Ngôn ngữ tác giả kiệm lời, đầy suy ngẫm và triết lí

Một phần của tài liệu giá trị và vị trí của sống mòn trong sự nghiệp viết của nam cao (Trang 81 - 83)

Có thể nói ngôn ngữ là một phương diện đặc biệt thành công trong

Sống mòn Nam Cao đã xây dựng được một hình thức ngôn ngữ đa thanh, giàu tính tạo hình vừa sinh động lại vừa phản ánh rõ nét tính cách nhân vật. Sự thành công về mặt ngôn ngữ của Sống mòn thể hiện ở cả ngôn ngữ người kể chuyện lẫn ngôn ngữ nhân vật, cả ngôn ngữ độc thoại lẫn ngôn ngữ đối thoại.

Sống mòn được kể ở ngôi thứ ba, nghĩa là không có nhân vật xưng "tôi" nào đứng ra kể lại câu chuyện. Nhưng điều đặc biệt là, ở đây, người kể chuyện không hề tách riêng hẳn ra mà nhiều lúc đứng lẫn vào nhân vật, có khi phân thân, hoà hợp vào nhân vật, làm cho tác phẩm không còn đơn thanh, một giọng mà trở thành đa thanh, phức điệu, tạo nên nét độc đáo cho tác phẩm.

Thứ là nhân vật luôn luôn bị giằng xé bởi những mâu thuẫn. Bởi vậy trong con người y hầu như lúc nào cũng có cuộc giằng co giữa hai tiếng nói: một bên là tiếng nói tự phê phán của con người giàu lòng tự trọng, có nhân cách, biết yêu thương, biết chia sẻ còn một bên là tiếng nói đầy tự ái của một anh chàng sống che đậy bởi cái giả dối bề ngoài, sĩ diện hão, có khi ôm ấp những lãng mạn viển vông. Chính vì vậy, nhiều lúc, Nam Cao đã chớp lấy tiếng nói thứ nhất của nhân vật để tạo nên giọng điệu đầy suy ngẫm triết lý: "Đau đớn thay cho những kiếp sống khao khát muốn vươn lên cao nhưng lại bị áo cơm ghì sát đất"; "Kiếp chúng mình sao tức lạ. Sao mà cái đời nó tù túng, nó chật hẹp, nó bần tiện thế! Không bao giờ dám nhìn cao một tý. Chỉ những lo ăn, lo mặc. Hình như tất cả nguyện vọng... như vậy thì sống làm gì cho cực". Vẫn là thứ ngôn ngữ kể chuyện nhưng hóm hỉnh vô cùng, như nhân vật tự nói với chính mình, tự mỉa mai mình: "Y tưởng tượng ra nét mặt của bà Ngọt, bà thợ giặt, những bà láng giềng khác, bàn tán to nhỏ với nhau về những ông giáo với cô giáo bên trường (...) Rồi một bà chẩu môi, rên lên, hạ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

một câu bình phẩm thế mà bấy lâu nay không ai biết, cũng mang tiếng ông giáo với bà giáo quần áo là, sơ mi trắng, thắt ca vát, giầy tân thời, thứ năm, chủ nhật diện ngất, tưởng màu mỡ lắm, thế mà kì thực bụng chứa toàn rau muống luộc!... Tiếng cười vỡ lở ra, ằng ặc, hi hi, hô hố (...) Y nhớ đến một vài thiếu nữ quen mặt khác, sáng sáng các cô cắp rổ hay xách làn mây đi qua trước cửa trường, y vẫn làm ra vẻ bạo dạn, ra đứng hiên gác nhìn họ để được thấy họ rất tự nhiên. Những lúc ấy chắc mặt y cũng phải vênh váo lắm đấy chứ chẳng chơi đâu. Rõ thật dơ! Giáo khổ trường tư mà cũng đòi nhìn mắt gái tân thời! Liệu lương có đủ cho người ta mua phấn đánh không. Bụng toàn rau muống luộc đấy, ai mà còn chẳng biết"[6; 578-579]. Sự chuyển đổi điểm nhìn từ người kể chuyện sang nhân vật, từ ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất đã khiến khoảng cách giữa người đọc và nhân vật được thu hẹp lại; người đọc như đang tham gia vào câu chuyện, là một đối tượng tiếp xúc trực tiếp, nhìn nhận, đánh giá nhân vật. Nhà văn như lùi lại sau hàng rào ngôn ngữ, để người đọc cảm nhận được trực tiếp cái đa thanh của của cuộc đời.

Văn Nam Cao rất ít miêu tả ngoại cảnh, rất ít để lộ những đoạn kể, những đoạn dẫn truyện. Chủ yếu là những câu văn ngắn gọn, ngay cả khi viết những câu dài, những câu ấy cũng được ngắt ngắn, làm cho mạch văn đi nhanh, giọng văn đanh lại. Đặc điểm này rất phù hợp với tính chất giàu suy ngẫm và triết lý trong ngôn ngữ của Nam Cao. Trong Sống mòn, độc thoại nội tâm xuất hiện khá dày đặc, dai dẳng, kéo dài gây cảm giác bức bối. Các đoạn độc thoại nội tâm hoà quyện với ngôn ngữ kể chuyện khiến Sống mòn cứ như trôi đi theo tâm tưởng của nhân vật Thứ. Qua những độc thoại nội tâm của Thứ, mọi thói do dự, nhỏ nhen, ích kỉ, sỹ diện hão của người trí thức tiểu tư sản nghèo được phơi bày chân thực và sắc nét. Nhân vật như tự trải lòng mình qua từng trang sách. Họ tự khám phá mình, dằn vặt mổ xẻ mình. Những ganh ghét ích kỉ hiện lên không cần che đậy qua những cuộc độc thoại nội tâm dài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Và cũng từ đây, bi kịch tinh thần của Thứ, của những người trí thức bị cuộc sống ghì sát đất thể hiện với đầy cay đắng, chua xót: "Mẹ kiếp ! Chẳng đi nữa! mặc kệ trường! Mặc kệ học trò! Cứ nằm đây này, nhất định không đi đâu! Muốn ra sao cũng được" Sau khi dằn dỗi nói thành lời những ý nghĩ liều lĩnh nẩy trong óc, Thứ lại trở nên bình tĩnh và suy nghĩ: "Gaọ...thuốc của con...bà chết...và chính y ngồi nhìn, mắt đỏ ngầu, chẳng biết làm thế nào cho ra tiền, ra gạo, ra thuốc... À! không được! Y không thể nghĩ liều. Cơm, áo, vợ, con, gia đình...bó buộc y. Y cứ phải gò cúi mãi!..." [ 6; 655].

Như vậy, độc thoại nội tâm giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tái hiện những giằng xé của hai tiếng nói trong con người Thứ, khiến Sống mòn

đem lại được những dấu ấn mới và khác lạ cho thành tựu của trào lưu văn học hiện thực trước 1945.

Một phần của tài liệu giá trị và vị trí của sống mòn trong sự nghiệp viết của nam cao (Trang 81 - 83)