Những hạn chế của hoạt động xét xử tội sản xuất,buôn bán hàng giả và những nguyên nhân của những hạn chế đó

Một phần của tài liệu tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo điều 156 bộ luật hình sự lý luân và thực tiễn (Trang 46 - 51)

những nguyên nhân của những hạn chế đó

Phải đánh giá là trong những năm qua ngành tòa án đã có những tiên bộ lớn trong hoạt động xét xử của mình cả về chất lượng vá số lượng các vụ án được xét xử, trong đó có tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Bên cạnh nhưng tiến bộ thì trong hoạt động xét xử vẫn còn những vướng mắc, khó khăn dẫn đến những hạn chế nhất định ảnh hưởng tới chất lượng xét xử các vụ án và uy tín của tòa án.

Theo báo cáo của cục cảnh sát điều tra các tội phạm về kinh tế và chức vụ - Bộ công an (C15), các tội sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đều tăng nhanh qua các năm, nhưng trong thực tế xét xử tội phạm nay lại có xu hướng giảm xuống. Theo báo cáo của công an 43/64 tỉnh thành phố thì trong 5 năm qua tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả và xâm phạm sở hữu công nghiệp không ngừng gia tăng, trong 5 năm cơ quan điều tra phát hiện 1029 vụ và 1486 đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả, cơ quan chức năng chỉ chuyển xử lý hình sự 162 vụ và 189 đối tượng; xử phạt hành chính 818 vụ và 1273 đối tượng; chuyển cơ quan chức năng xử lý 80 vụ và 105 đối tượng. Mới chỉ có báo cáo của 43 tỉnh thành mà con số vụ phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là khá lớn nhưng

số vụ chuyển qua xử lý hình sự là không nhiều, số lượng vụ xử lý hành chính là khá lớn. Vấn đề đặt ra là có phải tất cả các vụ sản xuất, buôn bán hàng giả được các cơ quan có chức năng phát hiện và xử lý chỉ có bấy nhiêu vụ đủ yếu tố CTTP đã được đưa ra tòa án xét xử? Rõ ràng thực tế là không phải như vậy. bởi có những vụ phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả có đủ yếu tố CTTP nhưng lại chỉ bị xử lý ví vi phạm hành chính mà không truy cứu TNHS đối với người phạm tội.

Ví dụ : Công ty bia HABADA – Bắc Giang (trong đó có cả giám đốc công ty) đã tổ chức làm bia giả bằng cách nhập bia hơi thành phẩm từ công ty bia Hà Thành ở Hà Nội (giá thấp hơn nhiều so với bia HABADA) về thực hiện công đoạn trộn hai loại vào rồi tiến hành đóng chai, dán tem công ty bia HABADA bán ra thi trường với khối lượng lớn thu lợi bất chính là rất lớn trong 2 năm.

Nhưng UBND tỉnh Bắc Giang lại theo đề nghị của Sở Thương mại tỉnh Bắc Giang ra quyết đinh xử phạt hành chính Công ty bia HABADA về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả với số tiền phạt là 35 triệu đồng.

Việc chỉ xử lý hành chính công ty bia HABADA đã gây ra rất nhiều tranh cãi giữa các cơ quan có chức năng của tỉnh Bắc Giang và nhân dân trong tỉnh.

Theo ý kiến của chúng tôi thì hành vi của công ty bia HABADA đã đủ yếu tố CTTP của tôi sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 156, 157 BLHS. Việc chỉ xử phạt hành chính công ty này của UBND tỉnh Bắc Giang theo đề nghị của sở Thương mại tỉnh như vậy là sai và cần phải hủy bỏ quyết định xử phạt trên và chuyển cho cơ quan điều tra xử lý về hình sự. Và còn nhiều trường hợp khác như cả làng làm hàng giả mà chính quyền địa phương cũng như các cơ quan chức năng không hề có một động thái nào ngăn chăn việc làm này: làng chuyên làm kính mắt giả ở Thái Bình, làng làm băng vệ sinh giả ở Bắc Ninh…Việc làm hàng giả công khai và là nguồn thu nhập chính của các gia đình ở các địa phương này.

Như đã trình bày ở muc 3.1 thì trong 5 năm qua các tòa án trong cả nước không hề xét xử cũng như thụ lý một vụ án nào theo Điều 171-BLHS. Vậy có thực sự là trong 5 năm qua không có vụ án nào thỏa mãn CTTP của tôi này không? Theo

chúng tôi là không phải như vậy. mặc dù trong thực tế vấn đề hàng giả luôn đi kèm với vấn đề hàng nhái hàng xâm phạm sở hữu công nghiệp mà việc phân biệt rõ ràng hai đối tượng hàng hóa này lại không có bất kỳ một văn bản hướng dẫn cụ thể nào của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong Thông tư liên tịch số: 10/2000/TTLT hướng dẫn Chỉ thị 31/1999/CP-TTg của thủ tướng chính phủ về đấu tranh phòng chống hàng giả, đã quy định hàng giả chia làm ba loại và dấu hiệu nhân biết của ba loại hàng giả đó, trong đó có loại hàng giả về hình thức mà trong các dấu hiệu của loại hàng giả đó lại bao gồm cả hàng xâm phạm sở hữu công nghiệp. Do vậy trong thực tế xét xử các tội phạm này thì các tòa án xét xử theo các tội sản xuất, buôn bán hàng giả mà không xét xử theo tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Một nguyên nhân khác là do theo quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ, trong đó có Nghị định 106/2006/NĐ-CP ban hành ngày 12/9/2006 quy định về xử phạt hành chính về sở hữu công nghiệp thì để xử lý một hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thì cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải có đơn yêu cầu bên vi phạm dừng ngay hành vi vi phạm, sau đó 30 ngày nếu bên vi phạm không dừng hành vi vi phạm này thì bên có quyền mới được phép yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết. Như vậy thủ tục là rất phức tạp và gây khó khăn rất nhiều cho bên có quyền lợi bị xâm hại. Mặt khác theo quy định của Điều 171 BLHS thì một người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nhưng hậu quả của người đó gây ra là phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc bị kết án về tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì chỉ có hành vi không chưa đủ yếu tố CTTP mà dấu hiệu hậu quả nghiêm trọng của tội này lại chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể.

Chính vì một số nguyên nhân trên mà các cơ quan chức năng với mục đích là không bỏ lọt tội phạm, nên các cơ quan chức năng thường truy cứu TNHS cũng như xử lý tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Viêc áp dung như vậy mặc dù không đúng quy định của pháp luật nhưng trong thời gian chờ đợi hướng dẫn cụ thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì

viêc áp dụng pháp luật như vậy là đáp ứng được yêu cầu của thực tề chống tội sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Nguyên nhân từ phía hệ thống pháp luật, hệ thống pháp luật của nước ta là chưa đồng bộ, còn thiếu, chưa cụ thể và chưa rõ ràng dẫn đến những vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật. Các tòa án cũng không tránh khỏi những vướng mắc này và ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xét xử của ngành.

Điều 156 BLHS năm 1999 quy định tội sản xuất, buôn bán hàng giả đã tương đối cụ thể và rõ ràng nhưng vẫn còn những thiếu xót gây ra những khó khăn

vướng mắc trong áp dụng. Theo quy định của điều luật thì “Người nào sản xuất,

buôn bán hàng giả tương đương với số lượng hàng thật có giá trị từ 30 triệu đồng đến dưới 150 triệu đồng hoặc dưới 30 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính ….thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm” quy định này mặc dù rất cụ thể và tiến bộ nhưng quy định này lại tọa ra điều kiện cho bọn tôi phạm lách luật để thực hiẹn hành vi phạm tội của chúng. Bọn tội phạm lợi dụng như vậy mà sản xuất, buôn bán hàng giả nhỏ lẻ phân tán để khối lượng hàng hóa sản xuất, buôn bán không đạt mức 30 triệu đồng để lẩn tránh pháp luật. Cùng với đó mực xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả này là không nhiều chưa có tính răn đe cao. Cụ thể là theo quy định của pháp luật thì hành vi sản xuất buôn bán hàng giả mà giá trị hàng giả tương đương giá trị hàng thật dưới 30 triệu đồng nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng hoặc chưa bị xử lý vi phạm hành chính…. chưa bị kết án… thì mức xử phạt hành chính cao nhất theo quy định của Nghị định 175/2004/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại là 40 triệu đồng, như vậy có thể thấy mức phạt tiền là không nhièu so với lợi nhuận thu được từ việc sản xuât, buôn bán hàng giả. Vừa qua chính phủ đã ban hành Nghị định 06/2008/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thương mại thay thế cho Nghị định175, trong đó đã nâng cao mức tiền phạt đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả nên mức cao nhất có thể

áp dụng là 60 triệu đồng. Mặc dù như vậy theo chúng tôi thì nó vẫn không chưa đủ cao để có tính răn đe đối với hành vi này.

Điều 156 chỉ quy định “Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả…” và các

văn bản pháp luật cũng không có một văn bản nào đưa ra một khái niêm nào về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả, chưa có một định nghĩa và các dấu hiệu chính xác thế nào là hàng giả, và đường nối xét xử đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả, xác định phạm vi xử lý bằng biện pháp hình sự, biện pháp hành chính . Do vậy trong xét xử cũng như trong đấu tranh phòng chống tội phạm nay gặp không ít những khó khăn. Các cơ quan chức năng có nhiệm vụ phát hiện và xử lý tội phạm này thì chưa có một cơ chế phối hợp còn chồng chéo, hiện nay có tới 5 cơ quan có nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Các cơ quan này không phải cơ quan nào cũng có đủ chuyên môn trong việc giám định hàng giả, hàng thật, xác định giá trị của hàng giả, tác hại của nó. Trước đây viêc xác định một mặt hàng nào đó bị làm giả, làm nhái thuộc về Cục sở hữu trí tuệ thì nay thuộc về lực lượng quản lý thị trường địa phương. Chuyên môn của đội ngũ cán bộ này còn hạn chế lại không thường xuyên được bồi dưỡng kiến thức về hàng giả và các thủ đoạn tinh vi của bọn tội phạm trong tình hình mới, cho nên số vụ phạm tội đưa ra xử lý hình sự là không nhiều.

Có những trường hợp có những dư luận không tốt trong thời gian gần đây về việc xét xử một vụ án sản xuất buôn bán hàng giả 3 năm mà vẫn chưa xong mặc dù bị cáo đã khai báo và thừa nhận các hành vi phạm tội của mình, chứng cứ rõ ràng. Đó là vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả của Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ Dương Vĩnh Khang do ông Trần Côn Văn làm giám đốc, sản xuất mực máy photocoppy giả với khối lượng lớn, thu lợi 916 triệu đồng. qua quá trình điều tra khởi tố vụ án và bị can ông Trần Công Văn đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Nhưng tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh sau 3 năm hoàn tất quá trình điều tra gửi hồ sơ Viện kiểm sát đã truy tố vậy nhưng tòa án vẫn hoãn phiên tòa đến 2 lần tra hồ sơ cho Viên kiểm sát yêu cầu điều tra bổ sung. Phải

đến ngày 13/3/2008 tòa án mới đưa vụ án ra xét xử và tại bản án tuyên phạt cùng ngày ông Trần Công Văn là giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ Dương Vĩnh Khang: 5 năm tù và phạt tiền 50 triệu đồng về tội sản xuất,

Một phần của tài liệu tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo điều 156 bộ luật hình sự lý luân và thực tiễn (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w