Đặc điểm giải phẫu thành trước ngực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu ứng dụng thành trước của nách (Trang 26 - 45)

Qua phẫu tích thành ngực trước hai bên của 10 xác, gồm 8 xác nữ và 2 xác nam (20 tiêu bản). Có độ tuổi trung bình của xác là 53,45 tuổi(nhỏ nhất 16 tuổi, lớn nhất là 88 tuổi, được bảo quản bằng foúcmụn, chỳng tôi có kết quả sau:

3.1.1. Cơ ngực lớn

3.1.1.1. Nguyên ủy: 3 phần

- Phần đòn: 2/3 trong bờ trước xương đòn

- Phần ức sườn: mặt trước xương ức, các sụn sườn từ 1 đến 6 và xương sườn 5,6

- Phần bụng: Bao cơ thẳng bụng

3.1.1.2. Bám tận

Mép ngoài rónh gian củ xương cánh tay

3.1.1.3. Bề dày cơ

Bảng 3.1: Bề dày cơ ngực lớn (mm)

Bề dày cơ CNL Vị trí dày nhất Vị trí mỏng nhất Bề dày TB

Phải 5,65 2,50 3,65 ± 0,92

Trái 5,15 2,55 3,42 ± 0,78

Chúng tôi tiến hành đo và tính toán bề dày của 20 cơ ngực lớn và nhận thấy:

- Vị trí dày nhất của cơ ngực lớn bên phải là 5,65mm và bên trái là 5,15mm - Vị trí mỏng nhất của cơ ngực lớn bên phải là 2,50mm và bên trái là 2,55mm - Bề dày trung bình của cơ ngực lớn bên phải là 3,65mm và bên trái là 3,42mm

3.1.2. Cơ ngực bé

3.1.2.1. Nguyên uỷ : Xương sườn 3,4,5

3.1.2.2. Bám tận : Mỏm quạ xương vai 3.1.2.3. Bề dày cơ

Bảng 3.2: Bề dày cơ ngực bé(mm)

Bề dày cơ CNB Dày nhất Mỏng nhất Bề dày TB

Phải 3,05 1,35 2,26 ± 0,60

Trái 3,88 1,45 2,31 ± 0,73

Chúng tôi tiến hành đo và tính toán bề dày của 20 cơ ngực bé và có kết quả sau :

- Vị trí dày nhất của cơ ngực bé bên phải là 3,05mm và bên trái là 3,88mm

- Vị trí mỏng nhất của cơ ngực bé bên phải là 1,35mm và bên trái là 1,45mm

Bề dày trung bình của cơ ngực ngực bé bên phải là 1,35mm và bên trái là 1,45mm.

3.2.2.4. Khoảng bám của cơ ngực bé vào cơ ngực lớn

Bảng 3.3: Khoảng bám của cơ ngực bé vào cơ ngực lớn(mm)

Kh/Bám Lớn nhất Nhỏ nhất TB

Phải 73,90 56,50 66,97 ± 6,13

Chúng tôi tiến hành khảo sát, đo và tính toán diện bám lớn nhất của cơ ngực bé vào cơ ngực lớn và có kết quả sau:

- Khoảng bám lớn nhất bên phải là 73,90mm và bên trái là 70,70mm - Khoảng bám nhỏ nhất bên phải là 56,50mm và bên trái là 59,70mm Khoảng bám trung bình của cơ ngực bé so với cơ ngực lớn bên phải là 66,97mm và bên trái là 65,71mm.

3.1.3. Động mạch ngực trên :

3.1.3.1. Tỉ lệ xuất hiện của động mạch ngực trên :

Chúng tôi khảo sát trên 10 xác (20 tiêu bản) và nhận thấy tất cả đều có động mạch ngực trên (100%)

3.1.3.2. Các dạng thay đổi giải phẫu của động mạch ngực trên

Bảng 3.4: Các dạng thay đổi giải phẫu nguyên uỷ của động mạch ngực trên

Các dạng thân chung n Tỷ lệ %

ĐM cùng vai ngực 2 50,0

ĐM ngực ngoài 1 25,0

ĐM khác 1 25,0

Tổng số 4 100,0

Chúng tôi thấy các dạng thay đổi giải phẫu nguyên uỷ của động mạch ngực trên tương đối đa dạng, có thể có thân chung với động mạch ngực ngoài hoặc động mạch cùng vai – ngực hoặc cả hai động mạch ngực ngoài, cùng vai ngực cùng tách ra từ một thân chung, tất cả đều bắt nguồn từ động mạch nách.

3.1.3.3. Các kích thước

* Khoảng cách từ nguyên ủy đến bờ ngoài xương sườn 1

Bảng 3.5: Khoảng cách từ nguyên uỷ đến bờ ngoài xương sườn 1(mm)

Dài nhất Ngắn nhất Khoảng cách TB

Phải 66,41 17,54 40,58 ± 17,84

Trái 55,14 17,70 39,33 ± 13,58

Chúng tôi đo và tính toán được khoảng cách từ nguyên uỷ đến bờ ngoài xương sườn 1 của 20 động mạch ngực trên và nhận thấy :

Khoảng cách dài nhất của bên phải là 66,41mm và ngắn nhất là 17,54. Khoảng cách dài nhất của bên trái là 55,14mm và ngắn nhất là 17,70 Khoảng cách trung bình từ nguyên uỷ đến bờ ngoài xương sườn 1 bên phải là 40,58 ± 17,84 và bên trái là 39,33 ± 13,58.

Chúng tôi thấy mức độ chênh lệch của hai chỉ số này là không lớn. * Chiều dài từ nguyên ủy đến vị trí vào cơ

Bảng 3.6: Chiều dài từ nguyên uỷ đến vị trí vào cơ(mm)

Dài nhất Ngắn nhất Trung bình

Phải 35,74 10,72 23,06 ± 8,66

Trái 38,50 7,36 21,44 ± 10,18

Chúng tôi đo và tính toán được chiều dài từ nguyên uỷ đến vị trí vào cơ của 20 động mạch ngực trên và nhận thấy :

Chiều dài lớn nhất của bên phải là 35,74mm và ngắn nhất là 10,72mm Chiều dài lớn nhất của bên trái là 38,50mm và ngắn nhất là 7,36mm Chiều dài trung bình của bên phải là 23,06 ± 8,66mm bên trái là 21,44 ± 10,18mm

3.1.4. Động mạch cùng vai - ngực

3.1.4.1. Tần suất xuất hiện: Qua khảo sát 10 xác (20 tiêu bản) chúng tôi đều thấy sự có mặt của động mạch cùng vai – ngực (100%).

3.1.4.2. Các dạng thay đổi giải phẫu

Bảng 3.7: Các thay đổi giải phẫu nguyên uỷ của động mạch cùng vai ngực

Các dạng thân chung N Tỷ lệ %

ĐM ngực ngoài 3 50

ĐM ngực trên 2 33,3

ĐM ngực nông 1 16,7

Tổng số 6 100

Chúng tôi thấy các dạng thay đổi giải phẫu nguyên uỷ của động mạch ngực ngoài tương đối đa dạng, có thể có thân chung với động mạch ngực ngoài hoặc động mạch ngực trên hoặc động mạch ngực nông, hay cả hai động mạch ngực ngoài, ngực trên đều cùng tách ra từ một thân chung, tất cả đều tách ra từ động mạch nách.

3.1.4.3. Các kích thước

* Khoảng cách từ nguyên ủy đến bờ ngoài xương sườn 1

Bảng 3.8: Khoảng cách từ nguyên uỷ đến bờ ngoài xương sườn 1(mm)

Dài nhất Ngắn nhất Trung bình

Phải 70,96 34,01 50,54 ± 11,52

Trái 66,82 30,0 50,36 ± 13,35

Chúng tôi đo và tính toán được khoảng cách từ nguyên uỷ đến bờ ngoài xương sườn 1 của 20 động mạch cùng vai – ngực và nhận thấy:

Khoảng cách dài nhất của bên phải là 70,96mm và ngắn nhất là 34,01mm.

Khoảng cách dài nhất của bên trái là 66,82mm và ngắn nhất là 30,0mm Khoảng cách trung bình của bên phải là 50,54mm và bên trái là 50,36mm.

Chúng tôi nhận thấy sự chênh lệch khoảng cách giữa hai chỉ số này là không lớn.

* Chiều dài từ nguyên ủy đến cơ ngực lớn

Bảng 3.9: Chiều dài từ nguyên uỷ đến cơ ngực lớn(mm)

Dài nhất Ngắn nhất Trung bình

Phải 67,77 10,11 25,73 ± 20,98

Trái 28,90 9,80 16,71 ± 7,06

Chúng tôi đo và tính toán được khoảng cách từ nguyên uỷ đến cơ của 20 động mạch cùng vai ngực và nhận thấy

Chiều dài lớn nhất của bên phải là 67,77mm và ngắn nhất là 10,11mm Chiều dài lớn nhất của bên trái là 28,90mm và ngắn nhất là 9,80mm Chiều dài trung bình của bên phải là 25,73mm và bên trái là 16,71mm

* Số nhánh vào cơ ngực lớn 10 0 30 30 50 70 10 0 0 10 20 30 40 50 60 70 0 nhánh 1 nhánh 2 nhánh 3 nhánh Phải Trái

Biểu đồ 3.1: Số nhánh vào cơ ngực lớn

Chúng tôi tiến hành khảo sát số nhánh vào cơ ngực lớn của 20 động mạch cùng vai – ngực và nhận thấy :

- Số nhánh vào cơ ngực lớn bên phải của động mạch cùng vai – ngực: có 5 tiêu bản cho hai nhánh vào cơ (50%), có 3 tiêu bản cho một nhánh vào cơ (30%), có 1 tiêu bản cho ba nhánh vào cơ (10%) và có 1 tiêu bản không cho nhánh vào cơ (10%).

- Số nhánh vào cơ ngực lớn bờn trỏi của động mạch cùng vai – ngực: có 7 tiêu bản cho hai nhánh vào cơ (70%), có 3 tiêu bản cho một nhánh vào cơ (30%), Không có tiêu bản cho 3 nhánh và không cho nhánh vào cơ ngực lớn.

Chúng tôi nhận thấy số nhánh vào cơ ngực lớn của động mạch cùng vai ngực đa số là cho 2 nhánh.

* Số nhánh vào cơ ngực bé 30 30 70 60 0 10 0 0 0 10 20 30 40 50 60 70 0 nhánh 1 nhánh 2 nhánh 3 nhánh Phải Trái

Biểu đồ 3.2: Số nhánh vào cơ ngực bé

Chúng tôi tiến hành khảo sát số nhánh vào cơ ngực bé của 20 động mạch cùng vai – ngực và nhận thấy :

- Số nhánh vào cơ ngực bộ bờn phải của động mạch cùng vai – ngực: có 7 tiêu bản (70%) cho 1 nhỏnh vaũ cơ ngực bé, 3 tiêu bản (30%) không cho nhánh vào cơ ngực bé, không có tiêu bản cho 2 nhánh và 3 nhánh vào cơ ngực bé. - Số nhánh cho cơ ngực bộ bờn trỏi của động mạch cùng vai – ngực: có 6 tiêu bản (60%) cho 1 nhánh vào cơ ngực bộ, cú 3 tiêu bản (30%) không cho nhánh vào cơ ngực bé, 1 tiêu bản (10%) cho 2 nhánh vào cơ ngực bé, không có trường hợp cho 3 nhánh vào cơ ngực bé.

Chúng tôi nhận thấy số nhánh vào cơ ngực bé của động mạch cùng vai ngực đa số là 1 nhánh.

3.1.5. ĐM ngực ngoài

3.1.5.1. Tần suất xuất hiện:

Qua khảo sát và phẫu tớch trên 10 xác ( 20 tiêu bản) chúng tôi nhận thấy tất cả đều có động mạch ngực ngoài xuất hiện (100%).

3.1.5.2. Các dạng thay đổi giải phẫu

Bảng 3.10: Các dạng thay đổi giải phẫu nguyên uỷ động mạch ngực ngoài

Các dạng thân chung n Tỷ lệ %

ĐM ngực nông 2 33,3

ĐM cùng vai ngực 3 50,0

ĐM dưới vai 1 16,7

Tổng số 6 100,0

Chúng tôi thấy các dạng thay đổi giải phẫu nguyên uỷ của động mạch ngực ngoài tương đối đa dạng , có thể có thân chung với động mạch cùng vai – ngực hoặc động mạch ngực nông hoặc động mạch dưới vai, hay cả ba động mạch ngực nụng, cựng vai ngực và động mạch dưới vai cùng tách ra từ một thân chung. Tất cả đều bắt nguồn từ động mạch nách.

3.1.5.3. Các kích thước

* Khoảng cách từ nguyên ủy đến bờ ngoài xương sườn 1

Bảng 3.11: Khoảng cách nguyên uỷ đến bờ ngoài xương sườn 1(mm)

Dài nhất Ngắn nhất Trung bình

Phải 82,55 38,81 52,84 ± 15,08

Trái 85,31 30,0 52,78 ± 17,78

Chúng tôi tiến hành đo và tính toán khoảng cách nguyên uỷ đến bờ ngoài xương sườn 1 của 20 động mạch ngực ngoài và nhận thấy :

- Khoảng cách dài nhất bên phải của động mạch ngực ngoài là 82,55mm và ngắn nhất là 38,81mm

- Khoảng cách dài nhất bên trái của động mạch ngực ngoài là 85,31mm và ngắn nhất là 30,0mm

- Khoảng cách trung bình bên phải của động mạch ngực ngoài là 52,84mm và bên trái là 52,78mm

Chúng tôi nhận thấy mức độ dao động của hai chỉ số này là không quá lớn.

* Chiều dài từ nguyên ủy đến cơ ngực lớn

Bảng 3.12: Chiều dài từ nguyên uỷ đến cơ ngực lớn(mm)

Dài nhất Ngắn nhất Trung bình

Phải 95,37 12,25 46,27 ± 25,60

Trái 77,32 40,90 58,93 ± 10,88

Chúng tôi tiến hành đo đạc và tính toán chiều dài từ nguyên uỷ đến cơ của 20 động mạch ngực ngoài và nhận thấy :

- Chiều dài lớn nhất bên phải của động mạch ngực ngoài là 95,37mm và ngắn nhất là 12,25mm

- Chiều dài lớn nhất bên trái của động mạch ngực ngoài là 77,32mm và ngắn nhất là 40,90mm

- Chiều dài trung bình bên phải của động mạch ngực ngoài là 46,27mm và bên trái là 58,93mm

Chúng tôi nhận thấy mức độ dao động của hai chỉ số là tương đối lớn.

3.1.5.4. Đường đi và liên quan

- Động mạch tách ra từ mặt trong động mạch nách, sau cơ ngực bé, chạy dọc bờ ngoài cơ cơ ngực bé và cho nhánh vào cơ ngực lớn, cơ răng trước và các cơ gian sườn.

- Phần lớn động mạch đi cùng (ở phía trên) thần kinh ngực dài và đi phía trên thần kinh gian sườn cánh tay.

3.1.6. Động mạch ngực nông

3.1.6.1. Tần xuất xuất hiện:

Chúng tôi khảo sát trên 10 xác (20 tiêu bản) và nhận thấy tất cả đều có sự xuất hiện của động mạch ngực nông (100%).

3.1.6.2. Nguyên ủy * Vị trí nguyên ủy

Bảng 3.13: Vị trí nguyên uỷ của động mạch ngực nông

Vị trí nguyên ủy n Tỷ lệ % ĐM nách Đoạn 1 1 3,57 Đoạn 2 9 32,13 Đoạn 3 11 39,27 ĐM cánh tay 4 14,28 ĐM cùng vai ngực 1 3,57 ĐM dưới vai 2 7,14 Tổng số 28 100,0

Vị trí nguyên uỷ của động mạch ngực nông trong nghiên cứu của chúng tôi (n = 20) cú nguyên uỷ tương đối đa dạng (tổng số gồm 28 nguyên uỷ/20 tiêu bản vỡ cú những tiêu bản có đến 2 động mạch ngực nông hoặc 2 nhánh ngực nông). Trong đó chủ yếu cú nguyờn uỷ từ động mạch nách (72,3%) (gồm có: đoạn 1 chiếm 3,57%, đoạn 2 chiếm 32,13% và đoạn 3 chiếm 39,27%). Ngoài ra động mạch ngực nụng cũn cú nguyờn uỷ từ động mạch cánh tay (14,28%), động mạch cùng vai – ngực (3,57%), động mạch dưới vai (7,14%).

* Các dạng thay đổi giải phẫu

Bảng 3.14: Các dạng thay đổi giải phẫu nguyên uỷ của động mạch.

Các dạng thân chung n Tỷ lệ % ĐM cùng vai ngực 0 0,0 ĐM ngực ngoài 1 33,3 ĐM dưới vai 2 66,7 Khác 0 0,0 Tổng 3 100,0

Chúng tôi thấy các dạng thay đổi giải phẫu nguyên uỷ của động mạch ngực nông tương đối đa dạng, cú thể cú thân chung với động mạch ngực ngoài hoặc động mạch dưới vai hoặc cả hai động mạch ngực ngoài và động mạch cùng vai - ngực cùng tách ra từ một thân chung, có thể bắt nguồn từ động mạch nách hay động mạch khác.

3.1.6.3. Các kích thước

* Đường kính ngoài tại nguyên ủy

Bảng 3.15: Đường kính ngoài tại nguyên uỷ(mm)

Kích thước N Tỷ lệ %

< 1,5 mm 8 40,0

1,5 – 2,2 mm 12 60,0

>2,2 mm 0 0,0

Tổng cộng 20 100,0

Chúng tôi tiến hành đo và tính toán được kích thước tại nguyên uỷ của 20 động mạch ngực nông và nhận thấy:

- Phần lớn có đường kính từ 1,5mm – 2,5mm

- Đường kính nhỏ nhất chúng tôi đo được là 0,75mm - Đường kính lớn nhất chúng tôi đo được là 2,43mm - Đường kính trung bình chúng tôi đo được là 1,55mm

* Khoảng cách từ nguyên ủy đến bờ ngoài xương sườn 1

Bảng 3.16: Khoảng cách từ nguyên uỷ đến bờ ngoài xương sườn 1(mm)

Dài nhất Ngắn nhất Trung bình

Phải 141,56 39,54 89,86 ± 29,52

Trái 97,63 58,94 78,59 ± 15,57

Chúng tôi tiến hành đo và tính toán được khoảng cách từ nguyên uỷ đến bờ ngoài xương sườn 1 của 20 động mạch ngực nông và nhận thấy :

- Khoảng cách dài nhất từ nguyên uỷ đến bờ ngoài sương sườn 1 bên phải là 141,56mm và bên trái là 97,63mm

- Khoảng cách ngắn nhất từ nguyên uỷ đến bờ ngoài sương sườn 1 bên phảii là 39,54mm và bên trái là 58,94mm

- Khoảng cách trung bình từ nguyên uỷ đến bờ ngoài xương sườn bên phải là 89,86mm và bên trái là 78,59mm

Chúng tôi nhận thấy sự chênh lệch khoảng cách trung bình từ nguyên uỷ đến bờ ngoài sương sườn 1 của hai bên phải và trái là không quá lớn.

* Chiều dài từ nguyên ủy đến phân nhánh vào cơ

Bảng 3.17: Chiều dài từ nguyên uỷ đến phân nhánh vào cơ(mm)

Dài nhất Ngắn nhất Trung bình

Phải 135,08 29,28 63,37 ± 36,33

Chúng tôi tiến hành đo và tính toán chiều dài từ nguyên uỷ đến phân nhánh vào cơ của 20 động mạch ngực nông và nhận thấy :

- Chiều dài dài nhất từ nguyên uỷ đến phân nhánh vào cơ bên phải là 135,08mm và bên trái là 93,58mm

- Chiều dài ngắn nhất từ nguyên uỷ đến phân nhánh vào cơ bên phải là 29,28mm và bên trái là 58,60mm

- Chiều dài trung bình từ nguyên uỷ đến phân nhánh vào cơ bên phải là 63,37mm và bên trái là 76,33mm

Chúng tôi nhận thấy sự chênh lệch chiều dài trung bình từ nguyên uỷ đến phân nhánh vào cơ của hai bên phải và trái là không quá lớn

* Khoảng cách từ vị trí vào tuyến tới thân xương ức

Bảng 3.18: Khoảng cách từ vị trí vào tuyến tới thân xương ức(mm)

Dài nhất Ngắn nhất Trung bình

Phải 160,0 108,52 131,85 ± 14,09

Trái 151,79 110,20 129,35 ± 13,90

Chúng tôi tiến hành đo và tính toán khoảng cách từ vị trí vào tuyến tới thân xương ức của 20 động mạch ngực nông và nhận thấy :

- Khoảng cách dài nhất từ vị trí vào tuyến tới thân xương ức bên phải là

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu ứng dụng thành trước của nách (Trang 26 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)