Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xét xử tội sản xuất, buôn bán hàng giả

Một phần của tài liệu tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo điều 156 bộ luật hình sự lý luân và thực tiễn (Trang 51 - 55)

3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xét xử tội sản xuất,buôn bán hàng giả buôn bán hàng giả

Trên cơ sở phân tích những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. Chúng tội xin đề xuất một số giải pháp như sau nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xét xử tội sản xuất, buôn bán hàng giả :

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, đây là giải pháp đầu tiên và cơ bản. Để hoạt động xét xử tội sản xuất, buôn bán hàng giả đạt được hiệu quả cao thì pháp luật quy định về tôi phạm phải rõ ràng cụ thể. Theo chúng tôi thì Điều 156 là tương đối cụ thể và thể phân biệt với các tội phạm khác quy định trong bộ luật, nhưng tòa án nên phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm rõ khái niệm thế nào là hàng giả các dấu hiệu của nó, phân biệt hàng giả với hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là đối tượng tác động của Điều 171, vấn đề này cần căn cứ vào quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật này mà đưa ra các dấu hiệu nhận biết hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Cần

bỏ các dấu hiệu: gây hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm

trọng; thu lợi bất chính lớn, rất lớn hoạc đặc biệt lớn, nếu không bỏ thì phải có

hướng dẫn cụ thể, rõ ràng. Theo chúng tôi thì hình phạt tiền quy định ở Khoản 4

của điều luật cần được tăng lên cao hơn, theo chúng tôi thì mức phạt nên từ 50 triệu đồng trở nên.

Đội ngũ cán bộ xét xử là nòng cốt của hoạt động xét xử. Do vậy để nâng cao hiệu quả của hoạt động xét xử phải nâng cao năng lực, trình độ nhận thức của đội ngũ cán bộ xét xử. Những người này phải là những người có tâm huyết với nghề có trình độ chuyên môn tốt, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị vững vàng. Các thẩm phàn và hội thẩm phải được bổ nhiệm một cách vô tư và

khách quan dựa trên năng lực và trình độ chuyên môn, chất lượng công việc. Đội ngũ cán bộ này phải thường xuyên được đào tạo bồi dưỡng về chuên môn nghiệp vụ, mở rộng hợp tác với các cơ quan đơn vị chuyên môn tổ chức tập huấn cán bộ xét xử, tổ chức hội thảo, tổng kết kinh nghiệm để các cán bộ được giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiêm với nhau. Công tác này phải được thực hiện nghiêm chỉnh triệt để có như vậy chất lượng của hoạt đông xét xử mới được nâng cao hơn nữa.

Tăng cường hợp tác giữa các cơ quan tổ chức khác với công tác xét xử của tòa án. Như đã trình bày ở trên hiện nay có tới 5 cơ quan nhà nước có nhiêm vụ phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm sản xuất, buôn bán hàng giả, nhưng các cơ quan này không có hoặc không có đủ trình độ chuyên môn để xác định hàng giả, giá trị của chúng…qua đó có những trường hợp bỏ lọt tội phạm. Hiên nay nhà nước ta còn thành lập Hội chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam, Ban chỉ đạo nhà nước về chống buôn lậu, buôn bán hàng giả và gian lận thương mại. Nhưng nhiều ban, hội như vậy mà không có sự phối hợp với nhau trong công tác đấu tranh với bọn tội phạm thì cũng không thể đạt hiệu quả được. Nhà nước ta cần đưa ra một cơ chế phối hợp giáu các cơ quan tổ chức này phân định rõ phạm vi thẩm quyền để tránh tình trạng chồng chéo nhau về phạm vi và thẩm quyền. Phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về tội phạm và vi phạm pháp luật. Không được giữ lại xử lý hành chính những hành vi đã đủ yếu tố CTTP. Các cơ quan có chức năng điều tra truy tố và xét xử càng cần phối hợp chặt chẽ với nhau để chứng minh tội phạm và cung cấp đầy đủ chứng cứ cho việc xét xử được công bằng, minh bạch, đúng người, đúng tội, tránh tình trạng trả hố sơ điều tra lại nhiều lần gây mất thời gian mà ảnh hưởng tới uy tín của các cơ quan tư pháp này.

Hàng giả lan tràn trên thị trường và nó luôn hiện diện ở mọi nơi là do tâm lý người tiêu dùng luôn muốn mua hàng rẻ, ham rẻ mà quên đi chất lượng hàng hóa. Do vậy, hàng giả vẫn có chỗ đứng trên thị trường. Để hàng giả không còn tran lan như hiện nay thì ngoài nỗ lực của các cơ quan chức năng thì từ phía những người bị

hại là người tiêu dùng và các doanh nghiệp bị làm giả, làm nhái hàng hóa cũng phải có những hành động để đẩy lùi nạn hàng giả này. Người tiêu dùng khi mua phải hàng giả thì thường không lên tiếng tố cáo người bán hàng, họ có tâm lý cam chịu để tránh rắc rối. Còn về phía doanh nghiệp thì do sợ các thủ tục giải quyết phức tạp của pháp luật, họ có tâm lý tránh liên quan tới kiện tụng, khi hàng hóa của mình bị làm giả làm nhái họ thường tự tìm biện phát bảo vệ lấy mình mà không nhờ tới cơ quan phát luật. Dẫn tới tôi phạm không bị tố cáo phát hiện. Do vậy cần nâng cao ý thức pháp luật từ phía người dân và từ phái các doanh nghiêp không chỉ có ý thức bảo vệ riêng cho mình mà phải có ý thức bảo vệ cho cộng đồng từ hành động tố cáo những người sản xuất, buôn bán hàng giả. Từ những hành động này cũng góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động xét xử của tòa án, giúp các tòa án phải chú trọng tới chuyên môn xét xử của mình hơn khi người dân có hiểu biết về pháp luật.

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS : Bộ luật hình sự. XHCN : Xã hội chủ nghĩa. TNHS : Trách nhiệm hình sự.

XPTTQLKT : Xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. CTTP : Cấu thành tội phạm.

Một phần của tài liệu tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo điều 156 bộ luật hình sự lý luân và thực tiễn (Trang 51 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w