1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

giá trị nghề nghiệp của sinh viên y4 đa khoa trường đại học y hà nội năm học 2010 - 2011

70 603 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 742,5 KB

Nội dung

Những thay đổi nhiều về mặt ngoài của xã hội cũng làm thay đổi nhiều về giá trị cá nhân.Việc nghiên cứu những thay đổi này cũng góp phần vàoviệc định hướng được hoạt động giáo dục và phá

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Những giá trị mà con người lựa chọn và theo đuổi sẽ quy định hoạtđộng học tập, lao động nghiên cứu khoa học, sáng tạo nghệ thuật và sẽ thểhiện rõ trong lao động Tính hiệu quả và thiết thực của lao động phụ thuộcvào phẩm chất, năng lực bên trong con người lao động và một phần nó phụthuộc không nhỏ vào giá trị của cá nhân

Một xã hội ổn định, một cộng đồng, một tập thể muốn có sự đoàn kếtnhất trí thì phải có hệ thống giá trị cơ bản chung và định hướng của các cánhân cũng nhằm vào các giá trị cơ bản cốt lõi trong sự hài hòa với các giá trịđặc thù cũng như giá trị riêng của cá nhân

Những thay đổi nhiều về mặt ngoài của xã hội cũng làm thay đổi nhiều

về giá trị cá nhân.Việc nghiên cứu những thay đổi này cũng góp phần vàoviệc định hướng được hoạt động giáo dục và phát triển của con người ViệtNam trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để xây dựng vàphát triển kinh tế xã hội

Trong những thập kỉ vừa qua vấn đề giá trị được nhiều nước trên thế giớiquan tâm Giá trị là một trong những biểu hiện rõ nét của xu hướng nhân cách.Giá trị được hình thành trong quá trình sống và hoạt động của cá nhân, trong quan

hệ với tự nhiên, xã hội và cộng đồng Giá trị luôn là vấn đề được tổ chức và cácngành khoa học quan tâm và nghiên cứu

Ngành Y là môt ngành rất quan trọng và đặc biệt Ảnh hưởng trực tiếpđến sức khỏe và tính mạng con người Hai yếu tố trên là hai vốn quý và quantrọng nhất không chỉ của con người mà là của toàn xã hội nên đỏi hỏi nhữngngười làm việc và công tác trong ngành Y phải có những nỗ lực rất lớn đểđem lại hiệu quả cao trong công việc và trong nghề nghiệp

Trang 2

Giá trị nghề nghiệp cũng là một vấn đề được nhiều tác giả quan tâm.Giá trị nghề Y cũng lần đầu tiên được đề cập tới bởi tác giả Phạm PhươngThảo khi nghiên cứu về “Tìm hiểu thực trạng giá trị nghề thầy thuốc của sinhviên trường Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh năm 1999” Đây là giátrị được đánh giá từ góc độ của xã hội Giá trị nghề Y được nhìn nhận dướigóc độ của những người hành nghề trong đó có giá trị cá nhân mà ông P.J.Hartung là người xây dựng lần đầu được áp dụng ở Việt Nam.

Xác định được giá trị nghề nghiệp mà sinh viên Y4 Đa khoa hướng tới

là để cung cấp thông tin làm cơ sở để các bạn sinh viên Y4 (bây giờ là Y6) cónhững quyết định lựa chọn chuyên ngành, công việc phù hợp là một việc làm

có ý nghĩa thích thực Vì những lí do trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:

“Giá trị nghề nghiệp của sinh viên Y4 Đa khoa trường Đại học Y Hà Nội năm học 2010 - 2011” với 2 mục tiêu :

1 Mô tả giá trị nghề nghiệp của sinh viên Y4 Đa khoa trường học Y

Đại Hà Nội năm học 2010 - 2011.

2 Mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị nghề nghiệp của sinh viên Y4

Đa khoa trường Đại học Y Hà Nội năm học 2010 - 2011.

Trang 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Vài nét sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Vấn đề giá trị đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học cả trongnước và trên thế giới Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là thanh niên, học sinh,sinh viên và phạm vi nghiên cứu rất rộng ở cả châu Á, châu Âu và châu Mỹ.Một số công trình như:

- Năm 1977 - 1978 ở Bungari, trung tâm nghiên cứu khoa học về thanhniên đề cập đến vấn đề giá trị đạo đức ở thanh niên so với thế hệ cha ông

- Năm 1987 ở Hungari Sraki Sraki Ildobo và Vakina Slagyi Holya đã

có công trình nghiên cứu về giá trị của thanh niên độ tuổi 14 đến 30 tuổi

- Cũng vấn đề trên đối tượng thanh niên sinh viên ở Liên Xô cũ, nhà xãhội học Anatoni Opni-an-nicop thuộc ủy ban quốc gia về giáo dục cũng đãnghiên cứu vấn đề này

- Năm 1993 Viện nghiên cứu thế giới của Nhật Bản đã chỉ đạo phongtrào nghiên cứu thanh niên ở độ tuổi 18 - 24 tuổi ở 11 nước đó là: Nhật, Mỹ,Anh, CHLB Đức, Pháp, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Nam Tư, Philipin, Hàn Quốc,Braxin Cùng thời gian đó viện khảo sát xã hội học của châu Âu đã tiến hànhđiều tra trên thanh niên lứa tuổi từ 15 - 24 ở 9 nước châu Âu: Pháp, Bỉ, HàLan, CHLB Đức, Italia, Đan Mạch, Ailen, Anh và Hi Lạp Cả hai cuộc điềutra trên người ta chủ yếu đề cập đến vấn đề giá trị của thanh niên nhằm chuẩn

bị cho họ sẵn sàng bước vào cuộc sống

Trang 4

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nước

Ở Việt Nam vấn đề giá trị là một vấn đề khá mới mẻ ở cả phương diện

lí luận lẫn thực tiễn Trong những năm gần đây biến động của nền kinh tế xãhội cũng làm xuất hiện các giá trị mới trong đời sống, chính vì thế vấn đề giátrị được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tới Một số công trình nghiên cứunhư sau:

- Lê Đức Phúc: “Giá trị và định hướng giá trị” – NCGD số 12- 1992 [16]

- Trần Trọng Thúy: “Giá trị, định hướng giá trị và nhân cách” – NCGD

số 7- 1993 [20]

- Nguyễn Quang Uẩn – Mạc Văn Trang: “Giá trị, định hướng giá trịnhân cách và giáo dục giá trị”, chương trình khoa học công nghệ cấp nhànước KX 07, 1995 [24] Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những đặc trưng tronggiá trị con người ở Việt Nam đương thời, những nét tích cực và tiêu cực của

nó, xu thế phát triển nhu cầu của con người Việt Nam trong sự phát triền kinh

tế xã hội từ đó đề xuất giá trị cần giáo dục cho con người Việt Nam để phục

vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

- Hội nghị khoa học “Nghiên cứu con người, giáo dục phát triển và thế

kỉ XXI”- chương trình khoa học cấp nhà nước do GS.TSKH Phạm Minh Hạcchủ nhiệm đề tài KX- 07: “Con người Việt Nam- mục tiêu và động lực của sựphát triển kinh tế xã hội” tổ chức tại Hà Nội tháng 7- 1994 đã đề cập đến vấn

đề giá trị của con người Việt Nam hiện nay [7]

- Trên tạp chí nghiên cứu giáo dục có đăng một số bài đề cập đến vấn

đề giá trị:

+ Vấn đề giá trị quan châu Á: Nghiên cứu so sánh châu Á và phươngTây của Hồ Sĩ Quý trên tạp chi Thông tin khoa học xã hội, 2006 [17]

Trang 5

+ Các giá trị cộng đồng và mục tiêu phát triển thiên niên kỷ liên hợpquốc: Vấn đề giá trị thế giới ở Đông Á của Huỳnh Thi và cộng sự trên tạp chínghiên cứu con người, 2005 [19].

Nhìn chung giá trị nghề nghiệp đã có nhiều công trình nghiên cứu trêncác đối tượng thanh niên sinh viên của một số trường đại học song chưa cómột công trình nào đi sâu nghiên cứu giá trị nghề nghiệp của sinh viên trườngđại học Y

1.2 Giá trị nghề nghiệp

1.2.1 Khái niệm về giá trị

1.2.1.1 Một số quan niệm về giá trị

Khái niệm giá trị được loài người nghiên cứu từ lâu và được tiếp cậnbởi nhiều khoa học khác nhau Thời cổ đại và trung đại những tri thức về giátrị học gắn liền với triết học Cuối thế kỉ thứ XIX, giá trị mới tách thành mộtkhoa học độc lập và thuật ngữ giá trị được dùng như một khái niệm khoa học

Trong từ điển Tiếng Việt, giá trị được định nghĩa là: Cái làm cho mộtvật có ích lợi, có ý nghĩa, là đáng quý về mặt nào đó; Tác dụng, hiệu lực; Laođộng xã hội của những người sản xuất hàng hóa, kết tinh trong sảm phẩmhàng hóa; Số đo của một đại lượng

Khái niệm giá trị được sử dụng rộng rãi trong nhiều khoa học khácnhau như: kinh tế học, triết học, xã hội học, đạo đức học, giáo dục học, tâm lýhọc… với nội dung rộng hẹp khác nhau:

- Trong lĩnh vực kinh tế học: Giá trị gắn liền với giá trị hàng hóa, giá cả

và sản xuất hàng hóa, phía sau nó là sức lao động của người làm ra hàng hóa

- Triết học: Nghiên cứu giá trị với nội dung rộng, nghiên cứu chúng

thống nhất trong mối quan hệ qua lại giữa chủ thể và đối tượng

Trang 6

- Xã hội học: Coi khái niệm giá trị bao gồm các hiện tượng giá trị của

một xã hội cụ thể

- Đạo đức học: Quy giá trị về các lĩnh vực đạo đức bởi bản thân đạo đức

là giá trị và giá trị nào cũng được hình thành trong các mối quan hệ đạo đức

- Giáo dục học: Không nghiên cứu giá trị mà sử dụng khái niệm giá trị

của triết học, mỹ học, xã hội học, đạo đức học để luận chứng mục đích, nộidung và phương pháp giáo dục

- Tâm lý học: Giải thích khái niệm giá trị chung từ quan điểm triết học.

Như vậy có rất nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm giá trị Có thể kháiquát ở một số điểm sau:

- Bất cứ một sự vật nào cũng có thể xem là giá trị, dù nó là vật thể hayphi vật thể miễn là nó được người ta thừa nhận và cần đến nó như một nhucầu hoặc cấp cho nó một ví trí quan trọng trong đời sống

- Cần phân biệt cái gọi là bản chất và quy luật của sự vật hiện tượng vớicái gọi là giá trị của chúng

- Giá trị có thể tốt hay xấu đúng hay sai nhưng điểm quan trọng của giátrị là đúng hay sai tốt hay xấu là do các nguyên tắc, các chuẩn mực đạo đức

1.2.1.2 Một số đặc trưng cơ bản về giá trị

Khái niệm giá trị cho thấy giá trị tồn tại ở cả hai mặt khách quan và chủ quan.Mặt khách quan thể hiện ở chỗ sự xuất hiện, tồn tại hay mất đi của mộtgiá trị nào đó không hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức của chủ thể trong mối

Trang 7

quan hệ giữa sự vật và hiện tượng, mà nó phụ thuộc vào sự tồn tại, xuất hiệnhay mất đi của một nhu cầu nào đó của con người.

Mặt chủ quan thể hiện ở chỗ cùng một sự vật hiện tượng nhưng đối vớingười này là có giá trị, còn đối với người kia thì không

Giá trị được tạo nên bởi thực tế lịch sử xã hội và thực tế là tiêu chuẩncủa mọi giá trị Đó là sản phẩm vật chất và tinh thần của con người trong quátrình sống và hoạt động trong cộng đòng và xã hội

Trong mọi giá trị đều chứa đựng yếu tố nhận thức, yếu tố tình cảm vàyếu tố hành vi của chủ thể trong quan hệ với sự vật hiện tượng mang giá trị,thể hiện ở sự lựa chọn và đánh giá của chủ thể Giá trị mang nguồn gốc sâu xathúc đẩy con người hoạt động, là cơ sở để hình thành giá trị của họ

Bằng quá trình xã hội hóa, con người lĩnh hội các giá trị từ nền văn hóa

xã hội- lịch sử cùng với những tri thức, thái độ và tình cảm đã được xã hộihóa Các tổ chức xã hội có vai trò quyết định chung trong việc giữ gìn và phổbiến các giá trị xã hội là: gia đinh, hệ thống giá dục và tất cả các tổ chức xãhội Tuy nhiên cá nhân không chỉ tiếp nhận các giá trị xã hội một cách đơngiản mà lĩnh hội chúng một cách có chọn lọc thông qua lợi ích và quan hệthực tiễn của họ, trình độ giáo dục của họ

Trong sự chuyển biến của xã hội, việc nâng cao trình độ học vấn vàphát triển xã hội nói chung dẫn tới việc tạo ra các giá trị mới Các giá trị mới

Trang 8

này thay thế các giá trị cũ hoặc tác động tới chúng và làm thay đổi chúng Khicác giá trị được hình thành cũng sẽ thay đổi theo sự biến chuyển của xã hội.Nếu các tổ chức xã hội đón nhận các giá trj mới thì quá trình xã hội hóa sẽxảy ra với mâu thuẫn giá trị ít hơn Ngược lại, nếu các giá trị được truyền đạtthông qua các tổ chức trong quá trình xã hội hóa có chức năng trái ngượcnhau và không được củng cố bởi các kinh nghiệm xã hội thì các mâu thuẫngiá trị sẽ mạnh lên và lúc đó các thành viên xa hội sẽ hướng tới những giá trịđối khàng riêng biệt.

Giá trị tồn tại bên trong chủ thể, nó không phải lá một trạng thái sự vật

mà là một trạng thái tư tưởng và do đó giá trị không thể tồn tại được nếukhông có chủ thể Giá trị chỉ là giá trị trong ý thức của chủ thể biểu hiện với

tư cách là một nội dung nhất định

Cơ chế hình thành giá trị trên có ý nghĩa quan trọng trong việc vậndụng vào giảng dạy và giáo dục giá trị cho học sinh ở các cấp Thực chất quátrình giảng dạy và giáo dục là quá trình tỗ chức hình thành ở học sinh nhữnggiá trị về văn hóa, khoa học, thẩm mỹ đạo đức…Vì vậy mỗi người làm côngtác giáo dục cần hiểu và nắm được cơ chế này

1.2.1.4 Vai trò của giá trị

Qua các vấn đề đã trình bày, ta thấy giá trị có tác dụng như những quytắc, chuẩn mực để hướng con người tới mục tiêu, thúc đẩy và điều chỉnh hànhđộng của con người hướng tới mục tiêu đó Giá trị là cơ sở của việc đánh giáthái độ hành vi là đúng là nên có, nên làm hoặc là sai hoặc không nên có Sựthống nhất , ổn định về mặt tâm lí, đạo đức, tinh thần của cá nhân và xã hộiđược chỉ đạo bởi các giá trị Nó là thang bậc chuẩn của hành vi để các thànhviên của xã hội so sánh đối chiếu, phân biệt được những hành động và suynghĩ tốt đẹp,tích cực hoặc tiêu cực Giá trị góp phần hình thành ý thức, thái độ

Trang 9

và sức mạnh của luận đạo đức để đối phó với những hành vi đi ngược lại vớilợi ích của xã hội và nhân loại.

Giá trị có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của nhân cáchcon người Là cơ sở cho sự hình thành và duy trì những định hướng giá trịtròn ý thức của con người, cho phép cá nhân giữ một lập trường nhất định,bày tỏ quan điểm của mình, đánh giá và phê phán Và thúc đẩy hành vi, hoạtđộng của con người, bởi vì sự định hướng của con người trong thế giới xungquanh và nguyện vọng đạt được các mục đích riêng lẻ của họ đều được đốichiếu vói các giá trị nằm trong cấu trúc nhân cách

1.2.2 Giá trị nghề nghiệp

1.2.2.1 Nghề nghiệp và phân loại nghề nghiệp

a Nghề nghiệp

Nghề nghiệp là một loại hoạt động đặc thù của con người nảy sinh khi

có sự phân công lao động, hình thành cùng với sự phát triển của xã hội Xãhội càng phát triển cao thì xuất hiện càng nhiều nghề nghiệp mới đáp ứng nhucầu, đòi hỏi của con người và xã hội Xã hội càng nhiều nghề bao nhiêu thì sựlựa chọn của cá nhân lại càng khó bấy nhiêu Vì để chọn một nghề phù hợpvới khả năng của mình nhất thì đồng thời có nghĩa là gạt bỏ các khả năngkhác, lựa chọn nghề phù hợp nhất cũng chính là chọn cho mình một cáchsống, một con đường sống sau này Nhất là trong tình hình hiện nay, nước ta

là một nước có nền kinh tế nhiều thành phần nên trong quá trình phân cônglao động sẽ là sự kết hợp, đan xen giữa hai xu hướng: xã hội hóa và chuyênmôn hóa trong sản xuất, lao động và công tác

Theo GS Phạm Tất Dong thì: nghề là những nhóm chuyên môn gầnnhau Một nghề bao giờ cũng gồm nhiều chuyên môn [5]

Nghề nghiệp là một lĩnh vực hoạt động trong đó con người đem sức laođộng vật chất hay tinh thần để tạo ra những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của

Trang 10

xã hội và của chính bản thân mình Còn việc làm là “hoạt động có ích của mỗicông nhân nhằm tạo ra thu nhập được pháp luật thừa nhận”.

Theo các nhà tâm lí học xã hội, đê xét một người có việc làm haykhông phải dựa vào 3 đặc điểm sau:

- Thời gian làm việc

- Tiền lương thu nhập

- Làm ở cơ quan, xí nghiệp có lương ổn định

Vậy nghề nghiệp là một dạng lao động đòi hỏi con người một quá trình đàotạo chuyên biệt, có những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, có chuyên môn nhất định

b.Phân loại nghề nghiệp

Nghề nghiệp rất đa dạng nên các phân loại chúng cũng rất đa dạng.Dựa vào đối tượng lao động chia các nghề trong xã hôi thành 5 nhóm sau:

- Nhóm nghề quan hệ với kĩ thuật như: thợ điện, thợ máy, kĩ sư xâydựng…

- Nhóm nghề quan hệ với tự nhiên: nghề làm vườn, bác sĩ thú y, chănnuôi, trồng trọt…

- Nhóm nghề quan hệ với tín hiệu như: nhân viên đánh máy, nhân viên

Trang 11

các giá trị nghề nghiệp thì phải đề cập đến: các chuẩn mực, nguyên tắc, cácđặc điểm, các vị trí của nghề, những yêu cầu về đạo đức, tài năng của nhữngngười hành nghề, những lợi ích mà nghề đó đem lại cho cá nhân, cho xã hội,những yêu cầu của xã hội đối với nghề đó [1], [18]…

Giá trị nghề nghiệp cũng có thể được nhìn nhận là tốt, xấu nếu căn cứ vàocác chuẩn mực đạo đức, những yêu cầu mà xã hội đòi hỏi ở nghề nghiệp đó

1.3 Vài nét về trường Đại học Y Hà Nội và Viện Đào tạo Y học

dự phòng và Y tế công cộng

Trường Đại học Y Hà Nội được thành lập năm 1902 Trường luôn làmột trong những trường Đại học hàng đầu của nền giáo dục Việt Nam với bềdày lịch sử Trong hơn một thế kỷ hình thành và phát triển vừa qua, nhàtrường đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc đào tạo nhân lực chongành y tế, có nhiều thành tích đáng kể trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân,phục vụ xã hội và phát triển đất nước, cả trong thời bình cũng như trong cáccuộc kháng chiến của dân tộc

Trường Đại học Y Hà Nội có 3 Khoa, 3 Viện, 42 Bộ môn và 9 đơn vịtrực thuộc Trường là một trong những trường Đại học Y có đầy đủ các Bộmôn thuộc các lĩnh vực khoa học và chuyên ngành cần thiết trên toàn quốc.Hiện nay, Trường là một trong 14 trường đại học trọng điểm quốc gia của cảnước và là trung tâm đào tạo cán bộ có chất lượng cao của ngành

Ngày 19/11/2010, Trường Đại học y Hà Nội tổ chức lễ công bố Quyếtđịnh thành lập, bổ nhiệm lãnh đạo Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế côngcộng Tham dự lễ công bố có TS Nguyễn Quốc Triệu, Bộ trưởng Bộ Y tế; đạidiện một số vụ, cục của bộ Y tế; đại diện một số khoa, bộ môn và viện củaTrường Đại học Y Hà Nội…

Trang 12

Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng được thành lập trên cơ

sở Khoa Y tế công cộng của trường Đại học Y Hà Nội Viện có chức năng tổchức đào tạo trình độ đại học, sau đại học, đào tạo bồi dưỡng kiến thức,chuyển giao kỹ thuật công nghệ về y tế dự phòng và y tế công cộng cho cáccán bộ viên chức y tế và các đối tượng có nhu cầu; tổ chức quản lý và thựchiện các đề tài nghiên cứu khoa học và cung cấp các dịch vụ về y tế dự phòng

và y tế công cộng theo quy định của pháp luật Viện là đơn vị sự nghiệp cóthu, co tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và tài khoản riêng Viện có 1Viện trưởng và 3 Phó Viện trưởng GS.TS Trương Việt Dũng được bổ nhiệmlàm Viện trưởng Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng

Trang 13

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Địa điểm, thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Nghiên cứu được tiến hành tại trường Đại học Y Hà Nội

- Thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 5năm 2013

2.2 Đối tượng nghiên cứu

Sinh viên Y4 hệ Bác sĩ Đa khoa trường Đại học Y Hà Nội

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang

 n : Cỡ mẫu nghiên cứu

 s : Độ lệch chuẩn (ước tính từ một nghiên cứu trước hoặc một nghiêncứu thử) (s= 0,8)

X : Giá trị trung bình từ nghiên cứu trước hoặc nghiên cứu thử ( X =2)

 ε : Mức sai lệch tương đối giữa tham số mẫu và tham số quần thể (ε = 0,06)

 α : Mức ý nghĩa thống kê (α =0,05 thì Z2

1-α/2 = 3,84)

Trang 14

Như vây: n= Z2

1-0,05/2 = 170 Cộng với 15 % sinh viên bỏ cuộc Cỡ mấu nghiên cứu là 196 Thu thập

số liệu xong có 4 phiếu bị loại do thiếu thông tin Cỗ mẫu nghiên cứu cuốicùng là 192 sinh viên

2.3.2.2 Cách chọn mẫu

- Lấy danh sách sinh viên Y4 Đa khoa từ phòng Đào tạo Đại học.

- Lựa chọn 192 sinh viên phân tầng nam nữ theo tỷ lệ tương ứng với tỷ lệnam nữ trong quần thể

- Tiêu chuẩn lựa chọn:

+ Là sinh viên Y4 Đa khoa trường Đại học Y Hà Nội năm học 2010 – 2011.+ Đồng ý tham gia nghiên cứu

2.3.3 Các biến số của nghiên cứu

1 Các đặc điểm của sinh viên Y4 hệ bác sĩ đa khoa trường Đại học Y Hà Nội

- Giới

- Trình độ học vấn bố mẹ

- Nghề nghiệp của bố mẹ

- Điểm học tập của sinh viên năm học trước đó

- Dự định lựa chọn lĩnh vực nghề nghiệp của sinh viên sau khi ra trường

- Dự định lựa chọn chuyên ngành trong lĩnh vực lâm sàng của sinh viênsau khi ra trường

2 Giá trị nghề nghiệp của sinh viên Y4 Đa khoa trường Đại học Y Hà Nội

3 Các yếu tố ảnh hưởng: gia đình, nhà trường, xã hội

2.3.4 Phương pháp, công cụ và quy trình thu thập số liệu

- Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu điều tra viết (phương pháp điều tra bằng bộ câuhỏi tự điền)

- Công cụ thu thập số liệu

Trang 15

Chúng tôi xây dựng một bảng hỏi gồm 4 phần Trong đó:

Phần 1: Thông tin chung bao gồm các vấn đề về giới, điểm học của SV,trình độ học vấn và nghề nghiệp của bố mẹ

Phần 2: Lựa chọn lĩnh vực và chuyên ngành

Phần 3: Giá trị nghề Y: sử dụng bộ câu hỏi của P.J Hartung thuộc khoaKhoa học hành vi trường Đại học y bang Ohio – Mỹ để điều tra nhằm thuthập các thông tin liên quan đến giá trị nghề Y

Phần 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị nghề Y của sinh viên

(xem phụ lục)

* Giới thiệu bộ câu hỏi

Bộ câu hỏi gồm 38 câu để thu thập thông tin cho 6 giá trị nghề Y baogồm các giá trị sau:

Giá trị về sự danh giá bao gồm các câu: 1,7,13,19,24,28,31,34,36,38.Giá trị về sự phục vụ bao gồm các câu: 2,8,14,20,25,29,32,35,37

Giá trị về quyền tự quyết bao gồm các câu: 3,9,15,21,26,30,33

Giá trị liên quan đến đời sống cá nhân bao gồm các câu: 4,10,16,22.Giá trị về sự quản lý bao gồm các câu: 5,11,17,23,27

Giá trị về theo đuổi con đường khoa học bao gồm các câu: 6,12,18

* Mục đích bộ câu hỏi

Muốn giúp cho sinh viên Y khoa thấy được giá trị nghề Y của họ là gìhay điều gì cần thiết quan trọng đối với họ trong nghề nghiệp tương lai saunày Giá trị được coi như là nhân tố dự đoán có ý nghĩa để dễ nhận thấy sự hàilòng về nhưng lựa chọn Giá trị của bác sĩ trong thang đo này là mục đích đểcung cấp một thước đo nhanh chóng và dễ nhận thấy một giá trị cá nhân liênquan đến thực hành trong ngành Y Do đó, nó đóng vai trò lá một công cụquan trọng làm tăng sự tự nhận thức và củng cố lựa chọn chuyên ngành

* Tiêu chuẩn và thang đánh giá

Trang 16

- Về giá trị nghề Y: mỗi câu được chia làm 5 mức: rất không đồng ý,

không đồng ý, chưa lựa chọn, đồng ý, rất đồng ý Tương ứng với các mức đó

sẽ cho điểm từ 1 đến 5 Số liệu được xử lý bằng cách tính giá trị trung bìnhcho từng câu sau đó tính giá trị trung bình cho từng giá trị [4, tr.24] Điểm thuđược sẽ tính như sau:

Có 5 mức lựa chọn như vậy 5 – 1 = 4 điểm và mỗi khoảng 4/5 = 0,8điểm chia làm các mức như sau:

- Trình độ học vấn của cha mẹ chia làm 4 nhóm: Sau đại học, Đại học,Cao đẳng/ Trung cấp, Phổ thông

- Các lĩnh vực nghề chia thành 3 nhóm: Khoa học cơ sở/ cận lâm sàng,Lĩnh vực lâm sàng, Chưa chọn lĩnh vực

- Các chuyên ngành lâm sàng chia thành 3 nhóm: Hệ nội, Hệ ngoại,Chưa chọn chuyên ngành

- Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị nghề Y chia thành 3 mức: ảnh hưởngnhiều, ảnh hưởng ít và không ảnh hưởng

* Quy trình thu thập số liệu

- Lấy danh sách sinh viên từ phòng Đào tạo Đại học.

- Chọn các sinh viên vào mẫu nghiên cứu theo quy định

Trang 17

- Liên hệ với lớp trưởng, tổ trưởng, phòng Đào tạo Đại học để chọn thờiđiểm phù hợp.

- Những sinh viên tham gia nghiên cứu được gửi giấy mời tham gianghiên cứu, gửi mã cá nhân, giải thích đầy đủ tính bảo mật của nghiên cứu,thời gian…

- Tổ chức thu thập số liệu: Việc điền vào phiếu điều tra được tiến hành ởcác lớp học với số lượng 20 sinh viên một lần và được đảm bảo hoàn toàn bímật dưới sự giám sát của nghiên cứu viên Các phiếu sau khi hoàn thành sẽđược kiểm tra đê đảm bảo không bỏ sót

2.4 Xử lý số liệu

Được tiến hành theo các bước sau:

- Các phiếu điều tra được kiểm tra cẩn thận các số liệu trước khi nhậpvào máy

- Số liệu điều tra được nhập vào máy bời phần mềm EPIDATA 3.1

- Xử lí số liệu bằng phần mềm STATA 11

- Phân tích đơn biến mô tả các đặc điểm của sinh viên và các giá trịnghề nghiệp

2.5 Một số sai số và cách khống chế sai số

- Trong nghiên cứu này một số sai số có thể gặp là:

+ Sai số do sinh viên bỏ trống không điền

+ Sai số do sinh viên chưa hiểu rõ câu hỏi

+ Sai số trong quá trình nhập số liệu

- Cách khắc phục sai số

+ Hướng dẫn lý cách trả lời từng câu hỏi cho các sinh viên trước khi

họ tự điền vào bộ phiếu

Trang 18

+ Kiểm tra bộ phiếu mà sinh viên đã trả lời ngay sau khi họ hoànthành xong để đảm bảo các thông tin thu thập được đầy đủ và đúng mụctiêu nghiên cứu.

+ Giải thích kỹ những câu hỏi mà sinh viên chưa hiểu rõ trong quátrình điền phiếu

+ Kiểm tra kỹ các file số liệu trước khi phân tích để phát hiện nhữnglỗi sai trong quá trình nhập và khắc phục sai sót đó

2.6 Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu

- Nghiên cứu được sự đồng ý của Ban giám hiệu, phòng Đào tạo Đạihọc, Viện Đào tạo Y học Dự phòng và y tế công cộng, Bộ môn Y đức và Y xãhội học trường Đại học Y Hà Nội

- Trước khi tiến hành nghiên cứu, đối tượng được giả thích rõ nộ dung,mục đích, ý nghĩa của việc tham gia nghiên cứu

- Nghiên cứu chỉ tiến hành với những Sinh viên Y4 Đa khoa đồng ý thamgia nghiên cứu và đảm bảo giữ bí mật với các thông tin thu thập được

- Kết quả nghiên cứu, các ý kiến đề xuất được sử dụng vào mục đích làmsáng tỏ được giá trị nghề nghiệp cho Sinh viên Y4 Đa khoa trường Đại học Y

Hà Nội

Trang 19

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành trên 192 sinh viên Y4 Đa khoa trường Đạihọc Y Hà Nội năm học 2010 – 2011

Bảng 3.1 Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Trang 20

Tổng số 162 100%

Nhận xét:

Số lượng sinh viên nam tham gia nghiên cứu chiếm tỷ lệ 54,69% nhiềuhơn chút ít số lượng sinh viên nữ tham gia nghiên cứu chiếm tỷ lệ 45,31%.Nhóm sinh viên có ĐTB học tập 6,5 ≤ đến < 7,5 chiếm tỷ lệ cao nhất: có

101 sinh viên chiếm tỷ lệ 52,60% Tiếp đến là nhóm sinh viên có ĐTB họctập ≥ 7,5: có 70 sinh viên chiếm tỷ lệ 36,46% Nhóm sinh viên có ĐTB họctập < 6,5 chiếm tỷ lệ thấp nhất: có 21 sinh viên chiếm tỷ lệ 10,94%

Số lượng sinh viên có trình độ học vấn của bố mẹ là cao đẳng/ trung cấpchiếm tỷ lệ cao nhất 50,52% và đại học chiếm tỷ lệ 30,21% Số lượng sinhviên có trình độ học vấn của bố mẹ là sau đại học chiếm tỷ lệ ít nhất 7,29%

Đa số sinh viên mong muốn được đi lĩnh vực lâm sàng (84,38%) Sốlượng sinh viên muốn đi vào lĩnh vực khoa học cơ sở, cận lâm sàng là rất ítchỉ có 4 SV (2,08%) Và có một số lượng không lớn lắm sinh viên chưa xácđịnh được lĩnh vực làm việc sau này của mình là 26 SV (13,54%)

Qua số liệu này thấy tỷ lệ SV lựa chọn chuyên ngành hệ ngoại chiếm tỷ

lệ cao hơn (35,8%) nhóm chưa lựa chọn chuyên ngành (33,33%) và nhóm lựachọn chuyên ngành hệ nội (30,87%) Tuy nhiên trong nhóm hệ ngoại và nhóm

hệ nội thì có rất nhiều chuyên ngành lẻ, nên nếu tính chuyên ngành được lựachọn thì ngoại khoa được chọn nhiều nhất (17,9%) tiếp đó là đến nội khoa(15,43%) Số lượng sinh viên chưa lựa chọn chuyên ngành lớn vì đây là sinhviên Y4 vẫn còn rất băn khoăn khi lựa chọn chuyên ngành nên việc chưa lựachọn là hợp lý

Trang 21

3.2 Thực trạng giá trị nghề Y ở sinh viên Y4 Đa khoa trường Đại học Y Hà Nội năm học 2010- 2011

3.2.1 Giá trị nghề của sinh viên được nghiên cứu

Dù vậy có 2 nhóm giá trị: Nhóm giá trị liên quan đến đời sống cá nhân3,50 và Nhóm giá trị về quản lí 2,92 là ở mức lưỡng lự

Trang 22

Bảng 3.2 Tương quan giữa các nhóm giá trị trong Giá trị nghề Y của SV

Y4 Đa khoa trường ĐHYHN

GT6 Được làm nghiên cứu

khoa học kết hợp với chuyên môn lâm sàng

GT12 Được kết hợp công tác

lâm sàng với công việc giảng dạy sinh viên.

GT18 Được tham gia các hoạt

động nghiên cứu nghiêm túc.

Biểu đồ 3.2 GT về theo đuổi con đường khoa học

Nhận xét:

Trang 23

Sinh viên Y4 đa khoa trường Đại học y Hà Nội thể hiện quan điểm rất rõràng của mình trong nhóm giá trị theo đuổi con đường khoa học ĐTB của tất

cả các giá trị trong nhóm ở mức độ đồng ý

Nhóm giá trị về theo đuổi con đường khoa học được biểu hiện tập trungnhất ở giá trị: “Được tham gia các hoạt động nghiên cứu nghiêm túc” (ĐTB=4,04 xếp thứ nhất)

Giá trị: “Được làm nghiên cứu khoa học kết hợp với chuyên môn lâmsàng” cũng được sinh viên quan tâm (ĐTB= 3,88 xếp thứ 2 và ở mức đồng ý)

“Được kết hợp công tác lâm sàng với công việc giảng dạy sinh viên”chưa được đánh giá cao bằng các giá trị khác trong nhóm này nhưng vẫn ởmức đồng ý (ĐTB= 3,73 xếp thứ 3)

3.2.1.3 Giá trị về tính tự quyết

Biểu đồ 3.3 GT về tính tự quyết

GT9 Được kiểm soát hoàn toàn các quyết định

về chuyên môn, lâm sàng của mình mà không phụ thuộc vào cơ quan hay cá nhân khác.

GT15 Được quyết định các khía cạnh tài chính

lien quan đến công việc của tôi.

GT21 Được làm việc theo nhu cầu và phong

cách riêng của tôi.

GT26 Đuợc thực hiện công việc của mình theo

những cách sáng tạo riêng.

GT30 Được thực hiện công việc của mình theo

những cách sáng tạo riêng.

GT33 Được lựa chọn cách tiếp cận/ cách làm

của riêng mình trong việc chăm sóc, điều trị và

dự phòng.

Trang 24

Nhận xét:

Giá trị về tính tự quyết của SV Y4 đa khoa trường Đại học Y Hà Nộiđược thể hiện tập trung nhất ở “Đuợc thực hiện công việc của mình theonhững cách sáng tạo riêng” (ĐTB= 3, 82 xếp thứ 1) Các giá trị thể hiện rõràng tính tự quyết: “Được lựa chọn cách tiếp cận/ cách làm của riêng mìnhtrong việc chăm sóc, điều trị và dự phòng” (ĐTB= 3,80 xếp thứ 2), “Đượcthực hiện công việc của mình theo những cách sáng tạo riêng” (ĐTB= 3,78xếp thứ 3), “Được có cuộc sống an khang thịnh vượng” và “Được làm việctheo nhu cầu và phong cách riêng của tôi” (ĐTB= 3,71 xếp thứ 4) Các giá trị:

“Được kiểm soát hoàn toàn các quyết định về chuyên môn, lâm sàng củamình mà không phụ thuộc vào cơ quan hay cá nhân khác” (ĐTB= 3,62 xếpthứ 6) và “Được quyết định các khía cạnh tài chính liên quan đến công việccủa tôi” (ĐTB= 3,47 xếp thứ 7) thể hiện ở mức độ thấp hơn

3.2.1.4 Giá trị về sự phục vụ

2.95 3.38 2.88

4.14 3.53 3.77 3.6 3.96 3.9

GT8 Được làm việc với các tổ chức quản lý

lãnh đạo cộng đồng, địa phương ở nơi tôi làm việc.

GT14 Được làm việc với các tổ chức quản

lý, đoàn thể ở địa phương nơi tôi làm việc.

GT20 Được chăm sóc, khám chữa hay

phòng bệnh cho những người nghèo, người yếu thế trong xã hội.

GT25 Có khả năng tham gia bảo việc hỗ trợ

hình thành hoặc thay đổi chính sách y tế.

GT29 Được trực tiếp quan tâm chăm sóc

đến cuộc sống bệnh của bệnh nhân chứ không chỉ bệnh tật của họ.

GT32 Được thỏa sức sáng tạo các ý tưởng GT35 Được chia xẻ tài năng và chuyên môn

của tôi với các tổ chức, cơ sở chuyên môn của tôi với các tổ chức, cơ sở chuyên môn về

y học dự phòng và y tế công cộng

GT37 Được có cơ hội làm các công việc

tình nguyện, từ thiện cho cộng đồng nơi tôi sinh sống và / hoặc làm việc.

Trang 25

Biểu hiện tập trung nhất của giá trị về sự phục vụ của sinh viên Y4 đakhoa trường Đại học Y Hà Nội ở đây là “Được chăm sóc, khám chữa hayphòng bệnh cho những người nghèo, người yếu thế trong xã hội” (ĐTB= 4,14xếp thứ 1).

“Được thỏa sức sáng tạo các ý tưởng” (ĐTB= 3,60 xếp thứ 5)

“Có khả năng tham gia bảo việc hỗ trợ hình thành hoặc thay đổi chínhsách y tế” (ĐTB= 3,53 xếp thứ 6)

Những giá trị mà SV chưa hướng tới trong nhóm giá trị này là: “Đượclàm việc với các tổ chức quản lý lãnh đạo cộng đồng, địa phương ở nơi tôilàm việc” (ĐTB= 3,38), “Được có vị trí trong tổ chức chính quyền của địaphương/ cộng đồng ở nơi tôi làm việc” (ĐTB= 2,95), “Được làm việc với các

tổ chức quản lý, đoàn thể ở địa phương nơi tôi làm việc” (ĐTB= 2,88) đều ởmức lưỡng lự

Trang 26

3.2.1.5 Giá trị về sự danh giá

3.31 3.78

4.23 3.55 3.09 3.46 3.38 3.54 3.8 3.51

Trong nhóm giá trị về sự danh giá thì sinh viên còn hướng tới giá trị: “Cóthu nhập cao/ kiếm được nhiều tiền” (ĐTB= 3,8 xếp thứ 2), “Được mọi ngườinhìn nhận là tấm gương thầy thuốc tiêu biểu” (ĐTB= 3,78 xếp thứ 3), “Đượcvinh danh bởi các cấp quản lý cơ sở y tế hoặc các hội nghề nghiệp y dược ởcác cấp” (ĐTB= 3,55 xếp thứ 4), “Được làm việc trong một lĩnh vực đượcđánh giá cao trong nền y học của Việt Nam” (ĐTB= 3,54 xếp thứ 5), “Thànhđạt hơn các bạn đồng lứa với tôi” (ĐTB= 3,51 xếp thứ 6), “Được làm việctrong một lĩnh vực/ chuyên ngành danh giá của y học Việt Nam” (ĐTB= 3,46xếp thứ 7) nhưng ở mức độ thấp hơn

GT1 Được mọi người nhìn nhận là

bác sĩ giỏi nhất trong nhóm/ cơ quan của mình

GT7 Được mọi người nhìn nhận là

tấm gương thầy thuốc tiêu biểu

GT13 Được đi vào một lĩnh vực

chuyên sâu trong chuyên ngành của tôi

GT19 Được vinh danh bởi các cấp

quản lý cơ sở y tế hoặc các hội nghề nghiệp y dược ở các cấp

GT24 Nhận được bổng lộc phù hợp từ

vị trí của mình

GT28 Được làm việc trong một lĩnh

vực/ chuyên ngành danh giá của y học Việt Nam.

GT31 Được có vị trí cao trong xã hội GT34 Được làm việc trong một lĩnh

vực được đánh giá cao trong nền y học của Việt Nam.

GT36 Có thu nhập cao/ kiếm được

nhiều tiên.

GT38 Thành đạt hơn các bạn đồng

lứa với tôi

Trang 27

Giá trị mà sinh viên còn đang lưỡng lự chưa lựa chọn trong nhóm giá trị về

sự danh giá là giá trị: “Được có vị trí cao trong xã hội” (ĐTB= 3,38), “Được mọingười nhìn nhận là bác sĩ giỏi nhất trong nhóm/ cơ quan của mình” (ĐTB= 3,31),

ổn định và có thể kiểm soát được” (ĐTB= 3,91 xếp thứ nhất)

Vấn đề được sinh viên còn hướng tới trong nhóm giá trị này là “Đượclàm việc trong một số ngày giờ trong ngày nhất định và tôi kiểm soát được”(ĐTB= 3,65 xếp thứ 2)

Vấn đề mà sinh viên còn chưa hướng tới trong nhóm giá trị này là “Hạnchế tối đa những đòi hỏi về mặt thời gian” (ĐTB= 3,36 xếp thứ 3) và “Lịchtrực tối thiểu nhất có thể” (ĐTB= 3,09 xếp thứ 4)

Xét về tổng thể thì sinh viên còn lưỡng lự với giá trị về đời sống cá nhân

GT4 Được làm việc trong một

số ngày giờ trong ngày nhất định và tôi kiểm soát được

GT10 Được làm việc theo

một thời khóa biểu ổn định và

có thể kiểm soát được

Trang 28

“Được mang nhiều công việc/ trách nhiệm hành chính” (ĐTB= 2,66 xếp thứ5), cả 5 giá trị đều ở mức lưỡng lự.

GT5 Được giữ vai trò/ vị trí

GT23 Được quản lý một số

lượng lớn các nhân viên y tế

GT27 Được quản lý, giám sát

công việc của các bác sỹ khác

Trang 29

Bảng 3.3 GT nghề ( theo các giá trị cụ thể ) của SV Y4 đa khoa trường

ĐHYHN

Nhóm giá trị về con đường khoa học

6 Được làm nghiên cứu khoa học kết hợp với chuyên môn lâm

sàng

3,88

18 Được tham gia các hoạt động nghiên cứu nghiêm túc 4,04

12 Được kết hợp công tác lâm sàng với công việc giảng dạy SV 3,73

Nhóm giá trị về sự phục vụ

20 Được chăm sóc, khám chữa hay phòng bệnh cho những

người nghèo, người yếu thế trong xã hội

4,14

25 Có khả năng tham gia vào việc hỗ trợ hình thành hoặc thay

đổi chính sách y tế

3,53

29 Được trực tiếp quan tâm chăm sóc đến cuộc sống của bệnh

nhân chứ không chỉ bệnh tật của họ

3,77

35 Được chia sẻ tài năng và chuyên môn của tôi với các tổ

chức, cơ sở chuyên môn về YHDP và YTCC

3,96

37 Được có cơ hội làm các công việc tình nguyện, từ thiện

cho cộng đồng nơi tôi sinh sống và làm việc

3,90

Nhóm giá trị về tính tự quyết

9 Được kiểm soát hoàn toàn các quyết định về chuyên môn, lâm

sàng của mình mà không phụ thuộc vào cơ quan hay cá nhân

khác

3,62

15 Được quyết định các khía cạnh tài chính lien quan đến công

việc của tôi

3.47

21 Được làm việc theo nhu cầu và phong cách riêng của tôi 3.71

26 Được thực hiện công việc do tôi phụ trách theo cách mà tôi

33 Được lựa chọn cách tiếp cận/ cách làm của riêng mình trong

công việc chăm sóc, điều trị và dự phòng

3,80

Nhóm giá trị về sự danh giá

7 Được mọi người công nhận là tấm gương thầy thuốc tiêu biểu 3,78

Trang 30

13 Được đi vào một lĩnh vực chuyên sâu trong chuyên ngành

28 Được làm việc trong một lĩnh vực/ chuyên ngành danh giá

của y học Việt Nam

3.46

34 Được làm việc trong một lĩnh vực được đánh giá cao trong

nền y học của Việt Nam

3,54

Nhóm giá trị liên quan đến đời sống cá nhân

4 Được làm việc trong một số giờ trong ngày nhất định và tôi

kiểm soát được

3,65

10 Được làm việc theo một thời khóa biểu ổn định và có thể

kiểm soát được

- 6 giá trị nổi bật trong giá trị của sinh viên theo thứ bậc sau:

Thứ nhất là: Giá trị thứ 13 “Được đi vào một lĩnh vực chuyên sâu trongchuyên ngành của tôi”(trong nhóm giá trị về sự danh giá)

Thứ hai là: Giá trị thứ 20 “Được chăm sóc, khám chữa hay phòng bệnhcho những người nghèo, người yếu thế trong xã hội”(trong nhóm giá trị về sựphục vụ)

Thứ ba là: Giá trị thứ 18 “Được tham gia các hoạt động nghiên cứunghiêm túc”(trong nhóm giá trị về con đường khoa học)

Trang 31

Thứ tư là: Giá trị thứ 35 “Được chia sẻ tài năng và chuyên môn của tôivới các tổ chức, cơ sở chuyên môn về YHDP và YTCC”(trong nhóm giá trị

3.2.2 Giá trị nghề của sinh viên ở các nhóm khách thể khác nhau

Xem xét tính chuẩn của số liệu về các giá trị nghề nghiệp để áp dụng cáctest thống kê chúng tôi dùng Skewness – Kurtosis test (xem thêm ở phụ lục)kết quả như sau:

Số liệu về các nhóm giá trị: giá trị về sự phục vụ, giá trị về theo đuổi conđường khoa học là có phân bố không chuẩn nên áp dụng test phi tham số

Số liệu về các nhóm giá trị: giá trị về sự danh giá, giá trị về tính tự quyết,giá trị về sự quản lý, giá trị về đời sống cá nhân có phân bố chuẩn nên ápdụng test tham số

Trang 32

Bảng 3.4 Giá trị nghề của sinh viên theo giới tính

Giới tínhGiá trị nghề

6 Nhóm giá trị theo đuổi con đường khoa khọc 3,95 0,62 3,79 0,61 0,06b

a: T test b: Mann- Whitney

Nhận xét:

Nhìn vào bảng số liệu thấy: nhóm giá trị nghề ở cả nam và nữ có sự khácbiệt rõ ràng Kết quả kiểm định các con số cho thấy chỉ có nhóm giá trị vềtính tự quyết (p = 0,0002) là sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

Bảng 3.5 Giá trị nghề của sinh viên có kết quả học tập khác nhau

KQHTGiá trị nghề

Trang 33

Bảng 3.6 Giá trị nghề của sinh viên có bố mẹ ở trình độ học vấn khác nhau

Trình độ học vấn của cha mẹ

Giá trị nghề

Sau đại học

sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

Bảng 3.7 Giá trị nghề của sinh viên với vấn đề lựa chọn lĩnh vực nghề

nghiệp sau này

Lĩnh vực làm việc

Giá trị nghề

Khoa học

cơ sở,cậnlâm sàng

Lĩnh vựclâm sàng

Chưachọn lĩnhvực

p

1 Nhóm giá trị về sự danh giá của

ngành nghề

3,63±0,17 3,60±0,51 3,42±0,38 0,20a

Trang 34

Bảng 3.8 Giá trị nghề của sinh viên với vấn đề lựa chọn chuyên ngành

Chuyên ngànhGiá trị nghề

Trang 35

Nhận xét:

Số liệu thu được cho thấy có sự khác nhau về nhóm giá trị nghề giữa cácnhóm sinh viên có dự định lựa chọn chuyên ngành trong lĩnh vực lâm sàng.Tuy nhiên qua kiểm định sự khác nhau giữa các con số chỉ có nhóm giá trị vềtính tự quyết (p = 0,03) là sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05)

Ngày đăng: 09/10/2014, 12:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.2. Tương quan giữa các nhóm giá trị  trong Giá trị nghề Y của SV - giá trị nghề nghiệp của sinh viên y4 đa khoa trường đại học y hà nội năm học 2010 - 2011
Bảng 3.2. Tương quan giữa các nhóm giá trị trong Giá trị nghề Y của SV (Trang 22)
Bảng 3.3. GT nghề ( theo các giá trị cụ thể ) của SV Y4 đa khoa trường - giá trị nghề nghiệp của sinh viên y4 đa khoa trường đại học y hà nội năm học 2010 - 2011
Bảng 3.3. GT nghề ( theo các giá trị cụ thể ) của SV Y4 đa khoa trường (Trang 29)
Bảng 3.7. Giá trị nghề của sinh viên với vấn đề lựa chọn lĩnh vực nghề - giá trị nghề nghiệp của sinh viên y4 đa khoa trường đại học y hà nội năm học 2010 - 2011
Bảng 3.7. Giá trị nghề của sinh viên với vấn đề lựa chọn lĩnh vực nghề (Trang 33)
Bảng 3.8. Giá trị nghề của sinh viên với vấn đề lựa chọn chuyên ngành - giá trị nghề nghiệp của sinh viên y4 đa khoa trường đại học y hà nội năm học 2010 - 2011
Bảng 3.8. Giá trị nghề của sinh viên với vấn đề lựa chọn chuyên ngành (Trang 34)
Bảng 3.9. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới giá trị nghề Y của sinh - giá trị nghề nghiệp của sinh viên y4 đa khoa trường đại học y hà nội năm học 2010 - 2011
Bảng 3.9. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới giá trị nghề Y của sinh (Trang 36)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w