Động mạch ngực ngoài:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu ứng dụng thành trước của nách (Trang 51 - 53)

* Tỉ lệ xuất hiện :

Trong 20 tiêu bản được phẫu tích, chúng tôi nhận thấy 100% có sự xuất hiện của động mạch ngực ngoài. Theo nghiên cứu của Dan mon O`Dey, động mạch ngực ngoài có mặt ở tất cả cỏc bờn vỳ được phẫu tích [22]. Claude LeQuang (Pháp) xác định thấy có động mạch ngực ngoài của cả hai bờn vỳ ở 18/20 xác nữ (90%) [20]. Taylor và Danier qua phẫu tích 20 xác thấy sự xuất hiện này chiếm 93,2% [23]. Theo Patnaik V.V.G và cộng sự ( Ấn độ) nhận thấy 98% xác được phẫu tớch có động mạch này [44]. Như vậy qua nghiên cứu của các tác giả ở các quốc gia khác nhau trên thế giới, nghiên cứu ở trên các đối tượng màu da khác nhau (chủng tộc khác nhau) đều nhận thấy rằng tần xuất xuất hiện của động mạch ngực ngoài là rất cao (trên 90%).

* Các thay đổi giải phẫu của động mạch ngực ngoài :

30% động mạch ngực ngoài (6/20 trường hợp) có thân chung với các nhánh bên khác của động mạch nách mà chúng tôi thấy trong nghiên cứu của mình. Bao gồm 2 trường hợp (10%) động mạch ngực ngoài có thân chung với động mạch ngực nông, 3 trường hợp (15%) thân chung với động mạch cùng vai ngực và 1 trường hợp (5%) có thân chung với động mạch dưới vai. Kết quả của chúng tôi cũng khá tương đồng so với các tác giả khác như Pellegerini có 24,1% trường hợp có thân chung (1% thân chung với động mạch ngực nông, 14,4% với động mạch cùng vai - ngực, 8,7% thân chung với

động mạch dưới vai) [43]. 28,5% trường hợp có thân chung được ghi nhận trong nghiên cứu của Patnaik (0,7% thân chung với động mạch ngực nông, 1,4% với động mạch cùng vai - ngực và 26,4% với động mạch dưới vai) [44]. Theo thông báo của Huelke, 6,7% các trường hợp có thân chung với cùng vai ngực và 28,6% có thân chung với động mạch dưới vai [43]. Còn Patnaik thấy có 10% động mạch có thân chung với động mạch cùng vai ngực [43]. Tuy nhiên, theo kết quả của Adachi, chúng tôi thấy có sự trái ngược, tác giả thông báo thấy có tới 60% trường hợp ngực ngoài tách ra từ thân chung, đồng thời tất cả đều có thân chung với động mạch cùng vai ngực và không thấy bất kì hình thái biến đổi giải phẫu nào khác.

Trong nghiên cứu của chúng tôi phần lớn các trường hợp động mạch ngực ngoài xuất phát từ động mạch nách theo thứ tự ngực nông - ngực ngoài - dưới vai. Tương tự như các mô tả giải phẫu của các tác giả trên. Tuy nhiên chúng tôi cũng thấy vị trí xuất phát của động mạch ngực ngoài so với các động mạch khác của cây động mạch nách cũng tương đối đa dạng.

* Phân nhánh của động mạch ngực ngoài:

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi thu được có 15/20 trường hợp (75%) động mạch có cấp máu cho tuyến vú và các cơ ngực, trong số này có 12/20 trường hợp cho nhánh tới phức hợp quầng núm vú chiếm tỉ lệ 60%, điều này đồng nghĩa với động mạch cấp máu cho phức hợp quầng núm vú. Còn 5/20 trường hợp chỉ đơn thuần cấp máu cho da, các cơ ngực và/hoặc cơ răng trước và/hoặc cơ lưng rộng chiếm tỉ lệ 25%. Như vậy, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không phải tất cả các động mạch ngực ngoài này đều cấp máu cho phức hợp quầng núm vú. Vạt ngực ngoài có thể là vạt da ngực ngoài, vạt da cơ ngực lớn, vạt cơ ngực lớn, vạt da tuyến, vạt da tuyến mang phức hợp quầng núm vú . Tuy nhiên không phải lúc nào vạt ngực ngoài

cũng có thể được cấu tạo đầy đủ bởi các thành phần kể trên. Để làm tiền đề cho sự thành công trong phẫu thuật tạo hình vú thì sự hiểu biết về cấp máu của phức hợp quầng núm vú đóng vai trò hết sức quan trọng, trong đó sự cấp máu cho phức hợp này từ động mạch ngực ngoài đã được một số tác giả trên thế giới nghiên cứu. Dan mon O’Day và cộng sự phẫu tích 14 vú của 7 xác nữ, thấy tất cả đều có động mạch ngực ngoài và các động mạch này đều cho nhánh đến cơ, tuyến vú và phức hợp quầng núm vú [22]. Petrus V.van Deventer (Nam Phi) thấy 19/27 (70%) vú có động mạch ngực ngoài đến cấp máu cho cơ , tuyến vú và phức hợp quầng núm vú [46]. Tỉ lệ động mạch ngực ngoài có cấp máu cho cơ, tuyến vú và phức hợp quầng núm vú trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương các tác giả trên.

Đặc biệt, chúng tôi quan sát thấy động mạch thường đi rất ngoằn ngoèo, điều này lí giải cho hiện tượng sinh lý khi mang thai hoặc những trường hợp vú bị phì đại sau sinh, thể tích tuyến vú sẽ tăng lên (to và dài hơn) lúc đó mạch máu cũng sẽ bớt ngoằn ngoèo (giãn ra) hơn nhằm thích nghi với tình trạng hiện tại.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu ứng dụng thành trước của nách (Trang 51 - 53)