hậu quả của nó để lại trên mối quan hệ gia đình ấy cũng gây không ít đau

đớn,

“TG : Khi biết kết quả, vợ anh đã làm gì ?

ĐT : Vì đã làm xong hỗ sơ xuất cảnh, vợ anh đi qua Mĩ luôn Mấy tháng đầu còn liên lạc Khoảng một năm sau thì mất liên lạc luôn Chắc cô ấy cũng không muốn liên lạc gì với anh nữa Cũng đành chịu thôi ” ( trường hợp 9 )

Hay có trường hợp một gia đình hạnh phúc gần như tan vỡ khi người nhiễm lây cho người vợ

“ Chị buôn lắm em ơi Chị không biết nói sao với ông nữa đi chơi cho nhiều rồi

về nhiễm cho chị, cho con Chị có làm gì sai đâu chứ Còn con nữa Tội nghiệp nó,

không biết có nhiễm không Nó mà bị bệnh đó lại là do cha nó mới oan chứ

Thằng nhỏ có tội gì đâu Chị không thể chịu nổi nữa rồi Chi doi li di miét ma éng

còn níu kéo Mà sống với gia đình bên ấy thì vậy đó, còn với chồng mình thì,

.Nếu không được, chắc chị l¡ đị cho xong ” ( trường hợp 10)

Kết quả nhiễm HIV dương tính, nếu không có sự kì thị thì có lẽ rằng mối quan hệ gia đình của những đối tượng này cũng sẽ không gặp nhiều khó khăn, đỗ vỡ như trên

Khi nhận kết quả, đối với người nhiễm, gia đình luôn là đối tượng mà người

nhiễm lo lắng, quan tâm nhất Nhất là đối với phụ nữ bị nhiễm từ chồng và có con

thì sự lo lắng của người nhiễm là sự an toàn của con và cuộc sống của con sau này

“ Em chỉ sợ đứa bé con em nhiễm thì nghe người ta nói chỉ sống được hai, ba năm ” ( Đối tượng khóc ) ( trường hợp 1 )

Và trường hợp 10:

Trang 34

“7G : Còn khoảng bao nhiêu lâu chị sẽ biết kết quả xét nghiệm của con chị ? ĐT : Còn khoảng 3 tháng nữa

TG : Cam giác của chị bây giờ ra sao ?

DT: Chi ( đối tượng khóc ), chị lo quả em ơi Không biết sao nữa Con chị mà

bị vậy không biết làm sao chị sống được nữa Mà con chị có uong thuốc dự phòng

bác sĩ cho chắc không sao phải không em? Chỉ cầu mong nó không sao là chị

mừng rồi ”

Hay như trường hợp 3 :

PV : Anh chị tính thế nào cho 2 đứa con ?

DT : Em cũng không biết nữa, được tới đâu bay tới đó °( Đồi tượng khóc )

Đó là những tâm sự đầy sự lo lắng, hoang mang của những người mẹ nhiễm

HIV, Đối với họ, khoảng thời gian chờ đợi để biết được kết quả xét nghiệm của

con là một khoảng thời gian dài như vô tận Và khi con không nhiễm thì họ lại lo cho cuộc sống sau này của con Đứa con là một nạn nhân vô tội trước sự kì thị của

xã hội Trong thời gian vừa qua, nếu chúng ta có theo dõi thời sự chắc cũng đã biết trường hợp ở huyện Củ Chỉ của thành phố Hồ Chí Minh Những đứa trẻ, con của người nhiễm ở trung tâm Mai Hòa, đã bị từ chỗi khi muốn đi đến trường Những

câu chuyện đau ien sẽ vẫn tiếp tục diễn ra nếu sự truyền thông không được đây

mạnh hơn nữa đề đến với từng nhà, từng ngõ xóm

Bên cạnh những mặt tích cực là người thân luôn lo lắng, yêu thương, chăm

sóc cho người nhiễm nhưng trong gia đình người nhiễm nhưng vẫn có những hành

động, lời nói mang tính kì thị Mặc dù người nhiễm đã hoàn lương nhưng gia đình

vẫn xem đó là lỗi lầm, vẫn có những lời than phiền, trách móc người nhiễm

Như trong khi đối tượng trong trường hợp 4 nói về quá trình đi trại cai

nghiện, người chị đã nói : “ Gia đình tốn tiền vì nó không ”

Trang 35

Nguyễn Thị Phương Linh MSSV : 60661087

: “ Mỗi lần anh trai nó về là nó ở trong phòng khơng ra ngồi, anh nó về thấy nó là la nó hoài ”

Hoặc khi được hỏi về cách phòng tránh lây nhiễm cho người thân trong gia

đình thì tất cả 10 người nhiễm được phỏng vấn đều được trang bị kiến thức về

phòng tránh lây nhiễm HIV nên biết cách phòng tránh cho bản thân và các thành

viên trong gia đình khá tốt

“TG : Anh lam gi dé phòng tránh cho chị khi chị chăm sóc anh ?

ĐT : Thì mình sử dụng những vật dụng nào có thể gây chảy mắu riêng như đồ cắt móng tay, móng chân, bàn chải, ” ( trường hợp 5 )

Hay trong trường hợp của người mẹ đang dự phòng lây nhiễm HIV cho con “1G : Thể chị làm sao để dự phòng cho con mình ?

ĐT : Thì bác sĩ với mấy anh chị trên này có nói là không nên bú sữa của mình,

tránh tiếp xúc máu, vết thương của nó thôi ” ( trường hợp 10 )

Nhưng trong một cuộc phỏng vấn trường hợp 4, tác giả đã phỏng vẫn người

chị đang chăm sóc cho người nhiễm về việc sử dụng chung vật dụng thì người chị đã trả lời như sau

“Œ : Chị có biết phương pháp phòng tránh lây nhiễm không ?

C : Mình biết đó nhưng sợ nó âu thì mệt

Chị cũng muốn để chén muỗng cho nó ăn riêng luôn TG : Chi sợ ăn chung chén muỗng sẽ bị lây?

C : Không có sợ nhưng cực rửa với lại tránh được cái nào thì tránh ”

Như vậy, tôi có nhận định rằng mặc dù thành viên trong gia đình có yêu

thương, chăm sóc người nhiễm nhưng vẫn không thê xóa bỏ hoàn toàn về sự kì thị,

sợ bệnh HIV của người thân

Và chính bản thân người nhiễm cũng tự kì thị mình khi chính họ cũng cố gắng “ ánh được cái nào thì tránh ” như trường hợp 5 :

“ ĐT : Ở nhà, nói chung mình cũng xài đỗ riêng hết Chén mình ăn xong thì tự

rủa, p riêng Điện thoại mình xải riêng một cái

Trang 36

TG : Nhung héi nay anh có nói biết rằng HIV không lây nhiễm qua ăn uống hay sử dụng chung những vật dụng như điện thoại ?

ĐT : Ù, biết thì biết nhưng sử dụng riêng cho chắc ăn Bà có gì thì mình có tội ”

Trong 10 ca được phỏng vấn thì có đến 3 ca nhận được sự chăm sóc, hỗ trợ

từ người chị ruột Đây là một kết quả rất đặc biệt Chúng ta có thể thấy rằng khi người nhiễm bệnh, cha mẹ của đối tượng thường là người lớn tuổi nên phần chăm

sóc thường được người chị chăm sóc và người chị thường là người gần gũi với người nhiễm nhất, dung hòa nhất nên thường không phân biệt hoặc có những hành động kì thị nhiều Hình ảnh người chị gần như thay thế cho người mẹ Và mặc dù người thân có những hành động kì thị nhưng đối với người nhiễm, gia đình vẫn là bến đỗ của ho “chăng lẽ anh chị bỏ mình, cũng ruội thịt chứ đâu phải người dựng nước lã ” ( trường hợp 6 )

4.1.4 Các mỗi quan hệ dòng họ

Nói đến mối quan hệ gia đình, còn có những mối quan hệ thân thuộc khác nhưng đối với những mối quan hệ đó, người nhiễm rất lo sợ họ nhiễm và nhất quyết giấu kin Đó là quan hệ đòng họ Trong tất cả 10 ca nhiễm thì không có ca

nào tiết lộ thông tin kết quá xét nghiệm HIV đương tính cho bất cứ người nào trong dòng họ Và còn có một quan hệ gần gũi hơn nhưng chỉ có 3 trường hợp có tiết lộ thông tin là quan hệ anh/em rẻ, chi/em đâu với em/anh vợ, em/chị chồng Trường hợp 6 luôn tin tưởng vào anh chị ruột trong gia đình nhưng khi hỏi đến

việc tiết lộ thông tin cho anh rẻ thì đã trả lời rằng :

“TG: Néuvo chẳng của anh chị biết thì sao?

DT : Đã giấu rỗi thì phải giấu luôn, chứ biết rội khỏi ở dưới đây luôn có nước lên

rừng ở luôn :

1G : Tại sao nghĩ vậy ?

ĐT: Vì người ta sẽ xa lánh mình ”

Có thể thấy rằng sự kì thị rất đáng sợ Đáng sợ đến mức người nhiễm thường

Trang 37

Nguyễn Thị Phương Linh MSSV : 60661087

gia đình và không tiết lộ bất cứ thông tin nào cho người khác, dù là anh chị em dâu

rễ hoặc dòng họ, bà con HIV/AIDS đã tạo ra một hố ngăn cách mối quanhệ ien

thiết giữa các thành viên trong gia đình

Qua 10 cuộc phỏng vấn sâu trong nghiên cứu, chúng ta nhận thấy rằng trong xã hội Việt Nam, mỗi quan hệ gia đỉnh là mối hệ gần gũi nhất nên gần như tắt cả người nhiễm đều thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính của mình cho người thân gia đình biết Gia đình luôn là nguồn hỗ trợ về mặt tỉnh thần và chăm sóc, yêu thương người nhiễm Nhưng bên cạnh đó, chúng ta thấy rằng sự kì thị, tự kì thị vẫn luôn tổn tại trong mỗi quan hệ gia đình thân thiết ấy Day là một điều rất

đáng buồn Và đối với người nhiễm, sự kì thị ấy tác động rất lớn đến tâm lý, sức khỏe của họ Vì vậy, để chăm sóc tốt cho người nhiễm và để thay đổi hành vi, thái

độ kì thị trong xã hội là một quá trình dài mà chúng ta cần phải cùng nhau cố gắng

dé có thể đạt được kết quả tốt nhất

4.2 Tác động của kết quả xét nghiệm HIV dương tính đến mối quan hệ bạn bè của người có H

Theo nắc thang nhu cầu cơ bản của A.Maslow thì nhu cầu xã hội là nhu cầu

thứ ba sau hai nhu cầu cơ bản của con người là nhu cầu thể lý như ăn uống, ngủ

nghỉ và nhu cầu được an toàn, được bảo vệ Ta có thể thấy rằng, các mối quan hệ

xã hội luôn là điều mà tất cả con người mong muốn, được giao tiếp, được chia sé

Vì vậy, bên cạnh mỗi quan hệ gia đình, chúng ta có thể nhận thấy rằng mối quan

hệ bạn bè luôn là một mối quan hệ xã hội rất quan trọng Nhu cầu có bạn để có thé giao tiếp, chia sẻ là một nhu cầu tất yếu trong cuộc sống Vì vậy, trong nghiên cứu,

tác giả muốn tìm hiểu khi đối tượng nhận kết quả xét nghiệm HIV dương tính thì

nó có tác động như thế nào đến mối quan hệ bạn bè của họ

4.2.1 Mỗi quan hệ bạn bè hiện tại của người có H

Trang 38

Khi được hỏi về suy nghĩ của người có H về tình cảm bạn bè khi họ biết kết

quả, các đối tượng đều có một câu trả lời chung : “ Bình thường ”!

“ 7G : Khi anh biết anh nhiễm như vậy, theo anh mỗi quan hệ bạn bè của anh

trong tương lai sẽ như thế nào ?

ĐT: Thì chắc cũng bình thường " ( trường hợp 7 )

Theo trường hợp 9 thì “ Minh không cho biết thì anh nghĩ bạn bè cũng đối xử bình

thường thôi ”

Nhưng sự thật có phải là “ bình thường ” không ? Khi tác giả hỏi “ nếu bạn

bè anh/chị biết, anh/chị nghĩ họ sẽ phản ứng thế nào ?° đã có rất nhiều câu trả lời nghĩ rằng bạn bè sẽ kì thị mình, không giao tiếp với mình nữa

“TG: Chi nghĩ nếu bạn bè chị biết sẽ đổi xử với chị như thế nào ?

ĐT: Kiểu như không quen vậy đó Bạn mình sẽ lẫn trảnh mình ” ( trường hợp L)

“7G : Đối với bạn bè, anh nghĩ họ biết thì họ sẽ có thái độ gì với anh ?

DT : Từ đó tới giờ cũng it gap nén khong biết ” ( trường hợp 7 )

Với mối quan hệ bạn bè hiện tại, cả 10 đối tượng được phỏng vấn đều trả lời

không có nhiều bạn bè Nhưng khi hỏi thêm thì thật sự tất cả người nhiễm đều có những mối quan hệ bạn bè đến khi họ biết kết quả xét nghiệm Như vậy có thể

thấy rằng khi người nhiễm biết kết quá thì họ gần như cắt đứt tất cả các mỗi quan

hệ bạn bè của mình trước đó

“TG : Chị có sợ bạn bè hiện tại biết không ? Lúc đó chị sẽ làm sao ?

ĐT : Lúc đó mình tránh nó thôi Biết vậy nên mình đâu có đi chơi với nó đâu ” ( trường hợp 1 )

”TƠ ; Chị có thường đi chơi hoặc gặp gỡ bạn bè không ? ĐT: Trước day thi cd, gio thi em it chơi với ai

TG : Sao chi it choi voi ho ?

DT: Tai .có chẳng có con rồi ( thân chủ rất ngập ngừng ) ” ( trường hợp 3 )

Như vậy, tôi có thể nhận định rằng, khi biết kết quả xét nghiệm HIV của bản

thân là dương tính, nhiều đối tượng đều rất ngại hoặc không muốn tiếp xúc với các

Trang 39

Nguyễn Thị Phương Linh MSSV : 60661087

nguy cơ nhiễm HIV) Có thể nói, các mối quan hệ bạn bè của đối tượng đều có

thay đổi từ khi đối tượng biết kết quả xét nghiệm HIV, và thay đổi theo hướng ít

tiếp xúc hoặc gặp gỡ bạn bè hơn Vẫn có trường hợp khi được phỏng vấn thì người

nhiễm vẫn duy trì mối quan hệ bạn bè trước đó nhưng hạn chế gặp mặt, giao tiếp hơn

“TG: Anh van hay gặp gỡ bạn bè chứ ?

ĐT: Hải đó có ải làm ở Bình Dương Lâu lâu ghé thăm mấy ông, cũng nhậu Máy

ẳng tối ngày cắt rau trong ruộng nên cũng ͆ ra ngồi ” ( trường hợp 6 ) “7G : Anh có gặp bạn bè của mình không ?

ĐT : Cũng có, lâu lâu gặp di cà phê Mà cũng ít lắm ” ( trường hợp 9 )

Ngoại trừ một trường hợp cho rằng :

“TG : Bạn bè thân của anh nếu biết thì thế nào?

ĐT : Tại bạn bè từ nào đến giờ cũng thân có khi tụi nó biết tụi nó cũng khuyến khích, kiếm chỗ nào cho mình chữa luôn đó chứ ” ( trường hợp 8 )

Nhưng khi được tác giá hỏi về việc tiết lộ thông tin cho bạn thì đối tượng này

nói rằng : “ Mói làm gì, chuyện của mình đã vậy ”

Cũng có trường hợp, bạn bè của đối tượng chủ yếu là bạn sử dụng ma túy Vì

vậy, khi tác giả hỏi đến bạn bè, đối tượng nói rằng : “TG ; Bạn anh có nhiều không ?

ĐT : Lúc trước thì có, nhưng giờ thì tụi nó ẩi “ bản muối ” (“bản muỗi ” là đã chết

— chú thích của tác giả) hết rỗi Tụi nó bị sốc, chơi pha thuốc tây nên bị vậy ” ( trường hợp 6 )

4.2.2 Tiết lộ thông tin kết quả xét nghiệm cho bạn bè

Theo kết quả phông vấn, tất cả các đối tượng đều không tiết lộ thông tin về

kết quả nhiễm HIV của mình cho bất cứ người bạn nào đối với họ là người bình

thường

“7G : Anh có nói cho bạn bè biết không ?

Trang 40

ĐT: Một số thì cho biết, một số thì không cho biết Bạn thân mà không định líu tới

cdi này thì không cho biết

TG :Con bạn chơi chung thì sao?

ĐT: Thì nó quá thừa biết luôn

TG : Bạn chơi chung biết anh vậy thì đối xử với anh như thể nào ?

ĐT - Căng bình thường Bạn chơi chung cũng như vậy mà Bệnh với bệnh, công

khai ra thôi Nhắc trước cho tụi nó biết ” ( trường hợp 2 )

* ĐT : Em có hai con bạn thân Một đứa cũng bị nhiễm giống em nên nó biết” ( trường hợp | )

“TG : Con ban be thì sao? Có ai biết kết quả không ?

ĐT : Cũng biết, ai cũng giống nhự ai thì cũng biết chứ Có bạn đi trường cai chung thì biết,

TG : Con bạn bình thường thì sao?

DT : Bạn bình thường thì người ta không biết

TG : Ban bình thường chị có thường gặp họ không ?

ĐT : Không, ít gặp lắm

1G : Tại sao vậy ?

ĐT: Ngại gặp vì sợ họ biết ” ( trường hợp 4 }

Như vậy, người nhiễm thường chỉ tiết lộ thông tin bản thân bị nhiễm cho

những người bạn “chơi chung”, sử dụng chung ma túy hoặc có hoàn cảnh giống

mình vì theo đối tượng thì đây là những người bạn giống người nhiễm nên đối

tượng nghĩ sẽ được thông cảm và sẽ không có thái độ kì thị đối với họ

Bên cạnh đó, việc tiết lộ thông tin giúp người nhiễm tránh lây nhiễm HIV

cho bạn sử dụng ma túy, cảnh báo để họ không sử dụng chung bơm kim tiêm với

người nhiễm

Cũng có trường hợp không tiết lộ kết quả xét nghiệm HIV cho bạn thân biết

nhưng có nói với bạn là đối tượng bị bệnh, nói tránh đi là bệnh lao

“ Mình cũng có nói với một bạn thân, mà cũng chỉ nói mình bệnh lao Tháng

Ngày đăng: 24/11/2014, 01:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w