Trong mẫu nghiên cứu gồm 7 bệnh nhân được phẫu thuật nâng ngực qua đường nách, chúng tôi thấy phần lớn bệnh nhân có độ tuổi < 30 tuổi (độ tuổi còn khả năng sinh đẻ), tuổi trung bình trong nghiên cứu là 27,67 tuổi. Tuổi lớn nhất là 45 tuổi và nhỏ nhất là 13 tuổi. Trong đó có một bệnh nhân 13 tuổi (chiếm 14,28%) và hai bệnh nhân 23 tuổi (chiếm 28,57%). Trong 7 bệnh nhân này có 1 bệnh nhân nam chiếm 14,7% và 6 bệnh nhân nữ chiếm 85,3%. Sở dĩ độ tuổi của bệnh nhân rất phân tán từ nhỏ nhất 13 tuổi và lớn nhất là 45 tuổi vì tình trạng bệnh lí của bệnh nhân rất đa dạng (sau xạ trị của một bệnh lí bẩm sinh gây thiểu sản tuyến vú, sau cắt ung thư vú, teo lép ngực bẩm sinh…), cũng có thể do nhận thức của bệnh nhân với tình trạng bệnh lí của mình (họ chưa có nhu cầu phẫu thuật hay thấy không cần thiết …), cũng có thể họ có nhận thức về bệnh lí của mình từ lúc tuổi dậy thì nhưng do hoàn cảnh kinh tế không cho phép hoặc thiếu thông tin về bệnh lí và phương pháp điều trị.
Trong số 7 bệnh nhân có 3 bệnh nhân thiểu sản tuyến vú sau xạ trị u máu bẩm sinh, có 3 bệnh nhân sau cắt bỏ vú do ung thư và 1 bệnh nhân teo lép ngực bẩm sinh (bệnh nhân nam giới). Với bệnh nhân thiểu sản tuyến vú sau xạ trị u máu bẩm sinh có tuổi đời còn trẻ từ 13 đến 31 tuổi và đa số là chưa lập gia đình, như vậy từ lúc dậy thì đến khi vào viện phẫu thuật bệnh nhân phải chịu một khiếm khuyết mất cân đối ở hai bầu ngực,ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống nhất là trong quan hệ nam nữ. Với việc không phẫu thuật sớm có thể do họ không có điều kiện kinh tế hoặc do thiếu thông tin về bệnh lí và phương pháp phẫu thuật hoặc họ cam chịu không cho người thân biết. Đến khi họ có người yêu hoặc điều kiện kinh tế cho phép thì họ mới đến bệnh viện để phẫu thuật tạo hình trả lại sự cân đối cho đụi vỳ. Đối với nhóm độn ngực sau cắt bỏ vú do ung thư có tuổi đời lớn hơn từ 40 tuổi đến 46 tuổi, họ đều là những người đã có gia đình và đã có con, bệnh nhõn đã từng
có bộ ngực cân đối hai bên, nên thường họ rất quan tâm đến tình trạng bệnh lí của mỡnh nờn thường họ sẽ đến gặp bác sĩ và phẫu thuật sớm hơn (nếu điều kiện cho phép), nhóm bệnh nhân này thường rất dể bị tổn thương và mất tự tin trong giao tiếp xã hội và cuộc sống gia đình, vì vậy thường họ đặt túi độn ngực nhằm tạo sự cân đối của hai bên ngực để tự tin hơn trong giao tiếp xã hội và cuộc sống gia đình .