1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giá trị và vị trí của sống mòn trong sự nghiệp viết của nam cao

92 2,3K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 587,86 KB

Nội dung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM QUẢN THỊ DIỆP GIÁ TRỊ VÀ VỊ TRÍ CỦA SỐNG MÒN TRONG SỰ NGHIỆP VIẾT CỦA NAM CAO LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM Thái Nguyên - 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM QUẢN THỊ DIỆP GIÁ TRỊ VÀ VỊ TRÍ CỦA SỐNG MÒN TRONG SỰ NGHIỆP VIẾT CỦA NAM CAO Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60220121 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS. Phong Lê Thái Nguyên - 2013 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xin chân thành cảm ơn GS. Phong Lê, người thầy đã tận tâm giúp đỡ, hướng dẫn, động viên tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tác giả luận văn cũng xin chân thành cảm ơn: Các thầy cô giáo cộng tác và các cấp quản lí, lãnh đạo của Trường trung học phổ thông chuyên Bắc Kạn. Khoa Ngữ văn, Khoa Sau Đại học, các quý thầy cô giảng dạy lớp cao học Văn K19 - trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện cho tác giả học tập và nghiên cứu. Toàn thể các anh chị em, bạn bè và gia đình đã quan tâm giúp đỡ. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, 4 năm 2013 Tác giả Quản Thị Diệp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác Ngƣời viết cam đoan (Ký và ghi rõ họ tên) Quản Thị Diệp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cảm ơn i Lời cam đoan ii Mục lục iii MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: BỐI CẢNH XÃ HỘI 1941 – 1945, ĐỜI SỐNG VĂN HỌC VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NAM CAO 8 1.1 Bối cảnh xã hội Việt Nam thời kì tiền Cách mạng 1941 - 1945 8 1.2 Các khuynh hƣớng văn học 9 1.3 Sự nghiệp sáng tác của Nam Cao 11 1.3.1. Đôi nét về tiểu sử 11 1.3.2. Sáng tác của Nam Cao trước và sau Cách mạng tháng Tám - 1945 14 1.3.3. Sống mòn trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao 16 Chƣơng 2: GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA SỐNG MÒN 19 2.1. Ngƣời trí thức, một trong hai chủ đề lớn mà Nam Cao theo đuổi . 19 2.1.1. Người nông dân trong quá trình bần cùng hoá và lưu manh hoá 19 2.1.2. Người trí thức tiểu tư sản nghèo trong vật lộn với cuộc mưu sinh và bế tắc về đời sống tinh thần 23 2.2. Khát vọng sống và cống hiến của ngƣời trí thức kiểu Nam Cao 25 2.2.1. Khát vọng sống cao đẹp của người trí thức kiểu Nam Cao 25 2.2.2. Khát khao cống hiến và thực hiện lí tưởng của người trí thức tiểu tư sản . 28 2.3. Sự thui chột, đổ vỡ dần khát vọng sống của ngƣời trí thức và nguyên nhân 32 2.3.1. Sự thui chột, đổ vỡ và bế tắc của người trí thức 32 2.3.2. Cắt nghĩa các nguyên nhân dẫn đến sự Sống mòn của người trí thức . 40 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv 2.4. Ngƣời trí thức trong mối quan hệ với nhân quần 42 2.4.1. Người trí thức trong quan hệ với đồng nghiệp và tầng lớp dân nghèo thành thị 42 2.4.2. Người trí thức trong quan hệ với gia đình và làng quê 45 Chƣơng 3: GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA SỐNG MÒN 49 3.1. Nghệ thuật phân tích tâm lí và đúc kết triết lí bậc thầy 49 3.1.1. Nghệ thuật phân tích tâm lí của Nam Cao 49 3.1.2. Nghệ thuật đúc kết triết lí của Nam Cao 54 3.2. Nghệ thuật tổ chức thể loại độc đáo 58 3.2.1. Nam Cao viết tiểu thuyết như tự truyện 58 3.2.2. Giá trị điển hình và tính phổ quát 62 3.3. Không gian, thời gian nghệ thuật 66 3.3.1. Không gian chật chội, tù túng 67 3.3.2. Thời gian ứ đọng, trì trệ và dồn nén 71 3.4. Đặc sắc ngôn ngữ của Nam Cao 75 3.4.1. Ngôn ngữ tác giả kiệm lời, đầy suy ngẫm và triết lí 75 3.4.2. Ngôn ngữ nhân vật sống động phù hợp tính cách và hành động 77 KẾT LUẬN 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Khi còn học phổ thông dù chỉ đọc vẻn vẹn có mấy truyện ngắn Chí Phèo, Đời thừa, Lão Hạc, Đôi mắt của Nam Cao in trong các sách giáo khoa nhưng tôi rất say mê. Tôi thường đọc đi đọc lại nhiều lần những tác phẩm đó mà không biết chán. Đọc văn Nam Cao tôi như bị ám ảnh bởi dư vị đắng cay, chua xót về những kiếp người đau khổ bế tắc, bất lực như lão Hạc, Chí Phèo ; hay Thứ, Điền, Hộ 1.2. Khi có điều kiện tiếp xúc với nhiều tác phẩm của Nam Cao, tôi càng cảm phục tài năng của ông hơn; và thấy vui sướng khi biết được sự nhìn nhận cảm tính lâu nay của mình là đúng. Bởi các nhà nghiên cứu phê bình đã nhìn nhận Nam Cao là một "nhà văn hiện thực phê phán xuất sắc nhất", một "người kết thúc vẻ vang trào lưu hiện thực" (GS. Phong Lê). Thế nhưng cuộc đời của Nam Cao lại gặp nhiều trắc trở éo le; khi phải sống trong những năm tháng đen tối của chế độ thực dân nửa phong kiến, ông luôn phải chống chọi với cái đói, cái nợ áo cơm mà không sao thoát ra được. Tài văn của Nam Cao lúc sinh thời không được đánh giá đúng, nhiều tác phẩm ông viết ra bị nhà xuất bản bấy giờ từ chối, rẻ rúng. Nhưng trong cái xã hội bóp nghẹt sự sống con người đó, người trí thức "trung thực vô ngần" (lời Tô Hoài) ấy luôn nghiêm khắc tự đấu tranh bản thân để vươn mình, cố thoát ra khỏi lối sống tầm thường, nhỏ nhen, khát khao hướng tới "tâm hồn trong sạch và mơ tới những cảnh sống, những con người thật đẹp" (Nhật kí Nam Cao, ghi ngày 31- 8 - 1950). 1.3. Nam Cao ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ, ở tuổi ba mươi sáu (1915 – 1951) đang ở độ "chín" về tư tưởng và tài năng; ra đi khi đang ấp ủ viết một cuốn tiểu thuyết lớn về quê hương mình. Ông chỉ kịp để lại một tiểu thuyết duy nhất là Sống mòn (viết 1944; in 1956); ngoài Truyện người hàng xóm mới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 chỉ được đăng báo, còn các tiểu thuyết khác như Cái bát, Một đời người thì bị mất bản thảo. Sống mòn với thân phận, số phận người trí thức nghèo trong chế độ cũ. Trong bài tổng kết Hội thảo về Nam Cao nhân 40 năm mất, vào tháng 12 – 1992 Gs. Phong Lê viết về Sống mòn "Một bút pháp tự sự độc đáo; một chủ nghĩa hiện thực tâm lí nghiêm nhặt; một cảm quan hiện thực nhìn từ sâu, nhìn từ trong; một khát vọng nhân văn được chiêm nghiệm và đúc kết từ bản thân và từ những gã, hắn, y; một khả năng khám phá và dự báo; một cách khái quát hiện thực giàu sức chứa và sức mở đã đem lại cho thiên tiểu thuyết may mắn còn sống sót lại và cũng có một không hai này những giá trị có thể nói là ổn định, là trường tồn". Vì vậy, nghiên cứu giá trị và vị trí của tiểu thuyết Sống mòn trong sự nghiệp viết văn của Nam Cao là việc làm cần thiết và có ý nghĩa. Đây là một trong những lí do cơ bản để chúng tôi mạnh dạn khai thác đề tài dưới cái nhìn có tính chiều sâu, hệ thống và tính thời sự sâu sắc. 2. Lịch sử vấn đề: 2.1. Trong dòng văn học hiện thực thời kì 1930 – 1945, Nam Cao đã tự khẳng định được mình với tư cách là nhà văn luôn tìm tòi đổi mới cả về nội dung phản ánh lẫn phương thức thể hiện. Kể từ sau 1945, đúng ra là từ sau ngày mất – 1951, lịch sử nghiên cứu về Nam Cao mới thực sự được bắt đầu và từ đây ngày một dày thêm, mỗi ngày lại góp thêm một kiến giải mới mẻ. Tuyệt đại đa số các ý kiến đều thống nhất khẳng định tầm vóc và những đóng góp quan trọng của Nam Cao cho văn học Việt Nam hiện đại, đặc biệt là trong quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Tuy nhiên, phần lớn các nhận xét, đánh giá ấy chủ yếu tập trung vào khu vực truyện ngắn. Những nhận xét về Sống mòn mặc dù rất xác đáng, quý giá nhưng chưa nhiều. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Tác giả Hà Minh Đức trong bài viết Nam Cao phê phán và tự phê phán, đã có nhận xét thiên về nội dung – tư tưởng: "Trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nam Cao, những nhân vật trí thức nghèo thường có ý thức tự phê phán lại là bóng dáng của chính tác giả. Điền trong Giăng sáng, Hộ trong Đời thừa, Thứ trong Sống mòn đều là những nhân vật cùng một kiểu tính cách, một loại tâm trạng. Trong bản chất họ là những người tốt, giàu ước mơ, muốn đóng góp và trở thành người có ích cho đời. Họ coi trọng tri thức, muốn đem tri thức để cải tạo cuộc sống. Nhưng trớ trêu thay họ lại là nạn nhân của hoàn cảnh" [16; 204-205]. Tác giả Trần Đăng Suyền trong bài viết Thời gian và không gian trong thế giới nghệ thuật của Nam Cao lại có những phân tích tìm hiểu trên phương diện nghệ thuật, tập trung ở không gian và thời gian. Tác giả kết luận: "Cái thời gian hằng ngày để tìm kiếm miếng ăn đã choán gần hết những giây phút sáng tạo của Thứ trong Sống mòn. Không gian trong sáng tác của Nam Cao là không gian hướng nội, không gian nhỏ hẹp, không gian được kiến tạo trong tầm nhìn của nhân vật" [42; 230]. Như vậy, mặc dầu chỉ là đan xen vào phân tích, tìm hiểu thế giới nghệ thuật của tác phẩm Nam Cao nói chung nhưng các tác giả đã cho thấy những đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết Sống mòn. Theo đó, Sống mòn là tác phẩm đã đề cập đến cái đói và miếng ăn (Nguyễn Đăng Mạnh), là tiếng nói mang dáng dấp tiếng nói của người trong cuộc. Sống mòn đã vẽ ra một không gian mang tính hướng nội rõ nét, thời gian thì quẩn quanh xen lẫn những việc làm tẻ nhạt, buồn chán. Thái độ của Nam Cao trong các tác phẩm, kể cả Sống mòn là khá rõ ràng, không nước đôi, không lưỡng lự. Nam Cao là nhà văn luôn trung thực với chính mình, là nhà văn nghiêm nhặt, các nhân vật chính trong tác phẩm nói về người trí thức đa phần là mẫu hình của Nam Cao, là hiện thân của một khía cạnh, một phẩm chất, một tính tình của Nam Cao. Bởi thế, hầu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 hết các tác giả nghiên cứu đều đánh giá cao tầm tư tưởng đạo đức của người trí thức Nam Cao. Đây chính là một trong những lí do quan trọng để công chúng bạn đọc ở bất kì một giai đoạn lịch sử nào từ sau 1945 đều yêu mến trang văn của Nam Cao. Dĩ nhiên để chinh phục được bạn đọc với những "con mắt tinh đời", ngoài yếu tố tư tưởng, nhà văn còn phải biết chuyển hoá tư tưởng đó vào tác phẩm một cách nghệ thuật. Các thủ pháp, biện pháp nghệ thuật mà nhà văn sử dụng phải thật sự phù hợp với tư tuởng, đem lại hiệu quả thẩm mĩ cao. Các tác giả khi nghiên cứu về Nam Cao cũng đã đánh giá cao nhà văn về phương diện sử dụng các biện pháp nghệ thuật, đặc biệt là lối hành văn, cách kết cấu tác phẩm, kiến tạo không gian, thời gian… 2.2. Đỗ Đức Hiểu, ở bài viết Hai không gian sống trong "Sống mòn", nhận xét: "Như vậy, sức năng động của Sống mòn, chính là sự xung đột giữa không gian xã hội ("xó nhà quê" và ngoại ô Hà Nội nhem nhuốc) và không gian tinh thần, mơ ước, không gian hồi tưởng, không gian khát vọng; Thứ vào Sài Gòn, nuôi giấc mộng đi Pháp, đến Mác – xây. Thứ chăm học, lúc nào cũng đọc sách, đọc để mở rộng tầm mắt ra không gian thế giới để nhìn sâu vào tâm hồn con người. Thứ "sẽ đi bất cứ đâu" "sẽ ra đi" "sẽ đi liều"; song hiện tại anh đang ở trên con tàu mang anh về "làng mạc xo ro" và "Hà Nội sẽ lùi, lùi dần", Hà Nội "vẫn lùi". "Sống tức là đã thay đổi " [42; 178]. Đặc biệt, khi bàn đến nghệ thuật kiểu tiểu thuyết tự truyện trong Sống mòn, Đỗ Đức Hiểu nhấn mạnh: "Tiểu thuyết kiểu tự truyện này gợi người đọc nhớ đến Rutxô, nhà văn Pháp đầu tiên viết tự truyện trong Tự thú, gợi nhớ đến Gide, nhà văn đa dạng có ảnh hưởng sâu rộng trong văn xuôi Việt Nam 1930 – 1945: "Xê dịch", "bướm trắng", "cái đẹp thuần tuý", "sống là thay đổi", và ở Sống mòn, sự phá vỡ cái tầm thường, cái sáo mòn, cái đóng kín, cái tù hãm trong bản thân mỗi người; về một phương diện, tác phẩm Gide là văn chương của người trí thức đi tìm bản thân mình trên con đường vô tận. Sống mòn gây [...]... xác định, đối tượng nghiên cứu của đề tài là "Giá trị và vị trí của tiểu thuyết Sống mòn trong sự nghiệp viết của Nam Cao" 4 Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu Xác định Sống mòn có giá trị kết thúc vẻ vang sự nghiệp của Nam Cao và là đỉnh cao cuối cùng kết thúc trào lưu hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 trên phương diện nội dung và nghệ thuật 5 Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn... và người trí thức vào sáng tác của mình Nhà văn đã thực sự tìm được cho mình một hướng đi riêng trong việc tiếp cận và phản ánh hiện thực mang ý nghĩa xã hội sâu sắc Đặc biệt với những giá trị đỉnh cao về mặt nội dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Sống mòn, Nam Cao trở thành người kết thúc vẻ vang trào lưu hiện thực 1930 – 1945 1.3.3 Sống mòn trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao Sống mòn được Nam Cao. .. luận văn của chúng tôi gồm ba chương: Chương 1 Bối cảnh xã hội 1941 -1945, đời sống văn học và sự nghiệp sáng tác của Nam Cao Chương 2 Giá trị nội dung của Sống mòn Chương 3 Giá trị nghệ thuật của Sống mòn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 Chƣơng 1 BỐI CẢNH XÃ HỘI 1941 – 1945, ĐỜI SỐNG VĂN HỌC VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NAM CAO 1.1 Bối cảnh xã hội Việt Nam thời... năm sau mới được ra mắt độc giả Do đó Sống mòn có một giá trị và vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao cũng như trong trào lưu văn học hiện thực 1940 – 1945 Chúng tôi xin được trích dẫn ý kiến đánh giá của Giáo sư Phong Lê trong bài tổng kết Hội thảo về Nam Cao nhân 40 năm mất, vào tháng 12 – 1992, Giáo sư đã dành một đoạn ngắn cho Sống mòn như sau: "Đây là cuốn tiểu thuyết... thuyết trên bình diện nội dung tư tưởng và các biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng Nói chung là gần như các đặc điểm cơ bản của Sống mòn đều được nhìn nhận, phân tích Tuy nhiên, chưa có bài viết nào đi thật sâu vào giá trị và vị trí của tiểu thuyết Sống mòn trong sự nghiệp viết của Nam Cao nói riêng và văn học hiện thực phê phán nói chung, một cách hoàn chỉnh và sâu sắc Nhận thấy khoảng trống đó, chúng... tìm hiểu, tổng hợp và xác lập một cách có hệ thống, đầy đủ các nghiên cứu về Sống mòn Đặc biệt bàn về giá trị của Sống mòn ở cả phương diện nội dung và nghệ thuật Đồng thời khẳng định vị trí của Sống mòn là một kết thúc vẻ vang cho sự nghiệp viết của Nam Cao Do vậy, một số kết luận, kết quả phân tích, tìm hiểu của chúng tôi, tất yếu sẽ có sự tương đồng nhất định với kết quả nghiên cứu của những người... mòn của con người như nhà văn lớn Nam Cao Mỗi nhân vật của ông là một kiểu đời thừa, một lối sống mòn, một cách chết mòn Một cuộc sống vô lí, vô ích, vô nghĩa, "chết mà chưa sống" ,"chết mà chưa làm gì cả", "chết trong lúc sống" Nam Cao không chấp nhận sự sống của con người chỉ là sự tồn tại sinh học Ông coi đó không phải là cuộc sống xứng đáng của con người: "Có thú vị gì cái lối sống co quắp vào mình,... mình, cái lối sống quá ư loài vật, chẳng còn biết một việc gì ngoài cái việc kiếm thức ăn đổ vào dạ dày?" Cuộc sống xứng đáng với danh hiệu cao quý của con người, theo quan niệm của Nam Cao, là phải có đời sống tinh thần cao đẹp, sống với đầy đủ giá trị của sự sống Xuất phát từ tư tưởng cao sâu đó, Nam Cao đã xây dựng một hệ thống các nhân vật trí thức với những ước mơ khát vọng sống cống hiến và thực hiện... hội; và trong khi trung thành đến từng chi tiết của đời riêng và tràn ngập những chuyện đời tư, trong khi hội nhập được hai mặt tương phản của sống và chết, của sự sống và cái chết, trong một định ngữ "mòn" lại nói được bao nhiêu điều vừa tủn mủn vừa lớn lao của nhân thế" Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 Chƣơng 2 GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA SỐNG MÒN 2.1 Ngƣời trí. .. thuyết Sống mòn Với những tác phẩm này, Nam Cao không chỉ diễn tả một cách sinh động tình trạng sống dở, chết dở của họ mà còn khám phá ra những tấn bi kịch tinh thần có tầm cỡ thời đại Đó là bi kịch của người trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị của sự sống, muốn làm nên một sự nghiệp tinh thần cao cả, nhưng phải vật lộn với cuộc mưu sinh và kết cục bị cuộc sống tàn nhẫn đó đẩy vào Đời thừa, Sống mòn . của đề tài là " ;Giá trị và vị trí của tiểu thuyết Sống mòn trong sự nghiệp viết của Nam Cao& quot;. 4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu Xác định Sống mòn có giá trị kết thúc vẻ vang sự nghiệp. tác của Nam Cao trước và sau Cách mạng tháng Tám - 1945 14 1.3.3. Sống mòn trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao 16 Chƣơng 2: GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA SỐNG MÒN 19 2.1. Ngƣời trí thức, một trong. tồn". Vì vậy, nghiên cứu giá trị và vị trí của tiểu thuyết Sống mòn trong sự nghiệp viết văn của Nam Cao là việc làm cần thiết và có ý nghĩa. Đây là một trong những lí do cơ bản để chúng

Ngày đăng: 21/11/2014, 07:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Nguyên Ân (1981), "Nhìn chủ nghĩa hiện thực trong sự vận động lịch sử", Tạp chí văn học, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhìn chủ nghĩa hiện thực trong sự vận động lịch sử
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Năm: 1981
2. Lại Nguyên Ân (2003), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 Thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2003
3. Bakhtin.M (1998), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận và thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: Bakhtin.M
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 1998
6. Nam Cao (2010), Tuyển tập, Nxb Thời đại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập
Tác giả: Nam Cao
Nhà XB: Nxb Thời đại
Năm: 2010
7. Nguyễn Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học - lí luận và ứng dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu văn học - lí luận và ứng dụng
Tác giả: Nguyễn Văn Dân
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
8. Nguyễn Văn Dân, "Con đường phát triển của kĩ thuật tiểu thuyết", http://lethieunhon.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường phát triển của kĩ thuật tiểu thuyết
9. Đỗ Đức Dục (1971), "Suy nghĩ về sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam", Tạp chí Văn học, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy nghĩ về sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam
Tác giả: Đỗ Đức Dục
Năm: 1971
10. Trương Đăng Dung (1988), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ văn bản đến tác phẩm văn học
Tác giả: Trương Đăng Dung
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1988
11. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm văn học như là quá trình
Tác giả: Trương Đăng Dung
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2004
12. Đặng Anh Đào (1993), "Sự tự do của tiểu thuyết - một khía cạnh thi pháp", Tạp chí Văn học, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự tự do của tiểu thuyết - một khía cạnh thi pháp
Tác giả: Đặng Anh Đào
Năm: 1993
13. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết Phương Tây hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết Phương Tây hiện đại
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1995
14. Phan Cự Đệ - Trần Đình Hượu - Nguyễn Trác - Nguyễn Hoành Khung (1998), Văn học Việt Nam 1900 – 1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam 1900 – 1945
Tác giả: Phan Cự Đệ - Trần Đình Hượu - Nguyễn Trác - Nguyễn Hoành Khung
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
15. Hà Minh Đức – Lê Bá Hán (1985), Cơ sở lí luận văn học (3 tập), Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lí luận văn học
Tác giả: Hà Minh Đức – Lê Bá Hán
Nhà XB: Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp
Năm: 1985
16. Hà Minh Đức (1992), "Nam Cao phê phán và tự phê phán", Nghĩ tiếp về Nam Cao, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nam Cao phê phán và tự phê phán
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1992
17. Hà Minh Đức (Chủ biên, 1997), Lí luận văn học, Nxb GD, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Nhà XB: Nxb GD
18. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
19. Đỗ Đức Hiểu (1992), Hai không gian sống trong Sống mòn, Nghĩ tiếp về Nam Cao, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hai không gian sống trong Sống mòn, Nghĩ tiếp về Nam Cao
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 1992
20. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp hiện đại
Tác giả: Đỗ Đức Hiểu
Nhà XB: Nxb Hội Nhà văn
Năm: 2000
21. Nguyễn Hoà, "Tiểu thuyết khoảng cách giữa khát vọng và khả năng thực tế", htt://Vietnamnet.vnn.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết khoảng cách giữa khát vọng và khả năng thực tế
22. Nguyễn Thái Hoà (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp của truyện
Tác giả: Nguyễn Thái Hoà
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2000

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w