Khát vọng sống và cống hiến của ngƣời trí thức kiểu Nam Cao

Một phần của tài liệu giá trị và vị trí của sống mòn trong sự nghiệp viết của nam cao (Trang 31 - 92)

2.2.1. Khát vọng sống cao đẹp của ngƣời trí thức kiểu Nam Cao

Mỗi con người chúng ta sinh ra đều mong muốn sẽ tạo cho mình một cuộc sống tươi đẹp, là một người có ích cho gia đình, xã hội và cao hơn nữa là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khát vọng xây dựng một xã hội phát triển, giàu mạnh văn minh. Để đạt được điều đó, chúng ta phải nỗ lực hành động, phấn đấu không ngừng. Bản thân nhà văn Nam Cao là con người như vậy. Xuất thân trong một gia đình nghèo đông anh em, duy nhất chỉ mình Nam Cao được học hành và lĩnh cái sứ mệnh đi học để có công ăn việc làm và đỡ vực cả một gia đình lam lũ đói nghèo. Nam Cao từng làm nhiều nghề để kiếm sống và đến với văn chương đầu tiên vì mục đích mưu sinh. Trong quá trình viết văn ông đã bộc lộ rõ những quan điểm nghệ thuật hết sức tiến bộ và gửi gắm tư tưởng của mình vào những nhân vật trí thức như là Hộ (Đời thừa), Điền (Giăng sáng), Thứ (Sống mòn)... Tất cả họ đều có chung một con đường xuất thân. Đó là tình cảnh chung của một số đông thanh niên trong những gia đình có thể gọi là hơi có "máu mặt" ở thôn quê muốn cho con mình vượt khỏi cuộc đời bức bối, trói buộc của ông cha. Rời bỏ cái làng quê nghèo túng chật hẹp với những tục lệ khắt khe, họ nhập cuộc vào xã hội mới sôi động của chốn thị thành. Mang theo nhiều ước mơ của tuổi trẻ, họ bất chấp tất cả những khó khăn của thực tại. Họ mong ước một lẽ sống lớn, khao khát một cuộc sống sâu sắc, mãnh liệt có ích và có ý nghĩa.

Hộ trong Đời thừa hằng tâm niệm: "Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thoả mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình"; và mơ ước viết một tác phẩm "chứa đựng một cái gì lớn lao", một tác phẩm có giá trị chung cho cả nhân loại, đem lại lòng yêu thương lẫn nhau giữa con người. Hộ từng thốt lên một cách cuồng nhiệt: "Đói rét không nghĩa lí gì đối với một gã tuổi trẻ say mê lý tưởng. Lòng hắn đẹp. Đầu hắn mang một hoài bão lớn"... Yêu nghề, mải mê vì nghề, hy sinh mọi thứ vì nghề, tuy không đặt nghề viết cao hơn mọi nghề. "Tạng người y không cho y cầm súng cầm gươm. Y sẽ cầm bút mà chiến đấu" [6; 542]. Đó là suy nghĩ trong một lúc bốc hứng lên của nhà giáo thất nghiệp trong Sống mòn. Nhân vật Thứ đã chịu cực khổ làm nhiều nghề để mong sao được đi du học,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ước mơ du học của Thứ không phải hám lợi giàu sang mà chỉ là mong muốn được đi xa mở rộng tầm nhìn, vốn sống, nâng cao trình độ hiểu biết để làm những việc có ích cho đời. Thứ từng "thích làm một việc gì có ảnh hưởng đến xã hội ngay" và mong muốn đem "những sự đổi thay lớn lao đến cho xứ sở mình". Hơn một lần Thứ mơ ước: "mình cũng là một vĩ nhân, một anh hùng vượt lên trên sự tầm thường để chỉ nghĩ đến một cái gì vĩ đại thôi. Y nghĩ đến những phương kế để xoay ngược lại, đồng thời xếp đặt cho người với người ổn thoả hơn"...

Như vậy, Nam Cao cũng giống với Thạch Lam, Xuân Diệu ở chỗ đã thức tỉnh sâu sắc về ý thức cá nhân, về sự tồn tại có ý nghĩa của cá nhân trên đời. Họ hết sức nhạy cảm với những kiếp sống nhỏ bé, cơ cực, sống mòn mỏi, lay lắt, quẩn quanh bế tắc. Nhưng có lẽ không ai trong số họ lại đau đớn khôn nguôi, phẫn uất cao độ như Nam Cao trước tình trạng con người không sao thoát khỏi lối sống mòn, sống đời thừa. Trước Cách mạng không có nhà văn nào có cách nhìn sâu sắc, có tầm triết lí, tổng hợp khái quát cao về tình trạng chết mòn của con người như nhà văn lớn Nam Cao. Mỗi nhân vật của ông là một kiểu đời thừa, một lối sống mòn, một cách chết mòn. Một cuộc sống vô lí, vô ích, vô nghĩa, "chết mà chưa sống","chết mà chưa làm gì cả", "chết trong lúc sống". Nam Cao không chấp nhận sự sống của con người chỉ là sự tồn tại sinh học. Ông coi đó không phải là cuộc sống xứng đáng của con người: "Có thú vị gì cái lối sống co quắp vào mình, cái lối sống quá ư loài vật, chẳng còn biết một việc gì ngoài cái việc kiếm thức ăn đổ vào dạ dày?". Cuộc sống xứng đáng với danh hiệu cao quý của con người, theo quan niệm của Nam Cao, là phải có đời sống tinh thần cao đẹp, sống với đầy đủ giá trị của sự sống. Xuất phát từ tư tưởng cao sâu đó, Nam Cao đã xây dựng một hệ thống các nhân vật trí thức với những ước mơ khát vọng sống cống hiến và thực hiện lý tưởng hết sức cao đẹp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2.2. Khát khao cống hiến và thực hiện lí tưởng của người trí thức

tiểu tư sản

Hầu hết nhân vật trí thức nghèo của Nam Cao đều ôm ấp những ước mơ đẹp đẽ, những dự định lớn lao. Thứ trong Sống mòn từng có một niềm ao ước lớn: "Thứ vẫn không thể nào chịu được rằng sống chỉ là làm thế nào cho mình và vợ con mình có cơm ăn, áo mặc thôi. Sống là để làm một cái gì đẹp hơn nhiều, cao quý hơn nhiều. Mỗi người sống, phải làm thế nào cho phát triển đến tận độ những khả năng của loài người chứa đựng ở trong mình. Phải gom góp sức lực của mình vào công cuộc tiến bộ chung. Mỗi người chết đi, phải để lại một chút gì cho nhân loại" [6; 705].

Mang sẵn trong mình khát vọng đó khi làm nhà giáo Thứ đã nuôi bao ước vọng cải tạo cái trường, mong đem lại một cái gì có ích cho đời. "Y sẽ tổ chức lại cái trường. Y sẽ sửa sang lại cho nhà trường sạch sẽ hơn, có vẻ hơn...Y thành thực yêu nghề và yêu các trẻ em. Y rất tận tâm. Y dạy có phương pháp và chăm. Y đã làm cho cái trường này được tín nhiệm...Đến khi nhà trường thuộc hẳn tay y... Nó sẽ tiến hơn nhiều...", "Bởi vậy, suốt một năm đầu, y là một ông thầy rất tận tâm. Y soạn bài, giảng bài, chấm bài rất kĩ càng, bao nhiêu tâm lực bao nhiêu thì giờ đều dùng cả cho nhà trường, cho lũ học trò"[6; 573]. Chẳng bao lâu, Thứ đã rơi vào sự thất vọng, vì biết đó chỉ là những ước mơ viển vông, không bao giờ thực hiện nổi. Thực chất anh chỉ là một kẻ làm thuê, để có đồng lương cho khỏi chết đói.

Nhân vật trí thức nghèo của Nam Cao thường là nhà văn, nhà giáo và chúng ta dễ dàng nhận ra bóng dáng của tác giả trong đó. Hơn ở bất cứ đâu,

với nhân vật Hộ trong Đời thừa, Nam Cao đã gửi gắm đầy đủ nhất tâm sự

sâu kín, hoài bão lớn của ông về sự nghiệp văn chương cũng như quan niệm về sáng tác. Hộ là người rất mê văn. Anh bảo với vợ: "Tôi mê văn hoá nên mới khổ. Ấy thế mà tuy khổ thì khổ thật, nhưng thử có người giàu bạc vạn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nào thuận đổi lấy cái địa vị của tôi chưa chắc tôi đã đổi. ..."[5; 240-241]. Như vậy, ở Hộ, văn chương là một niềm vui to lớn, không có lạc thú vật chất nào sánh được.

Nhưng Hộ không chỉ say mê thưởng thức văn chương, mà anh còn ôm ấp một "hoài bão lớn" về nghề văn. Văn chương không chỉ là sở thích, lạc thú trong đời mà còn là sự nghiệp, là lí tưởng sống của anh: "Đầu hắn mang một hoài bão lớn. Hắn khinh những lo lắng tủn mủn về vật chất. Hắn chỉ lo vun trồng cho cái tài của hắn ngày một thêm nảy nở. Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán. Đối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả; ngoài nghệ thuật không còn có gì đáng quan tâm nữa". [5; 235-236]

Như vậy với Đời thừa, và sau đó là Sống mòn, Nam Cao đã đề cập gần như trực diện tới vấn đề cá nhân, nói lên yêu cầu được khẳng định và phát triển của cá nhân - vấn đề mà lâu nay người ta tưởng chỉ đặt ra trong văn học lãng mạn đương thời. Và phần nhiều cái "tôi" trong văn học lãng mạn trong khi giãy giụa "nổi loạn" chống lại xã hội thù địch với nó, nó càng ngày càng khép kín, chỉ còn "tự phát triển" trong sự đối lập với xã hội; thì ở Nam Cao, yêu cầu khẳng định và phát triển cá nhân luôn gắn liền với trách nhiệm xã hội, hướng theo lí tưởng nhân đạo tiến bộ. Hoài bão cá nhân mà Hộ và Thứ say mê đạt tới để tự khẳng định mình trước cuộc đời là một sự nghiệp "trồng người" cao cả, là thứ văn chương chân chính, mang tinh thần nhân đạo cao đẹp, "một tác phẩm thực sự có giá trị (...) làm cho người gần người hơn", "nó ca ngợi tình thương, lòng bác ái, sự công bình...".

Có lẽ trong văn học đương thời không ai ngoài Nam Cao đã đặt ra vấn đề cá nhân một cách đúng đắn và tiến bộ như vậy. Nhưng chính cái xã hội có khả năng khơi dậy niềm khát khao cống hiến và thực hiện lí tưởng của người trí thức tiểu tư sản cũng lại đã đẩy họ vào tình trạng bị đè bẹp, bế tắc không lối thoát.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đọc Nam Cao trước 1945, ta thấy dường như các nhân vật đều thể hiện sự bế tắc, bất lực của mình trước cuộc sống. Cuộc đời Nam Cao cũng từng có những tính toán, lo toan, những khát vọng chân chính cháy bỏng mà không thực hiện được. Hộ trong Đời thừa khao khát trở thành nhà văn có ích cho đời, nhưng vì phải kiếm tiền, anh không thể viết thận trọng, nghiêm túc theo yêu cầu của nghệ thuật chân chính. Anh "cho in nhiều cuốn văn viết vội vàng (...) phải viết những bài báo để người ta đọc rồi quên ngay sau lúc đọc". Đây là điều vô cùng đau đớn đối với một người như Hộ. Nhà văn chân chính nơi anh đã cảm thấy hết sức đau đớn, nhục nhã chứng kiến "gã bất lương", "đê tiện" cũng chính là anh đang làm thứ hàng giả: "Chao ôi! Hắn viết những gì? Toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn chương bằng phẳng và quá ư dễ dãi. Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến cho văn chương"[5; 236]

Là người hiểu rõ văn chương là một hoạt động sáng tạo không ngừng, phải "khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có", Nam Cao đã để cho nhân vật Hộ cay đắng nhận ra mình "là một kẻ vô ích, một ngưòi thừa", bởi vì, "hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn chương". Người nghệ sĩ sáng tạo trước đây trong Hộ đã chết. Hộ đau buồn vô hạn vì cảm thấy đời mình đã bỏ đi, không gì cứu vãn được: "Thôi thế là hết! Ta đã hỏng! Ta đã hỏng đứt rồi!". Tấn bi kịch tinh thần đau đớn của Hộ là ở đó. Đây là bi kịch của con người có ý thức sâu sắc về sự sống, muốn vươn lên một cuộc sống chân chính, trong đó cá nhân được phát triển bằng sự nghiệp tinh thần có ích cho xã hội, nhưng đã bị nhấn chìm trong lối sống mà anh ta rất khinh ghét vì không xứng đáng với con người: "Còn gì đau đớn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì để nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt?"[5; 236]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong Sống mòn, tiếng kêu đó lại cất lên một cách thống thiết hơn: "Đau đớn thay những kiếp sống khao khát muốn vươn lên cao nhưng lại bị áo cơm ghì sát đất!". Cũng như nhà văn Hộ, anh giáo Thứ đau đớn vì cuộc đời khốn nạn cứ bắt anh phải sống "cái lối sống quá ư loài vật, chẳng biết một việc gì ngoài cái việc đổ thức ăn vào dạ dày!". Đó là nỗi đau tinh thần to lớn, không nguôi và không có gì có thể xoa dịu được đối với người trí thức khát khao sáng tạo, khát khao khẳng định trước cuộc đời "khát khao muốn lên cao"...Và nhân vật Đích cũng vậy, anh đã xây dựng được một ngôi trường với nhiều học sinh theo học nhưng ước mơ của anh vẫn không dừng lại ở đó, Đích quyết định ra đi lập nghiệp và hy vọng sẽ làm một việc to tát hơn. Nhưng cuộc đời không chiều theo ý muốn, căn bệnh lao đã cướp đi ước mơ và khát vọng của anh, anh phải quay về ngôi trường do mình xây dựng và nằm chờ chết. Như vậy anh chết mà chưa được sống.

Có thể nói rằng những bất công đau khổ, những mặt đen tối tiêu cực của chế độ thực dân phong kiến đã ngấm sâu khắp cơ thể xã hội, đến từng đơn vị nhỏ nhất. Từ một góc phố nghèo, từ một cuộc sống cay đắng vì chuyện cơm áo, cảnh mòn mỏi của một trí thức nghèo...khái quát lên bức tranh hiện thực xã hội Sống mòn với nhóm những nhà giáo nghèo sống vật vã trong cảnh đời tù túng, bế tắc, mòn mỏi, bất lực những năm 1941 – 1945. Đồng thời nhà văn Nam Cao đã lên án sâu sắc cái hiện thực xã hội tàn nhẫn đã vùi dập mọi ước mơ, hoài bão của con người, tước đi ý nghĩa sự sống chân chính thật sự xứng đáng với con người.

Nguyễn Đình Thi đã nhận xét thật sâu sắc: "Sống mòn tả cuộc sống thiểu não, quẩn quanh nhỏ nhen của mấy người trí thức tiểu tư sản nghèo, một cuộc sống mù xám cứ "mốc lên, rỉ đi, mòn ra, mục ra" không có lối thoát. Rộng hơn là vận mệnh, mấy con người ấy ta thấy đặt ra một cách ám ảnh về vấn đề vận mệnh chung của cả một xã hội chua xót đau đớn, buồn thảm, tủi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhục trong đó đời sống không còn ý nghĩa, quay về phía nào cũng thấy dựng lên những bức tường bế tắc"[55; 49].

2.3. Sự thui chột, đổ vỡ dần khát vọng sống của người trí thức và nguyên nhân

2.3.1. Sự thui chột, đổ vỡ và bế tắc của ngƣời trí thức

Một hình ảnh trở đi trở lại trong những trang văn của Nam Cao là hình ảnh một trí thức mải đọc, chăm đọc để chuẩn bị cho nghề. Đó là Thứ trong

Sống mòn với khao khát làm một thầy giáo tận tâm với nghề: "còn chút thì giờ nào y đọc rất chăm (...) Phải có một cái trình độ học thức khá cao. Phải luyện tài. Có học, có tài, y mới có đủ năng lực để mà phụng sự cái lý tưởng của y."[6; 542]; Là Điền trong Giăng sáng "sẵn lòng từ chối một chỗ làm kiếm nổi mỗi tháng hàng trăm bạc, nếu có thể kiếm được năm đồng bạc về nghề văn..."; Là Hộ trong Đời thừa, khi còn là một người viết văn thận trọng, với mơ ước thành nhà văn nổi tiếng: "Hắn đọc, ngẫm nghĩ, tìm tòi, nhận xét và suy tưởng không biết chán. Đối với hắn lúc ấy, nghệ thuật là tất cả; ngoài nghệ thuật không còn gì đáng quan tâm nữa...". Tóm lại, những Thứ, Điền, Hộ... đều có chung một niềm ao ước được vào nghề với tất cả tín niệm thiêng liêng, cao cả của nghề nghiệp. Tất nhiên không phải họ không biết đến những vất vả tủi cực của nghề nghiệp, nhưng họ nguyện đánh đổi mọi thiệt thòi để có thể chuyên tâm với nghề.

Một phần của tài liệu giá trị và vị trí của sống mòn trong sự nghiệp viết của nam cao (Trang 31 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)