Trong những năm từ 2003 đến 2007 cùng với sự phát triển về mọi mặt của đất nước ta thì kinh tế là lĩnh vực tiên phong trong sự phát triển này. Kinh tế phát triển kéo theo nó không ít những thay đổi lớn, trong những thay đổi đó là tình hình tội phạm về kinh tế không ngừng tăng nhanh qua các năm. Bọn tội phạm này ngày càng tinh vi hơn và xảo quyệt hơn đòi hỏi các cơ quan chức năng có nhiêm vụ quản lý và giử ổn định cho sự phát triển bình thường của nền kinh tế phải hết sức nỗ lực không ngừng nâng cao trình độ của mình để hoàn thành tốt nhiêm vụ. Tóa án là cơ quan có chức năng xét xử, trong những năm qua tòa án đã thực hiên tốt nhiệm vụ của mình trong việc xét xử nghiêm minh đối với tội phạm nói chung vá tội phạm xâm phạm trật tự quản ký kinh tế nói riêng, có tác động lớn đối với xã hội có tính răn đe với những người có ý định phạm tội.
Số tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế không ngừng tăng nên cùng
với sự phát triển của nền kinh tế. Trong đó “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả”
(Điều 156) là một tội phạm có những biến động khác so với các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Trong 5 năm qua mặc dù các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế đã được tòa án thụ lý và xét xử không ngừng tăng nên hàng năm và chỉ riêng năm 2007 thì mới giảm xuống, nhưng tội sản xuất, buôn bán hàng giả lại không như vậy, nó tăng giảm không đều qua các năm.
Bảng thống kê các vụ án đã xét xử về tội sản xuất, buôn bán hàng giả so với các tội phạm xâm phạm trạt tự quản lý kinh tế từ 2003 đến 2007
Năm
Các tội xâm phạm
trật tự quản lý kinh tế Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (điều156) Số vụ Số bị cáo Số vụ Tỷ lệ /các tội XPTTQLKT Số bị cáo Tỷ lệ /các tội XPTTQLKT 2003 903 1.696 22 2,44 33 1,95 2004 957 2.089 21 2,19 32 1,53 2005 1.004 2.109 13 1,29 19 0,90 2006 1.041 2.140 17 1,63 22 1,04 2007 906 1.934 6 0,99 17 0,88 Tổng 4.811 9.968 79 1,64 123 1,23
(Nguồn: Vụ tổng hợp tòa án nhân dân tối cao)
Từ những số liệu thống kê trên cho thấy, các tội phạm xam phạm trật tự quản lý kinh tế đã được tòa án xét xử qua các năm đều tăng nên chỉ riêng có năm 2007 là giảm xuống nhưng tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156) thì lại giảm xuống qua các năm và chỉ có năm 2006 là tăng nhưng đến năm 2007 cung với sự giảm xuống chung của các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế thì tội phạm này cũng giảm xuống. Tỷ lệ số tội sản xuất, buôn bán hàng giả so với các tội xâm phạm trât tự quản lý kinh tế là khá nhỏ trung bình chỉ chiếm 1,64% số vụ và 1,23% số bị cáo. Trong 5 năm qua, với sự nỗ lực của ngành tòa án trong cả nước tỷ lệ các vụ xét xử so với các vụ thụ lý các tội xâm phạm trật tự quản lý là không ngừng tăng lên, năm 2003 có 988 vụ và 1970 bị cáo thụ lý và xét xử được 903 vụ chiếm 91,4% và 1696 bị cáo chiếm 86,09%, đến năm 2007 có 931vụ và 2054 bị cáo thụ lý và xét xử được 906 vụ chiếm 97,31% và 1934 bị cáo chiếm 94,16%. Tội sản xuất buôn bán hàng giả có tỷ lệ xét xử so với thụ lý là cao nhất trong nhóm tội này năm 2003 có 24 vụ và 38 bị cáo thụ lý và xét xử 22vụ đạt 91,67% và 33 bị cáo đạt 86,84% nhưng các năm sau đó các tỷ lệ này đều đạt 100% và trung bình trong 5 năm đạt 97,53%.
Trong các tội sản xuất, buôn bán hàng giả quy định trong BLHS năm 1999 (Điều 156, 157, 158) thì tội sản xuất, buôn bán hàng giả quy định tại Điều 156 cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ.
Bảng số liệu thống kê các vụ án đã xét xử về tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo các Điều 156, 157, 158 từ năm 2003 đến năm 2007.
Năm
Tổng số vụ sản xuất, buôn bán
hàng giả
Điều 156 Điều 157 Điều 158 Số vụ Số vụ Tỷ lệ Số vụ Tỷ lệ Số vụ Tỷ lệ 2003 58 22 37,93 34 58,62 2 3,45 2004 39 21 53,85 6 15,38 12 30,77 2005 44 13 29,55 22 50,00 9 20,45 2006 57 17 29,82 34 59,65 6 10,53 2007 15 6 40,00 3 20,00 6 40,00 Tổng 213 79 37,08 99 46,48 35 16,43
(Nguồn: Vụ tổng hợp tòa án nhân dân tối cao)
Qua những số liệu thống kê trên ta thấy trong số những tội sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định trong BLHS năm 1999 thì tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều156) chiếm một tỷ lệ khá lớn trung bình 5 năm chiếm 37,08%. Và nhìn chung thì tổng số vụ sản xuất buôn bán hàng giả đã được xét xử trong 5 năm qua cũng tăng lên và giảm xuống không đều, các tôi sản xuất, buôn bán hàng giả cũng như vậy.
Về chủ thể của tội phạm sản xuất buôn bán hàng giả không có gì đặc biệt. Số người phạm tội là nữ chiếm tỷ lệ khá lớn hơn 1/3 số bị cáo là nữ, có những vụ án mà người tổ chức cầm đầu là nữ như: vụ sản xuất,buôn bán xi măng giả tại Quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 cầm đầu là Vũ Thị Mai (1985) bán ra thị trường 2000 bao xi măng giả thu lợi trên 120 triệu đồng và Mai đã bị Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tuyên phạt 5 năm tù.
Về hình phạt đối với các bị cáo phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả, theo quy định của pháp luật thì hình phạt chính áp dụng với các bị cáo chỉ là hình phạt tù có thời hạn. Các bị cáo khi bị đưa ra xét xử thì thường có nhiều các tình tiết giảm
nhẹ nên mức phạt tù áp dụng đối với các bị cáo là không nặng lắm, phạt tù từ 7 năm trở nên hầu như là không có, các trường hợp được cho hưởng án treo là khá nhiều.
Trong thực tế xét xử cũng như trong thực tiễn đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả trong những năm qua thì vấn đề hàng giả luôn đi kèm với hàng xâm phạm sở hữu công nghiệp. Nhưng thực tiễn xét xử các tội này thì không hề có bất kỳ một vụ án náo được xét xử theo Điều 171 tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp(theo thống kê của tòa án nhân dân tối cao). Như vậy liệu trong thực tế không có vụ án nào hay không? Hay là có nhưng lại được xét xử theo các tội sản xuất, buôn bán hàng giả vá tại sao lại như vậy liệu các tòa án có xét xử sai hay không?