Để thấm thía hơn ý vị mòn mỏi của đề tài Sống mòn, nhà văn đã khắc hoạ trong tác phẩm những mảng thời gian nghệ thuật ứ đọng, trì trệ và dồn nén.
Trước hết sự dồn nén thời gian trong Sống mòn chỉ gom lại trong hai cuộc chuyển nhà. Một là từ chỗ cũ ở ngoài phố trở về trường học được xen vào hồi ức; và bây giờ là từ trường chuyển sang nhà ông Học. Giữa hai cuộc chuyển nhà, kéo dài khoảng giữa năm học cho đến nghỉ hè, là cả một dung lượng sống rất rộng lớn. Đây là thời gian của sự hồi tưởng về toàn bộ tuổi trẻ và cũng là khoảng thời gian hiện thực hàng ngày của Thứ. Trước hết là thời gian thực tại, trong đó các nhân vật của Nam Cao dường như bị giam hãm, tù túng luẩn quẩn trong vòng những âu lo thường nhật: nhà cửa, miếng cơm, manh áo..."nhắp chén nước vừa nghĩ đến cái vị nhạt phèo của đời y. Làm đến chết người đó, chỉ được vài bữa ăn cơm rau đổ vào mồm rồi đêm ngủ một mình, tưởng nhớ đến vợ con, trong khi ở quê cũng vậy...". Cả thế giới nhân vật trong tiểu thuyết "bị áo cơm ghì sát đất" như bị xoáy sâu vào một miệng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hố luẩn quẩn của thời gian hàng ngày mòn mỏi, khiến cho thời gian trong tác phẩm như đông đặc lại: "Y có rất nhiều gánh nặng. Càng nhìn xa, y càng thấy đời y càng ngày càng thắt vào, càng chật chội thêm. Y chỉ có thể khổ hơn thế, không thể sướng ra... Y đúng như một con ngựa còm, cứ vừa mới ì ạch qua cái dốc này thì lại đến ngay cái dốc khác"[6; 580]. Và đối với Thứ, thời gian như chiếc bào đang bào mòn đi những ước mơ những lí tưởng của con người.
Đồng thời qua quan hệ với nhân vật Thứ, khoảng thời gian đó cũng là sự thâu tóm toàn bộ quá khứ, hiện tại và tương lai của gần như tất cả các nhân vật truyện, kể từ San, Đích, Oanh và những người thân sơ của họ, đến gia đình Mô – Hà, gia đình ông Học và những người chung quanh. Thứ đã từng chua chát vừa hằn học thốt lên: "Kiếp chúng mình tức lạ! Sao mà cái đời nó tù túng, nó chật hẹp, nó bần tiện thế! Không bao giờ dám nhìn cao một tí .v.v..." Hiện tại đối với Thứ mòn mỏi như vậy, nhưng tương lai còn thê thảm hơn nhiều: "Nhưng nay mai mới thật buồn. Y sẽ chẳng có việc gì làm, y sẽ ăn bám vợ. Đời y sẽ mốc lên, sẽ gỉ đi, sẽ mòn, sẽ mục ra ở một xó nhà quê. Người ta sẽ khinh y, vợ y sẽ khinh y, chính y sẽ khinh y. Rồi y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống"[6; 746]. Đó là những quãng thời gian nặng nề u uất của nhà giáo Thứ, bên cạnh là cảnh sống đơn điệu, tẻ ngắt, nhàm chán của gia đình ông Học, ngày nào cũng vậy, cũng bằng ấy công việc...Vì thế thời gian trong gần ba trăm trang truyện bị dồn nén tạo nên một nhịp điệu chậm chạp, nặng nề, nhàm chán, mòn mỏi, ở đó đời sống nhân vật như bị tù đọng, ứ lại, nặng nề và u uất.
Nếu thời gian trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố là thời gian tuyến tính thì thời gian trong Sống mòn của Nam Cao không theo tuyến tính. Ở tiểu thuyết này các bình diện thời gian luôn bị xáo trộn, đảo ngược do gắn liền với tâm trạng của nhân vật và sự xuất hiện của dòng thời gian hồi tưởng (về toàn bộ tuổi trẻ của Thứ). Kết thúc tiểu thuyết Sống mòn là cảnh Thứ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đứng tựa mạn tàu trong khung cảnh buổi sáng mà ''người ta không thể ao ước một buổi sáng đẹp hơn. Trời xanh lơ, tươi màu như vừa quét sơn. Một vài túm mây trắng ...". Thứ "nhìn lại đằng sau. Hà Nội lùi dần, lùi dần như muốn bỏ y. Đời y cũng lùi dần". Trong tâm trạng buồn chán và đầy tuyệt vọng ấy, những quãng đời của Thứ như cùng sống dậy, như cùng đồng hiện, loang loáng hiện ra trong tâm trí đã quá ư mệt mỏi của y, từ những ước mơ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cho đến khi "Ra khỏi trường, y thấy mình gần như là một phế nhân", trải qua mấy năm sống ở Sài Gòn dẫu sao "cũng là một quãng đời đẹp của y". Tiếp đến là những năm sống ở Hà Nội, "y sống rụt rè hơn, sống sẻn so hơn, sống còm rom" nhưng chưa đến nỗi hỏng cả mười phần. "Nhưng nay mai mới thật buồn", đời y sẽ mục ra ở một xó nhà quê, "y sẽ chết mà chưa làm gì cả, chết mà chưa sống!". Thời gian không theo tuyến tính mà bị xáo trộn, đảo ngược đã làm cho cảnh ngộ và trạng thái tâm lý của nhân vật lần lượt xuất hiện rõ nét. Bên cạnh đó thời gian đồng hiện còn có khả năng dồn nén, chồng chất nhiều giai đoạn cuộc đời nhân vật trong cùng một thời điểm, góp phần khái quát cuộc sống, khái quát số phận, thể hiện tâm lý phong phú, phức tạp, đầy bí ẩn của con người ngay trong một khoảnh khắc. Trong Sống mòn, hầu như bất cứ một sự kiện gì diễn ra trong thời điểm hiện tại cũng là nguyên cớ để nhân vật Thứ quay về quá khứ, sống triền miên trong những dằn vặt, day dứt, buồn đau. Có thể nói, đây là khoảng thời gian không dễ bị chìm đi trong quá khứ, cũng không bị mờ đi vì ảo ảnh của tương lai mà hiện lên rất rõ ràng, cụ thể, sinh động, sâu sắc hơn vì mang theo cả cái chiều rộng và bề sâu thâm thẳm của cả quá khứ, hiện tại và tương lai cộng lại. Truyện ngắn Chí Phèo cũng vậy, mở đầu là đoạn văn vô cùng độc đáo "Hắn vừa đi vừa chửi...", sau đó là một quá khứ tủi nhục nhưng lương thiện, là quá trình lưu manh hoá, rồi đến sự thức tỉnh lương tri của Chí Phèo hiện ra rất rõ nhờ thủ pháp dồn nén thời gian của nhà văn. Cả cuộc đời với số phận đầy bi kịch của Chí Phèo chỉ vẻn vẹn trong thời gian tường thuật là 5 ngày. Đặc biệt ở đoạn kết của tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phẩm, khi nghe tin Chí Phèo chết, Thị Nở nhìn lướt nhanh xuống bụng, trong óc thị thoáng hiện ra một chiếc lò gạch cũ bỏ không, xa nhà, và vắng người qua lại. Ở đây, quá khứ, hiện tại và tương lai như hoà làm một. Biết dừng lại ở thời điểm hiện tại của các sự kiện, khám phá tính chất phong phú, đa dạng của nó – khám phá thế giới bên trong, thế giới tâm hồn nhân vật đó là sở trường bút pháp Nam Cao.
Là một nghệ sĩ bậc thầy, Nam Cao đã sử dụng sáng tạo các yếu tố không gian và thời gian nghệ thuật. Trong Sống mòn, không gian chật chội và tù túng, ngột ngạt, thời gian bị dồn nén, không theo tuyến tính. Nhân vật trong tác phẩm từ hiện tại có thể quay về quá khứ hoặc hướng tới tương lai, thậm chí có những lúc xáo trộn cả không gian với thời gian. Mới đầu đọc Sống mòn
ta có cảm giác câu chuyện quá rời rạc, phóng túng, tuỳ tiện "chuyện nọ xọ chuyện kia" nhưng tìm hiểu kĩ thực ra lại rất chặt chẽ. Bởi đó là những không gian của thế giới "sống mòn", thời gian của sự "chết mòn", bầu không khí của của một xã hội chết mòn, kiệt quệ, han rỉ về tinh thần, trong đó mỗi nhân vật là một kiểu sống mòn thê thảm. Do vậy đọc Sống mòn, ta có thể hình dung Nam Cao như đang đứng ở một tầm cao nào đó - tầm cao của tư tưởng - để quan sát và suy ngẫm, và bằng một tài năng nghệ thuật độc đáo đã làm hiển hiện lên thật cụ thể và sinh động cả một thế giới loài người đang ngụp lặn trong tình trạng Sống mòn. Gs. Phong Lê từng nhận xét về sự thu nhỏ, dồn nén của không gian, thời gian: "tạo hình ảnh và ám ảnh về một sự ngưng đọng, sự mòn rỉ, nó chính là tố chất để lấn át và làm tiêu mòn sự sống, để tạo nên nhịp điệu và giọng điệu thích hợp với Sống mòn". Đây là một trong những lí do để Sống mòn trở thành đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao và đưa nhà văn lên vị trí là người kết thúc vẻ vang trào lưu văn học hiện thực Việt Nam trước 1945 .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn