3. Hình phạt đối với tội sản xuất,buôn bán hàng giả
3.2. Hình phạt bổ sung
Hình phạt bổ sung đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định tại Khoản 4 Điều 156 BLHS:
“ Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”
Hình phạt tiền được đưa vào làm hình phạt bổ sung với mức phạt từ năm triệu đồng đên 50 triệu đồng khi áp dụng có thể được áp dụng cho tất cả các khoản của Điều 156. Theo quan điểm của chúng tôi thì quy định mức phạt tiền như vậy là
thấp không đạt được hiệu quả khi áp dụng, việc phạt tiền như vậy không thấm vào đâu so với lợi nhuận thu được từ việc sản xuất, buôn bán hàng giả. Theo chúng tôi thì mức tiền phạt nên tăng lên cao hơn so với quy định của điều luật chẳng hạn từ 50 triệu đồng trở lên.
Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản: là việc tịch thu số hàng giả hoặc hàng giả và toàn bộ máy móc vật liệu làm ra hàng giả dể tiêu thụ hoặc tái sử dụng.
Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định. Đây là hình phạt bổ sung được áp dụng khi xét xử nếu người bị kết án tiếp tục đảm nhiệm công vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể lại có điều kiện phạm tội mới. Chủ thể phải chịu khung hình phạt này chỉ có thể là người có chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc nhất định mà khi phạm tội đã sử dụng chính chức vụ, nghề nghiệp hoặc công việc ấy để dễ dàng thực hiện tội phạm. Thời hạn của hình phạt này là từ 1 năm đến 5 năm tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu phòng ngừa tội phạm. Thời điểm bắt đầu của thời hạn được tính từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu trong trường hợp người phạm tội được cho hưởng án treo.
Nhìn chung, Điều 156 BLHS đã quy định một cách khá đầy đủ, toàn diện tội sản xuất, buôn bán hàng giả về hình phạt.