Hình phạt chính

Một phần của tài liệu tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo điều 156 bộ luật hình sự lý luân và thực tiễn (Trang 33 - 38)

3. Hình phạt đối với tội sản xuất,buôn bán hàng giả

3.1. Hình phạt chính

Hình phạt chính cuả tội sản xuất, buôn bán hàng giả quy định tại Điều 156 (Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3) là hình phạt tù có thời hạn.

Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả … thì bi phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm”.

Hình phạt tù có thời hạn là hình phạt buộc người bị kết án phải cách ly khỏi xã hội trong thời hạn nhất định để học tập, lao động, cải tạo. Nó tước đoạt quyền tự do các nhân của người phạm tội trong một khoảng thời gian nhất định.

Điều 156 quy định hình phạt chính chỉ là hình phạt tù có thời hạn. Cho thấy thái độ của nhà nước đối với tội phạm này là cần phải đấu tranh bằng cách tước đoạt tự do của người phạm tội.

Khoản 2 Điều 156 quy định:

“ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ , quyền hạn;

đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Hàng giả tương đương với số lượng hàng thật có giá trị từ 150 triệu đến dưới 500 triệu đồng;

g) Thu lợi bất chính lớn;

h) Gây hậu quả nghiêm trọng.”

Đây là khung hình phạt tăng nặng thứ nhất của tội sản xuất, buôn bán hàng giả. Các tình tiết định khung:

Có tổ chức: là trường hợp đồng phạm sản xuất, buôn bán hàng giả có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện phạm tội. Trong trường hợp này, những người đồng phạm có sự liên kết chặt chẽ với nhau và phân hóa, vai trò, nhiệm vụ một cách tương đối rõ rệt, cụ thể, có người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức, người thực hành. Tội phạm có tổ chức thường có tính chất, mức độ nguy

hiểm cho xã hội cao hơn so với các loại tội phạm thông thường. Do đó, BLHS năm 1999 quy định tình tiết là tình tiết tăng nặng TNHS tại Điểm a Khoản 1 Điều 48.

Tại Điều 156 thì “Có tổ chức” được quy định là tình tiết tăng nặng định khung tại

Khoản 2.

Có tính chất chuyên nghiệp: Theo Nghị quyết số: 01/2006/NQ- HĐTP ngày 15/2/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS thì chỉ áp dụng tình tiết

“Phạm tội có tính chuyên nghiệp” khi có các điều kiện đầy đủ sau đây:

“a) Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm không phân biệt đã bị truy cứu TNHS hay chưa bị truy cứu TNHS nếu chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS hoặc chưa được xóa án tích;

b) Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội là nguồn sống chính”.

Theo hướng dẫn của này thì người thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng

giả được coi là phạm tội Có tính chất chuyên nghiệp”, khi có đủ hai điều kiện

sau:

Phạm tội 5 lần trở lên về tội sản xuất, buôn bán hàng giả, không phân biệt đã bị truy cứu TNHS hay chưa bị truy cứu TNHS, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS hoặc chưa được xóa án tích.

Người thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn thu chính.

Tình tiết này phải phản ánh hành vi phạm tội có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn so với các trường hợp phạm tội thông thường. Tội phạm có tính chất chuyên nghiệp, có khả năng thực hiện hành vi phạm tội một cách thường xuyên với những thủ đoạn hết sức tinh vi, xảo quyệt gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế.

Tái phạm nguy hiểm: theo Khoản 2 Điều 49 BLHS thì những trường hợp sau đây bị coi là tái phạm nguy hiểm:

“ a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý;

b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội do cố ý.”

Như vậy người thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm khi: Người phạm tội đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 156 BLHS.

Người phạm tội đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả không phân biệt thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của Điều 156 BLHS.

Tình tiết này phản ánh đặc điểm xấu về nhân thân, thái độ coi thường pháp luật của người phạm tội. Do vậy, nhà làm pháp luật quy định trường hợp này là tình tiết tăng nặng TNHS tại Khoản 2 Điều 156.

So với Khoản 2 Điều 167 BLHS năm 1985 thì Khoản 2 Điều 156 BLHS năm 1999 quy định khung hình phạt nhẹ hơn. Đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả được thực hiện trước 0h00’ ngày 01/7/2000 mà sau 0h00’ ngày 01/7/2000 mới bị phát hiện áp dụng theo Khoản 2 Điều 155 BLHS năm 1999 (căn cứ vào Khoản 3 Điều 7 BLHS).

Lợi dụng chức vụ,quyền hạn: Đây là trường hợp chủ thể của tội phạm là chủ thể đặc biệt, là những người có chức vụ quyền hạn (quy định tại Khoản 3 Điều 5 Luật phòng chống tham nhũng năm 2005). Chủ thể của tội phạm này là người có chức vụ quyền hạn nên họ có điều kiện dễ dàng thực hiện và che dấu tội phạm, họ không những xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà còn ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước nơi họ đang làm việc. Chính vì vậy, việc trừng trị nghiêm khắc đối với các chủ thể kinh tế có hành vi phạm tội là cần thiết.

Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan tổ chức: là trường hợp người phạm tội sử dụng trái phép uy tín, quyền hạn của cơ quan, tổ chức mà mình là thành viên để dễ dàng thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả. Hình thức phạm tội này diễn ra

khá phổ biến như: nhân viên thủ kho, nhân viên kinh doanh tuồn hàng giả vào trộn lẫn với hàng thật mang hàng ra ngoài bán để kiếm lời… Hành vi phạm tội này rất khó phát hiện và có ảnh hưởng lớn tới uy tín của cơ quan, tổ chức mà người đó lợi dụng.

Hàng giả tương đương với số lượng hàng thật có giá trị từ 150 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng:việc các nhà lập pháp đưa ra dấu hiệu định lượng hàng giả này là rất tiến bộ, nó giúp cho việc xét xử được dễ dàng trong việc quyết định hình phạt đối với người phạm tội. Với số lượng hàng giả như trên được đánh giá là có tính nguy hiểm rất lớn cho xã hội cho nên cần phải nghiêm khắc trừng trị.

Thu lợi bất chính lớn: vấn đề này chưa được sự hướng dẫn cụ thể của cơ quan chức năng. Thực tế xét xử cho thấy cơ quan tiến hành tố tụng thông thường không tính được người phạm tội thu lợi bất chính là bao nhiêu mà chỉ tính được giá trị của hàng phạm pháp.

Khoản 3 Điều 156 quy định:

“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn; c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.”

Đây là khung tăng năng thứ hai của Điều 156. Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 3 điều này sẽ phải chịu mức hình phạt tù từ 7 năm đến 15 năm như:

Hàng giả tương đương với số lượng hàng thật có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên: cũng như quy định định lượng hàng giả tại Khoản 2 Điều 156. Việc định lượng như thế này là rất tiến bộ, thể hiện được tính nguy hiểm của hành vi phạm tội.

Thu lợi bất chính lớn hoặc đặc biệt lớn: cũng không có hướng dẫn cụ thể của cơ quan chức năng.

Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng: hiện nay, chưa có hướng dẫn cụ thể nào của cơ quan có thẩm quyền nhưng việc gây hậu quả nghiêm trọng này là có người chết hoặc nhiều người bị tổn hại sức khỏe, thiệt hại vật chất là đặc biệt lớn… Do vậy cần phải trừng trị nghiêm khắc.

Khoản 3 Điều 156 BLHS năm 1999 quy định khung hình phạt nhẹ hơn rất nhiều Khoản 3 Điều 167 BLHS năm 1985. Khoản 3 Điều 167 BLHS năm 1985 (sửa đổi năm 1992) quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình. Do vậy, nên đối với những người phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả thực hiện dưới 0h00’ ngày 01/7/2000 mà sau 0h00’ ngày 01/7/2000 mới bị phát hiện thì áp dụng Khoản 3 Điều 156 BLHS năm 1999 theo quy định Điều 7 BLHS.

Theo quan điểm của chúng tôi thì các dấu hiệu “Thu lợi bất chính

lớn”(Điểm g Khoản 2) và “Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn”(Điểmb

Khoản 3) nên bỏ, không nên quy định trong điều luật vì theo chúng tôi thì dấu hiệu định lượng hàng giả tương đương giá trị hàng thật quy định trong các khoản của điều luật đã thể hiên được khoản lợi nhuận mà người phạm tội thu được khi thực hiện hành vi phạm tội của mình. Thêm vào đó thì những dấu hiệu này vẫn chưa có sự hướng dẫn cụ thể của cơ quan có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo điều 156 bộ luật hình sự lý luân và thực tiễn (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w