Giá trị nghề của sinh viên ở các nhóm khách thể khác nhau

Một phần của tài liệu giá trị nghề nghiệp của sinh viên y4 đa khoa trường đại học y hà nội năm học 2010 - 2011 (Trang 44 - 47)

- 6 giá trị nổi bật trong giá trị của sinh viên theo thứ bậc sau:

4.2.2.Giá trị nghề của sinh viên ở các nhóm khách thể khác nhau

a: ANOVA b: Krulkal Walis

4.2.2.Giá trị nghề của sinh viên ở các nhóm khách thể khác nhau

Có sự khác biệt nhóm giá trị nghề theo giới. Nhóm giá trị nghề về sự tự quyết là sự khác biệt có ý nghĩa thống kê: p <0,05. Tỉ lệ sinh viên nam ở nhóm giá trị về tính tự quyết cao hơn nữ. Điều này cho thấy sinh viên nam mong muốn có quyền tự quyết trong các quyết định nghề nghiệp cao hơn sinh viên

nữ. Số liệu này càng chứng minh quan điểm còn có nhiều sự khác biệt giữa hai giới. Ngay cả trong giá trị nghề thì điều này cũng được thể hiện rõ ràng.

Với các nhóm sinh viên có kết quả học tập khác nhau thì giá trị về sự danh giá của ngành nghề cũng khác nhau, với các sinh viên ở nhóm có kết quả học tập < 6,5 thì giá trị về sự danh giá của của ngành nghề thấp hơn các nhóm khác, nhóm sinh viên có kết quả học tập càng cao (> 7,5) thì nhóm giá trị về sự danh giá của ngành nghề càng cao. Có sự khác biệt này là do quá trình học tập đã giúp cho sinh viên có những nhìn nhận về ngành nghề của mình, những sinh viên có kết quả học tập cao có xu hướng yêu nghề và đánh giá cao giá trị nghề nghiệp của mình hơn.

Trình độ học vấn của cha mẹ mỗi sinh viên là khác nhau và điều này có thể ảnh hưởng đến cách nhìn nhận giá trị về sự danh giá ngành nghề của sinh viên đó. Đây là lý do với những sinh viên Y4 mà bố mẹ có trình độ đại học hoặc sau đại học hướng tới giá trị về sự danh giá nhiều hơn so với những sinh viên Y4 có bố mẹ có trình độ học vấn cao đẳng hoặc thấp hơn. Vì ngay từ đầu cha mẹ đã cung cấp cho họ những kiến thức cơ bản về ngành nghề của mình và có những định hướng rõ ràng để họ hiểu được sự danh giá về ngành nghề của mình.

Vấn đề lựa chọn chuyên ngành giữa sinh viên hệ nội và hệ ngoại có sự khác biệt về tính tự quyết. Tính tự quyết ở sinh viên hệ ngoại luôn cao hơn hệ nội trong sự lựa chọn lĩnh vực lâm sàng, họ luôn đưa ra những quyết định nhanh chóng và rõ ràng, việc quản lí công việc học tập của họ cũng cao hơn.

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới giá trị nghề Y của sinh viên được nghiên cứu nghiên cứu

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị nghề của sinh viên Y4 bao gồm 3 yếu tố chính đó là: gia đình, nhà trường và xã hội. Theo sự đánh giá của các bạn

sinh viên thì yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến giá trị nghề của sinh viên là gia đình (ĐTB= 2,79). Như vậy có thể nói cho đến khi sinh viên Đa khoa học năm thứ 4 thì yếu tố gia đình vẫn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh viên trong đó có giá trị nghề nghiệp. Có thể sau này khi các bạn sinh viên ra trường thì thứ tự mức độ ảnh hưởng của các yếu tố có thể sẽ khác. Yếu tố tác động tiếp theo là nhà trường (ĐTB= 2,66) - nơi sinh viên theo học, từ quá trình học tập sinh viên lựa chọn ngành nghề dựa trên kết quả của quá trình học tập, lời khuyên của thầy cô. Yếu tố xã hội (ĐTB= 2,19) là yếu tố ít gây ảnh hưởng nhất đối với giá trị nghề của sinh viên.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu giá trị nghề nghiệp của sinh viên y4 đa khoa trường đại học y hà nội năm học 2010 - 2011 (Trang 44 - 47)