BLHS năm 1999
4.1. Phân biệt tội sản xuất, buôn bán hàng giả với tội xâm phạm quyền sở hữucông nghiệp tại Điều 171 BLHS công nghiệp tại Điều 171 BLHS
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156) và tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171) cùng được tách ra từ Điều 167 BLHS năm 1985.
“Người nào vì mục đích kinh doanh mà chiếm đoạt, sử dụng, bất hợp pháp sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp khác đang được báo hộ tại Việt Nam gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này
hoặc đã bị phạt tiền từ hai mươi triệu đồng đến hai trăm triệu đồng hoặc cải tạo không giam giữ đến hai năm….” (Khoản 1 – Điều 171).
Theo quy định của Điều 171, chúng ta thấy khách thể của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là trật tự quản lý kinh tế, sử dụng bất hợp pháp quyền sở hữu công nghiệp như sáng chế, những giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp của hàng hóa, tên gọi xuất xứ hàng hóa của các doanh nghiệp được nhà nước Việt Nam bảo hộ.
Mặt khách quan của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp thể hiện ở hành vi dùng các thủ đoạn khác nhau nhằm chiếm đoạt hoặc cố ý sử dụng bất hợp pháp các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp chỉ cấu thành tội phạm nếu hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
So với Điều 156 thì đối tượng tác động của tội phạm của Điều 171 có sự khác biệt như đã phân tích tại mục 2.1.1.
Hình phạt được quy định tại Điều 171 nhẹ hơn nhiều so với hình phạt được quy định tại Điều 156.
Tuy nhiên trong thực tiễn xét xử vấn đề này vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể rõ ràng và cũng chưa có sự thống nhất quan điểm về đối tượng tác động của tội sản xuất, buôn bán hàng giả và đối tượng tác động của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
4.2. Phân biệt tội sản xuất, buôn bán hàng giả với các tội sản xuất , buôn bánhàng giả khác tại Điều 157, 158 BLHS hàng giả khác tại Điều 157, 158 BLHS
Các dấu hiệu pháp lý của các Điều 157,158 BLHS cơ bản là giống như tội sản xuất, buôn bán hàng giả quy định tại Điều 156 BLHS. Nhưng bên cạnh sự giống nhau này còn có những điểm khác biệt:
Đối tượng tác động của tội phạm tại Điều 157 là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh và đối tượng tác động của tội phạm tại Điều 157 là: các loại thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật,
giống cây trồng, vật nuôi. Còn đối tượng tác động của tội phạm tại Điều 156 là tất cả các loại hàng hóa khác trừ những loại hàng hóa được nêu cụ thể ở hai Điều 157, 158. Có thể thấy phạm vi đối tượng tác động của tội phạm tại Điều 156 là rộng hơn.
Trong hai điều luật 157, 158 thì vấn đề định lượng hàng giá để xác định tội phạm hay chỉ là vi phạm pháp luật không được quy định trong điều luật. Đối với Điều 157 thì vấn đề định lượng hàng giả có thể là không cần thiết do chỉ cần có hành vi sản xuất, buôn bán loại hàng giả này đã thể hiện được tính nguy hiểm cho xã hội. Còn tại Điều 158 thì không quy định định lượng cụ thể hàng giả là bao
nhiêu mà chỉ quy định chung chung là “với số lượng lớn”theo quan điểm của
chúng tôi là chưa cụ thể, theo chúng tôi thì nên quy định số lượng hàng giả tương đương giá trị hàng thật như đã quy định tại Điều 156 thì cụ thể hơn và dễ áp dụng hơn trong quá trình xét xử vụ án cũng như khởi tố vụ án và bị can.
Tính chất mức độ nguy hiểm của tội phạm được đánh giá qua khả năng gây thiệt hại của hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả cụ thể. Do vậy tính chất mức độ nguy hiểm của tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, phòng bệnh là cao nhất so với các loại hàng giả khác cho nên hình phạt cao nhất được quy đinh đối với hành vi sản xuất, buôn bán loại hàng giả này là đến tử hình còn Điều 156, Điều 158 mức hình phạt cao nhất là đến 15 năm tù.Về mặt hình phạt thì Điều 158 có sự khác biệt so với Điều 156, trong Điều 158 thì hình phạt tiền được quy định là hình phạt chính tại Khoản 1 Điều 158.
4.3. Phân biệt tội sản xuất, buôn bán hàng giả với các tội làm giả khác tại cácĐiều 164,180,181 BLHS Điều 164,180,181 BLHS
Điều 164 “Tội làm tem giả, vé giả, tội buôn bán tem giả, vé giả”, Điều 180
“Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hànhtiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả”,
Điều 181 “Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, các giấy tờ có giá giả
khác” là những tội phạm cùng được quy đinh trong Chương các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Các tôi phạm có một số hành vi khách quan giống như
tội sản xuất, buôn bán hàng giả nhưng các tội nay khác với tội sản xuất, buôn bán hàng giả ở đối tượng tác động của tội phạm. Cụ thể là:
- Điều 164 có đối tượng tác động của tội phạm là tem giả (tem bưu chính, tem lệ phí, tem hàng nhập khẩu, và các loại tem khác), vé giả (vé tàu, xe, vé sổ xố, các loại vé khác), tội phạm này xâm phạm tới trật tự quản lý nhà nước đối với các loại vé tem lưu thông trên thị trường. Đây là loại hàng giả đặc biệt, hành vi làm, buôn bán hàng giả này không những xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà còn xâm phạm trật tự quản lý của nhà nước trong lĩnh vực quản lý hành chính đối với các loại tem và vé. Do vậy cần quy định trong một điều luật riêng.
- Điều 180 có đối tượng tác động của tội phạm là tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả. Điều 181có đối tượng tác động của tội phạm là séc giả, các giấy tờ có giá giả khác(các giấy tờ có giá trị như tiền: cổ phiếu, thương phiếu, …). Những tội phạm này xâm hại tới trật tự quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, kinh doanh tiền tệ.
Đây là những đối tương tác động đặc biệt, việc làm ra, buôn bán những loại hàng giả này có những tác động tới những lĩnh vực tương đối nhạy cảm của nền kinh tế là ngân hàng và kinh doanh tiền tệ, những lĩnh vực này là những lĩnh vực mà mỗi biến động xấu của nó có thể gây ra những tác động tiêu cực tới sự phát triển bình thường của nền kinh tế. Việc thực hiện các hành vi phạm tội quy định trọng các tội phạm này được coi là hành vi có tính chất nguy hiểm cao hơn so với hành vi phạm tội quy định tại Điều 156. Do vậy mà các đối tượng hàng giả này cần phải được quy định trong những điều luật riêng biệt thì mới có thể đánh giả đúng được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và TNHS áp dụng với các hành vi phạm tội đó.
CHƯƠNG III
THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TRONGNHỮNG NĂM GÂN ĐÂY(2003-2007) NHỮNG NĂM GÂN ĐÂY(2003-2007)