1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao có khả năng chống chịu sâu bệnh phục vụ cho sản xuất ở yên khánh, ninh bình

160 752 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 160
Dung lượng 7,35 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ---*--- PHẠM ANH QUANG NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA THUẦN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CAO CÓ KHẢ NĂNG CHỐ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

-* -

PHẠM ANH QUANG

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA THUẦN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CAO CÓ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU SÂU BỆNH PHỤC VỤ CHO SẢN

XUẤT Ở YÊN KHÁNH - NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI – 2011

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

- -

PHẠM ANH QUANG

NGHIÊN CỨU TUYỂN CHỌN GIỐNG LÚA

THUẦN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CAO CÓ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU SÂU BỆNH PHỤC VỤ CHO SẢN XUẤT Ở YÊN KHÁNH - NINH BÌNH

Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT

Mã số: 60.62.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:

GS TS HOÀNG TUYẾT MINH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

- Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi

- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố

- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2011

Tác giả luận văn

Phạm Anh Quang

Trang 4

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………

- Ban Đào tạo Sau đại học, Viện Khoa học Nông nghiêp Việt Nam

Tôi xin đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Hoàng Tuyết Hội Giống cây trồng Việt Nam người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành bản luận văn này

Minh-Tôi cũng xin được chân thành cảm ơn Ban quản lý các HTX nông nghiệp Kiến Thái, xã Khánh Trung; HTX Khánh Mậu, xã Khánh Mậu, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình là nơi tôi tiến hành thực tập, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ về mọi mặt để tôi hoàn thành đề tài này

Và cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới tất cả người thân, bạn bè những người luôn bên cạnh, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện bản luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn và vô cùng cảm kích đối với những sự giúp đỡ đầy quý báu đó!

Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2011

Tác giả luận văn

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ ix

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 5

1.1 Những nghiên cứu về cây lúa 5

1.1.1 Nguồn gốc và phân loại thực vật của cây lúa 5

1.1.2 Giá trị dinh dưỡng của cây lúa 9

1.2 Một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài 10

1.2.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới 10

1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 26

CHƯƠNG 2 NHỮNG NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 43

2.1 Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 43

2.1.1 Vật liệu nghên cứu 43

2.1.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 43

2.2 Nội dung nghiên cứu và các vấn đề cần giải quyết 44

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu 44

2.2.2 Điều kiện thí nghiệm 44

Trang 6

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………

2.2.3 Quy trình kỹ thuật 44

2.2.4 Bố trí mô hình thử nghiệm sản xuất 44

2.2.5 Các chỉ tiêu theo dõi 44

2.3 Phương pháp xử lý số liệu 44

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 57

3.1 Đặc điểm thời tiết, khí hậu vụ Xuân và vụ Mùa năm 2011 tại Ninh Bình57 3.1.1 Nhiệt độ 60

3.1.2 Lượng mưa 57

3.1.3 Ẩm độ không khí 60

3.1.4 Số giờ nắng 60

3.2 Đánh giá điều kiện tự nhiên, khí hậu và tình hình sản xuất lúa năng suất, chất lượng cao ở tỉnh Ninh Bình 59

3.2.1 Điều kiện tự nhiên, khí hậu 59

3.2.2 Tình hình sản xuất lúa 59

3.3 Đánh giá sinh trưởng, phát triển, năng suất và khả năng chống chịu của một số giống lúa năng suất chất lượng cao gieo trồng năm 2011 tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình 64

3.3.1 Tình hình sinh trưởng ở giai đoạn mạ 64

3.3.2 Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm 68

3.3.3 Chiều cao cây và động thái tăng trưởng chiều cao 75

3.3.4 Số nhánh và động thái đẻ nhánh 78

3.3.5 Số lá và động thái tăng trưởng số lá 84

3.3.6 Một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển và nông sinh học của các giống lúa tham gia thí nghiệm 87

3.3.7 Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống 89

3.3.8 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 95

Trang 7

3.4 Xây dựng mô hình khảo nghiệm sản xuất một số giống lúa triển vọng

tại xã Khánh Mậu, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình 98

3.4.1 Xây dựng mô hình 99

3.4.2 Kết quả đánh giá chất lượng gạo của các giống lúa triển vọng tham gia mô hình 108

3.4.3 Hiệu quả kinh tế: 111

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 113

1 Kết luận: 113

2 Đề nghị: 114

TÀI LIỆU THAM KHẢO 113

Trang 8

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

BADH2 Betain aldehyde dehydrogenase 2

CCCC Chiều cao cuối cùng

FAO Tổ chức Lương thực thế giới

HT1(Đ/c) Giống Hương thơm số 1 (đối chứng)

IARI Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Ấn Độ

IRRI Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế

ICARD Chương trình hợp tác Nông nghiệp và PTNT Quốc tế

MPI Ministry of Planning and Investment

NSLT Năng suất lý thuyết

NSTT Năng suất thực thu

TNAU Đại học Nông nghiệp Tamil Nadu (Ấn Độ)

UDSC Đại học Delhi Nam Campus

USDA Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

WHO Tổ Chức Sức Khoẻ Thế Giới

WTO Tổ chức Thương mại Thế giới

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.2 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của 10 nước sản xuất lúa

Bảng 1.3 Dân số thế giới 1950-2000 và phỏng đoán đến 2050 20 Bảng 1.4 Vai trò của lúa gạo trong sản xuất, tiêu thụ và làm thực phẩm

Bảng 3.1 Diễn biến thời tiết khí hậu vụ Xuân và vụ Mùa 2011 tại Ninh

Bảng 3.4 Diện tích lúa toàn tỉnh Ninh Bình chia theo trà lúa 2009-2011 62

Bảng 3.7 Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống tham gia thí

Trang 10

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………

Bảng 3.10 Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống vụ Mùa 2011 76

Bảng 3.11 Một số chỉ tiêu về sinh trưởng của các giống tham gia thí

Bảng 3.14 Động thái tăng trưởng số lá của các giống vụ Xuân 2011 83

Bảng 3.15 Động thái tăng trưởng số lá của các giống lúa vụ Mùa 2011 84

Bảng 3.16 Một số đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống tham

Bảng 3.17 Một số đặc điểm nông học của các giống tham gia thí nghiệm

Bảng 3.18 Mức độ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chịu của các giống

Bảng 3.19 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các Giống

Bảng 3.20 Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống vụ

Bảng 3.21 Kết quả xây dựng mô hình khảo nghiệm sản xuất hai giống lúa

Bảng 3.22 Mức độ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các

Bảng 3.23 Một số chỉ tiêu chất lượng của các giống triển vọng 106

Bảng 3.24 Một số chỉ tiêu chất lượng dinh dưỡng của các giống triển vọng 107

Bảng 3.25 Đánh giá phẩm chất cơm của các giống triển vọng vụ Mùa 2011 107

Trang 11

Bảng 3.26 Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình vụ Mùa 2011 tại xã

DANH MỤC HÌNH, ĐỒ THỊ

Sơ đồ

Trang 12

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Lúa là loại cây ngũ cốc quan trọng đứng thứ hai thế giới chỉ sau lúa mì Hiện nay, có tới 60%-70% dân số sử dụng lúa gạo làm lương thực chính, trong đó Châu

Á chiếm 90-95%, có nơi còn lên tới 100% Lúa gạo cung cấp khoảng 80% carbohydrate và 40% nhu cầu protein của con người; protein của lúa gạo có giá trị dinh dưỡng cao, vì tính cân bằng của aminoacid không thay thế và độ tiêu hóa của protein này cũng rất cao, có thể lên đến 100% (Kathie Krumm, Homikharas, 2004) [29] Ngoài ra trong lúa gạo còn chứa vitamin, đặc biệt là các vitamin nhóm B như: B1, B2, B6, PP… Từ những đặc điểm dinh dưỡng của hạt nên đã từ lâu lúa trở thành nguồn dược phẩm có giá trị cao Chính vì vậy mà tổ chức dinh dưỡng quốc tế

đã gọi: “Hạt gạo là hạt của sự sống” [49]

Việt Nam là nước nông nghiệp nhiệt đới, đồng thời cũng là một nước có nền văn minh lúa nước phát triển từ lâu đời Lúa gạo là một loại lương thực chính được sử dụng để nuôi sống con người Việt Nam Vì thế mà nước ta đã đề ra hàng loạt biện pháp tác động vào sản xuất lúa gạo nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng gạo Các biện pháp tổng hợp có tác động lớn là công tác chọn tạo giống mới, tác động các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào trong quá trình sản xuất,… đã góp phần đưa nước ta

từ một nước thiếu lương thực thường xuyên thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới

Ngày nay, về giá trị kinh tế, lúa gạo là mặt hàng xuất khẩu của một số nước

do là cây lương thực có giá trị dinh dưỡng cao Những năm gần đây, sản xuất lúa gạo ở nước ta có những bước phát triển đáng kể và đang hướng tới nền sản xuất hàng hóa Mặt khác do đời sống của người dân không ngừng được cải thiện, nên từ nhu cầu đủ ăn đã và đang tiến tới nhu cầu ăn ngon Vì vậy, nhu cầu về gạo đặc sản

và gạo chất lượng cao cũng không ngừng tăng nhanh khi sản xuất nông nghiệp đã

Trang 14

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………

đáp ứng đủ nhu cầu lương thực, người ta bắt đầu chú ý tới những giống lúa chất lượng cao nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội Các giống lúa có phẩm chất tốt, hương thơm đặc trưng, hàm lượng protein cao đã được người sản xuất quan tâm và ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu giống của nhiều vùng trọng điểm lúa

Hiện nay, ở nước ta, bộ giống lúa chưa thực sự phong phú và đáp ứng đủ nhu cầu Các giống lúa lai chọn tạo trong nước còn hạn chế, chủ yếu là nhập từ nước ngoài, công nghệ sản xuất lúa lai chưa được hoàn thiện cho mọi vùng sinh thái Vì vậy, việc tuyển chọn, phát triển bộ giống lúa thuần là rất quan trọng và cần thiết Mặt khác, hàng năm nước ta xuất khẩu 4 -5 triệu tấn gạo, nên nguồn cung gạo chất lượng cao để vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong nước, vừa cho xuất khẩu là rất cấp thiết

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã chọn tạo ra một số giống lúa thuần mới cho năng suất, chất lượng cao, có khả năng thích ứng rộng, chống chịu sâu bệnh tốt Nhằm mục đích thay thế dần những giống lúa thuần đã đưa vào sản xuất nhiều năm, năng suất thấp, chất lượng kém, khả năng chống chịu thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sản xuất lúa hàng hoá

Xuất phát từ những vấn đề trên, để góp phần làm phong phú bộ giống lúa chất lượng chúng tôi nghiên cứu xác định một số giống lúa có tiềm năng về năng suất và chất lượng cao, chống chịu với sâu bệnh hại và thích nghi với điều kiện sản

xuất của địa phương, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tuyển

chọn giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao có khả năng chống chịu với sâu bệnh phục vụ cho sản xuất ở Yên Khánh-Ninh Bình”

2 Mục tiêu và yêu cầu của đề tài

2.1 Mục tiêu

Trang 15

Tuyển chọn được 1 đến 2 giống lúa thuần ngắn ngày, có năng suất và chất lượng cao, chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện bất thuận để phát triển tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình

2.2 Yêu cầu

- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, của một số giống lúa gieo cấy ở

vụ Xuân và vụ Mùa tại huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình Xác định được một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển và khả năng thích ứng của giống lúa tham gia thí nghiệm

- Bước đầu đánh giá được tiềm năng về năng suất, chất lượng xay xát của các giống tham gia thí nghiệm

- Đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm

- Xây dựng được mô hình thử nghiệm trong vụ Mùa cho 1 đến 2 giống lúa triển vọng

3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1 Ý nghĩa khoa học

Qua các thí nghiệm đánh giá cơ bản, đề tài xác định được giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh thông qua các đặc tính: Năng suất, chất lượng, đặc tính nông học, khả năng chống chịu với sâu bệnh hại và điều kiện bất thuận

Qua kết quả khảo nghiệm, đánh giá tính thích ứng của các giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao tại các vùng trồng lúa khác nhau trong tỉnh xác định chỗ đứng phù hợp cho từng giống (vùng sản xuất, cơ cấu mùa vụ, biện pháp kỹ thuật) giúp cho sản xuất được an toàn và giảm thiểu thiệt hại do gieo trồng một số Giống không phù hợp

Từ kết quả thí nghiệm và mở rộng sản xuất thử các giống lúa thuần chất lượng cao, xác định độ ổn định về năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện bất thuận của các giống lúa làm cơ sở khoa học cho việc triển khai canh tác đại trà giống được tuyển chọn

Trang 16

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Yêu cầu lúa gạo chất lượng cao cho xuất khẩu và tiêu thụ trong nước ngày càng tăng Việc khảo nghiệm các giống lúa năng suất, chất lượng cao trong tỉnh nói chung và giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao tại huyện Yên Khánh nói riêng

sẽ góp phần làm phong phú thêm bộ giống lúa chất lượng cao phục vụ cho công tác quy hoạch vùng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người nông dân

Trong tình hình sản xuất lúa với mức thâm canh, tăng vụ cao như hiện nay tại huyện Yên Khánh, mối đe dọa của các loại thiên tai ngày càng lớn, thì việc lựa chọn những giống lúa phù hợp cho một vùng sản xuất là yếu tố quan trọng là biện pháp hàng đầu để góp phần giữ vững và gia tăng năng suất, sản lượng

Kết quả của đề tài sẽ chọn ra được 1 đến 2 giống lúa thuần ngắn ngày, năng suất, chất lượng cao, làm cơ sở thực tiễn cho việc lựa chọn giống tham gia vào cơ cấu cây trồng hai vụ lúa và một vụ Đông của huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình Đồng thời, nhằm mục đích khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, cây trồng phục vụ nhu cầu con người ngày càng cao

Trang 17

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Những nghiên cứu về cây lúa

1.1.1 Nguồn gốc và phân loại thực vật của cây lúa

Nguồn gốc cây lúa

Việc thuần hóa lúa dại thành cây lúa trồng với sự xuất hiện của nghề trồng lúa là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử loài người Có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về nguồn gốc phát sinh cây lúa Trong thời gian gần đây nguồn gốc cây lúa dựa trên cơ sở những hóa thạch và những giống lúa dại đang tồn tại trong tự nhiên còn có rất nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc cây lúa trồng hiện nay

Nhiều di tích khảo cổ, tài liệu lịch sử để lại đã chứng minh cây lúa và nghề trồng lúa có từ lâu đời Một số nghiên cứu của GS Bùi Huy Đáp (1980) [13] và Grit D.H (1986) [66] cho rằng: lúa có nguồn gốc lục địa Đông Nam Á tuy không rõ cụ thể nước nào, rồi từ đây cây lúa được lan rộng đi khắp nơi

Theo Chang (1985) [60] và Lu cùng ctv (1996) [85] thì việc thuần hóa cây trồng được bắt nguồn các đây khoảng 10.000 năm, sự xuất hiện cây lúa trồng ở Châu Á cách đây khoảng 8.000 năm Li (1970) [83] cho rằng quá trình thuần hóa cây lúa diễn ra ở bán đảo Trung Ấn

Lúa trồng trên thế giới gồm 2 loài, lúa Châu Phi (Oryza glaberrima) và lúa trồng Châu Á (Oryza sativa L.) Lúa trồng Châu Phi có nguồn gốc Châu Phi, đa số

canh tác trên đất khô (upland) và sống nhờ nước mưa, năng xuất thấp vì ít được con người tuyển chọn, nên chỉ canh tác hạn chế ở Châu Phi [20]

Ngược lại, giống lúa trồng Châu Á được thuần hóa từ giống hoang dại cách đây trên 9000 năm, và qua hàng ngàn năm tuyển chọn bởi con người, nên thích ứng rộng trên nhiều loại khí hậu, từ nhiệt đới đến ôn đới, từ đồng bằng đến núi cao, ở

Trang 18

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………

mọi loại đất đai từ ngập nước đến núi đồi khô hạn Vì có năng suất cao nên được canh tác khắp nơi trên thế giới [20]

Trên thế giới có tổng cộng 21 loài lúa hoang dại, trong số này Oryza

rufipogon được xem là tổ tiên của loài lúa Châu Á Ngoài ra, lúa O nivara, một loại

lúa hàng niên, cũng là tổ tiên của lúa Châu Á, nhưng ít được công nhận hơn Cả 2 loại lúa hoang này đều có mặt ở Việt Nam [20]

Các nghiên cứu cũng cho biết để biến thành lúa canh tác Châu Á, việc thuần hóa giống lúa hoang trải qua 2 giai đoạn riêng biệt, kết quả tạo thành 2 giống lúa

quan trọng là O sativa indica và O sativa japonica Loài phụ Indica được thuần

hóa rộng rãi ở phía Nam Hy Mã Lạp Sơn, gồm Đông Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan;

còn loài phụ Japonica được thuần hóa ở Đồng bằng Sông Hồng cho tới Nam Trung

Quốc Cũng cần nhắc lại rằng lãnh thổ vùng Nam Trung Quốc thời cổ chưa thuộc Trung Quốc của dân tộc Hán, mà thuộc tộc Việt và nhiều tộc thiểu số bản địa khác

Vì vậy, ta có thể khẳng định rằng việc thuần hóa từ O rufipogon thành O sativa là

do cư dân thuộc tộc Việt thực hiện trong thời cổ đại [80]

Ở Việt Nam lúa cũng được trồng từ hàng nghìn năm trước đây và được coi là biểu tượng của nền văn minh lúa nước Có thể nói Việt Nam là một trong những nước thuộc Trung tâm khởi nguyên của cây lúa nước Vùng Đồng bằng Bắc Bộ là một trong những vùng sinh thái của cả nước có các nguồn gen đa dạng và phong phú nhất (Lê Doãn Diên, 1990) [10]

Cho đến nay phần lớn các nhà khoa học khi nghiên cứu về nguồn gốc cây lúa

trồng (O.sativa) đã đồng ý và có cùng quan điểm với Morinaga (1954) [86], Sasato (1966) [48], Oka (1988) [89], Loresto và cộng sự (1996) [84], cho rằng O.sativa được bắt nguồn từ một dạng trung gian giữa O.rufipogon và O.nivara theo sơ đồ

sau:

Trang 19

Sơ đồ 1 Nguồn gốc cây lúa trồng (O.sativa)

Như vậy, có thể nói O.sativa có thể có nguồn gốc từ O.rufipogon, từ

O.nivara hoặc từ mẫu lai tạo giữa các loài hoang dại này (Bùi Huy Đáp,1999) [14]

Phân loại giống lúa

Cây lúa (Oryza sativa L.) thuộc họ hào thảo (Graminae), có 30.000-50.000

gen, chứa 2n với n = 12NST và có bộ gen nhỏ nhất trong số các cây trồng một lá mầm (Agrumaganathan và Earle, 1991) [55] Những loại lúa trồng hiện nay thuộc

hai loài phụ Indica và Japonica

Di truyền học cây lúa (1963) họp tại Viện Lúa quốc tế IRRI xác định có 19

loài Trong đó, loài Oryza sativa.L và Oryza glaberima là hai loài được trồng phổ biến nhất hiện nay Chủ yếu là Oryza sativa còn Oryza glaberima được trồng ở một

số nước vùng Tây Phi Có thể hiểu tổ tiên của lúa trồng hiện nay theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2 Tổ tiên của cây lúa trồng (O.sativa)

Nước ta là một vùng có nhiều loài lúa hoang dại Trước đây một số tác giả

người Pháp tìm thấy loài Oryza latifonta, Oryza officinalis, Oryza glamulata Tây

Trang 20

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………

Bắc Ở Đồng bằng Sông Cửu Long còn tồn tại nhiều loại hình lúa dại gọi là lúa ma,

lúa trời thuộc loài Oryza minuta Lúa ma vùng này loài Oryza fatua sapotanea bông

ngắn, lá đòng hẹp, ngắn, các gié phân hóa rời rạc, mỗi gié có ít hạt râu dài, vỏ mỏng, chín đến đâu rụng đến đó Đặc tính của lúa ma là hạt có thể ngâm dưới nước lâu Điều đó càng khẳng định Việt Nam là một trong những cái nôi của lúa trồng hiện nay [38]

Ngày nay, các nhà phân loại học đều cơ bản nhất trí rằng chi Oryza có 23 loài trong đó có 21 loài hoang dại và 2 loài lúa trồng O.sativa và O.glaberrima thuộc loại nhị bội 2n = 24, có bộ gen AA Loài O.sativa hiện nay được gieo trồng trên khắp thế giới, loài O.glaberrima được gieo trồng chủ yếu ở Tây Phi và Trung Phi Từ O.sativa qua quá trình chọn lọc tự nhiên và sự thuần hóa của con người phát

sinh ra những biến dị thích ứng hoặc có thể độc lập hoặc có thể là sản phẩm chuyển

tiếp mà ba loại hình Indica, Japonica và Javanica được tạo thành như ngày nay

[38]

Hiện tại thế giới có khoảng 120.000 giống lúa O sativa, được phân loại thành 2 nhóm giống-phụ (sub-species) chính là Indica và Japonica Việc phân loại

dựa theo đặc tính hình thái và sinh lý, tính kháng hạn, như chiều cao, màu sắc lá,

phản ứng phenol, v.v., nhất là sự khác biệt môi trường sinh sống (habitat) Indica là

lúa vùng đất thấp có ngập nước (lowlands) của vùng Châu Á nhiệt đới, còn

Japonica là lúa của vùng đất cao (Uplands, lúa rẫy) trên đồi núi của vùng Nam

Trung Quốc, Đông Dương, Đông Nam Á, Indonesia, và ngay cả ở Châu Phi và

Châu Mỹ Loài phụ Japonica lại được phân loại thành 2 dạng khác biệt, dạng nhiệt đới tức Javanica, và dạng ôn đới Japonica Ngoài 2 nhóm chính này, với phương

pháp đánh dấu di truyền (genetic markers) còn phân biệt thêm nhiều giống phụ nhỏ khác, trong số này quan trọng là nhóm lúa đất cao kháng hạn-Aus (upland drought-tolerant Aus) của Ấn Độ và Bangladesh, lúa-ngập-sâu (deep water) Ashina của Bangladesh, và lúa thơm Basmati của Ấn Độ [80]

Trang 21

Ngoài ra, các nhà khoa học còn dựa vào thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, phản ứng trỗ bông với quang chu kỳ,… đã phân loại lúa theo các nhóm điển hình Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (1996) [70] khi căn cứ vào chiều cao cây đã chia lúa

ra 3 loại sau:

+ Giống nửa lùn có chiều cao cây nhỏ hơn 100 cm;

+ Giống cao trung bình có chiều cao cây từ 110–130 cm;

+ Giống lúa cao cây có chiều cao cây lớn hơn 130 cm

Dựa vào thời gian sinh trưởng của cây lúa, Đinh Văn Lữ (1978) [36] đã chia

ra thành 3 nhóm:

+ Giống lúa ngắn ngày có TGST từ 100 – 130 ngày;

+ Giống lúa trung ngày có TGST từ 130–140 ngày;

+ Giống lúa dài ngày có TGST trên 150 ngày

Viện Lúa Quốc tế đã phân chia các nhóm giống theo vùng sinh thái như lúa

có nước tưới (nhóm ngắn ngày, nhóm trung ngày, nhóm dài ngày), lúa nước trời, lúa cạn, lúa nước sâu Các nhóm lúa cũng được phân chia theo khả năng chống chịu điều kiện bất lợi như chịu lạnh, chịu nóng,…; chống chịu sâu bệnh chính như đạo

ôn, khô vằn, bạc lá, rầy nâu,… (IRRI, 1995) [69]

1.1.2 Giá trị dinh dưỡng của cây lúa

Lúa là loại cây trồng quan trọng cho hơn một nửa dân số trên hành tinh Nó

là loại lương thực quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của hàng tỷ người trên trái đất

ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ latinh thuộc các nước Nhiệt đới và Á nhiệt đới Hơn 3 tỉ dân Châu Á đã nhờ lúa gạo và chất phó sản cung cấp độ 20% số lượng calori dùng mỗi ngày, 20% chất đạm và 3% chất mỡ (Kennedy et al., 2004) [74] Tổng sản lượng và diện tích chỉ đứng sau lúa mì nhưng năng suất cao hơn lúa mì và nhiều cây ngũ cốc khác Ở Việt Nam, lương thực chính để nuôi sống con người là lúa gạo Ở

Trang 22

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………

đâu có dân là ở đó có lúa gạo, nếu tính mức calori cung cấp cho khẩu phần ăn của người Việt Nam là 2.215 kilocalo mỗi ngày, thì 68% nguồn năng lượng đó là từ lúa gạo (IRRI facts) [38]

Thành phần hóa sinh trung bình của lúa gạo (% chất khô) được tính như sau: Protein 7,0%; tinh bột 63,0%; dầu 2,3%; Xenluloza 12,0%; đường tan 3,6 %; Gluxit khác 2,0%; tro 6,0% Ngoài ra, lúa gạo còn chứa 1,6–3,2% lipit, một số vitamin: nhóm B, chủ yếu là vitamin B1 (khoảng 0,5 mg/100mg hạt) Ngoài ra, các vitamin nhóm B như B1, B2, B6 trong lúa gạo còn có các vitamin khác như vitamin PP, vitamin E [54] [28]

Về hàm lượng amyloze, tinh bột hạt gạo gồm hai cấu tử: Amyloze và amylopectin chúng liên quan đến hàm lượng protein trong hạt, amylopectin cao thì hàm lượng protein cao Amyloze của tinh bột liên quan mật thiết đến đặc tính của cơm như độ nở, độ cứng, độ bông, độ mền Kết quả nghiên cứu của Viện Công nghệ sau thu hoạch cho thấy: Các giống gieo trồng ở Đồng bằng sông Cửu Long có hàm lượng amyloze trung bình cao hơn so với các giống sử dụng ở Đồng bằng Bắc

Bộ (22/32 giống ở Đồng bằng sông Cửu Long và 12/30 giống ở Đồng bằng Bắc Bộ) Các giống lúa đặc sản cổ truyền đặc biệt Giống Tám thơm của Đồng bằng Bắc

Bộ có hàm lượng amyloze trung bình (21-33%) (Nguyễn Thanh Thủy, 1999) [54]

Theo Lê Doãn Diên (1990) [10] khi nghiên cứu hàm lượng protein của gần

100 giống lúa trồng phổ biến ở nước ta thì đa số các giống lúa trồng ở nước ta có hàm lượng protein khoảng 7–8%, hàm lượng protein của lúa biến thiên từ 5,35–8,92% tùy giống Những năm qua Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã chọn tạo ra một số giống lúa mới có hàm lượng protein trên 10% như: P1, P4, P6

1.2 Một số kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài

1.2.1 Tình hình sản xuất lúa trên thế giới

1.2.1.1 Tình hình sản xuất lúa và lúa thuần chất lượng cao trên thế giới

Trên thế giới hiện nay có hơn một trăm nước đưa cây lúa vào làm cây trồng và tập chung chủ yếu ở Châu Á và Châu Mỹ La tinh Vùng trồng lúa phân bố rộng, có thể

Trang 23

trồng ở những vùng có vĩ độ cao như Hắc Long Giang (Trung Quốc) 530B, Tiệp 490B, Nhật, Italia, Nga (Kransnodar) 450C Bắc đến Nam bán cầu: New South Wales (Úc)

350N,… Nó phân bố tập trung chủ yếu ở Châu Á từ 300B đến 100N [38] [49]

Các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế và Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc nhận ra 1990 - 2005, tốc độ tăng trưởng của sản lượng và năng suất lúa trên thế giới có chiều hướng giảm và tốc độ tăng trưởng của sản lượng thấp hơn nhu cầu gia tăng tiêu thụ gạo Các chuyên gia dự đoán 2015, nhu cầu tiêu thụ gạo tăng 11% ở Đông Nam Á, 13% ở Nam Á, 52% ở Châu Phi (Nguyen và Ferreo, 2006; Zeigler, 2007) [63] [102] Xóa đói giảm nghèo và tăng thu nhập cho người trồng lúa là một trong 8 mục tiêu thiên niên kỉ của Liên Hợp quốc [16] Số liệu bảng 1.1 thể hiểu tình hình sản xuất lúa trên thế giới đến năm 2010

Bảng 1.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới

Chỉ tiêu

Năm

Diện tích (triệu ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (triệu tấn)

Trang 24

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………

Nguồn: FAOSTAT.FAO

Theo bảng 1.1 năm 2010 năng suất lúa cao nhất Diện tích trồng lúa tăng dần

từ năm 2000-2007, năm 2000 diện tích là 154,11 triệu ha, năm 2007 diện tích là 155,81 triệu ha, tăng 1,69 triệu ha so với năm 2000 Năng suất và sản lượng lúa ngày một cao, năm 2000 năng suất (38,94 tạ/ha), 2010 năng suất là (43,33 tạ/ha), tăng (4,39 tạ/ha) so với năm 2000

Đến năm 2010, tổng diện tích trồng lúa trên toàn thế giới là 155,6 triệu ha, năng suất trung bình đạt 43,33 tạ/ha và tổng sản lượng lúa là 660,27 triệu tấn (thấp

hơn so với năm 2009 là 1,6 triệu tấn)

Sang những năm đầu của thế kỷ 21, người ta có xu hướng hạn chế sử dụng các chất hoá học tổng hợp trong thâm canh lúa, chú trọng chỉ tiêu chất lượng hơn là

số lượng làm cho năng suất lúa có xu hướng chững lại hoặc tăng chút ít Tuy nhiên,

ở những nước có nền khoa học kỹ thuật phát triển, năng suất lúa vẫn cao hơn hẳn

Để dễ hình dung hơn chúng ta hãy quan sát số liệu thống kê của 10 nước có sản lượng lúa hàng đầu trên thế giới (bảng 1.2 )

Bảng 1.2 Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của 10 nước sản xuất lúa

đứng đầu thế giới năm 2010

Chỉ tiêu

Năm

Diện tích (triệu ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (triệu tấn)

Trang 25

3 trong 10 nước trồng lúa chính đạt 49,5 tạ/ha (Vũ Tuyên Hoàng, 1998) [24] Thái Lan tuy là nước xuất khẩu gạo đứng hàng đầu thế giới trong nhiều năm liên tục, xong năng suất chỉ đạt 26,5 tạ/ha, bởi vì Thái Lan chú trọng nhiều hơn đến canh tác các Giống lúa dài ngày, chất lượng cao (Bùi Huy Đáp, 1999) [14]

1.2.1.2 Tình hình nghiên cứu và chọn tạo giống lúa, lúa thuần chất lượng cao trên thế giới

Những năm gần đây, tuy các nhà chọn tạo giống lúa đã quan tâm đến việc cải thiện chất lượng nấu nướng đối với các giống lúa cải tiến sau này; nhưng kết quả chọn tạo giống lúa chất lượng thường đạt chậm vì hầu hết các giống mang nguồn gen chống chịu sâu bệnh đều có hàm lượng amylose cao và nhiệt hóa hồ thấp

Ở Trung Quốc, Nam Triều Tiên, Philippin và Srilanka trên 90% diện tích trồng lúa là các giống lúa cải tiến còn Ấn Độ, Inđônêsia, Pakistan, Buma, Malaysia

và Việt Nam diện tích trồng các giống lúa cải tiến là 60% (Khush, 1994) [76] Tại Trung Quốc nhu cầu gạo chất lượng cao ngày càng cao, việc cải tiến chất lượng lúa gạo cũng được chú trọng (Rozelle, 1995) [92] Các giống lúa thơm trên thế giới đã

Trang 26

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………

được quan tâm và xếp vào các nhóm lúa đặc biệt (Chaudhary R.C and D.V.Tran, 2001) [60]

Việc chọn tạo và sản xuất lúa gạo trên thế giới như Viện lúa Quốc tế (IRRI) quan tâm nhiều đến phẩm chất lúa gạo tiêu dùng cho nội địa và xuất khẩu Hướng cải tiến chất lượng chủ yếu tập trung vào phẩm chất xay chà, độ bạc bụng, phẩm chất cơm và giá trị dinh dưỡng Sự tồn dư của các hóa chất nông dược trên các sản phẩm nông nghiệp cũng được các nước này quan tâm Việc xâm nhập thuốc vào cơ thể con người 85% là qua thức ăn và 15% là qua các con đường khác như không khí nước, quần áo,v.v… (E.Hill, 2007) [67]

Thái Lan một nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới với những gạo chất lượng cao: hạt thon dài, trắng trong, cơm thơm ngon Hiện nay, Thái Lan xuất khẩu giống lúa có chất lượng cao như: Khao Dawk Mali 105, RD-15,…Giống Khao Dawk Mali 105 là Giống Indica hạt dài, năng suất bình quân đạt 2,0 – 2,2 tấn/ha, thấp nhất 1,6 tấn/ha, cao nhất 2,5 tấn/ha Còn Giống RD – 15 (giống đột biến từ Khao Dawk Mali 105) chống đổ tốt hơn, năng suất cao hơn từ 8 – 10% và chất lượng nấu nướng hàm lượng amylose cũng như mùi thơm vẫn tương tự như Khao Dawk Mali 105 Giống Thái Jasmine là giống lúa thơm có chiều dài hạt 7mm, D/R

>3, sau khi nấu cơm trắng bóng, thơm ngon và hơi dính Trong số 6 loại gạo chất lượng chính trên thị trường thế giới, Thái Lan có 4 loại đó là: Indica hạt dài chất lượng cao; Indica hạt trung bình chất lượng cao, lúa thơm, lúa nếp và lúa dẻo dính Hiện nay, Thái Lan vẫn tăng cường nghiên cứu cải tiến các giống lúa chất lượng cổ truyền, tạo ra các giống lúa có năng suất cao nhưng vẫn giữ được chất lượng tốt (Narala.A, and R.C Chaudhary, 2001) [87]

Các nhà khoa học từ 10 nền kinh tế phát triển (Mỹ, Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Pháp, Anh, Brazin và Nhật Bản) đã hoàn thành việc đọc trình tự bộ gen lúa, thành tựu này đóng góp vào việc xác định những chức năng di truyền có lợi, sẽ dẫn đến tạo ra những bộ giống lúa mới để thỏa mãn những

Trang 27

nhu cầu khác nhau, bao gồm cả những giống kháng bệnh và do đó sẽ làm tăng sản lượng lương thực [44]

Hương thơm của lúa gạo là một đặc tính quý, nghiên cứu đánh giá và tìm hiểu gen kiểm soát mùi thơm của các giống lúa thơm địa phương và lúa thơm cải tiến đặt cơ sở cho công tác cải tiến các giống lúa chất lượng cao Sự biểu hiện mùi thơm của giống lúa đã được nghiên cứu kỹ trong thời gian dài từ năm 1938 bằng các kỹ thuật khác nhau để phát hiện và đánh giá Khi nghiên cứu về sự mất đoạn 8bp và 3 điểm đơn hình trong exon thứ 7 của gen thơm fgr mã hóa betain aldehyde dehydrogenase 2 (BADH2) nằm trên NST số 8 làm enzyme này không hoạt động (Bradbury và cs., 2005) [59] Còn Chen và cs (2008) [62] cho biết, hoạt động của BADH2 tạo nên những tiền vật chất cần thiết để tổng hợp 2-acetyl-1-pyroline (2-AP) Cũng nghiên cứu về gen BADH2, Kovach và cs (2009) [78] đã công bố kết quả nghiên cứu trên 242 giống lúa cổ truyền thu thập từ 38 nước trên thế giới và phát hiện có 10 alen khác nhau của gen BADH2

Gạo Vàng là một khám phá lớn của ngành nghiên cứu lúa gạo thế giới vào đầu thế kỷ 21 Theo Tổ Chức Sức Khoẻ Thế Giới WHO và FAO, mỗi năm có độ 2,4 tỉ phụ nữ bị bệnh thiếu dinh dưỡng về chất sắt và 400 triệu trẻ con bị thiếu sinh

tố A Nhiều nước đã cố gắng phát động chương trình xóa đói giảm nghèo cùng các chương trình bổ túc thêm các chất dinh dưỡng hàng ngày và đa dạng hóa thức ăn để làm giảm thiểu tình trạng xáo trộn dinh dưỡng nêu trên, nhưng không làm sao giải quyết hoàn toàn ở những nước còn kém tiến bộ Bệnh thiếu sinh tố A thường gây ra bệnh mù mắt cho 400 triệu trẻ con hàng năm, mà phân nửa số em mù này chết, và còn làm nguy hại đến hệ thống miễn nhiễm của trẻ con dưới 5 tuổi Bệnh này thường xảy ra trong các nước dùng lúa gạo làm thức ăn căn bản vì gạo không chứa nhiều loại sinh tố này Do đó, công nghệ sinh học gần đây đã chú ý đến vấn đề thiếu dinh dưỡng, nhất là thiếu chất sắt và sinh tố A, nhằm làm giảm bớt bệnh tật của trẻ con và phụ nữ Trong năm 2000, công nghệ này đã gây ra một tiếng vang lớn trong

Trang 28

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………

nghiên cứu về dinh dưỡng – sáng chế Gạo Vàng, một loại gạo biến đổi di truyền

màu vàng có chứa tiền sinh tố A (beta-carotene) và một số lượng lớn chất sắt [91]

Gạo Vàng là một thành quả lớn trong chương trình nghiên cứu của đội ngũ khoa học gia Thụy Sĩ và Đức Quốc, được tài trợ 100 triệu đô la bởi cơ quan Rockerfeller Foundation của Mỹ Đội ngũ này được hướng dẫn bởi Giáo sư Ingo Potrykus, Viện Kỹ Thuật Liên Bang ở Thụy Sĩ, và Tiến Sĩ Peter Beyer, Đại học Freiburg ở Đức Các nhà khoa học đã đưa tất cả 7 gen lạ vào giống lúa TP 309 qua hai quy trình khác nhau, với phương pháp chuyển gen bằng vi khuẩn

Agrobacterium tumefaciens (Potrykus, 2003)[91]

Ngoài ra, Giống Gạo Vàng đã được tạo ra từ loại lúa địa phương của Đài Loan TP 309, cho nên cần phải lai tạo với các giống lúa cao năng bản xứ mới có ích

lợi cho phần đông người dân ăn cơm gạo Do đó, một Mạng Lưới Gạo Vàng đã

được thành lập ở Châu Á để lai tạo lúa vàng với lúa địa phương, gồm có các cơ quan nghiên cứu quốc gia và quốc tế như: IRRI và PhilRice (Philippines); Viện Nghiên cứu Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (Việt Nam); Cục Công nghệ Sinh học, IARI, UDSC (Delhi), Cục Nghiên cứu Lúa Gạo, Hyderabad, TNAU, Tamil Nadu (Ấn Độ); Viện Nghiên cứu Lúa Gạo ở Bangladesh; Viện Nghiên cứu Lúa Gạo Quốc Gia, Viện Khoa học Nông nghiệp Vân Nam, (Trung Quốc); và Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp, Jakarta (Indonesia) Các cơ quan hợp tác trên nằm

trong Mạng Lưới Gạo Vàng Nhân Đạo Quốc Tế (Potrykus, 2003) [91]

1.2.1.3 Ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật canh tác đến năng suất, chất lượng lúa gạo

Ảnh hưởng của mùa vụ

Năng suất và chất lượng lúa gạo chịu ảnh hưởng rất lớn của cơ cấu mùa vụ Theo Somrith (1996) [94] cho rằng mùi thơm của gạo Khawdack Mali phụ thuộc vào mùa vụ gieo trồng, loại đất, địa điểm và độ phì của đất Ali và cs (1991) [57] cho biết Giống Basmati 370 nếu cấy vào ngày 1 tháng 7 và Basmati 385 nếu cấy vào ngày 16 tháng 7 thì cho chất lượng gạo tốt nhất; do các giống lúa thơm đều yêu

Trang 29

cầu biên độ nhiệt độ ngày và đêm khá chênh lệch Nếu cấy sớm hơn thì sẽ làm giảm mùi thơm của gạo, nếu cấy muộn hơn thì làm hàm lượng amylase tăng

Theo nghiên cứu của Komoda (1938) [81] đã nghiên cứu khả năng thích nghi của các giống khác nhau đối với thời vụ gieo cấy muộn Kết quả cho thấy số ngày

từ gieo cấy đến trỗ thường rút ngắn lại nếu gieo cấy muộn Mức độ rút ngắn thời gian sinh trưởng phụ thuộc tùy theo giống Những giống chín sớm có số ngày rút ngắn lớn hơn so với giống chín trung bình và giống chín muộn Sự khác biệt về thời gian sinh trưởng bị rút ngắn chủ yếu ở giai đoạn từ gieo cấy đến phân hóa đòng Các nhà khoa học đều cho rằng sự hình thành và duy trì mùi thơm được gia tăng nếu trong giai đoạn hạt vào chắc nhiệt độ xuống thấp

Ảnh hưởng của phân bón và đất trồng đến phẩm chất gạo

Ảnh hưởng của liều lượng và thời kỳ bón đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa trên thế giới đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Nhiều kết quả thu được về ảnh hưởng của phân bón đến khả năng đẻ nhánh, chiều cao cây, các hoạt động quang hợp, hô hấp, diện tích lá, hệ số nhận ánh sáng đến khả năng tích lũy chất khô, các yếu tố cấu thành năng suất, khả năng chống chịu sâu bệnh, hàm lượng tinh bột, protein, amylose,…Theo báo cáo của IRRI năm 1970 (Juliano, B.O., L.U Onate and A.M del Mundo, 1972) [72]; trong vụ Mùa, thời gian bón đạm không làm ảnh hưởng đáng kể đến hàm lượng protein Tuy nhiên, bón lúc trỗ có chiều hướng làm tăng hàm lượng protein trong hạt gạo, với lượng bón từ 150 kg N/ha bón khi cấy và phân hóa đòng làm cho hàm lượng protein cao hơn khi bón lót (Awasthi, C.P., A.Singh, A.K.Shukla, S.K.Addy and R.Singh,1989) [58]

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy các loại đất trồng có ảnh hưởng tới mùi thơm của gạo Các loại đất phù sa và giàu hữu cơ gạo có mùi thơm hơn các loại đất chua và đất cát (Gomez K.A, 1979) [65]

Suwanarit và ctv (1996) [106] cho biết mùi thơm, độ mềm cơm, màu trong sáng, độ dính của cơm gạo Khawdack Mali 105 bị ảnh hưởng nếu bón phân đạm

Trang 30

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………

Bón nhiều đạm sẽ gia tăng năng suất nhưng mùi thơm giảm Gạo đặc sản trồng trên đất nghèo đạm có chất lượng gạo cao hơn

Độ trong hạt gạo và mùi thơm của các giống lúa Ấn Độ đặc biệt là Basmati

bị ảnh hưởng đáng kể khi gieo trồng ở các mùa vụ và vùng khí hậu khác nhau (Kumar S.N Shobha Rani and K.Krishnaiah, 1996) [79]

Các nghiên cứu cho thấy yếu tố môi trường ảnh hưởng không lớn đến chiều dài, chiều rộng và tỷ lệ dài/rộng của hạt gạo nhưng ảnh hưởng lớn đến độ bạc trắng của hạt gạo (Nagato K.Y.Kono, 1963) [88] Độ bạc bụng xảy ra trong suốt quá trình thủy phân và tốc độ chín của hạt, thiếu nước ở giai đoạn làm đòng đến lúc trỗ, bệnh đạo ôn cổ bông, bọ xít hôi phá giai đoạn lúa ngậm sữa đều làm tăng tỷ lệ gạo bạc bụng Nhiệt độ cao và biên độ nhiệt ngày/đêm chênh lệch không nhiều (350C/200C) trong quá trình cây lúa sinh trưởng và phát triển cũng làm tăng tỷ lệ gạo bị bạc bụng (Bangwaek C và cs., 1994) [53]

Ảnh hưởng của môi trường cũng có tác động rõ rệt đến chất lượng xay xát của gạo thóc, đặc biệt là tỷ lệ gạo nguyên (Srivinas Y.M.K Bhashyam, 1985) [96]

1.2.1.4 Thị trường gạo, gạo chất lượng cao trên thế giới

Gạo là lương thực quan trọng trong bữa ăn hằng ngày của nhiều dân tộc trên thế giới, tại Châu Á gạo là nguồn cung cấp calori chủ yếu, đóng góp 56,2% năng lượng, 42,9% protein hằng ngày Nó đặc biệt quan trọng với những người nghèo, khi mà cung cấp tới 70% năng lượng và protein thông qua bữa ăn hàng ngày (Flinn

và Unnevehr,1985) [64]

Chất lượng gạo là một khái niệm quan trọng và còn gây nhiều tranh cãi về nội dung và đặc biệt là các tiêu chuẩn cụ thể của nó Chất lượng gạo liên quan đến nhiều yếu tố: độ ẩm, độ trong của hạt, tỷ lệ gạo gẫy, hình dạng hạt, chiều dài hạt, chiều rộng hạt, hàm lượng amylose Các quốc gia khác nhau đều có cách đánh giá

và hệ thống kiểm tra chất lượng riêng biệt và các hệ thống này thường không thống nhất Do vậy gây ra rất nhiều trở ngại cho việc tiêu thụ lúa gạo trên thế giới đặc biệt

Trang 31

cho việc thiết lập kế hoạch cho sản xuất lúa gạo chất lượng cao [64] Tuy nhiên, tuỳ theo truyền thống ẩm thực và thu nhập của các quốc gia, bộ phận dân cư khác nhau

mà yêu cầu về chất lượng gạo cũng khác nhau

Loại gạo hạt dài chất lượng trung bình chủ yếu được nhập khẩu từ các nước Thái Lan, Miến Điện, Trung Quốc và Việt Nam Loại gạo này có tỷ lệ tấm từ 20-25% Các nước tiêu thụ chính loại gạo này gồm Indonesia, Malaysia, Đông Âu, Trung Đông và Tây Phi [64]

Thị trường gạo hạt ngắn có chất lượng trung bình được tiêu thụ ở các vùng như California, Đài Loan và Italia, đây là những vùng đặc biệt, họ có tập quán ưa dùng loại gạo hạt ngắn hơi dính hơn các loại hạt dài Các nước sản xuất loại gạo này gồm có Bangladesh, Srilanca, Trung Quốc [64]

Những nơi mà gạo là lương thực thứ yếu (Châu Âu ) thì họ yêu cầu loại gạo tốt Gạo 5-10% tấm được tiêu thụ nhiều ở Tây Âu và 10-13% ở các nước Đông Âu Ngày nay loại gạo hạt dài chiếm ưu thế trên thị trường Tây Âu Một số nước như

Hà Lan, Bỉ, Thuỵ Sĩ, Anh và một số vùng nước Pháp có chiều hướng tăng các món

ăn Phương Đông nên sử dụng nhiều loại gạo hạt dài Trong khi đó, ở các nước Đông Âu người tiêu dùng lại thích loại gạo hạt tròn hơn Gần 90% dân số Bangladesh và một phần lớn dân số của các nước Ấn Độ, Srilanka, Pakistan, các nước thuộc Châu Phi tiêu dùng loại gạo đồ còn gạo nếp được tiêu thụ chính ở Lào, Campuchia và một số vùng của Thái Lan (FAO, 1988) [21]

Chất lượng gạo là một trong bốn mục tiêu mà công tác cải tạo giống đặt ra Chất lượng được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: màu sắc vỏ hạt, kích thước hạt, hình dạng hạt, độ đồng đều của hạt, tỷ lệ gạo xay, tỷ lệ gạo xát, tỷ lệ gạo nguyên hạt, tỷ lệ hạt bạc bụng, chất thử nếm và đặc điểm trong quá trình chế biến

Có thể tổng hợp lại để đánh giá chất lượng gạo theo các nhóm chỉ tiêu sau (Juliano, 1985):

- Chất lượng thương trường: đây là chỉ tiêu quan trọng đối với gạo xuất khẩu, dùng để mua bán, trao đổi trong nước và quốc tế Các chỉ tiêu chất lượng thương

Trang 32

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………

trường căn cứ vào: hình dạng, chiều dài, chiều rộng hạt, độ trong, độ bóng, độ bạc bụng và màu sắc hạt

- Chất lượng xay xát: được đánh giá thông qua tỷ lệ gạo xay, gạo xát và tỷ lệ gạo nguyên

- Chất lượng nấu nướng: căn cứ chủ yếu vào hàm lượng amyloza, nhiệt độ hoá

hồ, độ bền gen, độ nở cơm, sức hút nước và hương thơm

- Chất lượng dinh dưỡng có các chỉ tiêu chính là: hàm lượng protein, hàm lượng lysine [10]

1.2.1.5 Nhu cầu gạo, gạo chất lượng cao trong tương lai

Ngày 16-12-2002, Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố năm 2004 là năm Lúa Gạo Quốc Tế trong phiên họp khoáng đại thứ 57 tại New York, Hoa Kỳ, đã phản ánh tầm quan trọng to lớn của cây lúa, loại thực phẩm căn bản nhân loại trong hiện thực cũng như trong tương lai Đây là trường hợp duy nhất: một màu đơn độc được diễn đàn Liên Hiệp Quốc đề cập đến vì sự liên hệ của lúa gạo đến vấn đề an ninh lương thực của hơn phân nửa dân tộc toàn cầu và tình trạng nghèo đói của hơn nửa tỷ người trên thế giới Lúa gạo cung cấp khoảng 20% nhu cầu năng lượng thực phẩm cho thế giới và độ 60-70% cho người Á Châu [15]

Sau cuộc Cách Mạng Xanh đã qua, thế giới đang tiến dần đến một cuộc cách mạng khoa học mới, có tính cách hiện đại hơn, gọi là “Cuộc Cách Mạng Trắng”, khi công nghệ biến đổi gen ra đời và hoàn thành Bản đồ genome của cây lúa vào năm 2002; nhưng cuộc Cách Mạng này chỉ đẩy lùi, chứ chưa giải quyết tận gốc nạn đói kém và nghèo khó thế giới Cuộc khủng hoảng lương thực thế giới xảy ra trong tháng 4-5 năm 2008, cộng thêm khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu gần đây đã làm thế giới tăng thêm 100 triệu người thiếu đói, đưa tổng số hơn 1 tỉ người trong 2009 [16]

Bảng 1.3 Dân số thế giới 1950-2000 và phỏng đoán đến 2050

Trang 33

(triệu người) (%) (triệu người)

Nguồn: Cơ sở dữ liệu FAO, 2001 và 2005

Do vậy dù nhu cầu gạo của mỗi nhân khẩu trên thế giới có khuynh hướng thuyên giảm vì nền kinh tế phát triển, nhưng nhu cầu gạo trong tổng thể sẽ tiếp tục gia tăng bành trướng do dân số tăng gia, và nhu cầu gạo tăng nhanh ở một số khu vực như Châu Phi chẳng hạn Dân số thế giới tăng từ 6 tỷ trong năm 2000 lên 8,1 tỷ trong năm 2030 và gần 9 tỷ trong năm 2050 (bảng 1.3) Những tiên đoán này căn cứ vào chiều hướng tiêu thụ gần đây do tình trạng đô thị hóa và lợi tức cá nhân gia tăng [15]

Tóm lại, nhu cầu trong năm 2030 được phỏng đoán khoảng 533 triệu tấn gạo (hay 800 triệu tấn lúa) (FAO, 2002) Sự phỏng đoán này tương đối ít hơn các tiên đoán trước đây vào đầu thập niên 1990s, nhưng số lượng lúa gạo đòi hỏi vẫn còn cao đáng kể để thoả mãn nhu cầu tương lai

Trang 34

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………

Châu Á: Theo dự đoán của Tổ chức FAO, Đông Á vẫn tiếp tục sản xuất dư thừa lúa gạo cho đến năm 2030, chủ yếu ở các nước Thái Lan, Việt Nam và Myanmar Vùng này được dự đoán sẽ tăng sản xuất lúa từ 348 triệu tấn trong năm 1997/1999 lên

390 triệu tấn trong năm 2015 và 425 triệu tấn trong năm 2030 để thỏa mãn nhu cầu của vùng và thế giới Mức sản xuất này vượt quá nhu cầu của vùng độ 4% trong năm 1997/1999, 5% trong năm 2015 và 6% trong năm 2030 Vùng Nam Á cũng có khuynh hướng như vùng Đông Á, nhưng ở mức độ thấp hơn Ấn Độ và Pakistan là hai nước sản xuất lúa nhiều hơn nhu cầu của nước Sản lượng lúa sẽ tăng từ 173 triệu lên 236 triệu và 276 triệu tấn trong cùng thời gian trên, nghĩa là mức sản xuất dư thừa chỉ 5% trong giai đoạn 1997/1999, và độ 2% trong năm 2015 và năm 2030 [15]

Châu Phi: Mức sản xuất của vùng chỉ đáp ứng 73% nhu cầu mà thôi trong năm 1997/1999, 70% trong năm 2015 và 68% trong năm 2030; nghĩa là sản xuất của Châu Phi sẽ phải tăng từ 17 triệu tấn trong năm 1997/1999 lên 25,8 triệu tấn trong năm 2015 và độ 32 triệu tấn trong năm 2030 Châu Phi vẫn còn tiếp tục nhập khẩu gạo cho đến năm 2030, vì mức tiêu thụ lúa gạo của vùng vẫn còn tiếp tục tăng nhanh so với các nơi khác (bảng 1.4) [15]

Bảng 1.4 Vai trò của lúa gạo trong sản xuất, tiêu thụ và làm thực phẩm

Châu Phi Đông Á Nam Á

Châu Mỹ

La tinh và Caribbean

1997/1999

Nhu cầu

thực phẩm 514.443 23.241 491.204 20.182 292.711 151.758 20.019 Nhu cầu

tổng cộng 578.537 25.982 552.557 23.092 334.260 165.103 22.917 Sản suất 587.408 25.532 561.877 16.956 347.787 173.044 20.629

2015

Trang 35

Nhu cầu

thực phẩm 623.087 24.706 598.374 32.848 318.163 210.313 26.386 Nhu cầu

tổng cộng 706.969 27.184 679.787 36.990 369.837 231.515 29.775 Sản suất 710.672 25.679 684.994 25.835 389.750 236.483 28.048

2030

Nhu cầu

thực phẩm 691.458 25.550 665.909 49.029 329.876 240.039 31.376 Nhu cầu

tổng cộng 799.159 28.037 771.123 54.522 393.568 270.881 35.144 Sản suất 803.478 25.478 778.000 36.922 424.995 275.917 33.901

Nguồn: Tài liệu của Economic and Department (ESD), FAO, 2004

Châu Mỹ La tinh và Caribbean: Mức sản xuất lúa đến năm 2030 vẫn chưa cung cấp đủ cho nhu cầu của toàn vùng Vào năm 1997/1999, sản lượng lúa thu hoạch của Châu Mỹ La tinh và Caribbean chỉ đáp ứng 90% nhu cầu của vùng FAO

dự đoán mức tự túc tăng lên 94% trong năm 2015 và 96% trong năm 2030 Do đó, sản lượng lúa thu hoạch sẽ phải tăng từ 20,6 triệu tấn trong năm 1997/1999 lên 28 triệu trong năm 2015 và độ 34 triệu tấn trong năm 2030 (bảng 1.4) [15]

Các nước tiến bộ, gồm cả Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và một số nước khác, sản xuất lúa vừa đủ tự túc, độ 25,5 triệu tấn, trong năm 1997/1999 và giữ mức này cho đến năm 2030; nhưng mức tiêu thụ sẽ tăng gia chậm và các nước này sẽ thiếu hụt lúa gạo trong thời gian sắp tới dưới sức ép của WTO Các nước này

sẽ chỉ tự túc độ 94% trong năm 2015 và 91% trong năm 2030 mà thôi [15]

Theo USDA (1999) dự báo trong vài năm tới đây Thái lan, Việt Nam, Mỹ và

Ấn Độ vẫn là các quốc gia xuất khẩu gạo chủ yếu [50]

Cũng theo dự báo của USDA tháng 2 năm 2007, thương mại lúa gạo toàn cầu tăng 2,4 % hàng năm từ năm 2007 dến 2016 đến năm 2016 thương mại lúa gạo toàn cầu đạt mức 35 triệu tấn, tăng gần 25% so với mức năm 2002 Trong những năm tới các giống gạo hạt dài dự tính khoảng ¾ thương mại lúa gạo toàn cầu Đây

Trang 36

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………

là một lợi thế cho Việt nam Gạo hạt dài sẽ được nhập khẩu bởi nhiều nước Nam và Đông Nam Á, nhiều nước ở Trung Đông và phần lớn các nước vùng Sahara Châu Phi và các nước Châu Mỹ La Tinh Gạo hạt ngắn và hạt trung bình dự kiến tăng 10-12% thương mại toàn cầu, với các nước nhập khẩu chủ yếu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Jordan, Papue New Guine [107]

Gạo thơm như Basmati và Jasmine được các nước có thu nhập cao nhập khẩu Về nước nhập khẩu, Indonesia và Bangladesh sẽ là hai nước nhập hàng đầu,

do tăng dân số, mặt khác hạn chế về đất đai và mức thâm canh cao làm cho các nước này khó có cơ hội mở rộng sản xuất đáng kể Các nước vùng Sahara và Trung Đông tăng trưởng cầu nhanh do tăng dân số nhanh, điều kiện khí hậu khó khăn, cơ

sở hạ tầng yếu kém khó để mở rộng sản xuất Riêng vùng Sahara dự báo sẽ chiếm khoảng 20% lượng tăng cầu lúa gạo trên thế giới trong giai đoạn tới [107]

Theo dự báo của Ban Nghiên cứu Kinh tế, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong giai đoạn 2007-2017, tiêu dùng gạo thế giới dự báo sẽ tăng do chủ yếu là do dân số Châu Á tăng (trường hợp của Indonesia và Bangladesh ở Châu Á), và mức tiêu dùng gạo bình quân đầu người tăng ở các nước Tây bán cầu, Trung Đông (và trường hợp Philippines ở Châu Á) Dự báo trong giai đoạn 2007-2017, tiêu dùng gạo thế giới tăng phần lớn là do nhu cầu nhập khẩu gạo tăng ở Ấn Độ, Indonesia và Bangladesh, Philippines và tiểu vùng Saharan của Châu Phi Năm thị trường này chiếm khoảng 2/3 phần tăng cầu nhập khẩu lúa gạo của toàn thế giới trong giai đoạn 2007-2017 [107]

Theo Sushil Pandey (2008) [97], nhu cầu cầu gạo ở Châu Á dự báo sẽ tiếp tục tăng trong tương lai do áp lực tăng dân số của khu vực này Mặc dù tiêu dùng gạo bình quân đầu người giảm ở các nước Châu Á có thu nhập cao, dự báo nhu cầu lúa của Châu Á sẽ tăng thêm 38 triệu tấn mỗi năm trong giai đoạn 2008-2015 Nhu cầu lúa gạo của Châu Phi dự báo cũng sẽ tăng, và lúa gạo sẽ là cây lương thực chính của khu vực này Tổng nhu cầu lúa của toàn cầu giai đoạn 2008-2015 dự báo sẽ tăng mỗi năm 50 triệu tấn lúa

Trang 37

Cũng theo Sushil Pandey chiến lược tốt nhất để bình ổn giá gạo là tăng sản xuất với tốc độ cao hơn tốc độ tăng cầu Sản lượng gạo có thể tăng bằng cách mở rộng diện tích, hoặc tăng năng suất lúa, hoặc kết hợp cả hai biện pháp này Tuy nhiên, ở Châu Á, khó có thể tăng cao hơn nữa diện tích đất lúa, sản xuất lúa gạo đang phải chịu cạnh tranh ngày càng mạnh với các ngành nghề và hoạt động kinh tế khác về nguồn lực đất, lao động và nước, đặc biệt là áp lực tăng trưởng mạnh của sản xuất nhiên liệu sinh học Ở Trung Quốc, diện tích lúa giảm gần 3 triệu ha trong giai đoạn 1997-2006 Mặc dù diện tích lúa cũng có khả năng mở rộng ở một số quốc gia khác ở Châu Á, tuy nhiên tổng diện tích đất lúa của Châu Á khó có khả năng vượt quá 136 triệu ha Trong bối cảnh đó, công cụ chính để tăng sản lượng gạo

là dựa vào việc tăng năng suất lúa, trong khi đó tốc độ tăng trưởng năng suất lúa hiện nay là quá thấp để có thể thúc đẩy tăng sản lượng gạo theo mức mong muốn Ở hầu hết các nước trồng lúa chính ở Châu Á, tốc độ tăng trưởng năng suất lúa trong vòng 5 năm trở lại đây gần như bằng 0 Tình trạng khí hậu toàn cầu nóng lên đã tác động tiêu cực tới năng suất lúa đồng thời làm tăng tần suất xảy ra thiên tai hạn hán

và lũ lụt [107]

Thương mại gạo toàn cầu rất đa dạng và liên quan đến các loại gạo từ rất ngắn hạt dài thêm, hàm lượng amylose thấp (nếp) nội dung hàm lượng amylose cao, ngũ cốc nguyên hạt gạo, và thơm không thơm như vậy Hàm lượng amylose (AC) xác định liệu hạt cứng hoặc mềm, nếp (nếp) hoặc không dính (non-nếp) Với sự gia tăng trong AC, độ cứng của hạt gạo tăng và ngược lại Khái niệm về chất lượng gạo khác nhau rất nhiều ở các nước khác nhau và ngay cả trong các vùng khác nhau của cùng một quốc gia Nói chung, gạo hạt dài và trung bình với trung gian AC (gạo indica) chiếm ưu thế trong thị trường Mỹ và Đông Nam Á [91]

Nước có thu nhập thấp như Bangladesh, Philippines, Indonesia, Thái Lan và

do đó thích gạo hạt dài với hàm lượng AC cao Mặt khác, người tiêu dùng có thu nhập cao thường thích gạo có hàm lượng AC thấp Gạo hạt ngắn và đậm hạt (lúa japonica) được ưa thích ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đông Bắc và Miền Trung Trung Quốc Loại gạo này cơm mền và dẻo sau khi nấu Tuy nhiên, chỉ có 1% lượng gạo

Trang 38

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………

này được tiêu thụ trên thị trường quốc tế Nói chung những người từ Pakistan, Ấn

Độ và một số nước khác không thích loại gạo này [91]

Các nước Châu Phi thì nhu cầu về gạo chất lượng thấp bị hỏng tăng lên trong khi các nước Châu Á mua gạo cho ngành công nghiệp sản xuất bia hoặc cho sản xuất mì Tỷ lệ của từng loại trên thị trường quốc tế rất khác nhau qua các năm Tỷ trọng của lúa chất lượng cao là rất cao (75-77%) so với gạo chất lượng thấp (23-25%) Tỷ lệ gạo thơm thường thay đổi từ 10-15% trên thị trường quốc tế Tỷ lệ của

nó là 9% trong thời gian 1992-1994 và tăng lên 12% trong thời gian 2001-2003 Gạo thơm thường được xem là có chất lượng cao và mức độ nhập khẩu của họ đang ngày càng tăng Vào cuối những năm 1980, thương mại gạo thơm chỉ có 0,6 triệu tấn, tăng lên 1,7 triệu tấn vào đầu những năm 1990 Thương mại gạo quốc tế là khá

ổn định và trải qua rất nhiều biến động thời gian Một phân tích từ 1981 đến 2003 thời gian cho thấy thương mại gạo tăng từ 10,6 triệu tấn lên 28,3 triệu tấn [91]

Nhìn chung, nhu cầu gạo nói chung và gạo chất lượng cao nói riêng là rất đa dạng và phong phú Đời sống người dân trên thế giới đang dần được cải thiện nhanh chóng trong những năm gần đây; vậy nên nhu cầu của con người sẽ thay đổi từ ăn

no sang ăn ngon Do vậy nên nhu cầu về gạo chất lượng cao sẽ tăng lên đáng kể, từ

đó mà việc tạo chọn giống chất lượng, đầu tư cơ sở hạ tầng cho chế biến và bảo quản lúa gạo sau thu hoạch đang là hướng đi của nhiều nước sản xuất lúa gạo lớn trên thế giới (Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, )

1.2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

1.2.2.1 Tình hình sản xuất lúa và lúa thuần chất lượng cao ở Việt Nam

Việt Nam nằm dài từ vĩ tuyến 8oB đến 23oN, có dân số hơn 82 triệu người

mà dân nông nghiệp chiếm 66%, với lợi tức mỗi đầu người là 550 đô la trong năm

2004 Lúa gạo là thức ăn căn bản, với nhân khẩu gia tăng từ 157 kg trong năm 1970 lên 169 kg gạo/người/năm trong năm 2002 (FAOSTAT, 2004) Khí hậu ẩm ướt vào mùa mưa, chịu ảnh hưởng của gió mùa và trở nên khô khan vào mùa nắng Miền Bắc có khí hậu cận nhiệt đới và có mùa đông rõ rệt, nhiệt độ xuống thấp đến 10oC Miền Nam chỉ có hai mùa mưa và nắng Miền Trung có khí hậu chuyển tiếp của hai

Trang 39

miền nêu trên Vào mùa gió Mùa, có nhiều bão lụt ở miền Bắc và Trung, trong khi Đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam thường hay bị lũ lụt Vụ lũ lụt năm 2000 nặng hơn hết, với 400 người thiệt mạng mà đa số là trẻ con [15]

Lúa gạo là thức ăn chính của Việt Nam, nên được sản xuất khắp nước từ hai Đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng, dọc theo bờ biển Trung bộ và trên miền đồi núi Tây Nguyên và thượng du Bắc Bộ Cho nên, có 5 hệ thống sinh thái trồng lúa chính: lúa tưới tiêu (65%), lúa ngập nước trời (25%), lúa nước mặn, lúa nổi (5%) và lúa rẫy (5%) Lúa nổi đã giảm sút rất nhiều và bị thay thế bằng hai vụ lúa tưới tiêu có năng suất 5-6 tấn/ha Sản xuất lúa lai đứng vào hàng thứ hai sau Trung Quốc, với 0,5 triệu

ha trong năm 2003 và năng suất bình quân 6,5 tấn/ha, làm tăng đáng kể sản lượng lúa, chủ yếu ở Đồng bằng Sông Hồng và một ít tỉnh ở Trung Bộ và Tây Nguyên Tùy theo khí hậu, Việt Nam có 3 mùa lúa: lúa Mùa, lúa Đông-Xuân và lúa Hè-Thu; nhưng gần đây chuyển đổi cơ cấu trồng lúa xảy ra mạnh mẽ từ Bắc xuống Nam, làm giảm sút vụ lúa mùa và tăng gia vụ lúa Đông-Xuân và Hè-Thu Ở Nam Bộ, sạ toàn bộ diện tích trồng lúa, lúa sạ thay thế lúa cấy là hiện tượng đang lan rộng dần từ Nam ra Bắc Lúa được trồng hai hoặc ba vụ mỗi năm Ở Đồng bằng sông Hồng, hệ thống lúa-lúa, lúa-ngô-lúa, lúa-khoai tây rất phổ biến Ở bờ biển miền Trung, hệ thống lúa-lúa trong vùng tưới tiêu và lúa-các cây màu phụ như đậu xanh, mè, khoai ngọt, trong vùng lúa ngập nước trời Ở Đồng bằng sông Cửu Long, hệ thống lúa-lúa, lúa-ngô-lúa và lúa-hoa màu phụ rất phổ thông Gần đây, hệ thống lúa-tôm và lúa-rau cải chung quanh các thành phố lớn trở nên quan trọng [15]

Việt Nam cần có chính sách lúa gạo thích hợp, mềm dẻo nhằm thúc đẩy nhiều hơn nữa sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giảm diện tích trồng lúa, nhất là Đồng bằng sông Cửu Long, dành đất đai cho phát triển công nghệ và nông nghiệp có giá trị cao, như đã thấy ở Trung Quốc Chính sách xuất khẩu nhiều lúa gạo chỉ có giá trị kinh tế hữu ích khi chính sách này thực sự giúp nông dân nâng cao giá trị sức lao động và mức sống cải tiến của họ để bắt kịp với thành thị [16]

Trang 40

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………

Việt Nam có hai vùng trồng lúa chính là Đồng bằng sông Hồng ở phía Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam Hàng năm sản lượng của cả nước đạt 33-34 triệu tấn thóc, trong đó chỉ sử dụng khoảng 8 triệu tấn (tương đương 4 triệu tấn gạo sau khi xay xát) cho xuất khẩu, còn lại là tiêu thụ trong nước và bổ sung dự trữ quốc gia [15]

Ở miền Bắc một năm có hai vụ lúa chính: vụ Xuân và vụ Mùa Ở miền Nam, nông dân trồng ba vụ một năm: vụ đông xuân (có sản lượng cao nhất và thóc cũng đạt chất lượng tốt nhất cho xuất khẩu), vụ hè thu và vụ ba Do lũ hàng năm ở đồng bằng sông Cửu Long trong những năm gần đây ảnh hưởng đến sản xuất, một phần nữa người dân có thể kiếm lời ổn định hơn từ việc nuôi thủy sản (tôm) hay trồng cây ăn quả, chính quyền đã khuyến cáo nông dân giảm và chuyển đổi một phần đất trồng lúa vụ ba (Wikipedia, gao)

Nghề trồng lúa ở Việt Nam không ngừng phát triển, đưa nước ta từ một nước thiếu đói hằng năm trở thành nước đứng thứ hai về xuất khẩu gạo Số liệu được thể hiện qua bảng 1.5

Từ năm 1998-2010 năng suất và sản lượng lúa không ngừng tăng Năm

2010, năng suất tăng so với năm 2009 (52,3 tạ/ha) là 0,9 tạ/ha , về diện tích thì năm

2010 là cao nhất tăng trong các năm (tăng 76,5 nghìn ha so với năm 2009), từ đó làm sản lượng năm 2010 tăng lên 1004,7 ngìn tấn Có được kết quả trên là do không ngừng đưa các giống lúa mới và ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật sản xuất, cùng với đó là sự đầu tư cơ sở hạ tầng cho thủy lợi nội đồng của Đảng và Nhà nước

để tăng diện tích sản xuất được trong một vụ Cơ cấu giống lúa chủ yếu vẫn là các giống lúa thuần như: Khang Dân 18, Bắc Thơm số 7, Q5 và các giống lúa lai như: Nhị Ưu 838, IR 64, Bắc Ưu 903, của Trung Quốc

Bảng 1.5 Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam

Chỉ tiêu

Năm

Diện tích (nghìn ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

Ngày đăng: 22/11/2014, 07:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Việt Anh (2007), “Nghiên cứu chọn tạo và phát triển Giống lúa đặc sản cho vùng đồng bằng Sông Hồng”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ nghiệp Việt Nam, 2 (3), trang 28-31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chọn tạo và phát triển Giống lúa đặc sản cho vùng đồng bằng Sông Hồng"”", Tạp chí Khoa học và Công nghệ nghiệp Việt Nam
Tác giả: Đào Việt Anh
Năm: 2007
2. Bộ NN & PTNT (2007), Báo cáo tổng kết chương trình nghiên cứu chọn tạo Giống cây trồng nông lâm nghiệp và Giống vật nuôi giai đoạn 2001-2005, Tài liệu phục vụ hội nghị, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết chương trình nghiên cứu chọn tạo Giống cây trồng nông lâm nghiệp và Giống vật nuôi giai đoạn 2001-2005
Tác giả: Bộ NN & PTNT
Năm: 2007
3. Bùi Bá Bổng (2/2002), Cải thiện Giống cây trồng từ chọn tạo đến kỹ nghệ hạt Giống, Giống cây trồng, trang 13-15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cải thiện Giống cây trồng từ chọn tạo đến kỹ nghệ hạt Giống
4. Bùi Chí Bửu và cs. (1999), “Độ ổn định các chỉ tiêu chất lượng hạt của một số Giống lúa tại đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí Nông nghiệp-Công nghiệp thực phẩm, (5), trang 193 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Độ ổn định các chỉ tiêu chất lượng hạt của một số Giống lúa tại đồng bằng sông Cửu Long
Tác giả: Bùi Chí Bửu và cs
Năm: 1999
5. Bùi Chí Bửi (2005), Kết quả nghiên cứu chọn tạo Giống lúa thuần và định hướng nghiên cứu giai đoạn 2006 -2010, Báo cáo tiểu Ban chọn tạo Giống cây trồng, Hội nghị khoa học công nghệ cây trồng tại Hà Nội tháng 3/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kết quả nghiên cứu chọn tạo Giống lúa thuần và định hướng nghiên cứu giai đoạn 2006 -2010, Báo cáo tiểu Ban chọn tạo Giống cây trồng
Tác giả: Bùi Chí Bửi
Năm: 2005
6. Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang (2009), “Sản xuất lúa gạo Việt Nam thành tựu và thách thức”, tham luận tại Festival Lúa Gạo Việt Nam 2009, Hậu Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sản xuất lúa gạo Việt Nam thành tựu và thách thức
Tác giả: Bùi Chí Bửu, Nguyễn Thị Lang
Năm: 2009
7. Cục Trồng trọt (2006), Giới thiệu Giống và thời vụ sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long, NXB Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh, trang 6-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu Giống và thời vụ sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long
Tác giả: Cục Trồng trọt
Nhà XB: NXB Nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh
Năm: 2006
8. Cục Thống kê Ninh Bình (2011), Niên giám thống kê 2010, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2010
Tác giả: Cục Thống kê Ninh Bình
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2011
9. Nguyễn Thạch Cân, Phạm Thị Mùi (2009), “Chọn tạo Giống lúa mùa trung OM2496-15 ở Đồng bằng sông Cửu Long bằng phương pháp đột biến”, Tạp chí NN&PTNT, Giống cây trồng con nuôi, 1(12), NXBNN, trang 47-52 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chọn tạo Giống lúa mùa trung OM2496-15 ở Đồng bằng sông Cửu Long bằng phương pháp đột biến
Tác giả: Nguyễn Thạch Cân, Phạm Thị Mùi
Nhà XB: NXBNN
Năm: 2009
11. Nguyễn Xuân Dũng (2005), Nghiên cứu đặc tính nông học của một số dòng, Giống lúa chất lượng nhập nội từ Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI), Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đặc tính nông học của một số dòng, Giống lúa chất lượng nhập nội từ Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI)
Tác giả: Nguyễn Xuân Dũng
Năm: 2005
12. Bùi Huy Đáp (1970), Lúa Xuân miền Bắc Việt Nam, NXB Nông thôn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lúa Xuân miền Bắc Việt Nam
Tác giả: Bùi Huy Đáp
Nhà XB: NXB Nông thôn
Năm: 1970
14. Bùi Huy Đáp (1999), Một số vấn đề về cây lúa, NXB Nông thôn, Hà Nội, trang 41 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về cây lúa
Tác giả: Bùi Huy Đáp
Nhà XB: NXB Nông thôn
Năm: 1999
15. Trần Văn Đạt (2005), Tiến trình phát triển sản xuất lúa gạo tại Việt Nam từ thời nguyên thủy đến hiện đại, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội, trang 168 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiến trình phát triển sản xuất lúa gạo tại Việt Nam từ thời nguyên thủy đến hiện đại
Tác giả: Trần Văn Đạt
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 2005
16. Trần Văn Đạt (2005), Sản xuất lúa gạo thế giới. Hiện trạng và khuynh hướng phát triển trong thế kỷ 21, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sản xuất lúa gạo thế giới. Hiện trạng và khuynh hướng phát triển trong thế kỷ 21
Tác giả: Trần Văn Đạt
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2005
17. Trần Văn Đạt (2010), TS. Norman E. Borlaug và cuộc cách mạng xanh cuối cùng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: TS. Norman E. Borlaug và cuộc cách mạng xanh cuối cùng
Tác giả: Trần Văn Đạt
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2010
18. Trần Văn Đạt (2010), Vài nét suy nghĩ về phát triển nông nghiệp Việt Nam trong thế kỷ 21 , NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài nét suy nghĩ về phát triển nông nghiệp Việt Nam trong thế kỷ 21
Tác giả: Trần Văn Đạt
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2010
19. Trần Văn Đạt (2010), Lịch sử trồng lúa Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử trồng lúa Việt Nam
Tác giả: Trần Văn Đạt
Nhà XB: NXB Nông nghiệp
Năm: 2010
20. Trần Hồng Đăng (2010), Thử tìm lại chân dung Giống “Lúa cổ Thành Dền”, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử tìm lại chân dung Giống “Lúa cổ Thành Dền”
Tác giả: Trần Hồng Đăng
Nhà XB: NXB Nông Nghiệp
Năm: 2010
21. FAO (1988), Triển vọng về nhu cầu gạo và các loại hạt lương thực ở một số nước Châu Á, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triển vọng về nhu cầu gạo và các loại hạt lương thực ở một số "nước Châu Á
Tác giả: FAO
Năm: 1988
22. Trần Thị Cúc Hòa, Phạm Trung Nghĩa, Phạm Thị Hường, Nguyễn Thuần Khiết, Phạm Thị Mùi (2011). “Kết quả chọn tạo Giống lúa OM8923 bằng phương pháp biến dị soma”, Tạp chí NN&PTNT, Giống cây trồng con nuôi, tập 1, NXBNN, trang 5-13 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Kết quả chọn tạo Giống lúa OM8923 bằng phương pháp biến dị soma
Tác giả: Trần Thị Cúc Hòa, Phạm Trung Nghĩa, Phạm Thị Hường, Nguyễn Thuần Khiết, Phạm Thị Mùi
Nhà XB: NXBNN
Năm: 2011

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2. Tổ tiên của cây lúa trồng (O.sativa) - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao có khả năng chống chịu sâu bệnh phục vụ cho sản xuất ở yên khánh, ninh bình
Sơ đồ 2. Tổ tiên của cây lúa trồng (O.sativa) (Trang 19)
Sơ đồ 1. Nguồn gốc cây lúa trồng (O.sativa) - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao có khả năng chống chịu sâu bệnh phục vụ cho sản xuất ở yên khánh, ninh bình
Sơ đồ 1. Nguồn gốc cây lúa trồng (O.sativa) (Trang 19)
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao có khả năng chống chịu sâu bệnh phục vụ cho sản xuất ở yên khánh, ninh bình
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới (Trang 23)
Bảng 1.4. Vai trò của lúa gạo trong sản xuất, tiêu thụ và làm thực phẩm - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao có khả năng chống chịu sâu bệnh phục vụ cho sản xuất ở yên khánh, ninh bình
Bảng 1.4. Vai trò của lúa gạo trong sản xuất, tiêu thụ và làm thực phẩm (Trang 34)
Bảng 2.1. Danh sách các vật liệu nghiên cứu - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao có khả năng chống chịu sâu bệnh phục vụ cho sản xuất ở yên khánh, ninh bình
Bảng 2.1. Danh sách các vật liệu nghiên cứu (Trang 55)
Bảng 3.1. Diễn biến thời tiết khí hậu vụ Xuân và vụ Mùa 2011 tại Ninh Bình - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao có khả năng chống chịu sâu bệnh phục vụ cho sản xuất ở yên khánh, ninh bình
Bảng 3.1. Diễn biến thời tiết khí hậu vụ Xuân và vụ Mùa 2011 tại Ninh Bình (Trang 69)
Bảng 3.2. Tình hình sản xuất lúa ở Tỉnh Ninh Bình  từ năm 2007-2011 - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao có khả năng chống chịu sâu bệnh phục vụ cho sản xuất ở yên khánh, ninh bình
Bảng 3.2. Tình hình sản xuất lúa ở Tỉnh Ninh Bình từ năm 2007-2011 (Trang 73)
Bảng 3.4. Diện tích lúa toàn tỉnh Ninh Bình chia theo trà lúa 2009-2011 - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao có khả năng chống chịu sâu bệnh phục vụ cho sản xuất ở yên khánh, ninh bình
Bảng 3.4. Diện tích lúa toàn tỉnh Ninh Bình chia theo trà lúa 2009-2011 (Trang 75)
Hình 3.1. Toàn cảnh khu thí nghiệm vụ Xuân 2011 - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao có khả năng chống chịu sâu bệnh phục vụ cho sản xuất ở yên khánh, ninh bình
Hình 3.1. Toàn cảnh khu thí nghiệm vụ Xuân 2011 (Trang 77)
Bảng 3.5. Một số đặc điểm sinh trưởng của mạ vụ Xuân 2011 - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao có khả năng chống chịu sâu bệnh phục vụ cho sản xuất ở yên khánh, ninh bình
Bảng 3.5. Một số đặc điểm sinh trưởng của mạ vụ Xuân 2011 (Trang 78)
Bảng 3.6. Một số đặc điểm sinh trưởng của mạ vụ Mùa 2011 - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao có khả năng chống chịu sâu bệnh phục vụ cho sản xuất ở yên khánh, ninh bình
Bảng 3.6. Một số đặc điểm sinh trưởng của mạ vụ Mùa 2011 (Trang 80)
Bảng 3.7. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống  tham gia - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao có khả năng chống chịu sâu bệnh phục vụ cho sản xuất ở yên khánh, ninh bình
Bảng 3.7. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống tham gia (Trang 82)
Bảng 3.8. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống tham gia - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao có khả năng chống chịu sâu bệnh phục vụ cho sản xuất ở yên khánh, ninh bình
Bảng 3.8. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống tham gia (Trang 85)
Bảng 3.9. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống lúa - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao có khả năng chống chịu sâu bệnh phục vụ cho sản xuất ở yên khánh, ninh bình
Bảng 3.9. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống lúa (Trang 87)
Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu về sinh trưởng của các giống tham gia - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao có khả năng chống chịu sâu bệnh phục vụ cho sản xuất ở yên khánh, ninh bình
Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu về sinh trưởng của các giống tham gia (Trang 90)
Bảng 3.12. Động thái tăng trưởng số nhánh của các giống - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao có khả năng chống chịu sâu bệnh phục vụ cho sản xuất ở yên khánh, ninh bình
Bảng 3.12. Động thái tăng trưởng số nhánh của các giống (Trang 92)
Bảng 3.14. Động thái tăng trưởng số lá của các giống vụ Xuân năm 2011 - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao có khả năng chống chịu sâu bệnh phục vụ cho sản xuất ở yên khánh, ninh bình
Bảng 3.14. Động thái tăng trưởng số lá của các giống vụ Xuân năm 2011 (Trang 96)
Bảng 3.17. Một số đặc điểm nông học của các giống tham gia thí nghiệm - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao có khả năng chống chịu sâu bệnh phục vụ cho sản xuất ở yên khánh, ninh bình
Bảng 3.17. Một số đặc điểm nông học của các giống tham gia thí nghiệm (Trang 101)
Bảng 3.18. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống chịu của các giống - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao có khả năng chống chịu sâu bệnh phục vụ cho sản xuất ở yên khánh, ninh bình
Bảng 3.18. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống chịu của các giống (Trang 104)
Bảng 3.19. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống tham gia - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao có khả năng chống chịu sâu bệnh phục vụ cho sản xuất ở yên khánh, ninh bình
Bảng 3.19. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống tham gia (Trang 110)
Bảng 3.20. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao có khả năng chống chịu sâu bệnh phục vụ cho sản xuất ở yên khánh, ninh bình
Bảng 3.20. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống (Trang 111)
Bảng 3.22. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các giống lúa - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao có khả năng chống chịu sâu bệnh phục vụ cho sản xuất ở yên khánh, ninh bình
Bảng 3.22. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các giống lúa (Trang 114)
Hình 3.2. Hình ảnh về các Giống lúa, hạt thóc và hạt gạo của các giống - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao có khả năng chống chịu sâu bệnh phục vụ cho sản xuất ở yên khánh, ninh bình
Hình 3.2. Hình ảnh về các Giống lúa, hạt thóc và hạt gạo của các giống (Trang 115)
Bảng 3.23. Một số chỉ tiêu chất lượng của các giống triển vọng - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao có khả năng chống chịu sâu bệnh phục vụ cho sản xuất ở yên khánh, ninh bình
Bảng 3.23. Một số chỉ tiêu chất lượng của các giống triển vọng (Trang 121)
Bảng 3.25. Đánh giá phẩm chất cơm của các Giống triển vọng vụ Mùa 2011 - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao có khả năng chống chịu sâu bệnh phục vụ cho sản xuất ở yên khánh, ninh bình
Bảng 3.25. Đánh giá phẩm chất cơm của các Giống triển vọng vụ Mùa 2011 (Trang 122)
Bảng 3.24. Một số chỉ tiêu chất lượng dinh dưỡng của các Giống triển vọng - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao có khả năng chống chịu sâu bệnh phục vụ cho sản xuất ở yên khánh, ninh bình
Bảng 3.24. Một số chỉ tiêu chất lượng dinh dưỡng của các Giống triển vọng (Trang 122)
Bảng 3.26. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình vụ Mùa năm 2011 - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao có khả năng chống chịu sâu bệnh phục vụ cho sản xuất ở yên khánh, ninh bình
Bảng 3.26. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình vụ Mùa năm 2011 (Trang 123)
Bảng thời tiết khí hậu vụ xuân 2011 - Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao có khả năng chống chịu sâu bệnh phục vụ cho sản xuất ở yên khánh, ninh bình
Bảng th ời tiết khí hậu vụ xuân 2011 (Trang 156)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w