Các yếu tố ảnh hưởng tới giá trị nghề Y của sinh viên được nghiên

Một phần của tài liệu giá trị nghề nghiệp của sinh viên y4 đa khoa trường đại học y hà nội năm học 2010 - 2011 (Trang 36 - 44)

- 6 giá trị nổi bật trong giá trị của sinh viên theo thứ bậc sau:

a: ANOVA b: Krulkal Walis

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới giá trị nghề Y của sinh viên được nghiên

nghiên cứu

Bảng 3.9. Các yếu tố môi trường ảnh hưởng tới giá trị nghề Y của sinh viên Y4 Đa khoa trường Đại học Y Hà Nội

Các yếu tố môi trường X TB

Gia đình 2,79 1

Nhà trường 2,66 2

Xã hội 2,19 3

Nhận xét:

Cả ba yếu tố này đều ảnh hưởng tới giá trị nghề Y của sinh viên Y4 Đa khoa trường Đại học Y Hà Nội. Yếu tố gia đình có ĐTB = 2,79 >1.5 xếp thứ nhất. Yếu tố nhà trường có ĐTB =2,66 >1,5 xếp thứ 2. Yếu tố xã hội có ĐTB = 2,19 > 1,5 xếp thứ 3. Tuy nhiên chỉ yếu tố gia đình và nhà trường có sự ảnh hưởng hơn so với yếu tố xã hội.

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Tổng số sinh viên Y4 Đa khoa tham gia nghiên cứu là 192 người. Trong đó số sinh viên nam chiếm 54,69% có tỷ lệ nhiều hơn so với số sinh viên nữ chiếm 45,31%. Sinh viên Y4 dành rất nhiều thời gian cho việc học, có phương pháp học hiệu quả nên số sinh viên có ĐTB học tập từ khá giỏi trở lên chiếm tỷ lệ cao. Cụ thể số sinh viên có ĐTB học tập từ 6,5 ≤ đến < 7,5 chiếm tỷ lệ 52,60% và số sinh viên có ĐTB học tập > 7,5 chiếm tỷ lệ ít hơn 36,46%.

Trình độ học vấn của bố mẹ các sinh viên đa số là cao đẳng/ trung cấp chiếm tỷ lệ 50,52% và đại học chiếm tỷ lệ 30,21%. Điều này phản ảnh trình độ học vấn của bố mẹ cũng ảnh hưởng đến nghề nghiệp của sinh viên. Bố mẹ có trình độ học vấn cao thì luôn mong muốn con học lên đại học để sau này tạo dựng được sự nghiệp vững vàng, ổn định cuộc sống.

Bắt đầu lựa chọn chuyên ngành, lĩnh vực lâm sàng là lĩnh vực được nhiều sinh viên lựa chọn làm việc sau khi ra trường nhiều nhất, tỉ lệ này chiếm 84,38%. Hầu như các sinh viên không lựa chọn lĩnh vực khoa học cơ sở, cận lâm sàng, tỉ lệ này chỉ chiếm 2,08%. Có sự khác biệt này là do lĩnh vực lâm sàng có nhiều cơ hội để học hỏi kiến thức cũng như môi trường làm việc tốt hơn, sinh viên có cơ hội tiếp xúc với những trường hợp bệnh tật điển hình phong phú đa dạng hơn.

Khi lựa chọn lĩnh vực lâm sàng, sinh viên đa số lựa chọn chuyên ngành hệ ngoại (35,8%) và chuyên ngành hệ nội (30,87%). Tuy nhiên khi đi sâu vào từng nhóm chuyên ngành thì ngoại khoa được chọn nhiều nhất (17,9%) tiếp đó là đến nội khoa (15,43%). Có thể nói rằng sinh viên đa số hướng tới các

lĩnh vực ngành nghề liên quan tới vấn đề sức khỏe của người dân là nhiều nhất. Số lượng sinh viên chưa lựa chọn chuyên ngành vẫn còn ở một con số lớn (33,33%) vì đây là sinh viên Y4, khi lựa chọn chuyên ngành vẫn còn rất băn khoăn về nghề nghiệp sau này của mình.

4.2. Thực trạng giá trị nghề Y ở sinh viên Y4 Đa khoa trường Đại học Y Hà Nội năm học 2010- 2011 Đại học Y Hà Nội năm học 2010- 2011

4.2.1. Giá trị nghề của sinh viên được nghiên cứu

4.2.1.1. Các nhóm giá trị nghề Y

Sinh viên Y4 Đa khoa trường Đại học Y Hà Nội hướng tới đa số các nhóm giá trị nghề theo sự phân loại giá trị nghề Y cùa Hartung. ĐTB của các nhóm giá trị nghề nghiệp là ở mức rất đồng ý: nhóm giá trị theo đuổi con đường khoa học (3,88), nhóm giá trị về tính tự quyết (3,70), nhóm giá trị về sự phục vụ (3,57), nhóm giá trị về sự danh giá của ngành nghề (3,57). 2 nhóm giá trị liên quan đến đời sống cá nhân (3,50) và quản lý (2,92) là ở mức lưỡng lự. Sinh viên Y4 Đa khoa chú ý đến giá trị theo đuổi con đường khoa học nhiều nhất là do đặc điểm của hoạt động nghề nghiệp. Nghề Y là một nghề đòi hỏi học liên tục cả đời. Việc học không chỉ dừng lại ở việc tham gia các buổi tập huấn hay việc nâng cao trình độ sau đại học để lấy bằng cấp hay chứng chỉ mà học ngay trong quá trình điều trị từng bệnh nhân. Lý thuyết các thầy cô dạy ở trường chỉ là cái nền tảng cơ bản nên để chữa được bệnh thì phải học ở bệnh viện rất nhiều và mỗi một ca bệnh lại là một trường hợp khác nhau cần nghiên cứu, học hỏi. Ngày nay khoa học kĩ thuật ngày càng tiến bộ. Ở ngành Y cũng vậy, có rất nhiều bệnh trước đây Y học hoàn toàn bó tay nhưng ngày nay thì đã chữa được, bệnh nhân thì khỏe mạnh. Việc cập nhật thông tin mới, việc học hỏi đồng nghiệp là việc làm thường xuyên là là một yêu cầu không thể thiếu được đối với các bác sĩ. Một lý do nữa là xã hội ngày càng phát triển thì các mô hình bệnh tật cũng thay đổi và xuất hiện nhiều bệnh

mới, lạ và đó cũng là một thách thức lớn đối với ngành Y. Việc trang bị cho mình những kiến thức cũng như một tâm thế sẵn sàng cho việc tìm kiếm các phương pháp chữa bệnh mới đáp ứng đòi hỏi của nghề nghiệp là một điều không thể thiếu đối với sinh viên. Do vậy việc sinh viên hướng tới nhóm giá trị về theo đuổi con đường khoa học nhiều nhất là điều có thể hiểu được.

Nhóm giá trị sinh viên hướng tới nhiều thứ hai đó là nhóm giá trị về sự phục vụ. Nghề Y là nghề để giúp đỡ những người khác. Sinh viên vào trường Y là vì gia đình, người nhà, hoặc những người quen biết đã từng mắc căn bệnh hiểm nghèo và thấy người ta quá khổ, quá đâu đớn nên muốn học Y để giúp đỡ những người khác không phải chịu đau đớn nữa. Mong muốn này không chỉ ở sinh viên Y4 mà còn ở rất nhiều các thế hệ đi trước.

Nhóm giá trị mà sinh viên Y4 Đa khoa trường Đại học Y Hà Nội ít quan tâm nhất, ở mức lưỡng lự , là nhóm giá trị về sự quản lý. Đây là nhóm giá trị sinh viên lựa chọn ở mức độ thấp nhất trong tất cả các nhóm giá trị. Để trở thành bác sĩ có thể đứng chữa bệnh được thì vẫn còn một con đường dại nên nhiều bạn sinh viên chưa chú ý đến nhóm giá trị về sự quản lý. Có bạn cho rằng đối với nghề Y dù bạn có thích trở thành một nhà quản lý đi chăng nữa thì trước tiên người có mong muốn đó cũng phải trở thành bác sĩ, chữa bệnh phải tốt, phải khẳng định được năng lực chuyên môn. Muốn trở thành nhà quản lý thì năng lực chuyên môn phải là bước đi đầu tiên. Do vậy nhiều bạn hướng tới nhóm giá trị này nhưng nó vẫn xếp sau nhóm giá trị khác.

Kết quả này có phần khác với kết quả nghiên cứu của P.J. Hartung [28, tr.315-316]. Theo kết quả đó thì nhóm giá trị về tính tự quyết được sinh viên Y hướng tới nhiều nhất, sau đó là đến nhóm giá trị liên quan đến đời sống cá nhân. Nhóm giá trị ít được hướng tới nhất là nhóm giá trị về sự quản lý (giống với nghiên cứu).

Xét về mối tương quan giữa các nhóm giá trị nghề của sinh viên Y4 Đa khoa trường Đại học Y Hà Nội có tương quan thuận nhưng không chặt. Tương quan giữa giữa nhóm giá trị đều > 0 nhưng ở khoảng giữa và chưa tiến dần đến 1. Cần có các nghiên cứu sâu hơn nữa về vấn đề này.

4.2.1.2. Giá trị về theo đuổi con đường khoa học

Đây là nhóm giá trị được sinh viên hướng tới cao nhất trong các nhóm giá trị nghề nghiệp (ĐTB = 3,88) được xếp thứ nhất.

Sinh viên Y4 Đa khoa trường Đại học y Hà Nội thể hiện quan điểm rất rõ ràng của mình trong nhóm giá trị theo đuổi con đường khoa học. ĐTB của tất cả các giá trị trong nhóm ở mức độ đồng ý.

Sinh viên Y4 đa khoa trường Đại học Y Hà Nội rất quan tâm tới việc “Được tham gia các hoạt động nghiên cứu nghiêm túc” (ĐTB = 4,04) và đối với các SV “Được làm nghiên cứu khoa học kết hợp với chuyên môn lâm sàng” (ĐTB= 3,88) được chú ý nhiều hơn là “Được kết hợp công tác lâm sàng kết hợp với công việc giảng dạy sinh viên” (ĐTB= 3,73).

Đa số sinh viên thi vào trường Y là muốn được tham gia khám chữa bệnh hay muốn được làm lâm sàng. Mong muốn này không chỉ có ở thời sinh viên hiện nay mà có từ thế hệ sinh viên trước đó.

So sánh kết quả này với kết quả của P.J. Hartung [28, tr.316] có một số chỗ khác biệt: trong nghiên cứu của Hartung thì giá trị thứ 18 được chọn ít nhất và giá trị thứ 12 được chọn nhiều nhất.

4.2.1.3. Giá trị về tính tự quyết

Giá trị về tính tự quyết được sinh viên Y4 Đa khoa trường Đại học Y Hà Nội hướng tới thứ 2 trong các nhóm giá trị nghề (ĐTB = 3,70).

Có thể nói sinh viên có hướng tới nhóm giá trị về tính tự quyết nhưng muốn “Đuợc thực hiện công việc của mình theo những cách sáng tạo riêng” (ĐTB= 3,82) chứ chưa tới mức muốn “Được kiểm soát hoàn toàn các quyết định chuyên môn, lâm sàng của mình mà không phụ thuộc vào cơ quan hay cá nhân khác” (ĐTB= 3,62) hoặc “Được quyết định các khía cạnh tài chính” (ĐTB= 3,47).

Bác sĩ có thể được làm theo cách sáng tạo riêng của mình. Mỗi loại bênh đều có phác đồ điều trị và các bác sỹ đều phải yêu cầu bệnh nhân tuân theo phác đồ điều trị đó chứ không thể giải thích cái gì thì làm theo cái đấy được. Điều đấy thì hoàn toàn đúng nhưng cũng không có nghĩa bác sĩ không có quyền làm theo cách sáng tạo riêng của bản thân để làm tăng hiệu quả của quá trình điều trị.

So sánh kết quả với nghiên cứu của P.J. Hartung [28, tr.316] thì giá trị được hướng tới nhiều nhất là giá trị 30 “Được thực hiện công việc của mình theo những cách sáng tạo riêng”. Giá trị sinh viên lựa chọn ít nhất là giá trị 15 “Được quyết định các khía cạnh tài chính liên quan đến công việc của tôi”.

4.2.1.4. Giá trị về sự phục vụ

Giá trị về sự phục vụ được sinh viên Y4 Đa khoa trường Đại học Y Hà Nội hướng tới thứ 3 trong các nhóm giá trị nghề (ĐTB = 3,57).

Sinh viên Y4 Đa khoa trường Đại học Y Hà Nội mong muốn “Được chăm sóc, khám chữa hay phòng bệnh cho những người nghèo, người yếu thế trong xã hội” (ĐTB= 4,14) và “Được chia xẻ tài năng và chuyên môn của tôi với các tổ chức, cơ sở chuyên môn của tôi với các tổ chức, cơ sở chuyên môn về y học dự phòng và y tế công cộng” (ĐTB= 3,96)

Sinh viên Y4 Đa khoa chưa hướng tới “Được làm việc với các tổ chức quản lý lãnh đạo cộng đồng, địa phương ở nơi tôi làm việc” (ĐTB= 3,38), “Được có vị trí trong tổ chức chính quyền của địa phương/ cộng đồng ở nơi

tôi làm việc” (ĐTB= 2,95), “Được làm việc với các tổ chức quản lý, đoàn thể ở địa phương nơi tôi làm việc” (ĐTB= 2,88).

Sinh viên Y mong muốn được cống hiến sức lực của mình giúp đỡ người khác trong các hoạt động liên quan đến chuyên ngành của mình hoặc có cơ hội làm từ thiện… hơn là làm các công việc như là tham gia vào các vị trí quản lý ở địa phương hoặc làm việc với tổ chức đoàn thể ở địa phương mặc dù tham gia những công việc đó vẫn có thể đem lại lợi ích và phục vị tốt cho cộng đồng.

Kết quả này gần tương tự với nghiến cứu của Hartung [28, tr.315]. Kết quả nghiên cứu của ông cho thấy sinh viên Y hướng tới nhiều nhất đến giá trị 20 “Được chăm sóc, khám chữa hay phòng bệnh cho những người nghèo, người yếu thế trong xã hội”. Tuy nhiên giá trị được chọn ít nhất lại là giá trị 2 “Được có vị trí trong tổ chức chính quyền của địa phương/ cộng đồng ở nơi tôi làm việc”

4.2.1.5. Giá trị về sự danh giá

Nhóm giá trị về sự danh giá có ĐTB = 3,57 và cũng được sinh viên hướng tới thứ 3 như giá trị về sự phục vụ trong các nhóm giá trị nghề của sinh viên Y4 Đa khoa trường Đại học Y Hà Nội

Sinh viên Y4 Đa khoa trường Đại học Y Hà Nội mong muốn “Được đi vào một lĩnh vực chuyên sâu trong chuyên ngành của tôi” (ĐTB= 4,23) và “Có thu nhập cao/ kiếm được nhiều tiền” (ĐTB= 3,8).

Giá trị mà sinh viên còn đang lưỡng lự chưa lựa chọn trong nhóm giá trị về sự danh giá là giá trị: “Được có vị trí cao trong xã hội” (ĐTB= 3,38), “Được mọi người nhìn nhận là bác sĩ giỏi nhất trong nhóm/ cơ quan của mình” (ĐTB= 3,31), “Nhận được bổng lộc phù hợp từ vị trí của mình” (ĐTB= 3,09).

Đối với sinh viên Y4 danh giá trong nghề nghiệp đã được chú ý đến, sinh viên đã hướng tới việc đi sâu vào một lĩnh vực chuyên ngành và sau này sẽ có mức thu nhập cao và ổn định. Vấn đề nổi bật là đây là mong muốn có chuyên môn sâu, tay nghề vững chắc về một lĩnh vực chuyên ngành, địa vị trong xã hội và được hưởng bổng lộc mà mình đã bỏ công sức ra.

Khác với kết quả nghiên cứ của Hartung [28, tr.315], trong nhóm giá trị về sự danh giá thì giá trị 24 “Nhận được bổng lộc phù hợp từ vị trí của mình” lại được chú ý tới nhiều nhất và giá trị được chú ý ít nhất là giá trị 28 “Được làm việc trong một lĩnh vực/ chuyên ngành danh giá của y học Việt Nam”.

4.2.1.6. Giá trị liên quan đến đời sống cá nhân

Nhóm giá trị về đời sống cá nhân có ĐTB = 3,50 và đước xếp thứ 5 trong giá trị nghề của sinh viên Y4 Đa khoa trường Đại học Y Hà Nội.

Sinh viên hướng tới “Được làm việc theo một thời khóa biểu ổn định và có thể kiểm soát được” (ĐTB= 3,91) và “Được làm việc trong một số ngày giờ trong ngày nhất định và tôi kiểm soát được” (ĐTB= 3,65).

Vấn đề sinh viên còn lưỡng lự trong nhóm giá trị này là “Hạn chế tối đa những đòi hỏi về mặt thời gian” (ĐTB= 3,36) và “Lịch trực tối thiểu nhất có thể” (ĐTB= 3,09).

Không chỉ sinh viên mà ngay cả rất nhiều bác sĩ cũng mong muốn được làm việc với một thời gian biểu ổn định hoặc là một số giờ trong ngày có thể kiểm soáy được thời gian. Nghề Y là một nghề có rất nhiều sức ép và căng thẳng nên làm việc theo một thời gian biểu ổn định giúp cho việc hồi phục sức khỏe được tốt hơn và giảm được căng thẳng, stress không cần thiết.

Sinh viên vẫn phải trải qua giai đoạn học hỏi kinh nghiệm,việc này tốn rất nhiều thời gian. Việc học ở bệnh viện hay ở trường của các bạn sinh viên

là rất nhiều và nhiều khi việc cứu chữa người bệnh khiến sinh viên khó có thể chủ động thời gian học của mình.

Theo kết quả nghiên cứu của Hartung [28, tr.315-316] thì ở nhóm giá trị này sinh viên mong muốn “Được làm việc trong một số ngày giờ trong ngày nhất định và tôi kiểm soát được” – giá trị 4 và sinh viên ít chú ý đến giá trị 22 “Hạn chế tối đa những đòi hỏi về mặt thời gian”.

4.2.1.7. Giá trị về sự quản lý

Một cách khái quát tổng thể thì sinh viên chưa hướng tới giá trị về sự quản lý (ĐTB = 2,92 ở mức lưỡng lự). Sinh viên Y4 Đa khoa trường Đại học Y Hà Nội chưa quan tâm nhiều đến nhóm giá trị này.Bởi sinh viên chọn giá trị “Được giữ vai trò/ vị trí quản lý” (ĐTB= 3,16) có điểm trung bình cao nhất. Giá trị “Được mang nhiều công việc/ trách nhiệm hành chính” (ĐTB= 2,66) có điểm trung bình thấp nhất mà sinh viên đã lựa chọn. Cả 2 giá trị đều ở mức lưỡng lự. Các bạn cho rằng đối với nghề Y thì việc trở thành một nhà quản lý thì trước tiên bạn phải trở thành một bác sĩ có tay nghề, có kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn.

Kết quả nghiên cứu này giống với nghiên cứu của Hartung [28, tr.316] là giá trị 5 “Được giữ vai trò/ vị trí quản lý” được lựa chọn nhiều nhất và khác với nghiên cứu ở chỗ giá trị được lựa chọn ít nhất là giá trị 23 “Được quản lý một số lượng lớn các nhân viên y tế”.

Một phần của tài liệu giá trị nghề nghiệp của sinh viên y4 đa khoa trường đại học y hà nội năm học 2010 - 2011 (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w