Ngôn ngữ nhân vật sống động phù hợp tính cách và hành động

Một phần của tài liệu giá trị và vị trí của sống mòn trong sự nghiệp viết của nam cao (Trang 83 - 92)

Đọc Sống mòn ngôn ngữ đối thoại tuy xuất hiện không nhiều bằng ngôn ngữ độc thoại nội tâm và ngôn ngữ kể chuyện nhưng cũng rất thành công, tạo ra sự hấp dẫn riêng. Nam Cao có biệt tài sử dụng ngôn ngữ nhân vật gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân, hơn nữa lại rất có hồn, cảnh ngộ nào ngôn ngữ ấy, lời lẽ nào tính cách ấy, không cầu kì, sang trọng. Tiếp xúc với những đoạn đối thoại trong tiểu thuyết này, ta có thể thấy chân dung các nhân vật hiện lên thật sắc sảo, sống động. Đó có khi là thứ ngôn ngữ ỡm ờ, không đầu không cuối của bọn thằng ở, con sen nơi máy nước đầu đường:

"- Rõ thối nhà anh lắm!

- Sao mà thối? Chỗ bạn máy nước với nhau, tôi hỏi thế đã sao chưa? - Ai khiến hỏi?

-Thì thôi! Hì...hì...hì! (...)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Có muốn tôi bẹp mẹ cái thùng của chị không? - Làm gì thế?

- Làm cái chơi! Mô vội quát to:

- Nhờ anh em một tí! Nhà tôi đấy! (...)

- Đây rồi! Xách ra!...

Hà đặt nốt chiếc thùng nữa. - Tiện tay!

Một anh con trai đứng gần sỗ sàng:

- Tiện tay!... Anh Mô a, tiện tay anh hộ cô ấy luôn cái nữa!".

Đó là ngôn ngữ đầy lòng cảm thông của bà mẹ Hà - một bà mẹ nghèo thấu hiểu lẽ đời trước hạnh phúc của con trẻ, bà cũng rất thương Mô: "- Anh nghèo thì mẹ con tôi cũng hết nói là giàu. Cảnh anh với chúng tôi thì cũng rứa như nhau. Tôi cũng biết, bắt anh cưới thì anh chẳng lấy tiền đâu mà cưới..." [6; 567].

Tiếp nữa là ngôn ngữ đáo để của ông Học với anh xe thuê nhà muốn mặc cả về đôi chiếu:

"- Sao lại để không? Đôi chiếu còn mới nguyên, lão ta mua để đắp chứ có trải giường đâu! Với lại có giải cũng chẳng sao. Lão ta có một mình chứ có đàn bà đàn biếc gì đâu mà bảo phải kiêng. Với lại dẫu có là đàn bà cũng chẳng phải kiêng. Giặt là sạch hết". [6; 650]

Cũng vẫn là đôi chiếu đó, khi anh xe chưa ở hết hạn thuê tháng, muốn xin lại chỗ tiền thừa: " – Anh không dùng nữa thì đem mà đốt nó đi! Mặc kệ nhà anh! Anh nói dở vừa vừa chứ! Nhất ngay cho là vợ chồng anh ngủ có một đêm, anh có cho không tôi tôi cũng chả thèm. Anh đã mua rồi thì mặc anh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Anh xuống cuộn lấy mà đem đi. Anh không đem đi, tôi cũng sai nó đem quẳng cho nó ra ngoài sông kia! Anh đừng vòi !..."[6; 685]

Và đây là thứ ngôn ngữ của người đàn bà ghen hộ kẻ khác, có khi là lời nói oán trách vừa đáng giận, vừa đáng thương của người bà, người mẹ vì khổ quá mà lạnh lùng, mà khó chịu với cháu dâu, con dâu...Bà ngoại y bảo:

" – Cô ấy đi buôn ngay từ độ cuối tháng giêng. Tết, anh đi được mấy hôm, thì cô ấy ốm qua loa mất mấy ngày. Nhức đầu, sổ mũi với ho qua quýt thôi, chứ có sao đâu. Thế mà nghe đâu cũng mất dăm đồng bạc thuốc. Cô ấy không dám sắc ở nhà, cô ấy mang về bên ấy sắc". Rồi bà cụ còn triết lý: "Nếu không có thuốc mà chết thì nhà nghèo chết sạch! Chỉ nhà giàu sống..."

Ngôn ngữ đối thoại còn giúp Sống mòn khắc hoạ rõ nét tính cách nhân vật. Những đoạn đối thoại của Thứ với Oanh, San, Mô khiến người đọc hình dung đầy đủ từng nhân vật. Các nhân vật soi chiếu vào nhau, cùng nhau thể hiện trọn vẹn tính cách của mình. Đó là lời của Mô chia sẻ cùng Thứ nỗi bất bình với Oanh:

"- Con nể bà Chánh với cậu Đích nhiều nên con mới ở đây, chứ những như cô giáo thì mấy cũng không chịu ở"...

Như vậy ngôn ngữ đa thanh, phức điệu, giàu tính tạo hình, giàu sức sống

chính là một thành công của Nam Cao về phương diện ngôn ngữ trong Sống

mòn. Nó cũng góp phần tạo nên tính hấp dẫn, độc đáo cho tác phẩm, là một khía cạnh không thể không nhắc đến khi nghiên cứu tiểu thuyết này.

Ngôn ngữ tác giả đậm triết lý và ngôn ngữ nhân vật độc đáo đã làm cho sáng tác của Nam Cao có khả năng vượt rất xa trong thời gian. Điều đó xác định tài năng và vị trí của Nam Cao trong trào lưu văn học hiện thực Việt Nam trước 1945.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

1. Nam Cao là một nhà văn lớn, kết luận ấy đã được khẳng định từ lâu. Và dù cho những ý kiến bàn bạc, nghiên cứu về ông đến nay không còn ít, nhưng mỗi lần đọc Nam Cao, chúng ta vẫn có thể gặp được những ý nghĩ bất ngờ, lí thú. Sống mòn là một tác phẩm hứa hẹn nhiều bất ngờ. Ngoài những điểm chung với các nhà văn hiện thực cùng thời, Nam Cao ở một góc riêng, vẫn luôn nung nấu những khát vọng vượt thoát khỏi những quy phạm của thời đại để mở ra những lí tưởng thẩm mĩ mới. Điều này không chỉ được ông phát biểu thông qua lời tuyên bố của các nhân vật, mà còn thể hiện cụ thể trong thế giới nghệ thuật của mình.

2. Nam Cao là nhà văn của những người nông dân, nhà văn của những kẻ khốn khổ tủi nhục nhất trong xã hội thực dân phong kiến. Ông cũng là nhà văn của những người trí thức nghèo khổ, có tài năng, có tâm huyết, muốn vươn lên cao nhưng lại bị chuyện áo cơm ghì sát đất, phải sống kiếp "đời thừa", "sống mòn", đầy bế tắc. Nếu Chí Phèo (1940) là kiệt tác đầu tay, đánh dấu xự xuất hiện của nhà văn Nam Cao trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại thì Sống mòn (1944) là một hiện tượng độc đáo và đột xuất, là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao trong chặng mới - kết thúc xã hội thuộc địa.

Sống mòn là tiểu thuyết duy nhất của Nam Cao, được viết trong một điều kiện khá đặc biệt, hội đủ những yếu tố quan trọng về mặt xã hội - thẩm mĩ để trở thành một đỉnh cao đặc sắc về nội dung, hiện đại về nghệ thuật. Với giá trị của Sống mòn Nam Cao trở thành nhà văn hiện thực xuất sắc, người kết thúc vẻ vang trào lưu văn học hiện thực Việt Nam 1941 – 1945.

3. Văn của Nam Cao luôn rất hiện đại. Tác phẩm của ông không bao giờ cũ mặc dù đề tài có thể không mới. Ở đề tài người nông dân, ông đã vượt qua nhiều nhà văn tầm cỡ như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan để đi tìm "cái bản tính tốt của con người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất" (Lão Hạc). Và hơn thế ông còn khám phá, phát hiện và khẳng định cái

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phần nhân tính con người vẫn còn sót lại, vẫn còn tiềm tàng ngay cả khi con người bị đẩy vào sự cheo leo nơi ranh giới giữa con người và con vật. Với Nam Cao, con người có thể bị huỷ hoại nhưng bản chất lương thiện của con người là vĩnh cửu, bất diệt. Có thể nói dù "sinh sau đẻ muộn" nhưng sáng tác của Nam Cao đã đạt đến vị trí đỉnh cao của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam không chỉ ở đề tài nông dân mà ở cả đề tài người trí thức nghèo. Với chủ nghĩa hiện thực tâm lý – triết lý mang đậm cá tính sáng của Nam Cao, Sống mòn là những cảm nhận về hình tượng người trí thức nghèo trong vật lộn với cuộc sống mưu sinh và bế tắc về đời sống tinh thần. Là sự đề cao khát vọng sống cao đẹp của người trí thức kiểu Nam Cao. Đồng thời xác nhận một hiện thực đời sống ngưng trệ, tù đọng, quẫn bách, ở đó người trí thức bị huỷ hoại nhân tính, bị thui chột tài năng, mọi khát vọng sống cao đẹp bị đổ vỡ và ước mơ chân chính bị dập tắt.

Viết về con người, về nhân vật người trí thức, nhưng những gì Nam Cao viết không chỉ dừng lại ở những câu chuyện về nỗi thống khổ bị áp bức, tình trạng nghèo kém của con người. Sống mòn còn là những mặc cảm của sự tha hoá như một nét bản chất của sinh tồn, sự đày đoạ, sự bất lực của con người trước cuộc sống. Và hơn ai hết tấm lòng nhân đạo của Nam Cao đã nhìn rõ những bế tắc cả về tinh thần và vật chất của người trí thức nghèo, giúp họ vượt qua những bi kịch cuộc đời khi gắn kết họ trong mối quan hệ với nhân quần. Đây là một điểm mới và độc đáo trong sáng tác về đề tài người trí thức của Nam Cao.

Hơn nữa cái nhìn của Nam Cao về con người, cuộc sống là cái nhìn xoáy sâu vào bản chất của thế giới, xuất phát từ sự nhạy cảm tuyệt vời trước số phận con người. Chính vì thế, con người xã hội trong Sống mòn luôn mang dáng dấp con người xã hội của mọi thời đại. Ai trong chúng ta hôm nay không khỏi có những lúc "giật mình" nhìn lại chính mình bởi những khoảnh khắc ta đã "sống mòn", sống vô nghĩa, thậm chí thấy "đời thừa".

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4. Có thể nói, Nam Cao đã mở ra những cánh cửa nghệ thuật mới của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam. Hay nói cách khác, Nam Cao là người đưa chủ nghĩa hiện thực của văn học Việt Nam lên tới đỉnh cao, và tác phẩm Sống mòn là một kết thúc vẻ vang cho trào lưu văn học hiện thực đó. Nam Cao đã có những cách tân để thiên tiểu thuyết có một không hai này trở thành tác phẩm có lối viết mang tính hiện đại hết sức sâu sắc. Đó là nghệ thuật phân tích tâm lí và đúc kết triết lí bậc thầy; là lối viết tiểu thuyết như tự truyện mà vẫn giàu giá trị hiện thực và giá trị điển hình mang tính phổ quát.

Để thấm thía ý vị mòn mỏi của đề tài "sống mòn", Nam Cao đã khắc hoạ trong tác phẩm những khoảng không gian chật chội, tù túng; thời gian ứ đọng, trì trệ và dồn nén. Về ngôn ngữ, Nam Cao đặc biệt thành công khi xây dựng được một hình thức ngôn ngữ đa thanh, giàu tính tạo hình vừa sinh động lại vừa phản ánh rõ nét tính cách nhân vật. Cảnh ngộ nào ngôn ngữ ấy. Tính cách nào, lời lẽ ấy. Thế giới nhân vật trong Sống mòn thật đông đúc nhưng mỗi người một dạng "sống mòn" không ai giống ai. Những con người trong cảnh sống mòn mỏi ấy luôn ám ảnh người đọc bao thế hệ là nhờ biệt tài sử dụng ngôn ngữ của Nam Cao.

5. Với tất cả những gì đã thể hiện, Sống mòn là thiên tiểu thuyết giàu giá trị, một hiện tượng độc đáo và đột xuất, một đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao. Không có Sống mòn thì mất đi một kết thúc hay nhất, quan trọng nhất của Nam Cao. Nó góp phần khẳng định tài năng của nhà văn, và góp phần làm phong phú thêm nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Cho dù thời gian có trôi đi, có lẽ Sống mòn vẫn luôn đồng hành với con người đương đại. Đọc Sống mòn để hiểu, để cảm thông, chia xẻ với buồn đau của những kiếp sống lầm than, những kiếp sống mòn của thời đại cũ. Để rồi mong ước ta sẽ không bao giờ rơi vào tình trạng quẩn quanh, bế tắc đó và hãy khát khao vươn tới một cuộc sống thực sự có ích, có ý nghĩa, xứng đáng với con người.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lại Nguyên Ân (1981), "Nhìn chủ nghĩa hiện thực trong sự vận động lịch sử", Tạp chí văn học, (4).

2. Lại Nguyên Ân (2003), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia,

Hà Nội.

3. Bakhtin.M (1998), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 4. Bakhtin.M (2006), "Vấn đề nội dung, chất liệu và hình thức trong sáng tạo

nghệ thuật ngôn từ" (Phạm Vĩnh Cư dịch), Văn học nước ngoài, (1) 5. Nam Cao (1996), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 6. Nam Cao (2010), Tuyển tập, Nxb Thời đại, Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Dân (1999), Nghiên cứu văn học - lí luận và ứng dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Dân, "Con đường phát triển của kĩ thuật tiểu thuyết", http://lethieunhon.com

9. Đỗ Đức Dục (1971), "Suy nghĩ về sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam", Tạp chí Văn học, (4).

10. Trương Đăng Dung (1988), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nxb Khoa

học xã hội, Hà Nội.

11. Trương Đăng Dung (2004), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

12. Đặng Anh Đào (1993), "Sự tự do của tiểu thuyết - một khía cạnh thi pháp", Tạp chí Văn học, (3).

13. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết Phương Tây hiện

đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

14. Phan Cự Đệ - Trần Đình Hượu - Nguyễn Trác - Nguyễn Hoành Khung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

15. Hà Minh Đức – Lê Bá Hán (1985), Cơ sở lí luận văn học (3 tập), Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.

16. Hà Minh Đức (1992), "Nam Cao phê phán và tự phê phán", Nghĩ tiếp về Nam Cao, Nxb KHXH, Hà Nội.

17. Hà Minh Đức (Chủ biên, 1997), Lí luận văn học, Nxb GD, Hà Nội.

18. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ

văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

19. Đỗ Đức Hiểu (1992), Hai không gian sống trong Sống mòn, Nghĩ tiếp về Nam Cao, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

20. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

21. Nguyễn Hoà, "Tiểu thuyết khoảng cách giữa khát vọng và khả năng thực tế", htt://Vietnamnet.vnn.vn.

22. Nguyễn Thái Hoà (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

23. Tô Hoài (1956), "Người và tác phẩm Nam Cao", Văn nghệ, (154).

24. Tô Hoài (1985), Nhà văn Hà Nội Nguyễn Huy Tưởng, Tạp chí văn học,(8).

25. Nguyễn Công Hoan (2003), Nhớ gì ghi nấy, NXB Thanh niên.

26. Lê Đình Kị (1946), "Nam Cao con người và xã hội cũ", Văn nghệ, (54). 27. Thạch Lam (1988), Tuyển tập, Nxb Văn học, Hà Nội.

28. Phong Lê (1968), "Sống mòn và tâm sự của Nam Cao", Tạp chí Văn học, (9). 29. Phong Lê (1980), "Văn xuôi Việt Nam trên con đường hiện thực xã hội

chủ nghĩa", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

30. Phong Lê (1984), "Nam Cao", Trong Tác giả văn xuôi Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

32. Phong Lê (1986), "Người trí thức kiểu Nam Cao và chiến thắng của chủ nghĩa hiện thực", Tạp chí Văn học, (6).

33. Phong Lê (1992), "Sự sống và sức sống trong văn Nam Cao", Nghĩ tiếp về Nam Cao, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

34. Phong Lê (1994), "Văn học và công cuộc đổi mới", Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.

35. Phong Lê (1997), "Đọc lại và lại đọc Sống mòn", Tạp chí Văn học, (10). 36. Phong Lê (1997), Văn học trên hành trình của thế kỉ XX, Nxb Đại học

Quốc gia, Hà Nội.

37. Phong Lê (1997), "Nam Cao. Phác thảo sự nghiệp và chân dung", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

38. Phạm Quang Long (1994), "Một đặc điểm thi pháp truyện ngắn Nam Cao", Tạp chí văn học, (2).

39. Phương Lựu (Chủ biên), Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hoà, Thành Thế Thái Bình (1997), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

40. Nguyễn Đăng Mạnh (1996) Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của các nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

41. Nguyễn Đăng Mạnh (2003) Nhà văn Việt Nam hiện đại, chân dung và phong cách, Nxb Văn học, Hà Nội

Một phần của tài liệu giá trị và vị trí của sống mòn trong sự nghiệp viết của nam cao (Trang 83 - 92)