Kết quả đánh giá chất lượng gạo của các giống lúa triển vọng tham

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao có khả năng chống chịu sâu bệnh phục vụ cho sản xuất ở yên khánh, ninh bình (Trang 120 - 123)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4.2.Kết quả đánh giá chất lượng gạo của các giống lúa triển vọng tham

3.4. Xây dựng mô hình khảo nghiệm sản xuất một số giống lúa triển vọng

3.4.2.Kết quả đánh giá chất lượng gạo của các giống lúa triển vọng tham

mơ hình

Thực tế sản xuất lúa ở nhiều địa phương vùng Đồng Bằng sông Hồng đang chuyển sang sản suất hàng hóa rất mạnh mẽ, đi liền với đó là nảy sinh nhiều vấn đề cần giải quyết. Một trong những vấn đề quan trọng tiên quyết đó là có bộ giống tốt năng suất chất lượng cao và chống chịu với sâu bệnh và điều kiện bất thuận (đó là biến đổi khí hậu toàn cầu). Tuy nhiên, để đáp sản xuất lúa hàng hóa thì việc tạo chọn giống lúa có chất lượng cao cần được đầu tư nghiên cứụ

Xuất phát từ đó, trong đề tài này chúng tơi có nghiên cứu một số chỉ tiêu liên quan đến chất lượng. Tuy nhiên các chỉ tiêu này chỉ có ý nghĩa đối với những giống có năng suất cao và xấp xỉ nhau về các đặc tính chống chịu để làm cơ sở lựa chọn. Có thể nói rằng, chất lượng lúa gạo ngồi đặc tính di truyền quyết định nó cịn chịu tác động của nhiều yếu tố khác như: Thời vụ, đất đai, chế độ canh tác, trình độ và điều kiện bảo quản chế biến. Kết quả đánh giá được thể hiện ở bảng 3.23 và 3.24 như sau:

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………….. 109

Bảng 3.23. Một số chỉ tiêu chất lượng của các giống triển vọng

Chỉ tiêu Giống % gạo lật % gạo xát % gạo nguyên Dài hạt gạo (mm) D/R Hình dạng hạt Độ bạc bụng (điểm) % trắng trong MT7 80,40 64,00 49,85 7,70 3,42 Thon dài 0-1 31,63 MT8 81,00 67,20 37,02 7,82 3,65 Thon dài 0-1 32,65 HT1(Đ/c) 79,00 68,00 47,60 7,01 3,12 Thon dài 0-1 38,30

Nguồn: Bộ mơn Sinh lý, Sinh hóa và CLNS - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm

* Kích thước hạt gạo: được đánh giá bằng các yếu tố chiều dài, rộng và dài/rộng. Thông thường các chỉ tiêu này do đặc điểm di truyền của giống quy định. Những giống có hạt gạo dài, trong và bóng rất phù hợp cho xuất khẩụ

Chiều dài hạt gạo: các giống triển vọng MT7 và MT8 đều có chiều dài hạt gạo cao hơn so với Giống HT1. Các giống tham gia mơ hình đều có hình dạng hạt thon dài kể cả đối chứng.

* Tỷ lệ gạo lật: chỉ tiêu này phản ánh khả năng tích lũy chất khơ vào hạt. Tỷ lệ này phụ thuộc vào bản chất giống, ngồi ra cịn chịu ảnh hưởng của điều kiện mơi trường. Tỷ lệ gạo lật cao thì vỏ trấu mỏng. Các giống trong mơ hình đều có tỷ lệ gạo lật cao hơn đối chứng.

* Tỷ lệ gạo xát: đây là chỉ tiêu quan trọng quyết định đến giá trị thương phẩm, giá cả sản phẩm. Tỷ lệ này phụ thuộc vào bản chất di truyền của Giống, đồng thời phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh (thời tiết, sâu bệnh chế độ canh tác.v.v.) trong thời kỳ sinh trưởng, cũng như thời kỳ tích lũy, vận chuyển vật chất khơ về hạt sau trỗ. Giống MT8 có tỷ lệ gạo xát trắng tương đương HT1, Giống MT7 có tỷ lệ này thấp hơn với đối chứng 4%.

* Tỷ lệ gạo nguyên: Giống MT8 có tỷ lệ gạo nguyên là 37,02%, thấp hơn so với đối chứng HT1, ngược lại Giống MT7 có tỷ lệ gạo nguyên là 48,85% cao hơn so với HT1.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………….. 110 * Độ bạc bụng: Độ bạc bụng của giống do kiểu gen của giống quy định và chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Các Giống triển vọng và Giống đối chứng đều có độ bạc bụng thấp (cấp 1 ), tỷ lệ hạt bạc bụng dưới 5%.

Bảng 3.24. Một số chỉ tiêu chất lượng dinh dưỡng của các Giống triển vọng

Nhiệt độ hóa hồ Hàm lượng Amylose

Chỉ tiêu Giống

Hàm lượng protein

(%) Điểm Phân loại % CK Phân loại

MT7 6,74 3 Cao 17,40 Trung bình

MT8 7,03 3 Cao 19,20 Trung bình

HT1 8,84 4 TB 17.88 Trung bình

Nguồn: Bộ mơn Sinh lý, Sinh hóa và CLNS - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm

* Hàm lượng protein: hàm lượng protein càng cao thì chất lượng gạo càng tốt. Hàm lượng protein của hai giống triển vọng đều thấp hơn đối chứng (bảng 3.24).

* Nhiệt hóa hồ: Có liên quan đến hàm lượng amylose và độ dẻo cơm. Thông thường nhiệt hóa hồ cao thì hàm lượng amylose thấp, cơm rất dẻo và nhạt. Nhiệt hóa hồ trung bình thì amylose cũng có trị số trung bình, cơm mền khơng khơ. Nhiệt hóa hồ thấp thì hàm lượng amylose cao, cơm khơ.

Kết quả đánh giá bảng 3.24 cho thấy: nhiệt hóa hồ của Giống MT7 và MT8 (điểm 3, cao), còn đối chứng điểm 4, TB.

* Ngoài các chỉ tiêu trên, để đánh giá tổng hợp hơn chúng tôi tiến hành đánh

giá chất lượng cơm bằng phương pháp cảm quan, và cho điểm. Kết quả đánh giá được thể hiện ở bảng 3.25.

Bảng 3.25. Đánh giá phẩm chất cơm của các Giống triển vọng vụ Mùa 2011

Chỉ tiêu Giống Mùi thơm Độ dính Độ mền Độ bóng Độ trắng Ngon MT7 2 3 4 3 5 4 MT8 1 4 4 4 5 4 HT1 1 2 2 3 4 3

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp………………….. 111

Nguồn: Bộ mơn Sinh lý, Sinh hóa và CLNS - Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng 3.25 ta thấy các giống tham gia mơ hình đều có phẩm chất cơm lớn hơn hoạc tương đương với Giống đối chứng. Giống MT7 có mùi thơm ở điểm 2 (hơi thơm), cơm trắng, mền, dẻo, có vị ngon hơn so với cơm của Giống đối chứng HT1 không thơm. Giống MT8 cơm được đánh giá ở điểm 1 (không thơm), cơm trắng, mền, dẻo và vị ngon hơn so với HT1 không thơm, rời, hơi mềm và hơi ngon.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tuyển chọn giống lúa thuần năng suất, chất lượng cao có khả năng chống chịu sâu bệnh phục vụ cho sản xuất ở yên khánh, ninh bình (Trang 120 - 123)