Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 56 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
56
Dung lượng
285,5 KB
Nội dung
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 LỜI NÓI ĐẦU Thực hiện đường nối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta đã được đề ra từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ sáu năm 1986 trong hơn 20 năm qua nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn như: chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng cao, trật tự an ninh xã hội được giữ vững, tỷ lệ xóa mù chữ là cao nhất thế giới….mặc dù bước đầu đã gặp không ít chông gai Hiện nay trong mắt bạn bè thế giới Việt Nam đã trở thành đối tác đáng tin cậy Để đưa đất nước tiến lên CNXH thì vấn đề phát triển kinh tế có ý nghĩa then chốt, quyết định Với mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, chúng ta đang phải đương đầu với rất nhiều những khó khăn thử thách rất lớn Tình hình tội phạm kinh tế trong giai đoạn hiện nay đang ngày càng gia tăng, tinh vi và phức tạp, trong đó tội sản xuất, buôn bán hàng giả đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp Theo đánh giá của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) tổng giá trị hàng giả được mua bán hàng năm trên thế giới khoảng 500 tỷ Euro gấp đôi ngân sách nước Đức Hiện nay hàng giả chiếm lĩnh 1/10 thương mại thế giới, trong đó các loại hàng được làm giả nhiều nhất có: cứ 3 chiếc đĩa CD thì có 1 chiếc được sao chép trái phép; các mặt hàng như: quần áo, phụ kiện may mặc, mỹ phẩm và nước hoa chiếm khoảng 1/3 tổng số hàng giả thế giới, phần mềm máy tính là 35%, video, DVD và CD là 25% Đồng hồ Thụy Sỹ giả mạo được bán nhiều hơn hàng thật: 40 triệu chiếc giả so với 26 triệu chiếc đồng hồ thật Ta có thể thấy hàng giả đang lan tran khắp mọi nơi và trở thành vấn nạn của các quốc gia, Việt Nam chúng ta cũng phải đối mặt với vấn nạn này Nạn hàng giả này không chỉ gây ra những thiêt hại to lớn về kinh tế, làm tổn hại về vật chất, mất uy tín quốc gia, nhà sản xuất, người tiêu dùng mà tai hại hơn nó còn có thể gây ra những thiêt hại về sức khỏe, tính mạng của con người Từ thực tế này đòi hỏi phải có những biệm pháp để ngăn 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 chăn đẩy lùi nạn hàng giả, trong đó pháp luật hình sự là một biện pháp hữu hiệu Do đó vấn đề nghiên cứu khoa học, phân tích, đưa ra quan điểm, giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự cũng như nâng cao hiệu quả của hoạt động xét xử đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả trong giai đoạn hiện nay Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài : “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 156 Bộ luật hình sự lý luân và thực tiễn” để làm khóa luận tốt nghiệp Mục đích của khóa luân là nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo BLHS năm 1999, từ đó đối chiếu quy định pháp luật với thực tiễn xét xử để tìm ra những bất cập, vướng mắc, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xét xử tội sản xuất, buôn bán hàng giả Nhiệm vụ của đề tài là khái quát lịch sử pháp luật hình sự Việt Nam về tội sản xuất, buôn bán hàng giả; nghiên cứu quy định của Điều 156 BLHS năm 1999 để thấy những tiến bộ, hạn chế cần khắc phục, sửa chữa; tìm hiểu thực tiễn xét xử, đưa ra giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động này đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy định của Điều156 BLHS năm 1999 về tội sản xuất, buôn bán hàng giả, thực tiễn xét xử tội phạm này trong những năm gần đây(2003-2007) Phạm vi của đề tài là tội sản xuất, buôn bán hàng giả dưới góc độ luật hình sự trong khoảng thời gian từ 2003 đến nay Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong khóa luận bao gồm: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử, thống kê….dựa trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lênin Ngoài phần lời nói đầu và kết luận, thì khóa luận này có kết cấu như sau: Chương một: Lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội sản xuất, buôn bán hàng giả Chương hai: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo BLHS năm 1999 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Chương ba: Thực tiễn xét xử tội sản xuất, buôn bán hàng giả trong những năm gần đây(2003-2007) 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 CHƯƠNG I LỊCH SỬ LẬP PHÁP HÌNH SỰ VIỆT NAM QUY ĐỊNH VỀ TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ Bước vào những năm đầu của thế kỷ 21, nước ta đang tiến sâu hơn vào quá trình hội nhập toàn diện với quốc tế và khu vực Trước những tác động và yêu cầu của quá trình hội nhập đất nước ta đã có những thay đổi lớn về mọi mặt, trong đó sự thay đổi trong kinh tế là lớn nhất và quan trọng nhất Để quản lý tốt “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” theo đúng chủ trương đường nối của Đảng và Nhà nước Bên cạnh những chính sách về phát triển kinh tế thì chính sách hình sự về các tội phạm xâm hại tới trật tự quản lý kinh tế cũng phải ra đời và phù hợp, linh hoạt, chặt chẽ hơn Chương XVI- BLHS năm 1999 quy định “Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” đã đáp ứng phần nào đòi hỏi này Trong 29 điều luật (từ Điều 153 đến Điều 181) thì “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả” được quy định tại Điều 156 nhằm đấu tranh chống nạn hàng giả, buôn bán hàng giả nói riêng và các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung Lịch sử lập pháp hình sự nước ta về “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả”cũng đã được quy định và có sự trừng trị rất nghiêm khắc đối với các hành vi phạm tội này Có thể khái quát như sau: 1 Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi có BLHS năm 1985 Ngày 2/9/1945 Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời - “Nhà nước công nông đầu tiên của Đông nam á” Nhà nước và bộ máy của nó vừa mới được thành lập đã phải đương đầu với bao khó khăn và thử thách: “giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm,…” Để bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng tháng tám năm 1945, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình, nhiệm vụ quan trọng và hàng đầu của nhà nước ta là giữ vững an ninh quốc gia, ổn định kinh tế đảm bảo đời sống cho nhân dân Nhiều chính sách luật được ra đời (Sắc luật) nhưng chưa thể cho ra đời một chính sách Luật hình sự được pháp điển hóa do hoàn cảnh lịch sử chưa cho phép 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Trong khoảng tời gian từ năm 1945 đến năm 1975, đất nước ta liên tục có chiến tranh, cả nước tập trung toàn bộ sinh lực vào cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước, các văn bản pháp luật mang tính hình sự ra đời cũng chỉ tập chung vào quy định các tội có liên quan đến cuộc chiến như: tội phản cách mạng; tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa; các tội về kinh tế thì là: tội đầu cơ, buôn bán hàng cấm…có ảnh hưởng nhiều tới cuộc chiến tranh “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả” trong giai đoạn này không hề được quy định trong bất kỳ một văn bản pháp luật mang tính hình sự nào Do tại thời điểm này, nền kinh tế nước ta còn bao cấp mà tất cả sinh lực của đất nước đều tập chung cho cuộc chiến tranh, hành hóa lưu thông trên thị trường đều do các doanh nghiệp nhà nước sản xuất hoặc do các nước viên trợ, chính vì vậy mà hàng giả gần như là không có cơ hội phát triển Năm 1975, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, nền kinh tế đất nước sau chiến tranh hết sức nghèo nàn và lạc hậu, bọn tư sản mại bản được sự tiếp tay của tư sản nước ngoài không ngừng gây rối loạn thị trường, trong đó nạn hàng giả cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn Nhằm ổn định thị trường, thắt chặt sự quản lý nhà nước đối với nền kinh tế, Chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền nam Việt Nam ban hành Sắc luật số: 03.SL ngày 15/3/1976 quy định về tội phạm và hình phạt “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả” cũng được quy định tại Sắc luật này trong các tội kinh tế: “Điều 6 Tội kinh tế Tội kinh tế là tội gây thiệt hại về tài chính cho Nhà nước, cho Hợp tác xã hoặc cho tập thể nhân dân, gây trở ngại cho việc khôi phục và phát triển sãn xuất, cho việc ổn định đời sống nhân dân, gồm các tội: - Sản xuất hàng giả cố ý lừu gạt người tiêu thụ; - Kinh doanh trái phép, cố ý trốn tránh quy định của Nhà nước; - Làm bạc giả, hoặc tiêu thụ bạc giả; … 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Phạm một trong các tội trên đây, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm và phạt tiền đến năm mươi nghìn đồng Ngân hàng hoặc một trong hai hình phạt đó Trong trường hợp nghiêm trọng, thì phạt tù đến hai mươi9 năm, tù chung thân hoặc xử tử hình và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.” Việc quy định tội sản xuất hàng giả trong Sắc luật số: 03.SL đã đáp ứng phần nào yêu cầu đấu tranh chống tội phạm về hàng giả trong tội phạm về kinh tế Qua đó thể hiện được tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội sản xuất hàng giả và thái độ của Nhà nước đối với tội phạm này là rất nghiêm khắc Nhưng Sắc luật số: 03.SL bên cạnh những ý nghĩa tích cực còn bộc lộ những hạn chế nhất định và quy định tội sản xuất hàng giả cũng vậy Sắc luật chưa có sự phân hóa các tội phạm về kinh tế nói chung và tội sản xuất hàng giả nói riêng Điều 6 của Sắc luật chỉ quy định “Sản xuất hàng giả cố ý lừu gạt người tiêu thụ” mà không quy định hành vi buôn bán hàng giả cũng là tội phạm, không đưa ra những đối tượng hàng giả cụ thể như: hàng giả; hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, …mà chỉ quy định hàng giả chung chung, thậm chí còn không có một văn bản pháp luật nào hướng dẫn hàng giả là loại hàng hóa như thế nào? Việc quy định như vậy là không cụ thể và đầy đủ Về hình phạt, điều luật quy định hình phạt áp dụng chung cho các tội phạm, việc quy định như vậy chưa cho thấy rõ mức độ nguy hiểm cho xã hội của từng loại tội phạm, cũng như chế tài áp dụng đối với tội phạm đó Là văn bản pháp luật đầu tiên quy định về các tội phạm thuộc lĩnh vực kinh tế như thế này thì Sắc luật còn quá nhiều những hạn chế cả về kỹ thuật lập pháp cũng như khả năng áp dụng trong thực tiễn của pháp luật, gây ra không ít những khó khăn trong việc giải quyết các vụ án trong thực tiễn xét xử của tòa án Nhưng do hoàn cảnh lịch sử mà Sắc luật này vẫn được áp dụng trong cả nước từ năm 1978 cho đến năm 1982 Để khắc phục những hạn chế, thiếu xót của Sắc luật số: 03.SL và phù hợp hơn với tình hình mới của nền kinh tế, trên cơ sở của Hiến pháp năm 1980, Pháp lệnh số: 07-LCT/HĐNN7 ban hành ngày 10/7/1982 pháp lênh trừng trị các tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép Đây là văn bản pháp luật đầu tiên 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 quy định về các tội này cho đến trước khi có BLHS năm 1985 “Tội làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả” quy định tại Điều 5 Pháp lệnh, trong đó: “Điều 5 Tội làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả 1 Người nào làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả nhằm thu lợi bất chính, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm và bị phạt tiền từ năm nghìn đồng đến năm vạn đồng; 2 Phạm tội làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh hoặc phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng quy định tại Khoản 1 Điều 9 pháp lệnh này thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm, bị phạt tiền đến năm trăm nghìn đồng và có thể bị tịch thu một phần tài sản; 3 Phạm tội làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả có chất độc hại hoặc các chất khác có thể nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng, hoặc phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Khoản2 Điều 9 Pháp lệnh này thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân, bị phạt tiền đến một triệu đồng, và có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.” “Tội làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả” được quy định trong Pháp lệnh đã thể hiện một sự thay đổi căn bản về trình độ lập pháp so với Sắc luật số:03/SL Không còn quy định đơn giản chỉ một câu mà tội phạm này đã được quy định trong một điều luật riêng, trong đó hành vi buôn bán hàng giả đã được coi là tội phạm và có tính nguy hiểm cho xã hôi tương đương với hành vi làm hàng giả; hàng giả đã được phân định thành nhiều loại hàng giả với mức độ nguy hiểm khác nhau và chế tài áp dụng với từng loại hàng giả khác nhau Tuy nhiên, Pháp lệnh cũng có những hạn chế nhất định Các tình tiết như: “ phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Khoản 2 Điều 9 Pháp lệnh này thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân” mà theo quy định tai Điều 8 của Pháp lệnh thì trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì hình phạt cao nhất là “tử hình” Những quy định này thể hiện tính không nhất quán của pháp luật đối với hành vi phạm tội Pháp lệnh cũng chưa phân định được tội phạm và vi phạm pháp luật khác mà phải 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 áp dụng Nghị định 46/HĐBT ngày 10/5/1983 quy định về việc xử lý bằng biện pháp hành chính các hành vi đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, Nghị định này đưa ra một số các dấu hiệu định lượng và định tính để xác định tội phạm và vi phạm pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể là: “Mọi hành vi đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép thuộc loại vi phạm nhỏ chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự đêù bị xử lý bằng các biện pháp hành chính theo quy định của Nghị định này Vi phạm nhỏ là vi phạm trong trường hợp giá trị hàng phạm pháp dưới hai vạn đồng, tính chất việc vi phạm không nghiêm trọng, tác hại gây ra cho sản xuất, đời sống nhân dân, trật tự và an toàn xã hội là không nhiều, người vi phạm không có tiền án, tiền sự, khi bị phát hiện không có hành vi chống lại cán bộ, nhân viên làm nhiệm vụ”, nhưng Nghị định cũng nêu “…hàng giả thuộc loại lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh thì bất cứ trường hợp nào cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự” do loại hàng giả này có mức độ nguy hiểm cao hơn so với các loại hàng giả khác Trên thực tế khi áp dụng pháp luật để xử lý một hành vi làm hoặc buôn bán hàng giả các cơ quan chức năng phải căn cứ vào cả hai văn bản pháp luật này để xác định truy cứu TNHS hay xử lý bằng các biện pháp hành chính, phần nào đã gây ra những trở ngại nhất định, không thuận tiện việc cho ra đời một BLHS là vấn đề cần thiết để quy định cụ thể và khoa học về tội làm hàng giả, buôn bán hàng giả nói riêng và các tội phạm hình sự nói chung 2 Giai đoạn từ khi BLHS năm 1985 ra đời đến khi ban hành BLHS năm 1999 2.1 BLHS năm 1985 quy định về tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả Năm 1985, BLHS Việt Nam đầu tiên và cũng là bộ luật đầu tiên của nước ta được ban hành Đây được coi là một mốc son trong lịch sử lập pháp của nước ta Từ đây các tội phạm không còn được quy định riêng lẻ trong các văn bản pháp luật dưới luật nữa mà được tập hợp trong một BLHS Mỗi một tội phạm và hình phạt đối với tội phạm đó được quy định trong một điều luật riêng và được sắp xếp vào 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 từng nhóm tội khác nhau Cũng như vậy, “Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả” thuộc nhóm “Các tội kinh tế” quy định tại Điều 167 của Bộ luật “Điều 167 Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả 1 Người nào làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm 2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm a Hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, phòng bệnh; b Có tổ chức; c Lợi dụng chức vụ quyền hạn hoặc danh nghĩa Nhà nước, tổ chức xã hội; d Hàng giả có số lương lớn thu lợi bất chính lớn; đ Tái phạm nguy hiểm 3 Phạm tội trong những truờng hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.” Quy định trên cho thấy Điều 167 BLHS năm 1985 đã có tính kế thừa Pháp lệnh số: 07-LCT/HĐNN7 nhưng cũng có những thay đổi có tính tiến bộ hơn: Khoản 1 không đổi so với Pháp lệnh mà chỉ thay đổi về hình phạt; ở Khoản 2 không đưa ra thuật ngữ “ phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng” mà thay vào đó là các trường hợp cụ thể; về hình phạt, Điều 167 chỉ quy định một loại hình phạt là tước tự do (tù) khác so với tại Pháp lệnh 07 quy định hai loại hình phạt là hình phạt tù và hình phạt tiền Việc quy định như vậy theo chúng tôi thì chưa thực sự khoa học Để giải thích thế nào là hàng giả thì tại Nghị định 140/HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng bộ trưởng về kiểm tra xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả và Thông tư liên bộ số: 1254-TTLB ngày 8/11/1991 của Ủy ban khoa học Nhà nước, Bộ thương mại và du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định 140/HĐBT đã đưa ra định nghĩa hàng giả, các dấu hiệu nhận biết hàng giả và phân biệt hàng giả với hàng kém chất lượng Trong đó: “ Hàng giả theo Nghị định này là những sản 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 phẩm, hàng hóa được sản xuất ra trái pháp luật có hình dáng giống như những sản phẩm, hàng hóa được Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường, hoặc những sản phẩm, hàng hóa không có giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên tên gọi công dụng của nó.” (Điều 3- Nghị định 140/HĐBT) “Điều 4: Sản phẩm, hàng hóa có một trong những dấu hiệu dưới đây được coi là hàng giả 1 Sản phẩm, hàng hóa (kể cả nhập khẩu) có nhãn sản phẩm giả mạo hoặc nhãn sản phẩm của một cơ sở sản xuất khác mà không được chủ nhãn đồng ý; 2 Sản phẩm, hàng hóa mang nhãn hiệu hàng hóa giống hệt hoặc tương tự có khả năng làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa của cơ sở sản xuất, buôn bán khác đã đăng ký với cơ quan bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Cục sáng chế) hoặc đã được bảo hộ theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia; 3 Sản phẩm, hàng hóa mang nhãn không đúng với nhãn sản phẩm đã đăng ký với cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng; 4 Sản phẩm, hàng hóa ghi dấu phù hợp tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam khi chưa được cấp giấy chứng nhận và dấu phù hợp tiêu chuẩn Viêt Nam; 5 Sản phẩm, hàng hóa đã đăng ký hoặc chưa đăng ký chất lượng với cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng mà có mức chất lượng thấp hơn mức chất lượng tối thiểu cho phép; 6 Sản phẩm, hàng hóa có giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó.” Từ đây, ta có thể thấy hàng giả được chia làm hai loại: hàng giả về hình thức (sản xuất và sử dụng nhãn giả và bao bì mang nhãn giả hoặc sử dụng nhãn của người khác, của cơ sở sản xuất khác mà không được phép của chủ nhãn (bao gồm nhãn sản phẩm, nhãn hiệu hàng hóa và dấu hiệu phù hợp tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam)); hàng giả về nội dung (hàng không có giá trị sử dụng, không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó; hoặc có mức chất lượng dưới mức tối thiểu do Nhà nước quy định, nhằm đánh lừa gây thiệt hại cho người 10 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 tội sản xuất, buôn bán hàng giả nhưng các tội nay khác với tội sản xuất, buôn bán hàng giả ở đối tượng tác động của tội phạm Cụ thể là: - Điều 164 có đối tượng tác động của tội phạm là tem giả (tem bưu chính, tem lệ phí, tem hàng nhập khẩu, và các loại tem khác), vé giả (vé tàu, xe, vé sổ xố, các loại vé khác), tội phạm này xâm phạm tới trật tự quản lý nhà nước đối với các loại vé tem lưu thông trên thị trường Đây là loại hàng giả đặc biệt, hành vi làm, buôn bán hàng giả này không những xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà còn xâm phạm trật tự quản lý của nhà nước trong lĩnh vực quản lý hành chính đối với các loại tem và vé Do vậy cần quy định trong một điều luật riêng - Điều 180 có đối tượng tác động của tội phạm là tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả Điều 181có đối tượng tác động của tội phạm là séc giả, các giấy tờ có giá giả khác(các giấy tờ có giá trị như tiền: cổ phiếu, thương phiếu, …) Những tội phạm này xâm hại tới trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, kinh doanh tiền tệ Đây là những đối tương tác động đặc biệt, việc làm ra, buôn bán những loại hàng giả này có những tác động tới những lĩnh vực tương đối nhạy cảm của nền kinh tế là ngân hàng và kinh doanh tiền tệ, những lĩnh vực này là những lĩnh vực mà mỗi biến động xấu của nó có thể gây ra những tác động tiêu cực tới sự phát triển bình thường của nền kinh tế Việc thực hiện các hành vi phạm tội quy định trọng các tội phạm này được coi là hành vi có tính chất nguy hiểm cao hơn so với hành vi phạm tội quy định tại Điều 156 Do vậy mà các đối tượng hàng giả này cần phải được quy định trong những điều luật riêng biệt thì mới có thể đánh giả đúng được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và TNHS áp dụng với các hành vi phạm tội đó 42 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 CHƯƠNG III THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TRONG NHỮNG NĂM GÂN ĐÂY(2003-2007) 1 Thực tiễn xét xử tội sản xuất, buôn bán hàng giả từ năm 2003 đến năm 2007 Trong những năm từ 2003 đến 2007 cùng với sự phát triển về mọi mặt của đất nước ta thì kinh tế là lĩnh vực tiên phong trong sự phát triển này Kinh tế phát triển kéo theo nó không ít những thay đổi lớn, trong những thay đổi đó là tình hình tội phạm về kinh tế không ngừng tăng nhanh qua các năm Bọn tội phạm này ngày càng tinh vi hơn và xảo quyệt hơn đòi hỏi các cơ quan chức năng có nhiêm vụ quản lý và giử ổn định cho sự phát triển bình thường của nền kinh tế phải hết sức nỗ lực không ngừng nâng cao trình độ của mình để hoàn thành tốt nhiêm vụ Tóa án là cơ quan có chức năng xét xử, trong những năm qua tòa án đã thực hiên tốt nhiệm vụ của mình trong việc xét xử nghiêm minh đối với tội phạm nói chung vá tội phạm xâm phạm trật tự quản ký kinh tế nói riêng, có tác động lớn đối với xã hội có tính răn đe với những người có ý định phạm tội Số tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế không ngừng tăng nên cùng với sự phát triển của nền kinh tế Trong đó “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả” (Điều 156) là một tội phạm có những biến động khác so với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Trong 5 năm qua mặc dù các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế đã được tòa án thụ lý và xét xử không ngừng tăng nên hàng năm và chỉ riêng năm 2007 thì mới giảm xuống, nhưng tội sản xuất, buôn bán hàng giả lại không như vậy, nó tăng giảm không đều qua các năm 43 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Bảng thống kê các vụ án đã xét xử về tội sản xuất, buôn bán hàng giả so với các tội phạm xâm phạm trạt tự quản lý kinh tế từ 2003 đến 2007 Năm Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế Số vụ 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng Số bị cáo 903 957 1.004 1.041 906 4.811 1.696 2.089 2.109 2.140 1.934 9.968 Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (điều156) Số vụ Tỷ lệ /các tội XPTTQLKT Số bị cáo Tỷ lệ /các tội XPTTQLKT 22 2,44 33 1,95 21 2,19 32 1,53 13 1,29 19 0,90 17 1,63 22 1,04 6 0,99 17 0,88 79 1,64 123 1,23 (Nguồn: Vụ tổng hợp tòa án nhân dân tối cao) Từ những số liệu thống kê trên cho thấy, các tội phạm xam phạm trật tự quản lý kinh tế đã được tòa án xét xử qua các năm đều tăng nên chỉ riêng có năm 2007 là giảm xuống nhưng tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156) thì lại giảm xuống qua các năm và chỉ có năm 2006 là tăng nhưng đến năm 2007 cung với sự giảm xuống chung của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế thì tội phạm này cũng giảm xuống Tỷ lệ số tội sản xuất, buôn bán hàng giả so với các tội xâm phạm trât tự quản lý kinh tế là khá nhỏ trung bình chỉ chiếm 1,64% số vụ và 1,23% số bị cáo Trong 5 năm qua, với sự nỗ lực của ngành tòa án trong cả nước tỷ lệ các vụ xét xử so với các vụ thụ lý các tội xâm phạm trật tự quản lý là không ngừng tăng lên, năm 2003 có 988 vụ và 1970 bị cáo thụ lý và xét xử được 903 vụ chiếm 91,4% và 1696 bị cáo chiếm 86,09%, đến năm 2007 có 931vụ và 2054 bị cáo thụ lý và xét xử được 906 vụ chiếm 97,31% và 1934 bị cáo chiếm 94,16% Tội sản xuất buôn bán hàng giả có tỷ lệ xét xử so với thụ lý là cao nhất trong nhóm tội này năm 2003 có 24 vụ và 38 bị cáo thụ lý và xét xử 22vụ đạt 91,67% và 33 bị cáo đạt 86,84% nhưng các năm sau đó các tỷ lệ này đều đạt 100% và trung bình trong 5 năm đạt 97,53% 44 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Trong các tội sản xuất, buôn bán hàng giả quy định trong BLHS năm 1999 (Điều 156, 157, 158) thì tội sản xuất, buôn bán hàng giả quy định tại Điều 156 cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ Bảng số liệu thống kê các vụ án đã xét xử về tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo các Điều 156, 157, 158 từ năm 2003 đến năm 2007 Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng Tổng số vụ sản xuất, buôn bán hàng giả Số vụ Số vụ 58 39 44 57 15 213 22 21 13 17 6 79 Điều 156 Tỷ lệ Điều 157 Số vụ Tỷ lệ Điều 158 Số vụ Tỷ lệ 37,93 34 58,62 2 3,45 53,85 6 15,38 12 30,77 29,55 22 50,00 9 20,45 29,82 34 59,65 6 10,53 40,00 3 20,00 6 40,00 37,08 99 46,48 35 16,43 (Nguồn: Vụ tổng hợp tòa án nhân dân tối cao) Qua những số liệu thống kê trên ta thấy trong số những tội sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định trong BLHS năm 1999 thì tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều156) chiếm một tỷ lệ khá lớn trung bình 5 năm chiếm 37,08% Và nhìn chung thì tổng số vụ sản xuất buôn bán hàng giả đã được xét xử trong 5 năm qua cũng tăng lên và giảm xuống không đều, các tôi sản xuất, buôn bán hàng giả cũng như vậy Về chủ thể của tội phạm sản xuất buôn bán hàng giả không có gì đặc biệt Số người phạm tội là nữ chiếm tỷ lệ khá lớn hơn 1/3 số bị cáo là nữ, có những vụ án mà người tổ chức cầm đầu là nữ như: vụ sản xuất,buôn bán xi măng giả tại Quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 cầm đầu là Vũ Thị Mai (1985) bán ra thị trường 2000 bao xi măng giả thu lợi trên 120 triệu đồng và Mai đã bị Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên phạt 5 năm tù Về hình phạt đối với các bị cáo phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả, theo quy định của pháp luật thì hình phạt chính áp dụng với các bị cáo chỉ là hình phạt tù có thời hạn Các bị cáo khi bị đưa ra xét xử thì thường có nhiều các tình tiết giảm 45 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 nhẹ nên mức phạt tù áp dụng đối với các bị cáo là không nặng lắm, phạt tù từ 7 năm trở nên hầu như là không có, các trường hợp được cho hưởng án treo là khá nhiều Trong thực tế xét xử cũng như trong thực tiễn đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả trong những năm qua thì vấn đề hàng giả luôn đi kèm với hàng xâm phạm sở hữu công nghiệp Nhưng thực tiễn xét xử các tội này thì không hề có bất kỳ một vụ án náo được xét xử theo Điều 171 tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp(theo thống kê của tòa án nhân dân tối cao) Như vậy liệu trong thực tế không có vụ án nào hay không? Hay là có nhưng lại được xét xử theo các tội sản xuất, buôn bán hàng giả vá tại sao lại như vậy liệu các tòa án có xét xử sai hay không? 2 Những hạn chế của hoạt động xét xử tội sản xuất, buôn bán hàng giả và những nguyên nhân của những hạn chế đó Phải đánh giá là trong những năm qua ngành tòa án đã có những tiên bộ lớn trong hoạt động xét xử của mình cả về chất lượng vá số lượng các vụ án được xét xử, trong đó có tội sản xuất, buôn bán hàng giả Bên cạnh nhưng tiến bộ thì trong hoạt động xét xử vẫn còn những vướng mắc, khó khăn dẫn đến những hạn chế nhất định ảnh hưởng tới chất lượng xét xử các vụ án và uy tín của tòa án Theo báo cáo của cục cảnh sát điều tra các tội phạm về kinh tế và chức vụ Bộ công an (C15), các tội sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đều tăng nhanh qua các năm, nhưng trong thực tế xét xử tội phạm nay lại có xu hướng giảm xuống Theo báo cáo của công an 43/64 tỉnh thành phố thì trong 5 năm qua tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả và xâm phạm sở hữu công nghiệp không ngừng gia tăng, trong 5 năm cơ quan điều tra phát hiện 1029 vụ và 1486 đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả, cơ quan chức năng chỉ chuyển xử lý hình sự 162 vụ và 189 đối tượng; xử phạt hành chính 818 vụ và 1273 đối tượng; chuyển cơ quan chức năng xử lý 80 vụ và 105 đối tượng Mới chỉ có báo cáo của 43 tỉnh thành mà con số vụ phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là khá lớn nhưng 46 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 số vụ chuyển qua xử lý hình sự là không nhiều, số lượng vụ xử lý hành chính là khá lớn Vấn đề đặt ra là có phải tất cả các vụ sản xuất, buôn bán hàng giả được các cơ quan có chức năng phát hiện và xử lý chỉ có bấy nhiêu vụ đủ yếu tố CTTP đã được đưa ra tòa án xét xử? Rõ ràng thực tế là không phải như vậy bởi có những vụ phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả có đủ yếu tố CTTP nhưng lại chỉ bị xử lý ví vi phạm hành chính mà không truy cứu TNHS đối với người phạm tội Ví dụ : Công ty bia HABADA – Bắc Giang (trong đó có cả giám đốc công ty) đã tổ chức làm bia giả bằng cách nhập bia hơi thành phẩm từ công ty bia Hà Thành ở Hà Nội (giá thấp hơn nhiều so với bia HABADA) về thực hiện công đoạn trộn hai loại vào rồi tiến hành đóng chai, dán tem công ty bia HABADA bán ra thi trường với khối lượng lớn thu lợi bất chính là rất lớn trong 2 năm Nhưng UBND tỉnh Bắc Giang lại theo đề nghị của Sở Thương mại tỉnh Bắc Giang ra quyết đinh xử phạt hành chính Công ty bia HABADA về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả với số tiền phạt là 35 triệu đồng Việc chỉ xử lý hành chính công ty bia HABADA đã gây ra rất nhiều tranh cãi giữa các cơ quan có chức năng của tỉnh Bắc Giang và nhân dân trong tỉnh Theo ý kiến của chúng tôi thì hành vi của công ty bia HABADA đã đủ yếu tố CTTP của tôi sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 156, 157 BLHS Việc chỉ xử phạt hành chính công ty này của UBND tỉnh Bắc Giang theo đề nghị của sở Thương mại tỉnh như vậy là sai và cần phải hủy bỏ quyết định xử phạt trên và chuyển cho cơ quan điều tra xử lý về hình sự Và còn nhiều trường hợp khác như cả làng làm hàng giả mà chính quyền địa phương cũng như các cơ quan chức năng không hề có một động thái nào ngăn chăn việc làm này: làng chuyên làm kính mắt giả ở Thái Bình, làng làm băng vệ sinh giả ở Bắc Ninh…Việc làm hàng giả công khai và là nguồn thu nhập chính của các gia đình ở các địa phương này Như đã trình bày ở muc 3.1 thì trong 5 năm qua các tòa án trong cả nước không hề xét xử cũng như thụ lý một vụ án nào theo Điều 171-BLHS Vậy có thực sự là trong 5 năm qua không có vụ án nào thỏa mãn CTTP của tôi này không? Theo 47 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 chúng tôi là không phải như vậy mặc dù trong thực tế vấn đề hàng giả luôn đi kèm với vấn đề hàng nhái hàng xâm phạm sở hữu công nghiệp mà việc phân biệt rõ ràng hai đối tượng hàng hóa này lại không có bất kỳ một văn bản hướng dẫn cụ thể nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Trong Thông tư liên tịch số: 10/2000/TTLT hướng dẫn Chỉ thị 31/1999/CP-TTg của thủ tướng chính phủ về đấu tranh phòng chống hàng giả, đã quy định hàng giả chia làm ba loại và dấu hiệu nhân biết của ba loại hàng giả đó, trong đó có loại hàng giả về hình thức mà trong các dấu hiệu của loại hàng giả đó lại bao gồm cả hàng xâm phạm sở hữu công nghiệp Do vậy trong thực tế xét xử các tội phạm này thì các tòa án xét xử theo các tội sản xuất, buôn bán hàng giả mà không xét xử theo tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Một nguyên nhân khác là do theo quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ, trong đó có Nghị định 106/2006/NĐ-CP ban hành ngày 12/9/2006 quy định về xử phạt hành chính về sở hữu công nghiệp thì để xử lý một hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải có đơn yêu cầu bên vi phạm dừng ngay hành vi vi phạm, sau đó 30 ngày nếu bên vi phạm không dừng hành vi vi phạm này thì bên có quyền mới được phép yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết Như vậy thủ tục là rất phức tạp và gây khó khăn rất nhiều cho bên có quyền lợi bị xâm hại Mặt khác theo quy định của Điều 171 BLHS thì một người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhưng hậu quả của người đó gây ra là phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì chỉ có hành vi không chưa đủ yếu tố CTTP mà dấu hiệu hậu quả nghiêm trọng của tội này lại chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể Chính vì một số nguyên nhân trên mà các cơ quan chức năng với mục đích là không bỏ lọt tội phạm, nên các cơ quan chức năng thường truy cứu TNHS cũng như xử lý tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo tội sản xuất, buôn bán hàng giả Viêc áp dung như vậy mặc dù không đúng quy định của pháp luật nhưng trong thời gian chờ đợi hướng dẫn cụ thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì 48 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 viêc áp dụng pháp luật như vậy là đáp ứng được yêu cầu của thực tề chống tội sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Nguyên nhân từ phía hệ thống pháp luật, hệ thống pháp luật của nước ta là chưa đồng bộ, còn thiếu, chưa cụ thể và chưa rõ ràng dẫn đến những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật Các tòa án cũng không tránh khỏi những vướng mắc này và ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xét xử của ngành Điều 156 BLHS năm 1999 quy định tội sản xuất, buôn bán hàng giả đã tương đối cụ thể và rõ ràng nhưng vẫn còn những thiếu xót gây ra những khó khăn vướng mắc trong áp dụng Theo quy định của điều luật thì “Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng hàng thật có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 150 triệu đồng hoặc dưới 30 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính ….thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm” quy định này mặc dù rất cụ thể và tiến bộ nhưng quy định này lại tọa ra điều kiện cho bọn tôi phạm lách luật để thực hiẹn hành vi phạm tội của chúng Bọn tội phạm lợi dụng như vậy mà sản xuất, buôn bán hàng giả nhỏ lẻ phân tán để khối lượng hàng hóa sản xuất, buôn bán không đạt mức 30 triệu đồng để lẩn tránh pháp luật Cùng với đó mực xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả này là không nhiều chưa có tính răn đe cao Cụ thể là theo quy định của pháp luật thì hành vi sản xuất buôn bán hàng giả mà giá trị hàng giả tương đương giá trị hàng thật dưới 30 triệu đồng nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng hoặc chưa bị xử lý vi phạm hành chính… chưa bị kết án… thì mức xử phạt hành chính cao nhất theo quy định của Nghị định 175/2004/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại là 40 triệu đồng, như vậy có thể thấy mức phạt tiền là không nhièu so với lợi nhuận thu được từ việc sản xuât, buôn bán hàng giả Vừa qua chính phủ đã ban hành Nghị định 06/2008/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thương mại thay thế cho Nghị định175, trong đó đã nâng cao mức tiền phạt đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả nên mức cao nhất có thể 49 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 áp dụng là 60 triệu đồng Mặc dù như vậy theo chúng tôi thì nó vẫn không chưa đủ cao để có tính răn đe đối với hành vi này Điều 156 chỉ quy định “Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả…” và các văn bản pháp luật cũng không có một văn bản nào đưa ra một khái niêm nào về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, chưa có một định nghĩa và các dấu hiệu chính xác thế nào là hàng giả, và đường nối xét xử đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả, xác định phạm vi xử lý bằng biện pháp hình sự, biện pháp hành chính Do vậy trong xét xử cũng như trong đấu tranh phòng chống tội phạm nay gặp không ít những khó khăn Các cơ quan chức năng có nhiệm vụ phát hiện và xử lý tội phạm này thì chưa có một cơ chế phối hợp còn chồng chéo, hiện nay có tới 5 cơ quan có nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội sản xuất, buôn bán hàng giả Các cơ quan này không phải cơ quan nào cũng có đủ chuyên môn trong việc giám định hàng giả, hàng thật, xác định giá trị của hàng giả, tác hại của nó Trước đây viêc xác định một mặt hàng nào đó bị làm giả, làm nhái thuộc về Cục sở hữu trí tuệ thì nay thuộc về lực lượng quản lý thị trường địa phương Chuyên môn của đội ngũ cán bộ này còn hạn chế lại không thường xuyên được bồi dưỡng kiến thức về hàng giả và các thủ đoạn tinh vi của bọn tội phạm trong tình hình mới, cho nên số vụ phạm tội đưa ra xử lý hình sự là không nhiều Có những trường hợp có những dư luận không tốt trong thời gian gần đây về việc xét xử một vụ án sản xuất buôn bán hàng giả 3 năm mà vẫn chưa xong mặc dù bị cáo đã khai báo và thừa nhận các hành vi phạm tội của mình, chứng cứ rõ ràng Đó là vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả của Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ Dương Vĩnh Khang do ông Trần Côn Văn làm giám đốc, sản xuất mực máy photocoppy giả với khối lượng lớn, thu lợi 916 triệu đồng qua quá trình điều tra khởi tố vụ án và bị can ông Trần Công Văn đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình Nhưng tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh sau 3 năm hoàn tất quá trình điều tra gửi hồ sơ Viện kiểm sát đã truy tố vậy nhưng tòa án vẫn hoãn phiên tòa đến 2 lần tra hồ sơ cho Viên kiểm sát yêu cầu điều tra bổ sung Phải 50 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 đến ngày 13/3/2008 tòa án mới đưa vụ án ra xét xử và tại bản án tuyên phạt cùng ngày ông Trần Công Văn là giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ Dương Vĩnh Khang: 5 năm tù và phạt tiền 50 triệu đồng về tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 156 BLHS 3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xét xử tội sản xuất, buôn bán hàng giả Trên cơ sở phân tích những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó Chúng tội xin đề xuất một số giải pháp như sau nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xét xử tội sản xuất, buôn bán hàng giả : Hoàn thiện hệ thống pháp luật, đây là giải pháp đầu tiên và cơ bản Để hoạt động xét xử tội sản xuất, buôn bán hàng giả đạt được hiệu quả cao thì pháp luật quy định về tôi phạm phải rõ ràng cụ thể Theo chúng tôi thì Điều 156 là tương đối cụ thể và thể phân biệt với các tội phạm khác quy định trong bộ luật, nhưng tòa án nên phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm rõ khái niệm thế nào là hàng giả các dấu hiệu của nó, phân biệt hàng giả với hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là đối tượng tác động của Điều 171, vấn đề này cần căn cứ vào quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này mà đưa ra các dấu hiệu nhận biết hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Cần bỏ các dấu hiệu: gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng; thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoạc đặc biệt lớn, nếu không bỏ thì phải có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng Theo chúng tôi thì hình phạt tiền quy định ở Khoản 4 của điều luật cần được tăng lên cao hơn, theo chúng tôi thì mức phạt nên từ 50 triệu đồng trở nên Đội ngũ cán bộ xét xử là nòng cốt của hoạt động xét xử Do vậy để nâng cao hiệu quả của hoạt động xét xử phải nâng cao năng lực, trình độ nhận thức của đội ngũ cán bộ xét xử Những người này phải là những người có tâm huyết với nghề có trình độ chuyên môn tốt, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị vững vàng Các thẩm phàn và hội thẩm phải được bổ nhiệm một cách vô tư và 51 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 khách quan dựa trên năng lực và trình độ chuyên môn, chất lượng công việc Đội ngũ cán bộ này phải thường xuyên được đào tạo bồi dưỡng về chuên môn nghiệp vụ, mở rộng hợp tác với các cơ quan đơn vị chuyên môn tổ chức tập huấn cán bộ xét xử, tổ chức hội thảo, tổng kết kinh nghiệm để các cán bộ được giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiêm với nhau Công tác này phải được thực hiện nghiêm chỉnh triệt để có như vậy chất lượng của hoạt đông xét xử mới được nâng cao hơn nữa Tăng cường hợp tác giữa các cơ quan tổ chức khác với công tác xét xử của tòa án Như đã trình bày ở trên hiện nay có tới 5 cơ quan nhà nước có nhiêm vụ phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm sản xuất, buôn bán hàng giả, nhưng các cơ quan này không có hoặc không có đủ trình độ chuyên môn để xác định hàng giả, giá trị của chúng…qua đó có những trường hợp bỏ lọt tội phạm Hiên nay nhà nước ta còn thành lập Hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam, Ban chỉ đạo nhà nước về chống buôn lậu, buôn bán hàng giả và gian lận thương mại Nhưng nhiều ban, hội như vậy mà không có sự phối hợp với nhau trong công tác đấu tranh với bọn tội phạm thì cũng không thể đạt hiệu quả được Nhà nước ta cần đưa ra một cơ chế phối hợp giáu các cơ quan tổ chức này phân định rõ phạm vi thẩm quyền để tránh tình trạng chồng chéo nhau về phạm vi và thẩm quyền Phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về tội phạm và vi phạm pháp luật Không được giữ lại xử lý hành chính những hành vi đã đủ yếu tố CTTP Các cơ quan có chức năng điều tra truy tố và xét xử càng cần phối hợp chặt chẽ với nhau để chứng minh tội phạm và cung cấp đầy đủ chứng cứ cho việc xét xử được công bằng, minh bạch, đúng người, đúng tội, tránh tình trạng trả hố sơ điều tra lại nhiều lần gây mất thời gian mà ảnh hưởng tới uy tín của các cơ quan tư pháp này Hàng giả lan tràn trên thị trường và nó luôn hiện diện ở mọi nơi là do tâm lý người tiêu dùng luôn muốn mua hàng rẻ, ham rẻ mà quên đi chất lượng hàng hóa Do vậy, hàng giả vẫn có chỗ đứng trên thị trường Để hàng giả không còn tran lan như hiện nay thì ngoài nỗ lực của các cơ quan chức năng thì từ phía những người bị 52 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 hại là người tiêu dùng và các doanh nghiệp bị làm giả, làm nhái hàng hóa cũng phải có những hành động để đẩy lùi nạn hàng giả này Người tiêu dùng khi mua phải hàng giả thì thường không lên tiếng tố cáo người bán hàng, họ có tâm lý cam chịu để tránh rắc rối Còn về phía doanh nghiệp thì do sợ các thủ tục giải quyết phức tạp của pháp luật, họ có tâm lý tránh liên quan tới kiện tụng, khi hàng hóa của mình bị làm giả làm nhái họ thường tự tìm biện phát bảo vệ lấy mình mà không nhờ tới cơ quan phát luật Dẫn tới tôi phạm không bị tố cáo phát hiện Do vậy cần nâng cao ý thức pháp luật từ phía người dân và từ phái các doanh nghiêp không chỉ có ý thức bảo vệ riêng cho mình mà phải có ý thức bảo vệ cho cộng đồng từ hành động tố cáo những người sản xuất, buôn bán hàng giả Từ những hành động này cũng góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động xét xử của tòa án, giúp các tòa án phải chú trọng tới chuyên môn xét xử của mình hơn khi người dân có hiểu biết về pháp luật 53 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLHS : Bộ luật hình sự XHCN : Xã hội chủ nghĩa TNHS : Trách nhiệm hình sự XPTTQLKT : Xâm phạm trật tự quản lý kinh tế CTTP : Cấu thành tội phạm 54 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 MỤC LỤC 55 ... 1999 tách loại hàng giả thành loại hàng giả đối tương tác động điều luật riêng như: Điều 156 .Tội sản xuất, buôn bán hàng giả; Điều 157 .Tội sản xuất, buôn bán hàng giả lương thực, thực phẩm, thuốc... biệt tội sản xuất, buôn bán hàng giả với tội sản xuất , buôn bán hàng giả khác Điều 157, 158 BLHS Các dấu hiệu pháp lý Điều 157,158 BLHS giống tội sản xuất, buôn bán hàng giả quy định Điều 156. .. giả, tội bn bán hàng giả? ?? sửa đổi cách toàn diện thể tại: Điều 156 ? ?Tội sản xuất, buôn bán hàng giả? ?? Điều 167 BLHS năm 1985 quy định tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả bao gồm loại hàng giả