CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm thời tiết, khí hậu vụ Xuân và vụ Mùa năm 2011 tại Ninh Bình
Sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa có liên quan mật thiết với điều kiện thời tiết khí hậụ Đó là các yếu tố về nhiệt độ, ẩm độ khơng khí, lượng mưa và ánh sáng. Các yếu tố này thuận lợi thì sẽ là điều kiện cơ bản để nâng cao năng suất cây trồng. Số liệu dự báo khí tượng thuỷ văn của tỉnh Ninh Bình vụ Xuân và vụ Mùa năm 2011 (từ tháng 1 đến tháng 10) được thể hiện qua biểu 3.1.
Bảng 3.1. Diễn biến thời tiết khí hậu vụ Xuân và vụ Mùa 2011 tại Ninh Bình
Tháng Nhiệt độ (OC) Độ ẩm (%) Lượng mưa (mm) Số giờ nắng (h) 1 12,7 76,0 7,2 6,7 2 17,0 88,0 12,7 41,3 3 16,5 87,1 87,1 13,9 4 22,7 87,0 13,7 66,3 5 26,3 83,0 205,9 161,2 6 29,2 83,0 211,6 169,1 7 29,3 81,0 250,0 189,8 8 28,6 84,0 240,6 178,5 9 27,2 84,0 391,2 115,0 10 24,0 84,0 391,2 115,0 Trung bình 23,4 83,7 181,1 105,7
Nguồn: Số liệu Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn tỉnh Ninh Bình - 2011
3.1.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng đối với sự sống của cây trồng. Lúa sinh trưởng thích hợp ở nhiệt độ 25-280C, nếu nhiệt độ thấp hơn170C thì sinh trưởng của lúa
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………….. 58
chậm lạị Nhiệt độ thấp dưới 130C cây lúa ngừng sinh trưởng và nếu kéo dài trong
nhiều ngày thì cây lúa sẽ chết. Ngưỡng nhiệt độ cao trên 400C kết hợp với gió nóng, khơ sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình thụ phấn thụ tinh dẫn đến tỷ lệ lép cao [35].
Trong vụ Xuân năm 2011 (từ tháng 1 đến tháng 6), nhiệt độ trung bình tháng
biến động trong khoảng 12,7-29,20C, và xẩy ra 11 đợt khơng khí lạnh và khơng khí
lạnh tăng cường (trong đó có một đợt rét đậm, rét hại). Nền nhiệt độ trong vụ thấp đã gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triển của các giống tham gia thí nghiệm. Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1, tháng 2, tháng 3 và cao nhất vào tháng 6, tháng 7. Nhiệt độ thấp dưới 150C trong tháng 1 (12,70C) gây rét đậm, rét hại kéo dài liên tục 28 ngày (từ ngày 4-31 tháng 1) và nhiệt độ thấp dưới 180C ở tháng 2 (170C) và tháng 3 (16,50C) gây khó khăn cho q trình ngâm, ủ hạt giống, và làm sinh trưởng, phát triển của mạ và quá trình bén rễ hồi–đẻ nhánh của lúa chậm lại và kéo dàị
Trong điều kiện sản xuất vụ Mùa 2011 khi cây lúa sinh trưởng phát triển (từ tháng 6 đến tháng 10) nhiệt độ trung bình các tháng dao động từ 26-290C, cao nhất tháng 6, tháng 7 và thấp nhất tháng 10. Các tháng 7, tháng 8, tháng 9 nhiệt độ trung bình khơng khí dao động ít, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nhanh thân lá ở giai đoạn đầu và vận chuyển dinh dưỡng về hạt ở giai đoạn cuốị Tuy nhiên với nhiệt độ như vậy cũng là một trong những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sâu, bệnh hại thường gặp trong vụ Mùạ
3.1.2. Lượng mưa
Lúa yêu cầu nhiều nước hơn các cây trồng khác. Sự thiếu hụt nước ở bất cứ giai đoạn sinh trưởng nào cũng sẽ ảnh hưởng tới năng suất. Theo Goutchin để tạo ra một đơn vị thân lá, lúa cần 400-500 đơn vị nước, để tạo ra 1 đơn vị hạt lúa cần 300- 350 đơn vị nước. Để tạo ra 1g chất khô cây lúa cần 628 gam nước trong khi cây ngô chỉ cần 349 gam nước. Lượng mưa cần thiết cho cây lúa trung bình từ 6-7mm/ngày trong mùa mưa, 8-9mm/ngày trong mùa khô. Lượng mưa thẩm thấu trong ruộng khoảng 0,5-0,6mm/ngày thì một tháng cây lúa cần khoảng 200 mm và một vụ lúa 5 tháng cần lượng mưa khoảng 1000mm. Ở những vùng có lượng mưa trên 1000mm
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………….. 59 trong 5-6 tháng thì đều trồng được lúa [32]. Ở vụ Xuân năm 2011 vào giai đoạn đầu vụ ít mưạ Trong tháng 1, tháng 2, tháng 4 lượng mưa chỉ đạt 7-13,7mm (trong đó lượng mưa thấp nhất vào tháng 1 chỉ đạt 7,2mm). Vào tháng 5, tháng 6 lượng mưa tăng dần đủ nước tưới thuận lợi cho cây lúa phát triển.
Vụ Mùa cây lúa nói chung khơng thiếu nước, vì lượng mưa lớn vào tháng 7, tháng 8 và lớn nhất vào tháng 9 (391,2mm), tháng 10 lượng mưa giảm đôi chút cho lúa vào chắc và thu hoạch. Tuy nhiên mưa lớn tập trung vào tháng 7, tháng 8 dẫn đến rửa trơi, xói mịn dinh dưỡng trong đất và đặc biệt là việc phun thuốc bảo vệ thực vật mà không diệt trừ được sâu, bệnh hại hoặc kém hiệu quả dẫn đến sâu, bệnh hại kháng được thuốc. Mưa lớn vào tháng 9 sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình trỗ bơng, phơi mầu của cây lúa, và gây khó khăn cho cơng tác phịng trừ sâu bệnh cuối vụ. Trong vụ xảy ra 2 cơn bão số 3 và số 5 trong tháng 7 và tháng 9, đợt mưa dơng kèm theo gió mạnh dải đều trong vụ, đặc biệt là các đợt mưa dơng, gió mạnh cuối tháng 9 đầu tháng 10 là tác nhân gây bệnh và lây lan bệnh bạc lá (Xanthomonas
oryzae pv.oryzal), đốm sọc vi khuẩn (Xanthomonas oryzicola Fang.), và gây đổ ngã
khi cây lúa vào chắc–chín gây ảnh hưởng lớn đến năng suất lúạ
3.1.3. Ẩm độ khơng khí
Ẩm độ các tháng dao động từ 76-88%, cao nhất là tháng 2 (88%) và thấp nhất là tháng 1 (76%). Nhìn chung ẩm độ trung bình trên 80% là đáp ứng yêu cầu sinh trưởng và phát triển của cây lúa ở cả hai vụ.
3.1.4. Số giờ nắng
Trong năm số giờ nắng có xu hướng tăng dần về cuối năm. Nhìn chung thuận lợi cho việc sinh trưởng, phát triển của cây lúa ở cả hai vụ Xuân và Mùạ Tuy nhiên, ở vụ Xuân tháng 1,2,3 số giờ nắng ít nên cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của mạ và lúa đầu vụ. Đối với vụ Mùa nhìn chung số giờ nắng đảm bảo và thuận lợi cho sự sinh trưởng phát triển của cây lúạ Nhưng các đợt nắng nóng xảy ra trong vụ Mùa cũng gây khơng ít ảnh hưởng khác như: sâu, bệnh phát triển mạnh, nắng nóng bốc hơi nước, thuốc bảo vệ thực vật bị giảm hiệu lực, bón phân đạm bị bốc bay dẫn đến hiệu quả sử dụng phân bón thấp.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nơng nghiệp………………….. 60 Nhìn chung diễn biến khí hậu các tháng năm 2011 tại tỉnh Ninh Bình là tương đối thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng và phát triển. Ngoại trừ những điều kiện bất thuận trong ba tháng đầu vụ Xuân (rét đậm, rét hại gây nhiệt độ xuống thấp) và các 3 tháng cuối vụ Mùa (nhiều đợt mưa dơng, gió mạnh kéo dài) gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến sinh trưởng và phát triển của cây lúạ